Câu 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
“Bố em đi cày về.
Đội sấm
Đội chớp
Đội cả trời mưa...”
(Mưa – Trần Đăng Khoa)
a, Xác định câu rút gọn có trong đoạn thơ trên?
b, Khôi phục lại thành phần câu được rút gọn?
Câu 2: Trong các tình huống sau, theo em tình huống nào không nên sử dụng câu rút gọn? Vì sao?
a, - Mai: Bao giờ lớp mình đi lao động?
- Nam: Ngày mai.
b, - Cô giáo: Em làm bài tập về nhà chưa?
- Học sinh: Chưa.
c, - Mẹ: Con ơi! sắp muộn giờ học rồi, nhanh lên.
- Con: Hôm nay được nghỉ học.
Câu 3: Tìm câu đặc biệt có trong các đoạn văn sau và cho biết tác dụng:
“Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê hỏng mất…”
(Sống chết mặc bay – Phạm Duy Tốn)
b. Những cái xảy ra hàng ngày: máy bay rít, bom nổ. Nổ trên cao điểm, cách cái hang này khoảng 300 mét. Đất dưới chân chúng tôi rung. Mấy cái khăn mặt mắc ở đây cũng rung.
(Lê Minh Khuê)
c. Muốn no thì phải chăm làm
Một hạt thóc vàng, chín giọt mồ hôi.
(Tục ngữ)
d. Hãy nghĩ về môi trường trước khi tiêu thụ thực phẩm.
(Khẩu hiệu)
Câu 4: Hãy cho biết cấu tạo của các câu đặc biệt in đậm dưới đây và nêu tác dụng của chúng.
a. Có thói quen tốt và thói quen xấu.
(Băng Sơn)
b. Thật bất hạnh cho ai cả cuộc đời chỉ biết giữ cho riêng mình. "Sự sống" trong họ rồi cũng sẽ chết dần chết mòn như nước trong biển Chết...
(Quà tặng cuộc sống)
c. Trong lòng tôi, tiếng lá lao xao như không bao giờ tắt. Giá buốt quá!
(Nguyên Hồng)
d. Cây tre Việt Nam! Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm.
(Thép Mới)
----------Giúp mình nhé------Cần gấp--------
-------mơn trước--------
trả lời
câu b,c
vì nói trống không với người lớn tuổi hơn mình.
hok tốt
...
Lí do: Bởi vì nói như thế có ý khiếm nhã, không tôn trọng => Không được rút gọn.