em hãy kể về một ngày tự học của em
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vì dịch covit 19 nên năm học lớp 3 này chúng em phải học trực tuyến. Mặc dù em không được gặp cô và các bạn trực tiếp nhưng học qua máy tính cũng thật thú vị. Em rất thích được học tiết Luyện từ và câu của cô Lương. Bắt đầu tiết học là phần khởi động. Cô thường tổ chức trò chơi Vòng quay may mắn để tìm ra tên ngẫu nhiên của một bạn trong lớp. Bạn nào cũng hào hứng, chờ đợi, mong vòng quay chỉ đúng tên mình. Sau đó, chúng em được cô dạy cách viết câu sao cho đúng chính tả, đúng chủ ngữ vị ngữ. Em thấy tiếng Việt thật thú vị qua mỗi bài giảng của cô.
-.-
tick mik
tham khảo
Tại xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu thuộc tỉnh Nghệ An chúng ta không khỏi ấn tượng về một tấm gương học sinh Đặng Kim Hoa, học sinh lớp 9c trường THCS Cao Xuân Huy.
Em sinh ra và lớn lên trong một hoàn cảnh đặc biệt, mẹ là giáo viên, bố lại bị tai nạn mất trí nhớ. Ngay từ nhỏ em đã ý thức được bản thân và là một đứa trẻ thông minh, ngoan ngoãn, nghe lời . Ở nhà thì phụ giúp gia đình những công việc nhà.Từ khi học Tiểu học nhiều năm Hoa đạt được danh hiệu học sinh Giỏi cùng nhiều thành tích xuất sắc khác.
Ở trên lớp em luôn là học sinh gương mẫu về tinh thần hăng hái phát biểu để xây dựng bài, các bài tập và bài học được chuẩn bị kỹ càng ngay từ nhà. Khi được học trên lớp, em luôn chú ý nghe giảng và có vấn đề không hiểu sẽ hỏi thấy cô giáo trên lớp ngay. Hoa rất thích đọc sách báo, ngoài ra em còn yêu thích các môn học tự nhiên như Toán, Lý, Hóa. Thành tích đạt được đó là em được nhận Huy chương Bạc trong kỳ thi tìm kiếm tài năng về Toán học trọng Hội Toán học Việt Nam; giải khuyến khích trong cuộc thi Toán bằng Tiếng Anh trên mạng internet; giải ba của cuộc thi môn Vật Lý trên mạng intesnnet của cấp Huyện; giải khuyến khích của cuộc thi Olympic Tiếng Anh ở trên internets và đạt học sinh giỏi toàn diện.
Mặc dù học giỏi như thế nhưng em luôn có thái độ chan hòa, giúp đỡ các bạn trong lớp để cùng nhau học tập, mang lại kiến thức cho chính mình. Hình ảnh cô bé giảng bài cho các bạn đã trở lên quen thuộc, xuất hiện trong lớp 9c.
Không chỉ tích cực học tập, hỗ trợ các bạn trong lớp mà Hoa còn là một trong nhưng học sinh tham gia các hoạt động từ trường và lớp. Em luôn là tấm gương với sự nhiệt tình, năng động. Theo em, khi em tham gia những hoạt động đó, thì cũng giúp bản thân giải tỏa những căng thẳng của việc học hành, tạo sự gắn bó với các thầy cô, các bạn bè. Qua đó, em luôn tạo được niềm tin với các bạn cũng như các thầy cô.
Theo đó, Hoa đã được Ban thường vụ của Huyện đoàn Diễn Châu nêu gương và trở thành một thành viên trong 10 thành viên của Thiếu nhi tiêu biểu làm theo bác Hồ. Đặng Kim Hoa quả là xứng đáng là tấm gương để các thanh, thiếu nhi học tập và noi theo.
Nghỉ học ở nhà tránh Covid-19 là một thách thức nhưng đây cũng là cơ hội tốt nếu chúng ta biết thông qua học trực tuyến để rèn luyện kỹ năng tự học.
Hiện nay cả xã hội đang tập trung chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19. Các trường tạm thời đóng cửa, học sinh phải nghỉ học ở nhà, có nhiều trường tận dụng cơ hội này để dạy học trực tuyến. Nhiều phụ huynh và thầy cô giáo lo lắng không biết làm thế nào để giúp trẻ em không lãng phí thời gian và tranh thủ học tập ở nhà để vừa không quên kiến thức vừa không bị sa đà vào những chuyện vui chơi khác.
Học trực tuyến có nhiều cái lợi
Mọi người đang nói nhiều về chuyện học trực tuyến trong. Đây đúng là vấn đề có tinh chất thời sự và phụ huynh cũng như thầy cô giáo đều rất quan tâm. Đây cũng chính là thách thức và cơ hội đối với nhà trường và các bậc làm cha mẹ không chỉ trong thời gian chống dịch hiện nay mà còn về lâu dài. Ở nước ta, học trực tuyến vẫn còn khá mới mẻ đối với số đông học sinh, kể cả học sinh phổ thông và sinh viên đại học. Học trên lớp, nghe thầy giáo giảng, đọc chép vẫn là hình thức học phổ biến, là thói quen học tập hằng ngày. Bây giờ không lên lớp nữa, phải học ở nhà, đó rõ ràng là một thách thức không chỉ với bản thân học sinh mà với cả thầy cô giáo, bởi vì điều này đòi hỏi nhiều điều kiện phải đáp ứng như máy móc, phương tiện, tài liệu... Nhưng thách thức này cũng chính là cơ hội để học sinh và nhà trường làm quen với một loại hình học tập mới, hiện đại.
Học sinh tham gia một buổi học trực tuyến NGỌC DƯƠNG |
Học trực tuyến là hình thức học trên mạng, các bài giảng và các câu hỏi, vấn đề đều được đưa lên mạng, nhiều trường hợp nếu cần có thể làm bài tập, bài thi và được chấm điểm thông qua mạng. Tương tác giữa người học và người dạy có thể diễn ra gián tiếp thông qua bài giảng được tải lên mạng hoặc trực tiếp thông qua trao đổi giữa học sinh và giáo viên trên online. Hình thức học này có nhiều cái lợi. Nó giúp người học không phải đến lớp, tiết kiệm thời gian đi lại, tương tác với thầy giáo nhanh hơn, đăc biệt giúp người học mở rộng tầm hiểu biết của mình nhờ có điều kiện tiếp xúc với nhiều nguồn tài liệu, nhiều bài giảng có cùng một đề tài. Đó là chưa kể trong nhiều trường hợp các bài giảng đưa lên mạng được trình bày hấp dẫn với nhiều hình ảnh minh họa sinh động hơn.
Dĩ nhiên để thực hiện được việc học qua mạng phải có những điều kiện nhất định. Nhà trường phải có một ngân hàng các bài giảng online, các thầy giáo cũng phải sẵn sàng với cách dạy trực tuyến với các bài giảng được chuẩn bị đầy đủ và học sinh cũng cần được hướng dẫn và khuyến khích để có thể tham gia loại hình học tập này. Kinh nghiệm cho thấy để học trực tuyến đạt kêt quả tốt, ngoài những yếu tố khác, biết ngoại ngữ giỏi là rất quan trọng, nhất là với sinh viên đại học.
Cơ hội cho tự học
Một cơ hội khác đối với học sinh trong thời kỳ chống dịch là vấn đề tự học. Nghỉ học ở nhà là một thách thức, nhưng nếu chúng ta biến thời gian không đến trường thành thời gian tự học ở nhà thì đó chính là cơ hội tốt để rèn luyện một kỹ năng hết sức cần thiết cho việc học là kỹ năng tự học.
Ai cũng biết học về cơ bản là tự học.Thế nhưng đây lại là khâu yếu đối với học sinh và sinh viên ở ta lâu nay. Các em có thói quen chỉ nghe giảng trên lớp, về nhà xem lại bài ghi và làm bài tập nếu có, ngoài ra rất ít khi làm thêm bài tập khác hoặc tìm thêm tài liệu để hiểu biết rộng hơn, sâu hơn. Kết quả là kiến thức thu lượm được ở trường rất hời hợt. không đọng lại bao nhiêu. Bởi vậy có thể xem thời gian tạm thời không đến trường trong mùa dịch này như cơ hội để học sinh rèn luyện thói quen tự học, hình thành những kỹ năng cần thiết của việc tự học.
Giáo viên dạy học trực tuyến ĐĂNG NGUYÊN |
Muốn làm được điều này không chỉ học sinh mà cả thầy giáo và phụ huynh đều phải chung tay giúp sức. Đối với lứa tuổi tiểu học việc kèm cặp và hướng dẫn của phụ huynh là hết sức cần thiết. Đối với học sinh ở các cấp lớn hơn, vai trò của thầy cô giáo rất quan trọng. Học sinh cần được hướng dẫn phương pháp tự học, cách học tập ở nhà sao cho kết quả nhất.
Tóm lại có thể nói tình hình dịch bệnh Covid-19 hiện nay đang gây không ít khó khăn cho toàn xã hội, trong đó có giáo dục. Tuy nhiên nếu biết chủ động nắm bắt tình hình, biến thách thức thành cơ hội chúng ta có thể vượt qua được khó khăn và đạt được những kết quả nhất định. Đẩy mạnh hình thức học trực tuyến và rèn luyện thói quen tự học là những ví dụ cụ thể, những việc có thể làm trong tầm tay.
chúc bạn học tốt
Nam thân mến !
Cậu có thấy bất ngờ khi nhận được lá thư này không? Tớ phải hỏi han rất nhiều người, rất nhiều nơi mới biết được địa chỉ của cậu. Tớ xin lỗi vì đã không thể đến thăm cậu được vì dạo này công việc rồi các cuộc hẹn làm tớ mất nhiều thời gian quá. Cậu vẫn khỏe chứ? Thật tiếc là hôm họp lớp vừa rồi không có cậu, nếu cậu có mặt thì chắc là vui lắm đó. Giờ thì ai cũng đang đi trên con đường sự nghiệp của mình: Người thì làm kĩ sư, bác sĩ, rồi nhân viên, giám đốc…nhưng khi gặp nhau ai nấy đều như trẻ ra cả chục tuổi, trở về với những cô, cậu học sinh ngây thơ, nhí nhảnh như ngày nào. Cậu có biết không, mọi người đều xúc động lắm, ai cũng hỏi cậu đâu. Để tớ kể lại cho cậu hôm tụ họp của lớp mình nhé.
Gửi
Kể từ ngày tốt nghiệp cấp hai đã thấm thoắt 20 năm. Rồi một ngày, khi đã thấy mình trưởng thành sau những chặng đường đầy gian nan, tớ cùng mọi người đã cùng nhau về thăm mái trường cấp hai xưa. Hôm ấy trời nắng đẹp, hoa phượng bắt đầu rụng khắp sân trường báo hiệu rằng trời đang dần chuyển đông kèm với thời tiết bắt đầu se lạnh. Những làn gió bay xuyên qua các tán lá một cách nhè nhẹ cũng làm cho những hàng cây rung động , phát ra âm thanh khiến con tim rạo rực biết nhường nào. Vẫn con đường ấy tụi mình nhịp nhàng bước đi theo những tia nắng vàng nhẹ trong sự vui sướng cùng với một cảm giác có chút gì đó khó tả. Đến nơi, tớ đứng ngơ người ra khi nhìn thấy chiếc cổng vẫn như xưa, cảm giác nao nao hạnh phúc ùa về trong con tim của mình một cách rất tự nhiên, không thể nào ngăn được. Mình bước vào sân trường, những bước chân đầu tiên trở lại ngôi trường xưa yêu dấu sau bao năm xa cách. Tớ nhìn xung quanh, trong tâm tư thấy ngôi trường bây giờ khác quá. Nhưng dù có thay đổi như thế nào thì hình ảnh có vẻ lạ lẫm ấy vẫn không thể nào lẫn vào đầu được. Cảm giác thân thương gần gũi vẫn in sâu trong tâm trí của mình.
Trường không còn là một ngôi trường nhỏ như trước kia nữa mà nay đã được mở rộng và xây thêm rất nhiều phòng học. Tớ nhìn xung quanh để tìm lớp học cũ của tụi mình nhưng tất cả đều thay đổi nhiều quá làm tớ cũng không nhận ra. Ngày xưa trường chỉ là những dãy nhà cấp bốn nhưng giờ đây đều được xây cao lên hết cả rồi. Phía bên trên có gắn logo của trường cùng dòng chữ “Trường THCS Pascal”. Nhìn dòng chữ đó tớ bỗng cảm thấy xúc động không sao tả được. Tớ cùng mọi người dạo quanh sân trường. Cố hít thật sâu để cảm nhận không khí dưới những gốc cây đa, cây si to đùng đến cỡ phải vừa ba người ôm. Nhớ lại những lời nói vui đùa của cô Hường rằng “Nếu bị người yêu bỏ thì mang cây si ra nhà người đó trồng, người ta thường gọi đó là si tình” , mọi người cười phá lên.
Hôm ấy thật vui khi cô đã cho lớp mình trải nghiệm không gian của ngôi trường. Cậu còn nhớ cây xoài nhỏ nhỏ xinh xinh chứ? Bây giờ nó to vừa người ôm rồi đó. Cứ hè đến là cây lại ra bao nhiêu quả, ăn ngọt lịm. Nghe thấy tiếng nói chuyện xì xào ở nhà xe tớ lại nhớ đến những lúc Khanh bước vào lớp, rồi Huy bước đến cả lũ hô “Cháy nắng”. Cảm giác thật vui sướng biết nhường nào khi Tuấn Anh bước vào với quả tóc dựng ngược thì cả lớp hô “ái chà! ” . Mọi người đứng dưới gốc cây xoài tâm sự với nhau thì có thêm vài người nữa đến. Vẫn những cái tên đó mà ai cũng thành đạt cả rồi nên đứa nào cũng đi ô tô đến chật hết cả sân trường.
Tiếc quá không có cậu chứ bọn con trai lớp mình đến đông đủ lắm. chúng nó đứa thì làm Công an, đứa thì Nhà báo, Bác sĩ… Trông mấy đứa bây giờ nhìn tri thức lắm. Có mấy đứa giờ vẫn đang học cao học. Nhớ lại mới thấy ngày xưa chúng mình trẻ con quá, lúc nào cũng lên bảng làm mấy bài toán rồi đòi thầy Thịnh cho điểm. Mặc dù bây giờ nhìn chúng nó khác xa ngày xưa nhưng vẫn có cảm giác thân thuộc, gần gũi vô cùng.
Gửi
Buổi họp lớp hôm ấy, ai ai cũng tràn đầy niềm vui. Lớp mình từ khi lên cấp 3 không còn kề vai sát cánh với nhau nữa, mỗi người đi một ngả. Bây giờ mới được gặp lại nhau, ai cũng hớn hở nhớ về kỉ niệm xưa. Nói chuyện về những bữa cơm, những buổi học rồi những tình cảm trong sáng của tuổi học trò ngày ấy. Những gì còn là bí mật nay đều được tiết lộ hết trong một tâm trạng vô cùng cởi mở, không khí vui như ngày tết. Những câu chuyện nổ đanh đách bên cạnh những tràng cười giòn tan. Những câu chuyện dù đẹp dù xấu đều được kể hết ra.
Hồi học lớp 6, vừa mới bắt đầu vào năm học bọn con trai tụi mình đã chặn cửa không cho mấy đứa con gái vào phòng rồi bị cô Trọng bắt viết bản kiểm điểm. Lúc ấy ai ai cũng sợ bị cô gọi điện về cho bố mẹ. Lớp 8 cả lũ bắt nòng nọc nghịch thả vào bể rồi bị bác bảo vệ bắt được và phải cọ bể bằng sạch thì thôi.
Đang cùng nhau kể chuyện thì Khanh hét toáng lên “A! Cô Trọng”. Cả lũ xồ lên “Đâu? Đâu?” rồi nhìn ra phía cổng trường thấy cô từ từ bước đi với mái tóc đã bạc gần cả đầu. Thấm thoắt đã 20 năm rồi, ban đầu tớ cùng mọi người hỏi thăm sức khỏe cô, sau đó đến gia đình và cũng không quên nhắc đến thầy Tùng. Thấy đứa nào cũng thành đạt cô vui lắm, khen hết lời luôn. Cô cũng hỏi thăm cậu nhiều lắm đấy. Nếu không nhờ cô thì có khi bây giờ tụi mình cũng không có được như ngày hôm nay.
Thôi! Cuộc vui nào cũng tới hồi kết, rồi tất cả cũng phải rời xa nhau để trở về với tổ ấm của mình. Mọi người đều tặng quà và chúc sức khỏe cô cùng một lời hứa sẽ có ngày gặp lại. Trên đường trở về tớ vẫn có cảm giác bâng khuâng xao xuyến. Dư âm của buổi họp mặt vẫn còn khắc sâu trong tâm trí của tớ. Rồi sẽ có ngày chúng ta sẽ được gặp lại nhau Nam à. Hẹn gặp lại câu vào một dịp gần nhất nhé để tụi mình cùng nhau tâm sự.
Mong sớm gặp lại cậu!
Người viết
Lâm
MB:+lời chào
+nêu lí do hoàn cảnh về thăm trường cũ:những ngày tháng nghỉ hè về thăm lại trường do nhớ, do có chuyện gì mà quay lại...
TB:Nội dung viết thư:
-Viết về sự thay đổi đến ngạc nhiên của ngôi trương(vì 20 năm sau có thể có thêm những sự đổi thay vô cùng mới lạ)
+cổng trường
+sân trường
+dãy lớp học
+cây cối trong vườn trường
+lớp học...
- Tâm trạng của mình
+bỡ ngỡ, ngạc nhiên
+bồi hồi,nhung nhớ khi nhìn thấy những hình ảnh quen thuộc( nhất là khi nhìn thấy cảnh hoa phượng, hàng ghế đá)
+bồn chồn, rồi những hình ảnh ngày xưa một loạt hiện về.
-gợi những hình ảnh đó lên cho người bạn thấy và...
KB:
-lời nhắn gửi,hứa hẹn,chúc,kí tên....
Tham khảo:
Đối với mỗi học sinh thì phương pháp học tập là yếu tố quan trọng cần có để có thể đạt được thành tích học tập tốt và hiệu quả. Phương pháp học tập đúng đắn không chỉ giúp cho học sinh tiết kiệm được một khoảng thời gian cho chính bản thân mình mà vẫn đạt được hiệu quả trong công việc học tập. Phương pháp học tập đầu tiên đó chính là học chủ động, học tranh thủ. Trên lớp, các bạn học sinh hãy luôn chăm chú tập trung lắng nghe thầy cô giảng bài. Sau đó, về nhà khi làm bài tập, luyện tập thì hãy cố gắng làm hết những yêu cầu được thầy cô giao cho. Một số khoảng thời gian rảnh rỗi như ngồi xe buýt hay giờ ra chơi thì học sinh có thể tranh thủ trao đổi kiến thức với các bạn, hoặc xem lại sách vở, chuẩn bị bài mới và đọc lại bài cũ. Phương pháp học tập thứ hai đó chính là tự học. Bên cạnh việc nghe thầy cô giáo giảng bài, việc tự học ở nhà cũng là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Việc tự học sẽ giúp mỗi người có thể chủ động lĩnh hội và tiếp thu kiến thức nhanh và khắc sâu hơn nữa. Tự học chính là chìa khóa thành công trong học tập của biết bao những doanh nhân vĩ đại. Tự học, tự đọc, tự mình khám phá chân trời tri thức và trao đổi với mọi người xung quanh. Đó chẳng phải là một phương pháp học hiệu quả và thú vị hay sao?
Câu nghi vấn: Đó chẳng phải là một phương pháp học hiệu quả và thú vị hay sao?
Câu cầu khiến: Trên lớp, các bạn học sinh hãy luôn chăm chú tập trung lắng nghe thầy cô giảng bài.
Khi con nghỉ học tránh dịch Covid-19 nếu biết tận dụng thì chính thời gian này, cha mẹ và con cái có những kỷ niệm khó phai, con làm thêm được việc mới, có ý nghĩa dù nhỏ.
Con trai tôi lớp 7 đã biết nấu ăn từ lâu, nhóc nhỏ lớp 3 thì chưa nhưng thỉnh thoảng được cha mẹ hướng dẫn. Việc nấu cơm chua bao giờ tự làm, thế nhưng những ngày nghỉ vừa qua, con đã nấu hai bữa cơm. Hai bữa cơm không hoàn hảo, một bữa nhão, một bữa khô nhưng tôi lại động viên con cứ làm, từ từ rồi sẽ quen. Những ngày qua, nhóc em đã nấu cơm “sành” hơn, đó cũng là niềm vui khi “con lớn hơn từng ngày trong mùa ... dịch”.
Trong khi đó, một giảng viên ở khu vực Tậy Nguyên kể: “Con gái tôi năm nay đang học lớp 4. Con có “tâm hồn ăn uống” nên đã biết làm được vài món đơn giản nhưng trong năm học do con học ngày 2 buổi nên ít khi có thời gian để tự vào bếp. Tranh thủ dịp nghỉ dài ngày hiếm hoi này, tôi cho con tự làm những món mà con thích. Vậy là con hào hứng làm món trứng ốp la ăn với bánh mì vào buổi sáng. Con không chỉ làm cho mình mà còn làm cả cho em và mẹ. Khi mấy đứa nhỏ trong xóm đến chơi, con lại khoe mình đã biết làm trứng ốp la cho cả nhà. Nhìn vẻ mặt con lúc ấy, tôi thấy vui vì mình đã để con có cơ hội trổ tài. Ôn bài kiểu này, con chẳng kêu chán chút nào!”.
Các "cầu thủ" nhí đeo khẩu trang chuẩn bị đá bóng THÁI HOÀNG |
Có nhiều thời gian cho sách, hoạt động thể lực
Con thích đi đọc sách ở thư viện nên cứ hè đến là lại đòi mẹ chở đi 3, 4 lần/tuần. Vì hạn chế đến nơi đông người nên thay vì đến phòng đọc thiếu nhi, tôi mượn sách về nhà cho con đọc. Thay vì mượn truyện, tôi chọn cho con mấy cuốn sách kỹ năng sống để xem thái độ con thế nào. Con tỏ ra rất thích thú và đọc ngấu nghiến chỉ trong 1 ngày là xong 1 cuốn. Đọc xong con đọc lại lần 2. Con còn hý hoáy viết lại một vài chỉ dẫn mà con thích rồi đố mẹ.
Nghĩ lại thì kỳ nghỉ dài tránh dịch Covid-19 này giống như kỳ nghỉ hè sớm của con. Con được chơi với em, xem hoạt hình với em, được đọc nhiều sách, làm món ăn con thích, ngủ muộn hơn, dậy muộn hơn và nhiều điều thú vị khác nữa.
Ôn bài trong sách giáo khoa chỉ là một phần nhỏ trong những ngày nghỉ tránh dịch Covid-19 của con. Nhờ đó con được làm những điều con yêu thích. Nhờ bị đứt tay khi cắt rau, bị dầu bắn khi làm món trứng ốp la, con hiểu hơn giá trị của món ăn mà bố mẹ đã vất vả dành cho con.
Những ngày nghỉ học phòng chống dịch Covid-19, những đứa trẻ trong khu phố tôi ở vẫn thường tập trung trước sân nhà tôi đá bóng, ném bóng và những trò chơi trẻ con khác. Những ngày này, đường thông thoáng là dịp để trẻ con vận động nhiều hơn, vừa rèn luyện sức khỏe vừa chống virus khi thỏa thích hoạt động giữa cái nắng, cái gió.
Ấn tượng nhất là sự xuất hiện những đứa trẻ vừa mang khẩu trang vừa đá bóng. Để phòng chống virus corona, nhiều bậc phụ huynh vẫn thường nhắc nhở con ra đường đeo khẩu trang nên "cầu thủ" nhí đeo khẩu trang đá bóng trở thành điều ấn tượng khó phai trong những ngày trẻ nghỉ học phòng dịch Covid-19 ở khu phố tôi.
Tạo sân chơi cho các con trong dịp nghỉ để phòng tránh dịch, cũng là dịp dạy những đứa trẻ ít nhiều về việc phòng tránh virus và vệ sinh cá nhân hằng ngày.
Kỳ nghỉ học tránh dịch Covid-19 bất đắc dĩ này hóa ra cũng đem lại khá nhiều lợi ích mà mẹ chưa từng nghĩ đến.
Bạn tham khảo nhé !
Chào các bạn! Tôi là Nguyễn Quỳnh Anh, học sinh lớp 6B – trường Trung học cơ sở Chương Xá. Tôi đã bước vào một cấp học mới và cảm thấy mình thay đổi nhiều hơn khi bước vào năm học này- năm học mà tôi chính thức trở thành học sinh Trung học cơ sở. Và tôi bắt đầu trưởng thành hơn từ những hoạt động của mình trong một ngày.
Buổi sáng, tôi không chờ mẹ gọi rồi nhõng nhẽo một hồi lâu như trước nữa, tôi đánh thức mình vào lúc 5 giờ 30 nhờ cô bạn đồng hồ mà mẹ mua cho tôi khi tôi lên lớp 6. Tôi đánh răng, rửa mặt, tập thể dục và tự chuẩn bị bữa ăn sáng cho mình. Sau khi ăn sáng xong, tôi khoác trên mình bộ đồng phục mới và hào hứng đi đến trường lúc 6 giờ 30 bằng chiếc xe đạp đã gắn bó với tôi được 2 năm.
Lên lớp 6, chương trình học của chúng tôi không còn như trước, chúng tôi học theo tiết. Buổi sáng tôi thường học 4 tiết, sau mỗi tiết học chúng tôi được giải lao 5 phút. Vì đã rèn luyện thân thể và ăn uống đầy đủ trước khi đến lớp nên tôi học tập sôi nổi hơn, mạnh dạn hơn.
Tan học, tôi về nhà lúc 10 rưỡi. Đây cũng là lúc mẹ đã chuẩn bị xong bữa trưa cho cả nhà. Tôi ăn cơm cùng gia đình, nghe và chia sẻ những câu chuyện của bố, mẹ và em. Tôi giúp mẹ rửa bát, dọn nhà trước khi nghỉ trưa. Bố tôi thường dặn hai chị em: giờ trưa các con nên nghỉ 1- 2 giờ, nên trong thời gian biểu của cả hai chị em đều có thêm dòng chữ: Nghỉ trưa 12 giờ 30 đến 13 giờ 30.
Sau giấc ngủ trưa, bố mẹ đi làm, tôi đánh thức em dậy, hai chị em tôi học bài. Đây là thời gian tôi xem lại bài lúc sáng được thầy cô truyền đạt, tôi cũng tranh thủ dạy em viết chữ và tập đọc. Khi đã hoàn thành việc học, tôi thường đọc những câu chuyện mà mình yêu thích. Trong giá sách của tôi luôn có: Dế Mèn phiêu lưu ký, Nỗi muộn phiền sau giờ học; Số phận của chú bé đánh trống; góc sân và khoảng trời… Tôi không cảm thấy chán nản bởi: đọc sách với tôi là một niềm đam mê.
Vào 5 rưỡi chiều, tôi và em cùng rửa ấm chén và lau nhà. Trước kia, mẹ thường làm công việc này sau khi ăn xong bữa tối, tôi đã học và làm được những công việc đó để giúp mẹ đỡ vất vả. Hơn nữa, kỳ nghỉ hè vừa rồi mẹ cũng đã dạy tôi nấu cơm, luộc rau. Trước khi mẹ về, tôi cũng đã làm xong những việc phụ đó. Niềm tự hào, vui vẻ hiện lên trên khuôn mặt của bố mẹ tôi sau giờ tan sở.
Tôi ăn tối cùng gia đình lúc 7 giờ 30. Chị em tôi nghỉ khoảng 30 phút sau khi ăn để chuẩn bị học bài. Tôi dành 2 tiếng buổi tối cho bài tập về nhà, bài tập nâng cao và chuẩn bị trước bài ngày hôm sau. Việc học đó giúp bản thân tôi nắm vững kiến thức hơn và luôn chủ động trước khi đến lớp.
10 giờ 30, tôi bắt đầu đi ngủ, tôi luôn được mẹ kể cho nghe những câu chuyện: cổ tích có, ngụ ngôn có, chuyện về bà, về mẹ ngày xưa…Nhờ mẹ mà tôi ngủ ngon giấc hơn. Tôi cũng đã kết thúc một ngày như vậy! Chúng ta sẽ lớn lên bằng những hoạt động có nghĩa từng ngày đúng không các bạn?
nguồn: kenhvan.com
chúc bạn học tốt
sáng e ngủ dậy rất sớm, mở cửa sổ ra, ánh nắng chiếu vào cửa sổ, làn gió nhè nhẹ bước vào mang theo hương thơm của hoa cỏ mùa xuân. nhìn xuống con đường...lạ thật, mọi hôm, những dòng xe cộ tấp nập đổ về Hà thành đã biền đâu mất, chỉ thấy thấp thoáng vài ba người đi ra ngoài với bộ trang phục kín mít như người ngoài hành tinh ( thì đang dịch Covid cho tiền cx chẳng giám ra :))). mẹ và bố e đã đi qua nhà bà nội, mẹ nói" 2 ngày nữa mẹ mới về, con ở nhà thì cứ 7h kém 15p sáng dậy hok nha coan." e ngồi vào chiếc bàn học nhỏ xinh (ủa ko đánh răng hả?) e lấy vài quyển sách ra, vừa giở cuốn vở mà e yêu thích nhất ra thì e vô tình liếc qua chiếc đồng hồ để bàn thì e thấy mới có 6:45p. mà mẹ e dặn 7 giờ kém 15p thì ngồi học ( 6:45p vs 7h kém 15P khác nhau chỗ nào ???) cho nên e quyết định đi ngủ 1 chút xíu nữa rồi mới dậy học. vừa chợp mắt được 1 lúc thì e choàng tỉnh dậy, mọi thứ xung quanh em tối đen như mực, e mò mẫm lại gần chiếc đồng hồ thì bàng hoàng " 12h đêm"