Ai la nhan vat chinh trong van ban BAI HOC DUONG DOI AU TIEN.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dế mèn trong bài "Bài học đường đời đầu tiên" được Tô Hoài khắc họa là một chàng dế thanh niên cường tráng, khỏe mạnh, rất đẹp những điều đó được thể hiện qua các hình ảnh như: đôi càng to, mẫm bóng; cặp râu dài; cái đầu to, rất bướng;... nhưng Dế Mèn lại có tính cách là hống hách, kiêu ngạo, không coi ai ra gì do đó đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt và Dế Mèn đã rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình ( A, mình xin lỗi, mình sẽ viết bài mới ở dưới)
Đối với em, Dế mèn là một cậu dế bảnh trai, cường tráng, khỏe mạnh với nhiều hình ảnh như: với đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt, đôi cánh... bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi, lại thêm đầu... to ra và nổi từng tảng rất bướng, hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lười liềm máy làm việc..., Dế Mèn thật ra dáng con nhà võ. Oai phong hơn, Dế Mèn còn có sợi râu... dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Dương dương tự đắc, chú ta đi đứng oai vệ, luôn tranh thủ mọi cơ hội để thể hiện mình. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, chú ta “co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ” hay chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu. Tự cho mình là nhất, chú không ngần ngại cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm (quát các chị Cào Cào, đá anh Gọng Vó,...). Tính cách của Dế Mèn lại kiêu căng, xốc nổi, điệu đàng, hung hăng và ngộ nhận. Thái độ của Dế Mèn với Dế Choắt là kẻ cả, trịch thượng (qua cách đặt tên là Dế Choắt, ví von so sánh như gã nghiện thuốc phiện, xưng hô chú mày, tính tình khinh khỉnh, giọng điệu bề trên, dạy dỗ). Không những thế, Dế Mèn còn tỏ ra ích kỉ, không cho Dễ Choắt thông ngách sang nhà, lại còn mắng “Đào tổ nông thì cho chết”.Khi trêu chị Cốc, Dế Mèn thật hung hăng, kiêu ngạo: “Sợ gì ? Mày bảo tao sợ cái gì ? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa !”. Thậm chí, hát trêu xong, Dế Mèn vẫn tự đắc, thách thức: “Mày tức thì mày cứ tức, mày ghè đầu mày ra cho nhỏ đi, nhỏ đến đâu thì mày cũng không chui nổi vào tổ tao đâu !”. Nhưng khi chứng kiến chị Cốc đánh Choắt, Dế Mèn khiếp hãi “nằm im thin thít”. Biết chắc chị Cốc đi rồi, mới dám “mon men bò lên”. Từ hung hăng, kiêu ngạo, Dế Mèn trở nên sợ hãi, hèn nhát. Qua đó, Dế mèn đã rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.
Dế Mèn phiêu lưu kí là một truyện viết cho thiếu nhi rất đặc sắc của Tô Hoài. Trong truyện, tác giả đã xây dựng nhân vật chính là chú Dế Mèn với những nét tính cách, phẩm chất thật đáng yêu, đáng quý. Nhưng nhân vật mà em ấn tượng nhất là chú dễ choắt. Dù chỉ xuất hiện ở những phần đầu câu chuyện nhưng những câu nói cuối cùng của chú trước khi mất nhưng nó làm cho mỗi độc giả mãi không thể nào quên. Cậu là một người có thân hình nhỏ bẻ nhưng khá am hiểu sự đời, cách đối đãi với mọi người xung quanh. Bằng chứng là câu nói cuối cùng của Dế Choắt ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình. Chỉ vài câu thôi, nhưng nó đã làm thay đổi một Dế Mèn kiêu căng, ngạo mạn lúc bấy giờ. Vậy mỗi người chúng ta hãy học theo Dễ Choắt, đừng bao giờ kiêu căng, làm việc bậy bạ mà ảnh hưởng đến cả mình, cả người khác.
Vì Dế Mèn thấy Dế Choắt ốm yếu , gầy gò xanh xao , lững thững lơ thơ như gã nghiện thuốc phiện . Ngoài ra cái tên Dế Choắt thể hiện sự khinh thường , hóng hách của Dế Mèn khi đặt tên cho Dế Choắt .
Tớ nghĩ như vậy thôi , có sai thì thôi nha . Mong cậu thông cảm cho tớ . cảm ơn nhiều .
viet doan van neu cam nhan ve noi dung , nghe thuat , y nghia cua van ban bai hoc duong doi dau tien
Nội dung: Bài học đường đời đầu tiên Dế Mèn rút ra chính là sự trả giá cho những hành động ngông cuồng thiếu suy nghĩ. Bài học ấy thể hiện qua lời khuyên chân tình của Dế Choắt: "ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy". Đó cũng là bài học cho chính con người.
Nghệ thuật: Các con vật được miêu tả trong truyện ngoài những đặc điểm vốn có của chúng trong thực tế, chúng còn được nhà văn gắn thêm cho những phẩm chất của con người (đặc biệt là về tính cách). Những sự việc xảy ra trong truyện giữa các con vật với nhau thực ra chính là chuyện trong thế giới con người.
Mình gợi ý nha:Ý nghĩa là:
-Không nên kiêu căng tự phụ khi chưa biết rõ thực lực của mình
-Không nên hống hách,hung hăng bậy bạ
-Không nên trêu ghẹo những kẻ yếu ớt,và mạnh hơn vì sớm muộn gì cũng chuốc họa vào thân
-Không nên khinh người,nhất là những kẻ yếu hơn mình.
Nội dung: Bài học đường đời đầu tiên Dế Mèn rút ra chính là sự trả giá cho những hành động ngông cuồng thiếu suy nghĩ. Bài học ấy thể hiện qua lời khuyên chân tình của Dế Choắt: "ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy". Đó cũng là bài học cho chính con người.
Nghệ thuật: Các con vật được miêu tả trong truyện ngoài những đặc điểm vốn có của chúng trong thực tế, chúng còn được nhà văn gắn thêm cho những phẩm chất của con người (đặc biệt là về tính cách). Những sự việc xảy ra trong truyện giữa các con vật với nhau thực ra chính là chuyện trong thế giới con người.
Mình gợi ý nha:
Ý nghĩa là:
-Không nên kiêu căng tự phụ khi chưa biết rõ thực lực của mình
-Không nên hống hách,hung hăng bậy bạ
-Không nên trêu ghẹo những kẻ yếu ớt,và mạnh hơn vì sớm muộn gì cũng chuốc họa vào thân
-Không nên khinh người,nhất là những kẻ yếu hơn mình.
Ý nghĩa văn bản " Bài học đường đời đầu tiên" : - Đoạn trích nêu lên bài học : Tính kiêu căng của tuổi trẻ có thể làm hại người khác, khiến ta phải ân hận suốt đời. Ý nghĩa của truyện ''bài học đường đời đầu tiên'' là: ... Và đó cũng là bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.
Các sự việc trong văn tự sự phải được sắp xếp, tổ chức đảm bảo tính liên tục của mạch phát triển câu chuyện. Bảy sự việc trên là các sự việc chính của câu chuyện, bỏ đi sự việc nào cũng đều ảnh hưởng đến tính liên tục, mạch liên kết các sự việc của câu chuyện và truyện sẽ mất đi những ý nghĩa tương ứng.Trật tự sắp xếp các sự việc là không thể đảo lộn được. Bởi vì, chúng được xuất hiện trong câu chuyện theo mối liên hệ nhân quả, trước sau liên tục, sự việc sau sẽ không được giải thích nếu không có sự việc trước.Nhân vật trong văn tự sự được thể hiện ra ở các mặt như tên gọi, lai lịch, hình dáng, tính nết, việc làm,...
-Những câu văn có sử dụng biện pháp so sánh trong bài "Bài học đường đời đầu tiên"
+Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lìa qua.
+Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạm như hai lưỡi liềm máy đang làm việc.
+Cái chàng Dế Choắt, người gầy và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.
+Chú mày hôi như cú mèo.
+ Mỏ cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất.
trich trong van bản bài học đường đời đầu tiên tác giả là Tô Hoài
phương thức biểu đạt là tự sự
thuộc thể loại truyện ngắn
xem lại đề bài câu D,E
Bài học đường đời đầu tiên của dế mèn được rút qua lời của dế choắt: sống ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ có óc mà ko biết nghĩ sớm muộn gì cũng mang họa vào thân mình đấy
Trong bài, nhân vật Dế Mèn đã được tác giả khắc họa vẻ đẹp cường tráng đẹp trai, tự tin, yêu đời nhưng tính nết vẫn còn hung hăng, ngạo mạn, kiêu ngạo, dám coi thường người khác. Do cái tính nghịch ranh, muốn chứng tỏ mình sắp đứng đầu thiên hạ, muốn ra oai với Dế Choắt nên Dế Mèn đã bày trò trêu chị Cốc mà không nghĩ tới hậu quả nên đã gây ra một cái chết thảm thương cho Dế Choắt.
TL:Dế Mèn
Dế Mèn