K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 3 2020

- Giá trị hiện thực: Phơi bày, phản ánh một cách chân thực số phận cực khổ của người dân lao động Tây Bắc dưới ách áp bức của giai cấp thống trị miền núi.

- Giá trị nhân đạo:

+ Đồng cảm, xót thương với số phận khổ đau của nhân vật A Phủ dưới ách áp bức của giai cấp thống trị miền núi.

+ Lên án, phê phán mạnh mẽ giai cấp thống trị miền núi đã đẩy con người vào tình cảnh khốn cùng.

+ Phát hiện, trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của A Phủ.

+ Tìm hướng giải thoát cho cuộc đời nhân vật: dũng cảm đứng lên chống lại cường quyền, tiền quyền, thần quyền để giải phóng bản thân; tham gia du kích.

24 tháng 3 2020

Em cảm ơn cô

31 tháng 8 2016

Gii thích ý kiến

- Ý kiến thứ nhất: hành động cắt nút dây mây cởi trói cứu A Phủ rồi chạy theo A Phủ của nhân vật Mị thật bất ngờ, đột ngột, không thể dự đoán trước: Đánh giá kết thúc của truyện Vợ chồng A Phủ là bất ngờ với mạch truyện, tâm trạng nhân vật Mị và cả người đọc.

- Ý kiến thứ hai: Đó là là một kết thúc tự nhiên, tất yếu:  ý kiến này nhìn nhận, đánh giá kết thúc của tác phẩm trong mối quan hệ với lô gíc diễn biến tâm trạng nhân vật Mị và mạch vận động tất yếu của đời sống con người: khi bị dồn đẩy đến bước đường cùng, con người sẽ vùng lên tìm ánh sáng cho mình.

Phân tích, chứng minh:

hành động cắt nút dây mây cởi trói cứu A Phủ rồi chạy theo A Phủ của nhân vật Mị thật bất ngờ, đột ngột, không thể dự đoán trước: trong tác phẩm, Mị và A Phủ cùng là nô lệ trong nhà thống lí Pá Tra, song họ không có quan hệ tình cảm gì cụ thể, thậm chí là Mị đã gần như tê liệt hoàn toàn về ý thức, chỉ còn như con trâu, con ngựa. Trong hoàn cảnh A Phủ bị trói đứng đến gần chết, Mị vẫn thờ ơ đến mức như vô cảm trước nỗi khổ của A Phủ. Không ai có thể ngờ rằng, người con dâu bất hạnh và câm lặng ấy lại đột ngột cắt nút dây mây cởi trói cho A Phủ rồi chạy trốn theo anh. Đây là hành động  hoàn toàn không hề có sự chuẩn bị, tính toán từ trước.

- Đó là là một kết thúc tự nhiên, tất yếu: Đặt trong sự phát triển tính cách của hình tượng Mị thì đây lại là một hành động tự nhiên, tất yếu. Bởi lẽ, Mị là cô gái ham sống, yêu đời, yêu tự do, khát khao hạnh phúc. Sức sống tiềm tàng mãnh liệt ở Mị dù có bị vùi dập đến kiệt cùng vẫn không lụi tắt. Đêm tình mùa xuân là minh chứng rõ nét cho sức sống ấy. Mặt khác, Mị vốn là cô gái giàu tình thương, vị tha, biết nghĩ, biết hi sinh cho người khác. Hành động của Mị là kết quả tất yếu của sự bóc lột, đàn áp tàn nhẫn của cha con thống lí nói riêng, tầng lớp phong kiến miền núi cao Tây Bắc nói chung đối với những người lao động nghèo. Hành động ấy chứng tỏ sức phản kháng mãnh liệt, khả năng hướng về cách mạng một cách tự nhiên của người dân Tây Bắc.

Bình lun, đánh giá chung:

       Cả hai ý kiến đều đúng, không đối lập mà bổ sung cho nhau, giúp người đọc hiểu rõ hơn về tài năng kể chuyện, miêu tả nội tâm nhân vật của nhà văn Tô Hoài. Đồng thời, ta càng trân trọng hơn .tấm lòng yêu thương, đồng cảm của tác giả đối với người dân nơi đây.

 


 

6 tháng 1 2022

Bạn tự lm nha, chúc bạn lm tốt!! =))

tk

Phạm Duy Tốn là một cây bút viết truyện ngắn xuất sắc nhất của những năm đầu thế kỷ XX. Một trong số những tác phẩm ông để lại, Sống chết mặc bay là truyện ngắn tiêu biểu hơn cả, nó được coi như một trong những tác phẩm mở đầu cho khuynh hướng văn học hiện thực phê phán sau này. Trong Sống chết mặc bay, tác giả đã tái hiện khá sinh động bức tranh đối lập giữa đời sống khổ cực của nhân dân với cuộc sống phè phỡn xa hoa của lũ quan lại. Viết Sống chết mặc bay, Phạm Duy Tốn đã mạnh mẽ tố cáo thói vô trách nhiệm của bọn quan lại đương thời.

 

 

 

 

 

11 tháng 3 2016

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nhân vật Mỵ, đặc biệt nhấn mạnh nghệ thuật miêu tả tâm lý của Tô Hoài => Đi vào phân tích tâm lý của Mỵ trong đêm cởi trói cho A Phủ.

2. Giới thiệu về A Phủ và sự việc A Phủ bị trói.

            - A Phủ là một người nông dân nghèo, vì tội đánh con quan nên bị bắt về làm nô lệ nhà thống lý.

            - A Phủ chăn bò và để hổ ăn thịt mất một con bò nên bị thống lý bắt trói đứng vào cột mấy ngày liền.

3. Giới thiệu nỗi cô đơn, tủi nhục của Mỵ:

            - Cô đơn: Làm bạn với ngọn lửa.

            - Tủi nhục: Nhiều lần bị A Sử đánh khi ngồi sưởi ấm.

            - A Phủ bị trói gần nơi bếp lửa của Mỵ.

4. Tâm trạng ban đầu của Mỵ trước việc A Phủ bị trói

            - Mỵ vẫn thản nhiên . Dẫu A Phủ là cái xác chất đứng đấy cũng thế thôi -> Có lẽ vì cảnh trói người ở nhà thống lý diễn ra thường xuyên. Mỵ không buồn bận tâm.

5. Tâm trạng khi nhìn thấy một dòng nước mắt bò xuống má A Phủ:

            - Mỵ nhớ lại quá khứ, việc mình cũng bị trói => Đồng cảnh => đồng cảm sâu sắc.

            - Mỵ nghĩ nhiều đến cái chết:

            + Có một người đàn bà từng bị trói đến chết.

            + Người kia nay mai phải chết.

            + Ta là thân đàn bà ... đợi ngày rũ xương ở đây thôi.

            + Biết đâu A Phủ trốn thoát, Mỵ bị trói thay đến chết

            => Cái chết trở thành nỗi ám ảnh và vì thế Mỵ rơi vào trạng thái sợ hãi.

6. Đằng nào Mỵ cũng chết và lập tức sau đó Mỵ lựa chọn cái chết có nghĩa, chết vì tình thương ( chứ không phải chết vì con ma nhà thống lý, càng không phải chết oan, chết bị trói thay). Điều này khiến Mỵ quyết định cởi trói cho A Phủ.

7. Hành động cởi trói:

- Mỵ lấy dao cắt lúa cắt nút dây mây.

            => Tình thương chiến thắng nỗi sợ hãi.

            => Hành động này mang ý nghĩa là sự giải thoát cho đồng loại

8. Hành động chạy theo A Phủ:

            => Mang ý nghĩa là sự tự giải thoát, thể hiện khát vọng sống mạnh mẽ của Mỵ.

9. Đánh giá chung:

            - Thông qua diễn biến tâm lý và hành động của Mỵ trong đêm cởi trói cho A Phủ tác giả phát hiện ra sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của Mỵ.Điều này góp phần thể hiện sâu sắc giá trị nhân đạo của tác phẩm.

            + Lên án chính sách cai trị đọc ác, dã man của bọ địa chủ vùng rừng núi Tây Bắc.

            + Cảm thông và chia sẽ trước đời sống tủi nhục của người nô lệ.

            + Đề cao những phẩm chất và khát vọng của người nông dân - nô lệ và vạch ra con đường đấu tranh tự giải phóng đến với cách mạng của họ.

Câu 1:

Từ thuở xa xưa thanh niên Việt Nam đã ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình đối với đất nước. Trong thời chiến họ luôn là lực lượng tiên phong trong các phong trào đánh giặc cứu nước, luôn là lực lượng nòng cốt của cách mạng, xả thân vì tổ quốc mà không tiếc thời tuổi trẻ. Vậy chúng ta những thanh niên may mắn được sinh ra trong thời bình, chúng là phải có trách nhiệm như thế nào để gìn giữ và bảo vệ tổ quốc, bảo vệ thành quả cách mạng đã được đổi bằng xương máu của biết bao thế hệ đi trước, phải làm gì để xứng đáng hưởng được những thành quả ngày hôm nay. Mỗi chúng ta phải xác định cho mình một lí tưởng sống cao đẹp, phải có ước mơ và hoạch định ra cho mình một kế hoạch cụ thể, phải rèn đức luyện tài, phải hiểu được vai trò đất nước đối với chúng ta, có như vậy chúng ta mới xác định được đúng đắn nhiệm vụ của mình đối với đất nước. Chúng ta ra sức học tập cũng là đang thực hiện nhiệm của của mình với đất nước, nó không phải là một cái gì đó sâu xa như các bạn nghĩ nó chỉ đơn giản là làm tốt bổn phận của mình để phấn đấu trở thành một công dân tốt góp phần xây dựng một đất nước giàu đẹp vững mạnh. Như vậy trách nhiệm của thanh niên ở thời chiến hay thời bình đều do ý thức mỗi con người tuy nhiên nó lại được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau.

Câu 2:

Bàn về kết thúc đoạn trích "Vợ chồng A Phủ"

– Ý kiến thứ nhất: hành động cắt nút dây mây cởi trói cứu A Phủ rồi chạy theo A Phủ của nhân vật Mị thật bất ngờ, đột ngột, không thể dự đoán trước: Đánh giá kết thúc của truyện Vợ chồng A Phủ là bất ngờ với mạch truyện, tâm trạng nhân vật Mị và cả người đọc.

– Ý kiến thứ hai: Đó là là một kết thúc tự nhiên, tất yếu:  ý kiến này nhìn nhận, đánh giá kết thúc của tác phẩm trong mối quan hệ với lô gíc diễn biến tâm trạng nhân vật Mị và mạch vận động tất yếu của đời sống con người: khi bị dồn đẩy đến bước đường cùng, con người sẽ vùng lên tìm ánh sáng cho mình.

Bình luận các ý kiến:

 Cả hai ý kiến đều đúng, không đối lập mà bổ sung cho nhau, giúp người đọc hiểu rõ hơn về tài năng kể chuyện, miêu tả nội tâm nhân vật của nhà văn Tô Hoài. Đồng thời, ta càng trân trọng hơn .tấm lòng yêu thương, đồng cảm của tác giả đối với người dân nơi đây.

12 tháng 12 2021

-

3 tháng 3 2016

DÀN Ý

1. Phân tích nhân vật:

 -Mị trước khi làm dâu nhà thống lý: Cô gái người Mèo xinh đẹp, yêu đời, có tài thổi sáo, khao khát yêu và đã được yêu.

 - Mị, con dâu gạt nợ nhà thống lý: Người đàn bà sống nhẫn nhục trong tăm tối =>Danh nghĩa là con dâu song kì thực là nô lệ, Mị là nạn nhân của sự đầu độc, áp chế về tinh thần

 - Sức sống mãnh liệt của Mị:

            + Lần 1: Mới bị bắt về làm dâu=> định tìm đến cái chết vì không chấp nhận sống nô lệ

            + Lần 2: Trong đêm tình mùa xuân=> Mị muốn đi chơi

             + Lần 3: Chứng kiến cảnh A Phủ bị trói, Mị đã cắt dây cởi trói và chạy theo A Phủ=> hành động bất ngờ, bột phát thể hiện tinh thần phản kháng và khát vọng hạnh phúc đã chiến thắng.

- Mị đến với cách mạng như là một tất yếu của quy luật có áp bức có đấu tranh, từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác

2. Giá trị nhân đạo của tác phẩm được thể hiện qua nhân vật Mị:

- Nhân đạo là thương người vì con người mà lên tiếng

- Câu chuyện đau buồn của Mị không phải là chuyện riêng của Mị mà tiêu biểu cho người phụ nữ miền núi trong chế độ phong kiến- thực dân

- Nhân vật Mị là một hình tượng nghệ thuật đẹp tiêu biểu cho khát vọng sống khát vọng hạnh phúc của người dân miền núi và hành trình tất yếu tìm đến cách mạng của họ

=> Truyện mang giá trị nhân đạo sâu sắc: xót xa với những số phận bất hạnh, ngợi ca những tâm hồn tuổi trẻ yêu đời trong sáng, bất bình với những tội ác man rợ của bọn quan lại miền núi và đồng tình với khát vọng giải phóng của người dân miền núi với chế độ thực dân phong kiến xưa

. Điều này có tác dụng to lớn, khắc hoạ rõ nét chủ đề của tác phẩm: cho dù phải sống trong một tình thế hết sức bi đát, bà cụ Tứ nói riêng và những người lao động nói chung vẫn hướng tới tương lai, vẫn khao khát một mái ấm gia đình

28 tháng 11 2017

Giá trị nhân đạo của tác phẩm:

- Cảm thông với cảnh ngộ, nỗi khổ của người dân miền núi Tây Bắc

- Phát hiện ra sức sống tiềm tàng, khát vọng tự do, hạnh phúc của con người

- Ngợi ca tình cảm, lòng trắc ẩn, sự đồng cảm của những người bị áp bức

- Mở ra con đường sống tự do

8 tháng 2 2022

Tham khảo

 

Văn xuôi quốc ngữ buổi đầu đã có sự đóng góp của Phạm Duy Tốn. Truyện ngắn Sống chết mặc bay của ông là một trong những thành tựu của dòng văn học hiện thực thuở sơ khai. Truyện được viết vào tháng 7 - 1928, được đăng tải trên báo Nam Phong số 18 tháng 12 năm 1928.

Khúc đê làng X, thuộc phủ X có hai, ba đoạn nước đã rỉ ra ngoài. Trong khi nước sông Nhị Hà cứ dâng lên cao, nên có nguy cơ vỡ đê. Bên ngoài trống dội lên từng hồi, hàng trăm người vật lộn với thiên nhiên từ chiều đến gần một giờ đêm để bảo vệ con đê. Trời thì cứ mưa tầm tã không ngớt, nước sông cứ cuồn cuộn dâng cao, sức người như đã kiệt, thế mà trong đình, đèn thắp sáng trưng, quan ngồi chễm chệ uy nghi. Quân lính đứng hầu cạnh nào gãi, nào quạt, nào điếu đóm...Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường để trong khay khảm khói nghi ngút. Quanh sập, có đủ mặt thầy đề, thầy đội, thầy thông nhì, chánh tổng sở tại. Tất cả đang tụ họp để vui chơi tổ tôm. Cảnh tượng này hoàn toàn đối lập với cảnh ngoài đê trăm họ đang vất vả lấm láp, gội gió tắm mưa, như đàn sâu lũ kiến ở trên đê.

Rõ ràng qua hai cảnh được dựng lên ta thấy rằng đây là một viên quan vô trách nhiệm trước sự sống chết của hàng trăm con người. Hắn chỉ biết hưởng thụ sống sung sướng cho bản thân.

Ngoài đê, dân chúng đang từng giờ từng phút đối mặt với nguy hiểm của nước lũ mạnh và vô cùng hung dữ. Người đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào kè, bì bõm dưới bùn lầy, mươi gió lướt thướt, ướt như chuột lột. Vậy mà Quan phụ mẫu hắn uy nghi, chễm chệ trong đình. Bát sách, thất văn... lúc mau, lúc khoan thật nhịp nhàng. Ngoài kia đàn sâu lũ kiến đang vùi mình dưới mưa cũng không bằng trong đình đang nước bài cao thấp. Quan như bị ma lực hút hồn vào một trăm hai mươi lá bài đen đỏ, mà quên đi tính mạng dân lành, thật đáng thương tâm. Quanh năm quan đâu có biết đến đời sống của dân chúng và công việc mình phụ trách, dưới cái ghế của quan có bao kẻ xu nịnh ôm chân vâng dạ.

Thậm chí chúng còn tranh nhau phô bài để quan lớn rõ rằng: Mình vào được nhưng không dám cố ăn kìm. Rằng: mình có đôi mà không dám phỗng qua mặt. Thì ra chúng đã chìm nổi cho quan ù thông” (thắng liên tiếp 2 ván). Như vậy thì quan làm sao nhớ đến nhiệm vụ của mình được. Hơn nữa trong dinh thì cao, đèn thắp sáng quan làm sao mà dám xuống chỗ sùng sũng bùn lầy đêm tối kia. Cái bọn mà ta gọi là điếu đóm, lau nhau ấy đã rất khéo léo.

Rồi lại ván bài tiếp, quan vừa xơi xong bát yến, vuốt râu rung đùi. Hắn chỉ chăm chăm nhìn vào đĩa đựng bài chờ bốc trúng quân bài để hắn hạ. Bỗng có người khẽ bảo dễ có khi đê vỡ, quan gắt “mặc kệ”. Bên ngoài tiếng người gào thét ầm ĩ, tiếng gà trâu kêu vang tứ phía, một người nhà quê ướt sùng hộc tốc chạy đến bẩm “đê vỡ mất rồi”. Và rồi như không cần suy nghĩ, quan gắt, thoái thác trách nhiệm “ông sẽ cách cổ, bỏ tù”... rồi lại tiếp tục ván bài đang dở. Quan lớn mặc kệ cho đê vỡ, dân chúng chạy loạn, những sinh linh bé nhỏ kia sẽ bị những cơn lũ cuốn đi. Nào là phụ mẫu chi dân, nào là lo cho dân, thương dân. Bộ mặt của bọn quan lại phong kiến hiện rõ hơn bao giờ hết.

Quan có biết đâu sau ván bài ù là lúc nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, cửa nhà, dân chúng kẻ sống thì không có chỗ ở, kẻ chết thì mất xác... Than ôi! Dân còn biết trông cậy vào ai? Truyện ngắn làm ta liên tưởng đến “Đồng hào có ma” của Nguyễn Công Hoan. ***** nuôi là kẻ mất trộm, lên trình quan việc mất trộm, nó không những không trình báo được việc mất trộm còn bị quan ngài Huyện Hinh ăn chặn đồng hào đôi sáng loáng bằng thủ đoạn cực kỳ bẩn thỉu. Con ma Huyện Hinh ăn những đồng tiền xương máu của dân một cách trắng trợn. Còn ở đây, vị quan phụ mẫu thương dân đã bỏ mặc đê vỡ và chối bỏ trách nhiệm.

Sống chết mặc bay - tên của truyện ngắn đã thể hiện sâu sắc bộ mặt tên Quan phụ mẫu vô trách nhiệm với công việc cửa mình, mặc cho dân chúng đối mặt với cái chết còn hắn thì chỉ lo không ù được ván bài, ngài cứ sống chết mặc bay.

Bằng nghệ thuật tương phản, tác giả vạch trần và lên án thói vô trách nhiệm, nhẫn tâm, vô nhân đạo của bọn quan lại, chúng coi thường tính mạng nhân dân. Chúng chỉ lo ăn chơi cờ bạc bóc lột dân đen đến tận xương tuỷ.

Qua truyện ngắn này giúp ta cảm thông sâu sắc với nỗi thống khổ của người nông dân trong xã hội cũ. Đồng thời khiến ta càng thêm căm ghét và kinh tởm bọn quan lại bỉ ổi vô lương. Chúng là lũ sâu mọt, tham quan mà xã hội thời nào cũng phải thanh lọc. Truyện ngắn “Sống chết mặc bay” có giá trị hiện thực thời đại sâu sắc.

8 tháng 2 2022

Em tham khảo:

undefined

6 tháng 2 2019

Vợ chồng A Phủ:

- Số phận và cảnh ngộ của con người. Số phận bi thảm của người dân miền núi Tây Bắc dưới ách áp bức, bóc lột của bọn phong kiến trước cách mạng khi chịu sự thống trị của thực dân, phong kiến, thần quyền, hủ tục

Tư tưởng nhân đạo: ngợi ca sức sống mãnh liệt, tiềm tàng của con người và con đường họ tự giải phóng, đi theo cách mạng

Vợ nhặt:

- Số phận, cảnh ngộ của con người: Đặt nhân vật vào tình cảnh thê thảm của người dân lao động trong nạn đói 1945, tác giả dựng lên không khí tối tăm, ảm đạm bao trùm xóm ngụ cư

- Tư tưởng nhân đạo của tác phẩm:

    + Đi sâu lí giải, phân tích hiện thực bằng cái nhìn vừa đau xót, căm giận

    + Ngợi ca tình người cao đẹp, khát vọng sống, hạnh phúc và hi vọng vào một tương lai tươi sáng

4 tháng 10

Gợi ý trả lời:

Bước 1: Khái quát nhân vật:

    - Mị là một cô gái trẻ đẹp. đảm đang, duyên dáng, thổi sáo giỏi, được nhiều chàng trai yêu mến ngày đêm thổi sáo đi theo.

    - Số phận của Mị tiêu biểu cho số phận người phụ nữ nghèo ở miền núi ngày trước: có những phẩm chất tốt đẹp, đáng được hưởng hạnh phúc nhưng lại bị đày đọa trong cuộc sống nô lệ.Mị trở thành con dâu gạt nợ cho nhà Thống Lí Pá Tra

(Phần này chỉ nêu ngắn gọn, không phân tích)

    - Bị vùi dập đến cùng nhưng ở người con gái ấy vẫn tiềm tàng sức sống mãnh liệt...

Xem thêm: https://toploigiai.vn/cac-de-van-ve-vo-chong-a-phu

19 tháng 1 2018

Phương pháp trên là cách lập ý của nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn học.

Đáp án cần chọn là: B