K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trong sân trường em có trồng rất nhiều loại cây. Trong đó em thích nhất là cây bàng ở gần cửa lớp.

Cây bàng đã lớn lắm rồi, nhìn từ xa giống như một chiếc dù khổng lồ. Gốc cây bàng bằng một vòng tay em ôm không xuể. Rễ cây to nhô lên khỏi mặt đất như những con rắn hổ mang và có những rễ cắm sâu vào lòng đất để hút chất bổ nuôi cây và giúp cho cây đứng vững. Thân cây thẳng như cái cột đình, vỏ cây màu nâu xám có nhiều vết sẹo. Cây bàng đặc biệt hơn những cây khác và chia thành nhiều tầng che mát cả một vùng đất rộng lớn, càng lên cao màu xanh của tán lá càng nhạt dần. Lá bàng hình bầu dục có màu xanh và che kín không cho ánh nắng xuyên qua sân trường. Mùa thu lá bàng chuyển từ màu xanh sang màu đỏ, mỗi khi có gió thổi nhẹ những chiếc lá đỏ lìa cành để lại những cành khẳng khiu trụi lá trông rất tội nghiệp. Đông qua xuân đến cây bàng lại đâm chồi nảy lộc xuất hiện những chiếc lá non màu nõn chuối tràn đầy sức sống. Hoa bàng màu trắng ngà kết thành từng chuỗi. Ẩn mình sau kẽ lá là những quả bàng màu xanh lục hình tròn và dẹp hai đầu. Khi già trái bàng chuyển sang màu vàng lúc ăn có vị chát. Chúng em thường quây quần bên gốc cây bàng để chơi. Trên cây những chú chim hót líu lo như vui đùa với các em. Mỗi khi trực nhật em còn tưới nước cho cây tươi tốt.

Em rất quý cây bàng vì cây cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn tô điểm vẻ đẹp cho trường em. Những trưa hè êm ả được ngắm hoa bàng rơi thật thích thú biết bao.

16 tháng 3 2020

Ngay giữa sân trường, gần cột cờ Tổ quốc, bác bàng già đang chuyển mình thay áo mới: từng đợt lá bàng vàng rơi xuống gốc để trơ lại cành nhánh khẳng khiu.

   Cây bàng cao độ năm mét, lúc xum xuê cành lá che mát cả một khoảng sân trường, bây giờ trơ cành, chỉ còn lưa thưa lá. Nhìn từ xa, cây bàng lúc này như một người già có nhiều cánh tay gân guốc giơ ra tứ phía. Gốc bàng to bằng hai vòng tay chúng em, chỗ lồi, chỗ lõm. Từ những chồ lồi, rễ bàng nổi trên mặt đất, ngoằn ngoèo như những con rắn nhổm mình phóng tới. Thân cây bàng cao lên ba mét thì bất đầu phân nhánh, đâm cành. Hồi đầu năm học, cây bàng còn xanh um, chia thành từng tầng, giờ đây, từng đợt lá bàng vàng úa rơi xuống sân, nhìn lên cây bàng chỉ thấy trơ trọi cành, khó mà phân biệt được tầng lá. Mỗi nhánh của cây bàng chỉ còn lác đác dăm lá đang úa vàng, có lá chuyển sang màu đỏ nâu. Một cơn gió hơi mạnh thổi qua là có một cái lá bàng là là rơi xuống. Sân trường lúc nào cũng được giữ cho sạch nhưng cứ vài giờ dưới gốc bàng, lá úa đỏ như trải thảm. Trời se se lạnh, cái lạnh dễ chịu của tháng chín, tháng mười lẫn không khí ẩm nên chồi non nhú mầm nhanh. Trên cành cây khều khào đã lác đác vài chồi xanh. Mỗi chồi xanh nhọn, bé xíu như chóp tai thở, đem lại cho cây sức sống mãnh liệt. Nhìn lên trên nền trời, từng nhánh bàng in rõ nét như một bức tranh thư pháp, kí gửi bao nỗi niềm của lá già rơi xuống, để lớp chồi non mọc lên thay cho lá già đem lại sức sống mới cho cây bàng. Chim chóc hình như cũng rủ nhau đi trú ngụ nơi khác, chỉ thỉnh thoảng có một hai chú chim sẻ lẻ loi đậu trên cành bàng hót thảng thốt rồi vù bay đi. Mùa này, chúng em nhặt lá bàng xếp thành từng chồng chơi hàng xén. Lá bàng hơi vàng là bánh tráng, lá bàng đỏ là bánh rán… trí tưởng tượng của trẻ con làm cho lá bàng úa vàng trở thành muôn vàn thứ vật phong phú, tưởng như trò chơi không bao giờ dứt.

    Cây bàng thay lá nhắc nhở cho em biết thời gian qua đi không bao giờ trở lại. Cây bàng nảy chồi theo chu kì thay lá của tự nhiên nhưng riêng con người không thể lớn lên rồi nhỏ lại được. Vì thế em phải biết quý thời gian, phải học tập thật giỏi để có tương lai tươi sáng mai sau.


 

19 tháng 2 2020

Trong sân trường em có trồng rất nhiều loại cây. Trong đó em thích nhất là cây bàng ở gần cửa lớp.

Cây bàng đã lớn lắm rồi, nhìn từ xa giống như một chiếc dù khổng lồ. Gốc cây bàng bằng một vòng tay em ôm không xuể. Rễ cây to nhô lên khỏi mặt đất như những con rắn hổ mang và có những rễ cắm sâu vào lòng đất để hút chất bổ nuôi cây và giúp cho cây đứng vững. Thân cây thẳng như cái cột đình, vỏ cây màu nâu xám có nhiều vết sẹo. Cây bàng đặc biệt hơn những cây khác và chia thành nhiều tầng che mát cả một vùng đất rộng lớn, càng lên cao màu xanh của tán lá càng nhạt dần. Lá bàng hình bầu dục có màu xanh và che kín không cho ánh nắng xuyên qua sân trường. Mùa thu lá bàng chuyển từ màu xanh sang màu đỏ, mỗi khi có gió thổi nhẹ những chiếc lá đỏ lìa cành để lại những cành khẳng khiu trụi lá trông rất tội nghiệp. Đông qua xuân đến cây bàng lại đâm chồi nảy lộc xuất hiện những chiếc lá non màu nõn chuối tràn đầy sức sống. Hoa bàng màu trắng ngà kết thành từng chuỗi. Ẩn mình sau kẽ lá là những quả bàng màu xanh lục hình tròn và dẹp hai đầu. Khi già trái bàng chuyển sang màu vàng lúc ăn có vị chát. Chúng em thường quây quần bên gốc cây bàng để chơi. Trên cây những chú chim hót líu lo như vui đùa với các em. Mỗi khi trực nhật em còn tưới nước cho cây tươi tốt.

Em rất quý cây bàng vì cây cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn tô điểm vẻ đẹp cho trường em. Những trưa hè êm ả được ngắm hoa bàng rơi thật thích thú biết bao.

Nguồn: gg

19 tháng 2 2020

Trong sân trường nơi em học tập có rất nhiều cây xanh nào thì cây thông, cây bằng lăng, cây hoa khác nhưng trong đó em thích nhất là cây bàng, bởi nó có tán lá rộng và quả bàng hình giống nhọn.

Cây bàng được trồng trong sân trường em, nó được chúng em chăm sóc rất cẩn thận, mỗi tuần đều có các lớp lao động để tưới nước cho nó, mỗi khi trời mưa thì mới không phải tưới, chúng em chăm sóc nó từ khi nó mới được trồng chỉ cao hơn đầu người một chút, hình ảnh cây bàng luôn xuất hiện trong tâm trí của em bởi hình ảnh của nó mang những vóc dáng lớn lao và thân của nó thuộc dạng gỗ có màu nâu, lá của cây bàng to, mỗi khi chúng em học thể dục nóng chúng em thường nhặt những lá bàng rụng xuống để quạt mát, lá xanh to bản và khi vàng thì nó rụng xuống, hình ảnh cây bàng rất đẹp khi tán của nó xòe rộng ra, giống như một cái ô đang che cho chúng em, những buổi thể dục nóng, đó là nơi chúng em nghỉ ngơi và vui chơi ngồi nói chuyện, thân cây to và có nhiều tán, cây bàng còn có rất nhiều quả, quả của nó nhọn, có màu xanh, quả bàng còn có thể ăn được, khi nó chín nó màu vàng, lá của cây bàng to bằng bàn tay xòe, mỗi lá có các gân lá ở giữa và được xếp dày dặt trên cây, cành của nó cũng có màu nâu, đặc trưng của cây bàng đó là có rất nhiều tán.

Mỗi tán cây có rất nhiều cành và mỗi cành có nhiều lá và quả, lá bàng non và xanh vào mùa hè, đến mùa thu bắt đầu nó ra mầm non, và mùa thu thì nó rụng lá, lúc đó nhìn cây bàng chỉ xơ xác còn lại cành nhưng sau một vụ chút lá đó nó lại ra những mầm lá mới, người ta thương so sánh nó để ví cây bàng đang thay áo mới, hình ảnh cây bàng trong tâm trí của những người học sinh rất gần gũi và nó gắn bó trực tiếp với mỗi con người chúng ta, hình ảnh cây bàng đã in sâu trong tâm trí của mỗi lứa học sinh khi nó gắn bó trực tiếp với mỗi người học sinh, và nó là loại cây quen thuộc của chúng ta, hình ảnh cây bàng xanh hiện trước sân trường làm cho chúng em có những giây phút thoải mái để ngắm nhìn nó, hình ảnh của nó hiện diện lên gần gũi và thật đáng kính.

Em rất thích hình ảnh của cây bàng, nó mang những vẻ đẹp nhẹ nhàng và gắn bó trực tiếp với mỗi chúng ta, những lứa học sinh của trường, cây bàng đã gắn bó mật thiết với lứa tuổi học sinh của chúng ta.

Chúc bạn học tốt~~~

Tham khảo phần dàn ý bài văn tả cây bàng lớp 4 của Minh HạMở bài: Giới thiệu cây bàng:– Sân trường rộng, rợp mát bóng cây,... thế nhưng, gắn bó nhất vẫn là cây bàng ở góc sân.– Cây bàng không biết trồng tự bao giờ mà đã cao ngang tầng 4 khu nhà tầng.Thân bài:1. Tả cây bàng mùa thu:– Cây um tùm lá, đủ màu: lá xanh thẫm, lá ngả vàng, có cái lá đỏ như màu đồng.– Quả bàng vàng...
Đọc tiếp

Tham khảo phần dàn ý bài văn tả cây bàng lớp 4 của Minh Hạ

Mở bài: Giới thiệu cây bàng:

– Sân trường rộng, rợp mát bóng cây,... thế nhưng, gắn bó nhất vẫn là cây bàng ở góc sân.

– Cây bàng không biết trồng tự bao giờ mà đã cao ngang tầng 4 khu nhà tầng.

Thân bài:

1. Tả cây bàng mùa thu:

– Cây um tùm lá, đủ màu: lá xanh thẫm, lá ngả vàng, có cái lá đỏ như màu đồng.

– Quả bàng vàng ruộm lúc lỉu trên cành, nấp giữa vòm lá; có quả rụng lăn lóc trên mặt đất.

– Mới sau khai giảng, bài vở chưa nhiều, lũ học trò túm tụm dưới gốc cây.

2. Tả cây bàng mùa đông:

– Thân cây lộ rõ vẻ sần sùi; những cái u trên thân trơ ra.

– Cành bàng trơ trụi lá, gầy guộc, nâu xám.

– Vài cái lá đỏ còn sót lại vẫy vẫy trong gió.

– Học trò tránh rét, đến trường vào ngay lớp học, cây bàng buồn.

3. Tả cây bàng mùa xuân:

– Gió đông ấm dần, xuân về.

– Một sáng, trên cây lấm tấm những chồi non hồng như ngọn lửa.

– Bỗng một hai hôm sau, cả cây xoè nở những cái lá non tí xíu, mơn mởn

– Rồi cả cây xanh mượt màu lá. Lũ học trò ngỡ ngàng.

4. Tả cây bàng mùa hè:

– Cây như cái ô khổng lồ, xanh um.

– Lá bàng xanh thẫm, dày; hoa bàng trắng li ti.

- Bàng ra quả.

– Học trò về nghỉ hè.

Kết bài:

– Cây bàng là bạn của học sinh.

– Sân trường và cây bàng là hình ảnh đẹp của tuổi thơ.

0
15 tháng 7 2018

" Mùa đông, cây vươn dài những cành khẳng khiu, trụi lá . Xuân sang, cành trên, cành dưới chi chít những lộc non mơn mởn. Hè về, những tán tán lá xanh um che mát cả sân trường. Thu đến, từng chùm quả chín vàng trong kẽ lá".

(1 ) Cây bàng ở mỗi mùa đều được gợi tả bằng hình ảnh tiêu biểu nào?

MÙA XUÂN  : cành trên, cành dưới chi chít những lộc non mơn mởn.

MÙA HÈnhững tán tán lá xanh um che mát cả sân trường

MÙA THU : từng chùm quả chín vàng trong kẽ lá

MÙA ĐÔNGcây vươn dài những cành khẳng khiu, trụi lá

(2) Em thích nhất hình ảnh cây bàng vào mùa nào?

Em thích cây bàng vào mùa hè nhất vì cây bàng luôn làm em thích thú mỗi lần nhìn ra cửa sổ. Tán bàng che ngợp cả nắng mùa hè tạo thành chiếc ô màu xanh thiên nhiên mà em có thể chơi thỏa thích dưới sân cùng các bạn. Các bạn nam thì bắn bi dưới gốc, các bạn nữ chơi chuyền chắt hay nhảy dây. Tất cả đều cười vui vẻ và khoái trí dưới sân. Em thích ngắm nhìn những tia nắng xuyên qua kẽ lá tinh nghịch đùa giỡn trốn tìm cùng nhau.
~~~học tốt nha~~~

15 tháng 7 2018

trong đoạn văn trên em thích nhất mùa hè .vì hè đến lá bàng chuyển thành màu đỏ và dày hơn. nó làm cho những hạt nắng nhỏ cũng ko thể nào xen qua tán lá cây bàng và cũng dưới tán lá đó đã che chở cho lũ học trò chúng tôi trong những mùa hè oi bức nóng nực

mùa hè thật thú vị biết bao!

k cho mình nha

26 tháng 2 2023

Giúp luôn bạn!

                                                              Bài làm

Một hôm em tới trường sớm thì đột nhiên nghe tiếng khóc thút thít ở đâu đó vọng lại. Em lại gần thì biết được tiếng khóc phát ra từ 1 cái cây non gần đấy. Em hỏi nó:

- Tại sao cậu lại khóc vậy?

- Hu hu....Ngọn của tớ bị ai bẻ mất rồi....đau lắm bạn à...

Em tức giận:

- Tại sao lại có kẻ vô ý như vậy chứ? Thật đáng trách . Kẻ đó không có chút hiểu biết gì về bảo vệ môi trường sao? Dám ra tay bẻ 1 cây non mới mọc như vậy. Nếu có nhiều người làm như vậy không biết cây xanh sẽ còn bao nhiêu nữa.

Cây non xúc động:

- Cậu là người đầu tiên quan tâm đến tớ đấy...Cảm ơn cậu đã thông cảm cho nỗi buồn của tớ.

Em tươi cười bảo:

- Không có gì đâu mà. Thôi cậu đừng khóc nữa, rồi chồi non mới sẽ lại mọc ra thôi. Tớ sẽ chăm sóc cho cậu để cậu nhanh lớn còn giúp ích cho môi trường nữa.

- Cảm ơn cậu nhiều lắm.

- Thôi ...Tạm biệt cậu...Tớ phải vào lớp học rồi...Hẹn gặp lại sau...

Em bước đi mà trong lòng cảm thấy rất vui vì mình đã an ủi được cây non.

Study well!!!

26 tháng 2 2022

Sân trường em trồng rất nhiều cây cao lớn, để tạo bóng mát cho học sinh vui chơi trên sân, đặc biệt là vào những ngày hè nóng bức. Trong đó, được học sinh ưu ái nhất, chính là cây bàng già ở giữa sân trường. Đơn giản, bởi đó là cây cao lớn nhất, tạo ra bóng mát lớn nhất trên sân trường.

Không ai biết cây bàng đó năm nay đã bao nhiêu tuổi. Chỉ biết rằng ngay khi trường vừa xây xong, thì cây bàng đã được mang về trồng ở giữa sân. Có thể nói, đó là cây trồng lâu đời nhất, xứng tầm “bô lão” trên sân trường.

Cây cao khoảng 4m, cao hơn cả tầng hai của tòa nhà học tập. Thân cây rắn chắc, cứng cáp, phải cả hai đứa học sinh cùng ôm thì mới xuể. Thân cây thô ráp, sần sùi. Ở phần gần gốc, có chỗ còn nứt ra, tạo thành từng rãnh sâu khá đáng sợ. Bộ rễ của cây vùi sâu trong lòng đất. Nhưng chỉ cần nhìn thấy một vài nhánh trồi lên trên thô to như cổ chân, cũng đủ để tưởng tượng ra cả một chùm rễ khổng lồ dưới kia rồi. Từ cách mặt đất khoảng gần 2m, các cành cây bắt đầu tỏa ra. Các cành ở phía dưới khá lớn, có cái to như bắp đùi, bắp chân. Càng lên cao các cành sẽ nhỏ dần. Rồi từ các cành, các nhánh thi nhau tỏa ra, đan cài vào nhau chằng chịt. Chỉ khi đến mùa đông, lá rụng hết, thì mới có thể chiêm ngưỡng hệ thống cành dày như mạng nhện của cây bàng. Còn lại, quanh năm lá bàng dày và xum xuê y như cái ô khổng lồ. Lá bàng thường to như bàn tay của người lớn, mỏng và tròn ở đầu. Vào ngày hè, chúng em thường lấy lá cây để làm quạt mát. Bạn nào tìm được chiếc lá thật to và đẹp sẽ là người oai nhất.

Dưới gốc cây bàng, được nhà trường xây một đường tròn quanh gốc để bảo vệ gốc cây. Đồng thời, nó cũng trở thành chiếc ghế cho chúng em ngồi chơi. Mỗi sớm trước khi vào học, các giờ ra chơi, lúc tan học… gốc cây luôn là vị trí lí tưởng cho chúng em tụ tập vui chơi. Từ những trò chơi thú vị như đá cầu, nhảy dây, kéo co… Đến những buổi đố vui hay dò bài tập. Tất cả đều diễn ra dưới bóng mát của cây. Điều đó trở thành một thói quen của chúng em. Kể cả khi trời đông giá rét, không có nắng cũng chẳng có mưa, tán ra trơ trọi những cành khô, chẳng thể che chắn được gì. Nhưng chúng em vẫn tụ tập dưới gốc gây.

Đối với chúng em, cây bàng già không chỉ là một cây trồng, mà đã trở thành một người bạn, một người thân. Em mong sao, cây bàng sẽ tiếp tục sống, tiếp tục tươi tốt, đồng hành cùng chúng em, và cùng với nhiều thế hệ học sinh sau này nữa. ok nhá!!!!:)))

Ngôi trường thân yêu của em có rất nhiều loại cây cho bóng mát. Nhưng có lẽ không cây nào có bóng tre rợp mát bằng cây bàng.

Nhìn từ xa, cây bàng như một chiếc ô khổng lồ nhiều tầng xoè tán chùm bóng mát cả một khoảng sân trường rộng. Lại gần cây bàng tròn, thẳng màu nâu sẫm như dãi giầu qua nhiều năm tháng. Cây bàng là một loại cây rất nhạy cảm với sự thay đổi của bốn mùa. Nhưng có lẽ nó thân thuộc nhất với chúng em là vào mùa hè.

Khi mùa hạ về, lá bàng rợp mát cả một khoảng sân và đây là thời điểm mà tụi nhỏ chúng em tụm năm tụm bảy vui đùa nhảy nhót hết sức thoải mái vào những giờ chơi dưới gốc bàng mát rượi thân yêu này. Những bông hoa nhỏ chen giữa màu lá xanh biếc. Bàng còn là nơi gọi chim về tụ hội ca hát nhảy múa trong vòm lá. Càng tô điểm cho cây vẻ đẹp mĩ miều.

Tụi nhỏ chúng em yêu cây bàng này lắm bởi nó đã gắn bó với ngôi trường. Nó còn là nơi chứng kiến bao kỉ niệm vui buồn của chúng em. Dù mai này có phải xa mái trường, xa cây bàng yêu dấu này thì hình ảnh về cây bàng mãi mãi in đậm trong tâm trí em.

    5 tháng 2 2023

    ko dảnh

    18 tháng 2 2023

    bạn có thể tham khảo trên những đoạn văn ở phần tìm kiếm

    BÀI 26. TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ CHẤT DINH DƯỠNG Ở THỰC VẬT 26.1. Cây bàng (Terminalia catappa) thường rụng lá vào mùa đông khi nhiệt độ thấp, ít mưa và đam chồi nảy lộc vào mùa xuân. Hãy giải thích ý nghĩa thích nghi của việc rụng lá ở cây bàng. 26.2. Giữa trưa hè nắng nóng, cường độ ánh sáng mạnh. Hãy giải thích hiện tượng sau: a) Tại sao nhiều cây lại héo lá? b) Trong điều kiện nắng nóng, khí khổng ở lá...
    Đọc tiếp
    BÀI 26. TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ CHẤT DINH DƯỠNG Ở THỰC VẬT

    26.1. Cây bàng (Terminalia catappa) thường rụng lá vào mùa đông khi nhiệt độ thấp, ít mưa và đam chồi nảy lộc vào mùa xuân. Hãy giải thích ý nghĩa thích nghi của việc rụng lá ở cây bàng.

    26.2. Giữa trưa hè nắng nóng, cường độ ánh sáng mạnh. Hãy giải thích hiện tượng sau:

    a) Tại sao nhiều cây lại héo lá?

    b) Trong điều kiện nắng nóng, khí khổng ở lá thường đóng hay mở? Vì sao?

    c) Tại sao không nên tưới nước cho cây lúc giữa trưa khi trời nắng nóng?

    26.3. Thực vật là sinh vật tự dưỡng, có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ carbonic, nước và nguồn năng lượng ánh sáng mặt trời. Từ sản phẩm của quá trình quang hợp thực vật có thêm nhiều nguyên tố khoáng như nitrogen, phosphate, lưu huỳnh,... để tổng hợp nên những chất quan trọng đối với tế bào như protein, acid nucleic,...; cần các nguyên tố Ca, Na, K, Cl, Zn, ..... tham gia vào các hoạt động trao đổi chất của tế bào và sinh lý của cơ thể. Nhu cầu của thực vật với các nguyên tố khoáng là không giống nhau có những nguyên tố càng với lượng lớn gọi là nguyên tố đa lượng, có những nguyên tố càng với lượng rất nhỏ gọi là nguyên tố vi lượng.

    a) Nếu chỉ cung cấp cho cây đủ ánh sáng, nước và khí carbonic thì cây có thể sinh trưởng phát triển bình thường hay không? Tại sao?

    b) Nitrogen là nguyên tố khoáng quan trọng để tổng hợp protein. Dựa vào vai trò của của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể, hãy dự đoán việc thiếu nitrogen ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể thực vật?

    c) Khi trồng cây trên đất cây sẽ lấy chất khoáng từ đất để hình thành nên các cấu tạo của cơ thể. Con người đem các sản phẩm nông nghiệp đem đi bán. Giải thích tại sao canh tác nông nghiệp cần phải bón phân để duy trì năng suất?

    d) Bón phân không đúng cách cho cây trồng sẽ gây hại cho cây, suy thoái đất đai, ô nhiễm môi trường,.... Hãy trình bày các nguyên tắc bón phân hợp lý cho cây trồng.

    26.6. Quá trình thoát hơi nước có những ý nghĩa nào sau đây?

    … Tạo động lực cho sự vận chuyển các chất trong mạch gỗ và mạch rây.

    … Điều hoà nhiệt độ bề mặt lá.

    … Giúp khuếch tán khí CO2 vào trong lá để cung cấp cho quá trình quang hợp.

    … Giúp khuếch tán khí O2 từ trong lá ra ngoài môi trường.

    26.7. Để xác định lượng phân bón cần bón cho một vụ thu hoạch định trước thì phải căn cứ vào các yếu tố nào?

    26.8. Một bạn học sinh dùng nhiệt kế do nhiệt độ ở bề mặt lá cây phát tài, bạn nhận thấy rằng nhiệt độ ở bề mặt lá thấp hơn nhiệt độ môi trường khoảng 0,5 – 1oC. Tuy nhiên, bạn không giải thích được tại sao lại như vậy. Em hãy giải thích giúp bạn.

    26.10. Chọn các từ/cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống để được nội dung đúng.

    a) Nước và muối khoáng hoà tan trong đất được ...(1)... của rễ hấp thụ, sau đó được chuyển qua phần ...(2)... rồi thâm nhập vào ...(3)... và tiếp tục được vận chuyển lên các bộ phận khác của cây.

    b) Thoát hơi nước có thể diễn ra qua bề mặt lá hoặc qua khí khổng, trong đó thoát hơi nước qua khí khổng là chủ yếu. Cơ chế điều chỉnh sự thoát hơi nước chính là cơ chế điều tiết ...(1)... Khi tế bào khí khổng ...(2)... sẽ căng ra, khí khổng ...(3)... để hơi nước thoát ra ngoài. Khi tế bào khí khổng bị ...(4)... sẽ xẹp xuống, khí khổng sẽ ...(5)... làm hạn chế sự thoát hơi nước ra ngoài.

    26.11. Đôi khi, ta có thể thấy hiện tượng có các giọt nước ở mép lá vào buổi sáng sớm. Hãy giải thích nguyên nhân của hiện tượng này.

    26.12. Các khẳng định sau đây đúng hay sai?

    STT

    Khẳng định

    Đúng/sai

    1

    Chất hữu cơ do mạch rây vận chuyển có nguồn gốc chủ yếu từ quá trình quang hợp

     

    2

    Lá cây không có khả năng hấp thụ các chất khoáng

     

    3

    Nước và chất khoáng hoà tan trong đất được vỏ rễ hấp thụ vào tế bào lông hút

     

    4

    Quá trình hấp thụ chất khoáng từ môi trường vào rễ luôn đi kèm với quá trình hấp thụ nước

     

    5

    Để rễ cây phát triển tốt, cần làm cho đất tơi xốp, thoáng khí trước khi trồng cây và xới xáo đất, vun gốc định kì

     

    6

    Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước diễn ra càng mạnh

     

    7

    Hàm lượng nước trong tế bào khí khổng là một yếu tố quyết định sự đóng, mở của khí khổng

     

    8

    Phần lớn lượng nước mà cây hấp thụ từ rễ sẽ thoát hơi qua lá

     

    9

    Vào những ngày khô hanh, độ ẩm không khí thấp hoặc những ngày nắng nóng, cần tưới nước cho cây ít hơn bình thường

     

    10

    Thoát hơi nước ở lá là động lực để vận chuyển nước và chất khoáng từ rễ lên lá

     

     

    26.13. Sau những trận mưa lớn kéo dài, hầu hết cây trong vườn bị ngập úng lâu và bị chết. Theo em, tại sao khi bị ngập nước cây lại chết mặc dù nước có vai trò rất quan trong đối với sự sống của cây?

    26.14. 

    a) Nhờ đặc điểm nào mà rễ cây có thể hút nước và muối khoáng?

    b) Quan sát hình, em hãy mô tả con đường hấp thụ, vận chuyển nước và muối khoáng từ môi trường đất vào mạch gỗ của rễ.

    ▲ Hình. Sơ đồ con đường hấp thụ, vận chuyển nước và muối khoáng ở rễ

    26.15. Đọc đoạn thông tin sau vàhoàn thành theo mẫu bảng.

    Rễ hấp thụ nước và muối khoáng vào cây, tiếp tục được vận chuyển lên thân và lá cây theo mạch gỗ.

    Chất hữu cơ tổng hợp ở lá được vận chuyển theo mạch rây trong thân và cành đến các nơi cần sử dụng hoặc bộ phận dự trữ của cây (hạt, củ, quả).

    ▲ Hình. Sự vận chuyển các chất trong cây

    Loại mạch

    Hướng vận chuyển chủ yếu

    Chất vận chuyển

    Nguồn gốc của chất được vận chuyển

    Mạch gỗ

    ?

    ?

    ?

    Mạch rây

    ?

    ?

    ?

    26.17. 

    a) Thoát hơi nước có vai trò gì đối với thực vật và đối với môi trường?

    ▲ Hình. Khí khổng mở giúp hơi nước, O2 được giải phóng ra ngoài không khí và CO2 khuếch tán vào tế bào lá

    b) Tại sao vào những ngày hè nắng nóng, khi đứng dưới bóng cây, chúng ta có cảm giác át mẻ, dễ chịu?

    26.19. 

    a) Kể tên các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật.

    b) Vì sao trước khi trồng cây hoặc gieo hạt, người ta thường làm đất tơi xốp và bón lót một số loại phân?

    26.21. 

    a) Vì sao khi di chuyển cây đi trồng ở nơi khác, người ta thường bắt một phần cành, lá.

    b) Vì sao vào những ngày khô hanh, độ ẩm không khí thấp hoặc những ngày nắng nóng phải tưới nhiều nước cho cây?

    26.22. 

    a) Nguyên nhân chủ yếu làm cho khí khổng đóng hay mở là gì?

    b) Dựa vào kiến thức đã học về cấu tạo của khí khổng và quan sát hình, em hãy cho biết thành tế bào hạt đậu có những biến đổi như thế nào trong hoạt động đóng, mở khí khổng.

    ▲ Hình. Hoạt động đóng, mở khí khổng ở lá cây

    c) Tại sao người ta thường tưới nước nhiều hơn cho cây trồng vào những ngày mùa hè nóng bức?

    26.23.

    a) Kể tên các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nước và muối khoáng của cây.

    b) Vận dụng những hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở thực vật, em hãy đề xuất một số biện pháp tưới nước và bón phân hợp lí cho cây.

    26.24.

    a) Để tưới nước và bón phân hợp lí cho cây trồng, cần dựa vào những yếu tố nào?

    b) Điều gì sẽ xảy ra với cây khi lượng nước cây hấp thụ được ở rễ bằng, lớn hơn hoặc bé hơn lượng nước mất đi qua quá trình thoát hơi nước ở lá? Giải thích.

    c) Nếu tưới nước và bón phân không hợp lí sẽ dẫn đến những hậu quả gì cho cây trồng?

    26.26. Tại sao người ta thường khoét lỗ bên dưới đáy các chậu dùng để trồng cây?

    26.27.

    – Vì sao trước khi trồng cây, người ta cần cày, xới làm cho đất tơi, xốp.

    – Vì sao sau khi bón phân, người ta thường tưới nước cho cây?

    26.28. Vì sao khi đem cây trồng ở một nơi khác, người ta phải cắt bớt cành, lá?

    26.29. Trong vườn cây ăn quả, khi quan sát thấy có nhiều cây bị vàng lá, có ý kiến cho rằng các cây này có thể đang thiếu nitrogen.

    a) Em hãy cho biết ý kiến trên là đúng hay sai. Vì sao?

    b) Nếu ý kiến trên là đúng, chúng ta cần bón loại phân nào để cung cấp nitrogen cho cây?

    26.30. Em hãy giải thích cây tục ngữ: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, từ giống”.

     

    0
    30 tháng 12 2018

    Trong sân trường nơi em học tập có rất nhiều cây xanh nào thì cây thông, cây bằng lăng, cây hoa khác nhưng trong đó em thích nhất là cây bàng, bởi nó có tán lá rộng và quả bàng hình giống nhọn.

    Cây bàng được trồng trong sân trường em, nó được chúng em chăm sóc rất cẩn thận, mỗi tuần đều có các lớp lao động để tưới nước cho nó, mỗi khi trời mưa thì mới không phải tưới, chúng em chăm sóc nó từ khi nó mới được trồng chỉ cao hơn đầu người một chút, hình ảnh cây bàng luôn xuất hiện trong tâm trí của em bởi hình ảnh của nó mang những vóc dáng lớn lao và thân của nó thuộc dạng gỗ có màu nâu, lá của cây bàng to, mỗi khi chúng em học thể dục nóng chúng em thường nhặt những lá bàng rụng xuống để quạt mát, lá xanh to bản và khi vàng thì nó rụng xuống, hình ảnh cây bàng rất đẹp khi tán của nó xòe rộng ra, giống như một cái ô đang che cho chúng em, những buổi thể dục nóng, đó là nơi chúng em nghỉ ngơi và vui chơi ngồi nói chuyện, thân cây to và có nhiều tán, cây bàng còn có rất nhiều quả, quả của nó nhọn, có màu xanh, quả bàng còn có thể ăn được, khi nó chín nó màu vàng, lá của cây bàng to bằng bàn tay xòe, mỗi lá có các gân lá ở giữa và được xếp dày dặt trên cây, cành của nó cũng có màu nâu, đặc trưng của cây bàng đó là có rất nhiều tán.

    Mỗi tán cây có rất nhiều cành và mỗi cành có nhiều lá và quả, lá bàng non và xanh vào mùa hè, đến mùa thu bắt đầu nó ra mầm non, và mùa thu thì nó rụng lá, lúc đó nhìn cây bàng chỉ xơ xác còn lại cành nhưng sau một vụ chút lá đó nó lại ra những mầm lá mới, người ta thương so sánh nó để ví cây bàng đang thay áo mới, hình ảnh cây bàng trong tâm trí của những người học sinh rất gần gũi và nó gắn bó trực tiếp với mỗi con người chúng ta, hình ảnh cây bàng đã in sâu trong tâm trí của mỗi lứa học sinh khi nó gắn bó trực tiếp với mỗi người học sinh, và nó là loại cây quen thuộc của chúng ta, hình ảnh cây bàng xanh hiện trước sân trường làm cho chúng em có những giây phút thoải mái để ngắm nhìn nó, hình ảnh của nó hiện diện lên gần gũi và thật đáng kính.

    Em rất thích hình ảnh của cây bàng, nó mang những vẻ đẹp nhẹ nhàng và gắn bó trực tiếp với mỗi chúng ta, những lứa học sinh của trường, cây bàng đã gắn bó mật thiết với lứa tuổi học sinh của chúng ta.

    30 tháng 12 2018

    Sân trường em có trồng rất nhiều cây bóng mát: cây phượng vĩ, cây xà cừ, cây bằng lăng,… Cây nào cũng đẹp, cũng xanh tốt. Nhưng em thích nhất là cây bàng được trồng ở trước cửa lớp 4B của em.

    Em không biết cây được trồng tự bao giờ. Em chỉ biết, ngay từ ngày đầu tiên em cắp sách tới trường thì cây đã đứng ở đó rồi.

    Từ xa nhìn lại, cây bàng như một chiếc ô xanh khổng lồ và mát rượi. Đến gần, cây sừng sững, tỏa bóng che mát cả một khoảng sân trường. Rễ cây to, dài, đâm sâu xuống đất. Có những rễ nổi lên mặt đất như những con rắn bò ngang dọc. Nhưng những con rắn này hiền lắm, chẳng cắn ai bao giờ đâu! Chúng chỉ ngày đêm âm thầm, hút chất dinh dưỡng để nuôi cây. Gốc cây được nằm trọn vẹn trong chiếc bồn xinh xắn hình vuông được bác thợ lề ốp gạch đỏ. Thân cây cao, to, đầy bướu và có nhiều sẹo. Xen giữa những vết sẹo là các đám mốc trắng giống như những bông hoa có nhiều hình thù, càng làm tôn lên vẻ đẹp cổ kính cho cây. Từ thân cây mọc ra rất nhiều cành. Các cành vươn dài, vươn rộng để đón ánh nắng mặt trời.Từ các cành, lá mọc ra rất nhiều. Lá bàng chuyển màu theo từng mùa. Mùa xuân, khi nhưng hạt mưa xuân bé nhỏ, mềm mại rơi xuống, đánh thức mầm non trên cây thức dậy, cây bàng như có hàng ngàn ngọn nến lung linh, kì ảo. Sang hè, lá chuyển sang màu xanh đậm, đan kín vào nhau, làm cho những tia nắng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Từ ngày vào lớp 4, thấm thoắt đã ba tháng trôi qua, chúng em lo học hành rồi lâu cũng quên mất màu lá bàng. Giờ đây, cây bàng đã rụng gần hết quả, chỉ còn mấy quả chín mọng còn sót lại trên cây. Là bàng không còn là màu xanh đẹp đẽ nữa mà là một màu úa vàng, rồi chuyển sang màu đỏ, từng chiếc từng chiếc rụng xuống đất. Cuối đông, những chiếc lá cuối cùng lìa cành, từ giã thân mẹ đơn sơ, nhường chỗ cho các em bé sắp chào đời.

    Cây bàng đối với chúng em chẳng khác nào người bạn thân thiết. Cây không chỉ tô thêm vẻ đẹp cho ngôi trường thân yêu của em mà còn có rất nhiều ích lợi. Những buổi đi học sớm, em ngồi ôn bài dưới gốc cây. Vào giờ ra chơi, chúng em lại nô đùa ở đó. Chúng em không sợ nắng vì đã có cây che cho chúng em. Dưới bóng cây là nơi chứng kiến bao nhiêu trò chơi tinh nghịch của chúng em. Các bạn trai chơi đá bóng, chơi đuổi nhau,…Còn bọn con gái chúng em chơi nhảy dây, đá cầu, đọc truyện,…

    Em yêu cây nên em không bao giờ bẻ cành hay vặt lá. Khi có người làm hại cây, em ra ngăn lại. Em sẽ bảo vệ cây để các bạn khác cũng có những kỉ niệm đẹp về cây như em

    3 tháng 10 2016

    Tôi là một cây bàng non mới lớn, trước đây tôi còn sum suê xanh tốt, mơn mởn những chồi mập mạp và sung sức lắm. Vây mà giờ đây, tôi không cầm được nước mắt.

    Số là mấy ngày trước đây, các cô cậu choai choai đến liên hoan, tiệc tùng gì đó ở gốc bàng tôi. Dưới trời nắng oi bức thế này, tôi nghĩ cũng thương bèn cố vươn rộng tán nhỏ che chở cho chúng nó. Tự nhiên tôi lại thiếp đi vào giấc ngủ dưới ánh nắng sánh vàng của lão Mặt Trời.

    "Rắc! Rắc!" - một tiếng động ghê rợn và cảm giác đau nhói giật lên làm tôi chợt tỉnh. Trời ơi! Còn đâu cành lá mơn mởn! Mới thiếp đi có mội tí thôi mà lũ trẻ đã… đã hành hạ cái thân bàng tôi. Oái! Một đứa đu lên cánh tay tôi, tay tôi đã vốn chẳng chắc khỏe được như mấy bác bàng cổ thụ, đã thế còn bị nó giằng, nó kéo, nó giật, nó đu. Cảm giác đau nhói tiếp tục dày vò cái thân bàng khốn khổ này. Thế rồi như cọng bún, cánh tay tôi oặt xuống, gượng mãi tôi cũng chẳng nhấc nổi lên. Thấy tôi lầm lũi, đáng thương thế này mà chúng còn phá lên cười - những điệu cười xem chừng khoái trá lắm!

    Chúng như còn chưa thỏa mãn với sự độc ác này bèn dùng con dao chém vào thân mình tôi. Ối! Ái! Cứ mỗi vết chém là người tôi thắt lại, đớn đau vô chừng. Máu tôi ứa ra, nhuộm trắng một phần thân mình.

    Rồi ngón tay tôi, những chiệc lá xanh non của tôi cũng rời khỏi tôi, sao chúng nỡ... Tôi nào có làm điều gì độc ác đâu. Mùa hè tôi che chở cho lũ chúng nó khỏi cái nắng cái gió, mùa mưa tôi hứng những giọt nước mưa lạnh ngắt cho chúng mà giờ chúng nó lại mang đến sự đau đớn, chúng giết tôi. Lòng tôi như se lại: "Sẽ chẳng bao giờ, phải chẳng hao giờ tôi che chở cho lũ trẻ vô ơn này nữa!".

    Bỗng đâu lại có một lớp nữa kéo đến. Trong cơn sợ hãi, tôi nhắm tịt mắt lại, chuẩn bị cho cái chết đau đớn và dai dẳng. Tôi vừa giận dữ lại vừa lo lắng.

    -   Các cậu ngừng ngay đi! Đừng làm cái trò áo độc đó nữa. Bàng là bạn của chúng ta mà! Nếu không tôi sẽ đi mách các thầy cô đó!

    Tôi ngạc nhiên quá chừng trước câu nói mang đầy sự nhân ái của một cậu học sinh chừng mười hai, mười ba tuổi.

    Tôi chợt hiểu rằng không phải học sinh ai cũng xấu mà chỉ có một số em nông nổi đến mức chơi nghịch ác mà thôi!

    Thời gian trôi qua, tôi cũng chẳng còn giận mấy cô cậu đó nữa và cũng khỏe khoắn hơn nhờ bàn tay chăm sóc hiền hậu của bác lao công. Nhưng cái cành giập gãy lủng lẳng thì vẫn không nhấc lên nổi. Các bạn học sinh ơi, đừng có nghịch ác như mấy cô cậu hư kia nhé!


     

    6 tháng 10 2016

    Tôi là một loài thực vật thân gỗ, tán lá rộng thường được trồng để lấy bóng mát, đặc biệt là thường được trồng trong các trường học, nên hình ảnh của chúng tôi vô cùng thân thiết, gần gũi với mọi người cũng như các bạn học sinh. Như vậy các bạn đã đoán ra tôi là loài cây nào chưa? Tôi là một cây bằng non, cũng như bao nhiêu anh em, họ hàng nhà tôi, tôi được mang về trồng để lấy bóng mát ở một ngôi trường cấp hai. Khi mới về tôi là một cây non yếu ớt, khi ấy chúng tôi đặc biệt được quan tâm bởi những người bảo vệ, các cô lao công. Khi đã bắt đầu cứng cáp hơn, cành lá cũng xanh mướt, phát triển dần thì tôi lại vô cùng buồn bã, đau đớn khi bị các bạn nhỏ vin cành, bẻ lá làm chúng tôi vô cùng xơ xác, đau đớn.

    Trước khi được mang trồng ở trường học, tôi là một trong số rất nhiều những bạn bàng non được trồng làm giống trong một khu đất rộng, ở đây những người chủ của chúng tôi rất ân cần, quan tâm chăm sóc. Chúng tôi được bón phân, tưới nước hàng ngày nên chúng tôi đều phát triển rất nhanh, từ những cây bàng nhỏ, thấp chỉ bằng gang tay người lớn, chúng tôi đã nhanh chóng cao hơn một mét. Lúc này chúng tôi đã có thể mang đi bán, ngày ngày nhìn các bạn cùng vườn với mình được những người chủ mua và mang về trồng, tôi ngưỡng mộ nhiều lắm, cũng thầm mong ước một ngày nào đó cũng có người đến đón tôi đi, trồng tôi ở một nơi thoáng mát để tôi có thể phát triển xanh tốt, phủ rợp bóng râm, làm cho người chủ của mình hài lòng.

    Và ngày ấy cũng tới, hôm ấy có một người đàn ông độ tuổi trung niên đến và mang tôi cùng với năm cây bàng khác nữa về trồng. Nhưng nơi chũng tôi được mang đến không phải khuôn viên của một ngôi nhà, cũng không phải trồng ở các công trình công cộng mà là một khuôn viên rộng và đẹp của một ngôi trường. Tôi cũng như các bạn của mình vui lắm, không chỉ vì chúng tôi chính thức được trồng cố định ở một nơi, ở đó thì chúng tôi có thể thỏa sức phát triển, vươn rộng cành xòe bung những tán lá đón ánh mặt trời, mang lại bóng râm và không gian nghỉ ngơi lí tưởng cho con người, mà còn vì nơi chúng tôi được mang đến, đó là một không gian tuyệt vời.

    Ngày ngày chúng tôi có thể cùng các bạn học sinh vui đùa, chứng kiến không gian nghiêm túc mà cũng không kém phần vui vẻ của trường học. Hơn nữa, trong suy nghĩ của tôi thì khi được trồng ở trường học thì chúng tôi có điều kiện phát triển lâu dài hơn ở những nơi khác, chúng tôi không phải lo lắng rằng mình sẽ bị chặt bỏ hay bị thay thế bởi cây trồng nào khác nữa. Mặt khác, ở khuôn viên trường học các bạn học sinh rất dễ thương nên chúng tôi cũng sẽ không bị đối xử bất công. Quả nhiên như vậy, khi mới về trường, chúng tôi được ưu tiên trồng trong những bồn hoa lớn được xây dựng sẵn ở ngay giữa sân trường.

    Vì còn non nên lúc ấy chúng tôi khá yếu ớt, nhưng người chủ mua chúng tôi về đặc biệt đối xử với chúng tôi rất tốt. Không chỉ trồng tôi ở một khu đất tơi xốp, màu mỡ, tưới nước bón phân đầy đủ, mà còn đặc biệt làm cho chúng tôi những chiếc nạng chống đỡ xung quanh thân cây. Nhờ có sự chống đỡ này mà dù có gió lớn, hay bão bùng thì cũng không thể làm chúng tôi ngã, đổ, chúng tôi cảm thấy vui và hạnh phúc lắm. Không những thế, hàng ngày chúng tôi còn được tưới nước đầy đủ, một ngày hai lần. Nhờ sự tận tình, chu đáo ấy mà chúng tôi phát triển rất nhanh, những chiếc lá xanh mọc ra xanh tốt.

    Nhưng khi đã dần trở nên cứng cáp, những chiếc nạng, chiếc cọc chống đỡ xung quanh được tháo bỏ, chúng tôi có thể tự đứng vững, những tưởng chúng tôi sẽ mãi xanh tốt, phát triển đều đặn như thế. Nhưng không, một biến cố lớn đã đến với tôi, các bạn học sinh đã vô tư chơi đùa, nghịch ngợm đã bứt hết những chiếc lá trên thân cây của tôi, những chiếc lá mà tôi cố gắng lắm mới làm cho nó đâm chồi và phát triển xanh tốt như vậy. Hành động vô tư này của các bạn nhỏ làm cho tôi vô cùng đau đớn, tôi phải nói lời chia li cùng với những chiếc lá vừa mới mọc lên xanh tốt, chịu đựng những vết thương sâu khó lành, vì chúng tôi mới là những cây non, thân thể yếu ớt mà bị bứt lá, nhựa chảy ra đầm đìa trên cành cây.

    Lúc bị bứt lá tôi đau đớn lắm, tôi rất muốn nói với các bạn học sinh đừng làm như vậy nhưng tôi không nói được, và các bạn học sinh cũng không thể hiểu được. Tôi buồn và đau đớn lắm, chỉ biết ngước mắt nhìn và chịu đựng những nỗi đau thấu xương ấy. Tôi không chỉ đau bởi nỗi đau thể xác, khi bị các bạn bứt lá mà nỗi đau tinh thần cũng làm tôi cảm thấy khắc khoải, khôn nguôi, bởi tôi luôn tin tưởng các bạn học sinh, tin tưởng rằng các bạn sẽ không làm gì gây hại cho chúng tôi, tin đây là môi trường tốt nhất chúng tôi có thể sinh trưởng mà không chịu bất kì sự đe dọa nào. Giờ đây tôi chỉ biết ôm lấy nỗi thất vọng cho riêng mình và khóc trong đau đớn, nhưng nỗi đau ấy các bạn đâu có biết được.

    Chúng tôi ra sức quang hợp, phát triển chỉ mong có một ngày sẽ trưởng thành, rợp bóng mát cho các bạn học sinh có thể thỏa sức chơi đùa, có thể điểm tô cho ngôi trường, mang những niềm hi vọng lớn như vậy nên giờ đây khi mạng sống của chúng tôi bị đe dọa thì nỗi thất vọng càng lớn, tôi sợ mình sẽ không thể chống đỡ nổi nữa, thân thể của tôi ngày càng yếu ớt. Nếu các bạn học sinh không dừng lại hành động phá hoại này thì việc tàn úa và mất đi chỉ là chuyện một sớm, một chiều. Thật may mắn cho chúng tôi, vì các bác bảo vệ đã phát hiện kịp thời, các bạn học sinh không thể làm chúng tôi đau đớn được nữa. Các bạn nhỏ đã bị thầy giám thị phạt viết kiểm điểm, từ đó mà chúng tôi không bị đau đớn bởi những hành động tự nhiên, vô tư ấy nữa.

    Tôi biết các bạn học sinh không hề có ý xấu, cũng không hề muốn làm hại chúng tôi mà chỉ do sự hiếu động của lứa tuổi nên mới có những hành động vô tư như thế. Tôi tin chắc rằng chỉ cần lớn hơn một chút, lắng nghe những lời dạy của thầy cô thì các bạn sẽ nhận thức được hành động của mình là chưa đúng. Tôi không còn giận và trách các bạn học sinh nữa, bởi chính sự vô tư, hồn nhiên của các bạn, tôi chỉ hi vọng các bạn có ý thức hơn trong việc bảo vệ chúng tôi, những loài thực vật trồng trong trường cũng như ở bất cứ đâu, để chúng ta có thể trở thành những người bạn thân thiết.

    HỌC TỐT NHÉ YÊUokvuiyeu