Viết đoạn văn khoảng 15 câu với chủ đề: Bác Hồ rất quan tâm đến việc giáo dục thiếu niên nhi đồng. Trong đoạn có sử dụng một câu bị động. (Gạch chân câu bị động đó)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Tinh thần yêu nước là ý thức dân tộc đã được hình thành trong suốt quá trình lịch sử và được biểu hiện ở các giá trị trong truyền thống văn hóa của người Việt, là sự kết tinh và thăng hoa của các giá trị truyền thống của dân tộc. Trong đại dịch Covid hiện nay, một lần nữa, tinh thần ấy lại trỗi dậy mạnh mẽ, tạo thành một trận tuyến chống dịch hùng mạnh, ngăn chặn bước tiến và sự xâm nhập của đại dịch vào trong cộng đồng. Ngay từ khi mới phát dịch, chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo các lực lượng chức năng ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập vào trong nước; đồng thời ra lời kêu gọi toàn dân thực hiện nghiêm khắc các biện pháp phòng ngừa bệnh dịch. Nhận thức mức độ nghiêm trọng của bệnh dịch, toàn dân tộc đồng tâm, nhất trí, trên dưới một lòng thực hiện theo chỉ đạo của chính phủ, chấn chỉnh các hoạt động, thực hiện công tác vệ sinh, đảm bảo an ninh trật tự cộng đồng. Tuy có xảy ra một vài hiện tượng tiêu cực, nhưng đó chỉ là số ít, không đáng lo ngại. Khi dịch bệnh đang lan nhanh ra toàn cầu và gây ra những tổn thất khủng khiếp thì an ninh, trật tự xã hội được giữ vững (Câu bị động), hoạt động làm việc vẫn diễn ra bình thường, an toàn và hiệu quả. Trong giai đoạn hiện nay, số người mắc bệnh ở nước ta đang có chiều hướng bùng phát trở lại nhưng về cơ bản, bệnh dịch vẫn đang được kiểm soát tốt. Nhìn vào thành quả đó, ta nhận thấy, chính phủ đã có đánh giá đúng đắn về dịch bệnh và nhanh chóng đưa ra những quyết định kịp thời, hiệu quả, chỉ đạo toàn dân chống dịch. Đó là kết quả của tinh thần yêu nước, là ý chí đoàn kết, là sức mạnh tương trợ và niềm tin tưởng vững chắc của toàn dân tộc vào sự lãnh đạo của Đảng và của chính phủ.
TK
Trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên, hẳn người đọc thấy day dứt mãi bởi một tấm lòng sứ điệp.
Ông đồ, chính là cái di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn. Cả bài thơ khắc họa hình ảnh ông đồ, như một nghệ sĩ trong bức tranh xuân sắc màu tươi thắm, nhịp sống rộn rã đang Hoa tay thảo những nét như phượng múa rồng bay, nhưng đến khổ thơ thứ ba, ông đồ xuất hiện trong bức tranh thật buồn thảm:
Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu…
Vẫn là bức tranh xuân, những cảnh tượng sao vắng vẻ:
Âm điệu như trùng xuống, lắng đọng nỗi niềm. Chữ sầu đứng cuối câu như hòn đá rơi xuống, đè nặng tâm hồn. Cùng với công cuộc đô thị hóa dữ dằn của xã hội Việt Nam dưới ách thực dân phong kiến, chữ Nho trở thành món hàng không ai chuộng nữa, trong xu thế không thể cưỡng lại ấy tình cảnh ông đồ trở nên ngao ngán, đáng thương: Nào có ra gì cái chữ Nho. Không có người thuê viết, tức là không có người thích thú thưởng thức văn hay, chữ tốt, giấy mực của ông đồ trở nên bẽ bàng, buồn tủi, giấy buồn mực sầu.
Giấy, mực là những hình ảnh quen thuộc gắn liền với kẻ sĩ ngày xưa, giấy đỏ, là phông nền rực rỡ, nơi sinh hạ nét chữ vuông vắn, cùng với nghiên mực và bàn tay tài hoa của người viết, làm nên nghệ thuật thư pháp, một nét đẹp văn hóa đã có từ bao đời.
Thế mà nay Giấy đỏ buồn không thắm, còn Mực đọng trong nghiên sầu. Buồn sầu, vốn là tâm trạng của con người, nhưng ở đây với thủ pháp nhân hóa, Vũ Đình Liên đã thổi hồn cho những vật vô tri ấy để giấy mực cũng mang nỗi buồn sầu của tâm trạng con người.
Vì không có người thuế viết, những tờ giấy đỏ cứ phơi ra đấy chẳng ai thèm để ý nên cũng ủ ê, màu đỏ của nó trở thành vô duyên nhạt nhòa không thắm lên được. Đã từng có sắc thắm làm day dứt lòng người trong thơ, sắc thắm trong mơ ước của Hồ Xuân Hương Có phải duyên nhau thì thắm lại, sác thắm lắm lại càng chóng phai trong ca dao, còn sắc thắm ở đây lại khác. Giấy vốn là đỏ rồi, nhưng vì ủ ê, tủi hổ không thắm lên được. Giấy cũng mang nỗi buồn trĩu nặng lòng người.
Nghiên mực cũng vậy, không được chiếc bút lông chấm vào, nên mực lặng lẽ, nỗi buồn không nói, cũng đọng lại như giọt lệ khóc với nỗi sầu khôn tả.
Nỗi buồn từ lòng người đã thấm cả vào những vật vô tri. Hai thanh nặng ở chữ đọng chữ mực kết hợp với thanh bằng ở cuối câu khiến câu thơ trĩu xuống, nỗi buồn như chồng chất, dày thêm.
Với hình ảnh nhân hóa gợi cảm, cách phối thanh tài tình, khiến hai câu thơ như tiếng nấc thầm của nhà thơ, được thăng hoa từ lòng thương người và tình hoài cổ.
Đây có thế coi là hai câu tả cảnh ngụ tình tuyệt bút của Vũ Đình Liên. Thơ muốn làm cho người ta phải khóc, mình phải khóc. Phải chăng đây chính là tiếng khóc của Vũ Đình Liên về một thời đã xa nay chỉ còn vang bóng.
Gạch chân đi ạ , Với lại đề bài bảo vt 8 câu thôi mà sao dài thế
Em tham khảo:
Một học kì đã trôi qua, em đang chuẩn bị tâm thế để bước vào học kì hai. Nghĩ lại việc học tập của em, ở học kì một, em cảm thấy phấn khởi và tự hào. Nhờ sự phấn đấu vươn lên và sự giảng dạy nhiệt tình của cô giáo, em đã đạt kết quả cao trong học tập. Những con điểm 10 đỏ thắm trên trang vở là niềm vui sướng của em. Thế nhưng, em không bao giờ chủ quan, ở lớp em chăm chú nghe cô giáo giảng bài, tích cực hoạt động cùng các bạn. về nhà, em tự giác học tập, hoàn thành nhiệm vụ mà cô giáo đã giao. Nhờ chăm chỉ học tập nên em đã dành được Vòng hoa điểm 10 trong đợt thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam (Câu bị động). Kết quả kì thi cuối kì một em đã đạt danh hiệu Học sinh giỏi. Cô giáo khen em, còn bố mẹ em rất hài lòng về việc học của em.
“Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng
Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên Việt Nam”
Đó là những lời ca da diết thể hiện được tình cảm của tất cả thiếu nhi của Việt Nam đối với Bác Hồ- Vị lãnh tụ vĩ đại, kính yêu trong tim mỗi người Việt Nam. Đặc biệt, đối với các em thiếu nhi thì Bác Hồ như một người Bác hiền từ, rất mực thân thiết mà các em đặc biệt kính yêu.
Không hề là ngẫu nhiên, vô tình, cũng không phải Bác Hồ là vị lãnh tụ tài ba, vĩ đại của dân tộc Việt Nam mà các em thiếu nhi lại kính yêu Bác như vậy. Các em thiếu nhi của Việt Nam đều vô cùng thuần khiết, trong sáng nên khi các em đã dành những tình cảm tha thiết, sự kính yêu vô bờ với ai đó thì chứng tỏ người nhận tình yêu ấy của các em cũng vô cùng tuyệt vời, sẽ quan tâm và dành những tình cảm tương tự cho các em. Đúng vậy, Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà chính trị xuất sắc, nhà quân sự tài ba, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam mà Bác còn là người Bác vô cùng kính yêu trong lòng các em thiếu nhi.
Mặc dù lúc nào Bác cũng bận rộn với việc nước, việc dân nhưng Bác luôn dành ra những thời gian đặc biệt để cùng các em thiếu nhi vui chơi, quan tâm đến cả hoạt động học tập, phát triển của các em. Cũng vì vậy mà không biết từ lúc nào, Bác Hồ đã trở thành một người mà các em thiếu nhi Việt Nam yêu quý nhất. Trong học tập, các em thiếu nhi luôn được Bác những lời động viên, quan tâm và cả niềm tin mãnh liệt vào các em – thế hệ tương lai của đất nước. Vào mỗi dịp khai trường, Bác luôn dành thời gian để cùng đến tham dự với các em thiếu nhi, nếu không thể đến dự thì Bác sẽ viết thư để gửi lời chúc đến các em.Đây cũng là lí do mà dù Bác không còn nữa nhưng vào mỗi dịp khai trường, các trường học lớn nhỏ trên cả nước đều đọc thư Bác gửi cho các em học sinh nhân ngày khai trường.
Đối với Bác, trẻ em là mầm xanh tương lai của đất nước nên sẽ là đối tượng cần được quan tâm, chăm sóc đặc biệt. Bác cũng đã từng viết những vần thơ về các em như:
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn biết nói biết học hành là ngoan”
Sự quan tâm của Bác dành cho học sinh không phải là trách nhiệm của vị lãnh tụ đối với những chủ nhân tương lai của đất nước mà xuất phát từ chính tấm lòng nhân hậu, yêu thương đối với các em học sinh.
Bác không chỉ yêu thương, dành cho các em thiếu nhi những cử chỉ ân cần, ấm áp như một người cha già mà Bác Hồ còn dành cho các em thiếu nhi một niềm tin mãnh liệt, Bác tin tưởng thế hệ của các em sẽ là chủ nhân tương lai của đất nước, những người sẽ làm rạng danh đất nước Việt Nam trên trường quốc tế. Trong một bức thư gửi cho các em học sinh, Bác viết : “ …Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước đến đài vinh quang để sáng va với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em…”
Đến nay, dù Bác đã mãi mãi rời xa dân tộc, đồng bào, rời xa các em thiếu nhi thì Bác vẫn luôn ở trong kí ức của mỗi người. Và những thế hệ sau này dù chưa từng được gặp Bác nhưng ở sâu thẳm mỗi trái tim bé nhỏ đều dành cho Bác những niềm kính yêu vô bờ.