“[…] Rối loạn tăng động kém chú ý (ADHD) là một trong những rối loạn thường gặp nhất làm cho trẻ gặp nhiều khó khăn khi đi học. Theo thống kê, trung bình có khoảng 5 đến 6 % trẻ ở độ tuổi cấp một mắc rối loạn này. Rối loạn có thể tiếp tục phát triển cho đến lúc trưởng thành. […] Chẩn đoán và điều trị ADHD có thể phức tạp, nhưng khó hơn hết là thuyết phục được cha mẹ của những trẻ mắc rối loạn hiểu rõ và chấp nhận con mình. Với nhiều trẻ, khi mà khả năng ngôn ngữ chưa đủ sức để diễn tả được mọi điều, mỗi hành vi của con đều mang một ý nghĩa nào đó. Hiểu được, chấp nhận trẻ để có giải pháp phù hợp là điều cần thiết. Thử hỏi, nếu một đứa trẻ bị sốt, con sẽ được ba mẹ cho đi khám, được chăm sóc nhiều hơn. Với một đứa trẻ gặp khó khăn trong học tập, hành vi, giao tiếp, nếu ba mẹ chấp nhận đó có thể là một rối loạn, con sẽ được đưa đi khám và điều trị. Còn ngược lại, nếu người lớn cho rằng các con là những đứa trẻ ngỗ nghịch, lười học, khó ưa, đáng bị phạt bằng đòn roi hoặc đe dọa thì hậu quả càng nặng nề.
Bên cạnh thái độ đúng, hiểu và thông cảm của cha mẹ, gia đình, người xung quanh, các con còn cần môi trường giáo dục đặc biệt. Con vẫn có thể học cùng với bạn bè đồng lứa với sự đồng hỗ trợ thích hợp của giáo viên, chuyên viên tâm lý học đường và phụ huynh. Hoặc các em có thể theo đuổi những môn năng khiếu mà em ưa thích, nơi mà không cần sự tập trung chú ý quá lâu nhưng khuyến khích sự vận động thể chất ở cường độ cao, như điền kinh, bơi lội, khiêu vũ thể thao... Đáng tiếc, theo tôi biết, không có nhiều môi trường như vậy.
"Khi nào, những chuyện này sẽ chấm dứt?", sau khi đã kể về rối loạn ADHD của mình với vô số những lần đi điều trị, John Huy Trần – vũ công, biên đạo múa nổi danh đã hỏi tôi trong một buổi giao lưu: "Khi nào cộng đồng hiểu và trao quyền được khác người cho những đứa trẻ đặc biệt?".
(Theo Phạm Minh Triết, Quyền được rối loạn, Vnexpress ngày 7/11/2019)
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định nội dung của đoạn trích.
Câu 2 (0,5 điểm). Những điều gì khiến cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh rối loạn tăng động kém chú ý (ADHD) của trẻ được hiệu quả?
Câu 3 (1,0 điểm). Em hiểu như thế nào về câu văn sau của tác giả: “Đáng tiếc, theo tôi biết, không có nhiều môi trường như vậy”?
Câu 4 (1,0 điểm). Câu văn “Khi nào cộng đồng hiểu và trao quyền được khác người cho những đứa trẻ đặc biệt?” gợi cho anh/chị suy nghĩ gì? Trình bày trong 5 dòng.
Các bạn giúp mình nhé, mình cần gấp!!!
Câu 1: Nội dung: Đây là sự rối loạn tăng động (ADHD) ở trẻ khiến trẻ gặp khó khăn khi đi học. Nhưng phụ huynh chưa thật sự quan tâm và chưa có nhiều môi trường giáo dục đặc biệt để trẻ phát triển và được điều trị tốt hơn.
Câu 2: - Thái độ đúng đắn của cha mẹ, gia đình, người xung quanh khi chấp nhận đây là một căn bệnh cần họ quan tâm, chăm sóc và trẻ được đưa đi điều trị.
- Môi trường giáo dục đặc biệt: Trẻ vẫn có thể học cùng với bạn bè đồng lứa với sự đồng hỗ trợ thích hợp của giáo viên, chuyên viên tâm lý học đường và phụ huynh. Hoặc trẻ có thể theo đuổi những môn năng khiếu ưa thích, nơi mà không cần sự tập trung chú ý quá lâu nhưng khuyến khích sự vận động thể chất ở cường độ cao, như điền kinh, bơi lội, khiêu vũ thể thao...
Câu 3: Những môi trường giáo dục đặc biệt ấy thường rất ít và có nhiều trẻ không có được môi trường đó để được phát triển tốt hơn. Tác giả rất tiếc nuối vì điều này và có lẽ tác giả cũng mong xã hội quan tâm nhiều đến căn bệnh này để những môi trường này được xây dựng nhiều hơn.
Câu 4: Câu văn Khi nào cuộng đồng hiểu và trao quyền được khác người cho những đứa trẻ đặc biệt? gợi cho tôi suy nghĩ cộng đồng vẫn luôn thờ ơ với những đứa trẻ ấy. Cộng đồng phải đồng cảm, thấu hiểu và trao cho chúng quyền được khác người. Vì chỉ có như vậy những đứa trẻ ấy mới nhận được thái độ đúng đắn về căn bệnh và được chăm sóc tốt hơn từ mọi người.