K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 3 2020

Nguyễn Dực Tông (chữ Hán: 阮翼宗 22 tháng 9 năm 1829 – 19 tháng 7 năm 1883) tên thật là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm (阮福洪任), khi lên ngôi đổi thành Nguyễn Phúc Thì (阮福時), là vị hoàng đế thứ tư của triều Nguyễn. Ông là vị vua có thời gian trị vì lâu dài nhất của nhà Nguyễn, trị vì từ năm 1847 đến 1883, ông được truy tôn miếu hiệu là Nguyễn Dực Tông (阮翼宗), thuỵ hiệu Dực Tông Anh Hoàng Đế (翼宗英皇帝) trong suốt thời gian trị vì của mình ông chỉ sử dụng duy nhất một niên hiệu là Tự Đức (嗣德), thường được gọi là Tự Đức Đế (嗣德帝)

Triều đại của ông đánh dấu sự suy yếu của nhà Nguyễn và nhiều sự kiện xấu với vận mệnh Đại Nam. Quân đội nhà Nguyễn ngày càng suy yếu, kinh tế trì trệ, trong khi nhiều cuộc nội loạn diễn ra trong cả nước. Năm 1858, liên quân Pháp-Tây Ban Nha nổ súng tấn công Đà Nẵng. Trước tình hình người Pháp xâm lấn trong triều đình đặt ra vấn đề cải cách, liên tiếp các năm từ 1864 đến 1881, các quan là Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ, Đinh Văn Điền, Nguyễn Hiệp, Lê Định liên tiếp dâng sớ xin nhà vua cho cải cách toàn diện đất nước nhưng các đình thần lại không thống nhất, nhà vua cũng không đưa ra được quyết sách dứt khoát. Mãi đến năm 1878, triều đình mới bắt đầu cử người thực hiện các bước đầu tiên trong quá trình cải cách là cho học tiếng nước ngoài, nhưng đình thần vẫn bất đồng và nảy sinh hai phe chủ trương cải cách và bảo thủ, rồi đến khi nước Đại Nam dần rơi vào tay quân Pháp cũng nảy sinh hai phe chủ chiến và chủ hòa.

Triều đình nhà Nguyễn ngày càng bất lực trước sự tấn công của Pháp, chỉ mong cắt đất cầu hòa. Cuối cùng, tới năm 1883, Tự Đức qua đời, ngay sau đó Pháp tấn công vào kinh đô và ép buộc nhà Nguyễn phải công nhận sự "bảo hộ" của Pháp trên toàn Đại Nam. Nhà Nguyễn sau thời Tự Đức chỉ còn là danh nghĩa, vua Nguyễn chỉ còn là bù nhìn, thực tế thì đã mất nước vào tay Pháp.

30 tháng 3 2021

Ý 1:

- Đời sống nhân dân, nhất là nông dân ngày càng cực khổ.

- Địa chủ cường hào chiếm đoạt ruộng đất, quan lại tham nhũng, tô thuế nặng nề.

- Nạn đói, dịch bệnh hoành hành khắp nơi.

=> Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ.

 

 

Ý 2:

Đời sống của các tầng lớp nhân dân dưới triều Nguyễn cực khổ do:

- Địa chủ, cường hào chiếm đoạt ruộng đất.

- Quan lại tham nhũng, tô thuế phu dịch nặng nề.

- Nạn dịch bệnh, nạn đói hoành hành khắp nơi.

=> Nhân dân căm phẫn, bất bình, mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên gay gắt, nên họ nổi dậy đấu tranh chống chính quyền nhà Nguyễn.



 

 

30 tháng 3 2021

cảm ơn bạn

 

12 tháng 11 2021

b nhaaaaaaaaaa

Truyện một nhà thơ chân chính“Không thể lấy máu mà dìm được chân lý.”                                                                        – Maksim Gorky –Ở một vương quốc nọ, có một ông vua tàn bạo. Dưới triều đại của nhà vua, nhân dân sống lầm than và khổ cực. Người ta truyền nhau một bài hát về sự tham lam và độc ác của quốc...
Đọc tiếp

Truyện một nhà thơ chân chính

“Không thể lấy máu mà dìm được chân lý.”
                                                                        – Maksim Gorky –

Ở một vương quốc nọ, có một ông vua tàn bạo. Dưới triều đại của nhà vua, nhân dân sống lầm than và khổ cực. Người ta truyền nhau một bài hát về sự tham lam và độc ác của quốc vương, và bài hát đến tai vua. Vua ra lệnh tìm bằng được nhà thơ đã làm bài hát nổi loạn và bắt vào cung.

Các quan đại thần, những lính hầu cận của vua không thể tìm ra ai là người đã làm bài hát đó. Vua bèn ra lệnh bắt tất cả các nhà thơ… tất cả những người hát trong vương quốc đem giam lại. Hôm sau, vua cho gọi những nhà thơ bị bắt và nói:

– Bây giờ mỗi người hát cho ta nghe một bài do mình làm.

Các nhà thơ lần lượt hát những bài ca ngợi quốc vương, ca ngợi trí tuệ minh mẫn, trái tim phúc hậu, sức mạnh vô địch, sự vinh quang và vĩ đại của quốc vương. Duy chỉ có ba người không hát một bài nào. Vua thả tất cả, còn giam ba người đó lại. Ai cũng tưởng là vua đã quên họ, nhưng sau ba tháng, vua cho gọi ba người đó từ trong ngục ra bảo:

– Nào, bây giờ hãy hát cho ta nghe.

Một trong ba người đó lập tức cất tiếng hát ca ngợi quốc vương như những người trước đó, và anh ta liền được tha. Vua sai đưa hai người còn lại đến bên đống lửa và nói:

– Bây giờ các ngươi sẽ bị hỏa thiêu – Hãy hát cho ta nghe, lần cuối cùng ta ra lệnh cho các ngươi!

Một trong hai người liền hát bài ca ngợi và cũng được tha. Còn một người cuối cùng vẫn không chịu hát. Vua nói:

– Trói nó vào cột, nổi lửa thiêu ngay!

Nhà thơ bị trói vào cột bỗng cất tiếng hát. Anh hát bài hát nói về sự tàn bạo, tham lam, độc ác của quốc vương, bài hát đã diễn đến cái chết mà anh đang dũng cảm đương đầu. Vua bỗng thét lên:

– Cởi trói cho anh ta mau lên, gạt lửa ra, gạt lửa ra ngay! Ta không thể để mất đi một nhà thơ chân chính duy nhất còn trên đất nước này…

trả lời câu hỏi:

Câu 4: Em hãy giải thích vì sao nhà vua lại thay đổi thái độ và ra lệnh cởi trói cho nhà thơ cuối cùng?
Câu 5: Qua câu chuyện, tác giả gửi gắm thông điệp gì? 
Câu 6: Từ ngữ liệu trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 120 chữ) trình bày suy nghĩ của em về lòng dũng cảm. 

 

0
25 tháng 7 2021

Tham khảo

 Em hãy trình bày những hiểu biết của mình về nhân vật lịch sử Quang Trung – Nguyễn Huệ. 

=> Quang Trung Nguyễn Huệ là người anh hùng áo vải đã đánh đổ cả hai tập đoàn thống trị phản động ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, người đã lập nên những chiến công hiển hách chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh, thực hiện được khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc vào cuối thế kỷ thứ 18.
Nguyễn Huệ là nhà quân sự thiên tài. Trong hoạt động quân sự, ông chủ động tập trung lực lượng đánh vào những mục tiêu chiến lược trọng yếu nhất và hành động liên tục, bất ngờ, chớp nhoáng, quyết liệt làm cho đối phương không kịp đối phó.
Nguyễn Huệ còn là nhà chính trị sáng suốt. Từ mục tiêu trước mắt của phong trào nông dân là đánh đổ chế độ áp bức Trịnh - Nguyễn, Nguyễn Huệ đã vươn lên nhận thức được nhiệm vụ dân tộc là thống nhất đất nước và đánh đuổi ngoại xâm

câu 2 : Liệt kê những công lao của ông đối với đất nước?

- Lật đổ các chính quyền phong kiến phản động Nguyễn- Trịnh - Lê. 
- Xoá bỏ sự chia cắt đất nước, bước đầu lập lại nền thống nhất quốc gia. 
- Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ được nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc. 

25 tháng 7 2021

Em tham khảo:

Nguyễn Huệ (1753 – 1792), còn được biết đến là Quang Trung Hoàng đế hay Bắc Bình Vương, là vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn, bên cạnh Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc. Ông không những là một trong những vị tướng lĩnh quân sự xuất sắc mà còn là một nhà cai trị tài giỏi, đưa ra nhiều cải cách kinh tế, xã hội nổi bật trong lịch sử Việt Nam.

Nguyễn Huệ và hai người anh em của ông, được biết đến với tên gọi Anh em Tây Sơn, là những lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã chấm dứt cuộc nội chiến Trịnh-Nguyễn phân tranh giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh ở phía bắc và Nguyễn ở phía nam, lật đổ hai tập đoàn này cùng nhà Hậu Lê, chấm dứt tình trạng phân liệt Đàng Trong - Đàng Ngoài kéo dài suốt 2 thế kỷ. Ngoài ra, Nguyễn Huệ còn là người đánh bại các cuộc xâm lược Đại Việt của Xiêm La từ phía nam, của Đại Thanh từ phía bắc; đồng thời còn là vị vua có tài cai trị khi đề ra nhiều kế hoạch cải cách tiến bộ xây dựng Đại Việt

16 tháng 4 2021

Vị vua lập ra triều nhà Nguyễn: Nguyễn Ánh (Gia Long)

Vị vua nhiều vợ đông con nhất thời Nguyễn: Minh Mạng có 43 bà vợ, sinh cho nhà vua 142 người con: 78 hoàng tử và 64 công chúa.

Vị vua có thời gian trị vì ngắn nhất thời Nguyễn: Dục Đức

Vị vua cuối cùng của triều Nguyễn: Bảo Đại

- Vị vua lập ra triều nhà Nguyễn là Nguyễn Ánh. Nhà Nguyễn được thành lập sau khi chúa NguyễnNguyễn Ánh (Gia Long), lên ngôi hoàng đế năm 1802 và kết thúc hoàn toàn khi Bảo Đại thoái vị vào năm 1945, tổng cộng là 143 năm

- Vị vua nhiều vợ đông con nhất thời Nguyễn là Minh Mạng. Theo thống kê từ sử sách và thế phả dòng họ Nguyễnvua Minh Mạng có rất nhiều vợ, trong số đó có 43 người vợ từng sinh nở; 142 người con gồm 78 hoàng tử, 64 hoàng nữ.

- Vị vua có thời gian trị vì ngắn nhất thời Nguyễn là Dục Đức. Ông lên ngôi vua ngày 19 tháng 7 năm 1883 nhưng tại vị chỉ được ba ngày, ngắn nhất trong số 13 vị hoàng đế của triều Nguyễn, được vua Thành Thái truy tôn miếu hiệu là Cung Tông (恭宗), thụy hiệu là Huệ Hoàng đế (惠皇帝). Dục Đức là tên gọi khi ông còn ở Dục Đức Đường.

- Vị vua cuốicùng của triều Nguyễn là Bảo Đại. Bảo Đại (chữ Hán: 保大, 22 tháng 10 năm 1913 – 31 tháng 7 năm 1997), tên khai sinh: Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy (阮福永瑞), là hoàng đế thứ 13 và là vị vua cuối cùng của triều đại nhà Nguyễn, cũng là vị hoàng đế cuối cùng của chế độ quân chủ trong lịch sử Việt Nam.

 

câu1:'' Mà nay áo vải cờ đàogiúp dân đựng nước,xiết bao công trìnha) hai câu văn(thơ) trên nói về vị vua nào?b) em hãy nêu những công lao của vị vua đó đối với đất nước?câu2: a) trình bày những chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn nửa đầu thế kỉ 19 ?b) tại sao nhà Nguyễn lại thi hành chính sách hạn chế ngoại thương ?c) nếu là thương nhân của dai đoạn này em có đồng ý với chính...
Đọc tiếp

câu1:'' Mà nay áo vải cờ đào
giúp dân đựng nước,xiết bao công trình
a) hai câu văn(thơ) trên nói về vị vua nào?
b) em hãy nêu những công lao của vị vua đó đối với đất nước?
câu2: 
a) trình bày những chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn nửa đầu thế kỉ 19 ?
b) tại sao nhà Nguyễn lại thi hành chính sách hạn chế ngoại thương ?
c) nếu là thương nhân của dai đoạn này em có đồng ý với chính sách ngoại thương của nhà Nguyễn ko ? vì sao ?
câu3:
a) cuối thế kỉ 18 nửa đầu thế kỉ 19 nước ta đạt những thành tựu gì về kĩ thuật ?
b) trong thành tựu kĩ thuật cuối thế kỉ 18 nửa đầu thế kỉ 19 của nước ta em thích thành tựu nào nhất ? vì sao ?
c) những thành tựu về kĩ thuật nước ta cuối thế kỉ 18 nửa đầu thế kỉ 1 phản ánh điều gì?

mọi người giúp mình nhé mik cảm ơn

0
câu1:'' Mà nay áo vải cờ đàogiúp dân đựng nước,xiết bao công trìnha) hai câu văn(thơ) trên nói về vị vua nào?b) em hãy nêu những công lao của vị vua đó đối với đất nước?câu2: a) trình bày những chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn nửa đầu thế kỉ 19 ?b) tại sao nhà Nguyễn lại thi hành chính sách hạn chế ngoại thương ?c) nếu là thương nhân của dai đoạn này em có đồng ý với chính...
Đọc tiếp

câu1:'' Mà nay áo vải cờ đào
giúp dân đựng nước,xiết bao công trình
a) hai câu văn(thơ) trên nói về vị vua nào?
b) em hãy nêu những công lao của vị vua đó đối với đất nước?
câu2: 
a) trình bày những chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn nửa đầu thế kỉ 19 ?
b) tại sao nhà Nguyễn lại thi hành chính sách hạn chế ngoại thương ?
c) nếu là thương nhân của dai đoạn này em có đồng ý với chính sách ngoại thương của nhà Nguyễn ko ? vì sao ?
câu3:
a) cuối thế kỉ 18 nửa đầu thế kỉ 19 nước ta đạt những thành tựu gì về kĩ thuật ?
b) trong thành tựu kĩ thuật cuối thế kỉ 18 nửa đầu thế kỉ 19 của nước ta em thích thành tựu nào nhất ? vì sao ?
c) những thành tựu về kĩ thuật nước ta cuối thế kỉ 18 nửa đầu thế kỉ 1 phản ánh điều gì?

mọi ngừi giúp mik nha mik cám ơn nhiều

0
28 tháng 3 2022

Tham Khảo:

 

+ Nhà Nguyễn có ý thức cùng nhân dân đấu tranh chống giặc ngoại xâm: cử Nguyễn Tri Phương ra đốc quân chống giặc, cử Hoàng Diệu làm tổng đốc Hà nội để giữ lấy Bắc Kì,...

+ Tuy nhiên, nhà Nguyễn lại bỏ lỡ nhiều cơ hội đánh thắng giặc do thi hành đường lối kháng chiến sai lầm (chỉ lo thủ hiểm).

- Về sau: trước ưu thế về sức mạnh quân sự của kẻ thù, triều đình nhà Nguyễn không kiên quyết cùng nhân dân chống giặc, đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác, tỏ ra bạc nhược, yếu kém để thực dân Pháp lấn tới. Triều Nguyễn đã vì quyền lợi ích kỉ của dòng họ đã bán rẻ quyền lợi dân tộc (thông qua việc kí hàng loạt các hiệp ước bất bình đẳng với Pháp).

28 tháng 3 2022

THAM KHẢO:

- Ban đầu:

+ Nhà Nguyễn có ý thức cùng nhân dân đấu tranh chống giặc ngoại xâm: cử Nguyễn Tri Phương ra đốc quân chống giặc, cử Hoàng Diệu làm tổng đốc Hà nội để giữ lấy Bắc Kì,...

+ Tuy nhiên, nhà Nguyễn lại bỏ lỡ nhiều cơ hội đánh thắng giặc do thi hành đường lối kháng chiến sai lầm (chỉ lo thủ hiểm).

- Về sau: trước ưu thế về sức mạnh quân sự của kẻ thù, triều đình nhà Nguyễn không kiên quyết cùng nhân dân chống giặc, đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác, tỏ ra bạc nhược, yếu kém để thực dân Pháp lấn tới. Triều Nguyễn đã vì quyền lợi ích kỉ của dòng họ đã bán rẻ quyền lợi dân tộc (thông qua việc kí hàng loạt các hiệp ước bất bình đẳng với Pháp).

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
29 tháng 3 2019

Phần 1.

a. PTBĐ: Tự sự

b. Cách lập luận: Nêu dẫn chứng -> khẳng định luận điểm.

c. Nội dung: Khẳng định tài năng và đức độ về mọi mặt của Trần Quốc Khải.

Phần 2.

1. Giải thích:

- Lời dạy của Bác khẳng định 2 vấn đề trọng tâm: học tập và lao động. Trong lĩnh vực nào cũng cần dành nhiều tâm huyết và nghiêm túc, nỗ lực để đạt được hiệu quả, thành tựu.

- Học tập tốt, lao động tốt chính là cách để xây dựng đất nước giàu mạnh, sánh vai được với cường quốc năm châu.

2. Chứng minh:

- Tấm gương từ chính bản thân Bác: Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua. Từ khi Bác ra đi với hai bàn tay trắng để tìm đường cứu nước đến khi Bác đưa lí tưởng Cách mạng và đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng. Bác là tấm gương học tập suốt đời, làm việc suốt đời. 

- HS lấy thêm dẫn chứng về những tấm gương trong cuộc sống.

3. Bình luận:

- Nêu vai trò, tác dụng của việc học tập tốt, lao động tốt.

- Phản đề: nếu không học tập tốt thì sẽ có ảnh hưởng như thế nào đối với mỗi cá nhân và xã hội.

- Làm thế nào để học tập tốt, lao động tốt (đưa ra phương pháp): khiêm tốn, nỗ lực, ý thức học hỏi mọi lúc mọi nơi...

- Liên hệ bản thân: bài học nhận thức và hành động.