K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I, Dàn ý tham khảo

1, Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

2, Thân bài

* Bản cáo trạng đanh thép vạch rõ tội ác của quân xâm lược nhà Minh.

- Nguyễn Trãi đã lột trần âm mưu thâm độc của chúng: lợi dụng nhà Hồ chính sự đổ nát, giặc Minh đã thừa cơ vào cướp nước ta:

"Nhân họ Hồ chính sự phiền hà,

Để trong nước lòng dân oán hận.

Quân cuồng Minh đã thừa cơ gây họa,

Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh".

=> Trong suốt hai mươi năm đô hộ nước ta (1407-1427), chính quyền đô hộ nhà Minh đã thực hiện nhiều chính sách và biện pháp từ tinh vi đến trắng trợn nhằm xoá bỏ quá khứ đấu tranh, dựng nước và giữ nước bất khuất của dân tộc ta, thủ tiêu những di sản văn hoá truyền thống tốt đẹp của nhân dân Đại Việt để chiếm đóng vĩnh viễn đất nước ta.

- Tác giả đã khẳng định đó là tội ác “Bại nhân nghĩa nát cả đất trời” và kể ra những hành động dã man của bọn chúng.

- Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.

=> Đây là hình ảnh vừa cụ thể, vừa khái quát như một lời cáo trạng, lời buộc tội quân giặc.

- Đứng trên lập trường nhân nghĩa, đoạn văn là máu, là nước mắt, thể hiện sự căm hận sục sôi của Nguyễn Trãi đối với kẻ thù.

3, Kết bài

- Khẳng định lại giá trị của bài thơ

- Tình cảm của em dành cho bài thơ

II, Bài văn tham khảo

Nguyễn Trãi là danh nhân văn hóa thế giới, là nhà lãnh đạo tài ba mưu lược. Hơn thế nữa, ông còn là một nhà thơ tiêu biểu của nền văn học trung địa Việt Nam. Ông đã để lại cho chúng ta hàng loạt các tác phẩm vô giá trong đó không thể không nhắc đến bài thơ "Bình ngô đại cáo". Tác phẩm đã tố cáo tội ác đanh thép của giặc và thể hiện tinh thần yêu nước của Nguyễn Trãi nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung. Điều này được thể hiện rõ nhất qua đoạn thơ thứ hai của bài:

" Vừa rồi

...........

Ai bảo thần dân chịu được".

Nếu như đoạn 1 nêu lên lập trường chính nghĩa thì đoạn 2 là bản cáo trạng đanh thép vạch rõ tội ác của quân xâm lược nhà Minh. Nguyễn Trãi đã lột trần âm mưu thâm độc của chúng: lợi dụng nhà Hồ chính sự đổ nát, giặc Minh đã thừa cơ vào cướp nước ta:

Nhân họ Hồ chính sự phiền hà,

Để trong nước lòng dân oán hận.

Quân cuồng Minh đã thừa cơ gây họa,

Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh.

Năm 1406, lấy cớ nhà Hồ cướp ngôi của nhà Trần, nhà Minh huy động một lực lượng lớn gồm 20 vạn bộ binh và thuỷ binh cùng với hàng chục vạn dân phu vận chuyển, dưới quyền chỉ huy của Chu Năng, Trương Phụ, Mộc Thạnh, Lý Bân, Trần Húc kéo vào xâm lược Đại Việt. Quân Minh chia làm hai cánh: một cánh do Trương Phụ chỉ huy theo đường Bằng Tường, Quảng Tây tiến vào Lạng Sơn, một cánh do Mộc Thạnh chỉ huy từ Vân Nam theo đường sông Hồng kéo xuống. Nhà Minh còn sai người mang sắc vào dụ vua Chămpa phối hợp tấn công ở biên giới phía nam.

Trong suốt hai mươi năm đô hộ nước ta (1407-1427), chính quyền đô hộ nhà Minh đã thực hiện nhiều chính sách và biện pháp từ tinh vi đến trắng trợn nhằm xoá bỏ quá khứ đấu tranh, dựng nước và giữ nước bất khuất của dân tộc ta, thủ tiêu những di sản văn hoá truyền thống tốt đẹp của nhân dân Đại Việt để chiếm đóng vĩnh viễn đất nước ta. Nhà Minh nhiều lần đốt sách vở, kể cả sách học của trẻ em, phá hủy các bia đá. Lịch sử đã ghi lại tội ác của giặc Minh và Bình Ngô Đại Cáo lại thêm một lần tố cáo mạnh mẽ tội ác của chúng.

Tác giả đã khẳng định đó là tội ác “Bại nhân nghĩa nát cả đất trời” và kể ra những hành động dã man của bọn chúng. Âm mưu xâm lược của quân giặc gian xảo bao nhiêu thì chính sách cai trị của chúng càng thâm độc bấy nhiêu. Vẫn là những chính sách cũ nhưng thâm độc hơn nhiều: chúng không chỉ bóc lột vơ vét hết mọi sản vật, sức người, sức của của dân ta mà chúng còn huỷ hoại cả môi trường sống (tàn hại giống côn trùng cây cỏ) và tàn sát con người không biết ghê tay. Hai câu :

Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.

Đây là hình ảnh vừa cụ thể, vừa khái quát như một lời cáo trạng, lời buộc tội quân giặc. Văn học trung đại Việt Nam không có nhiều nhà thơ đưa hình ảnh “Dân đen” vào trang viết của mình. Dân đen-những kiếp người nhỏ bé tận cùng dưới đáy xã hội. Họ là nạn nhân của tội ác mà quân giặc đã gieo rắc trên bờ cõi dân tộc. Nếu không có một tấm lòng rộng mở, nếu không có một tư tưởng nhân đạo sâu sắc thì Nguyễn Trãi đâu thể viết nên những câu văn mang đầy sức gợi và đậm tính nhân văn như thế? Có thể nói, hai câu văn đã được viết viết ra bằng máu và nước mắt của người anh hùng suốt đời một lòng vì dân vì nước.

Vơ vét sản vật, tiêu diệt con người, tội ác của giặc không giấy bút nào tả xiết :

Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,

Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.

Nguyễn Trãi chọn cái vô cùng (trúc Nam Sơn, nước Đông Hải) để nói đến tội ác của một loài quỷ dữ (thằng há miệng, đứa nhe răng). Bọn chúng như những con thú dữ khát máu người, chỉ nhăm nhe cắn xé nhân dân ta đến tận xương tủy. Hậu quả bọn chúng để lại thật là tàn khốc: gia đình tan nát, vợ  mất chồng, con cái thì nheo nhóc, muôn loài bị phá huỷ, tiêu diệt, sản xuất thì trì trệ, nhân dân khổ cực.

Để nêu rõ tội ác của quân xâm lược, tác giả đã dụng phương pháp liệt kê có chọn lọc, sử dụng những câu văn giàu hình tượng, giọng văn thay đổi linh hoạt, phù hợp với cảm xúc. Lúc thì tỏ ra căm phẫn, tức giận đến thấu xương cái lũ xâm lược tàn bạo, lúc thì lại thể hiện sự xót xa, đau đớn cho nhân dân ta.

Hai câu cuối kết án vô cùng đanh thép :

Lẽ nào trời đất dung tha,

Ai bảo thần dân chịu được ?

Tội ác của giặc Minh đã vượt qua cái giới hạn của lẽ trời. Hành động nhơ bẩn của chúng khiến cả thần và người đều không thể tha thứ.

Đứng trên lập trường nhân nghĩa, đoạn văn là máu, là nước mắt, thể hiện sự căm hận sục sôi của Nguyễn Trãi đối với kẻ thù.

Nói tóm lại, đoạn văn này là một bản cáo trạng đanh thép tố cáo tội ác khủng khiếp của giặc Minh trong 20 năm trên mảnh đất Đại Việt.

Ðể đảm bảo vừa tăng cường sức thuyết phục vừa đạt được tính cô đọng, hàm súc của ngôn từ văn chương, Nguyễn Trãi sử dụng đan xen, kết hợp hài hòa giữa những hình ảnh mang tính chất khái quát với những hình ảnh có tính cụ thể, sinh động.

Như vậy bằng cái tái và cái tâm của mình, Nguyễn trãi đã khiến cho Bình Ngô Đại Cáo xứng đáng được vinh danh là áng thiên cổ hùng văn (áng văn bất hủ muôn đời). Để rồi văn đàn Việt Nam tự hào có một Nguyễn Trãi. Dân tộc Việt Nam tự hào có một Ức Trai.

Cuồng Minh tứ khích, nhân dĩ độc ngã dân;
Nguỵ đảng hoài gian, cánh dĩ mãi ngã quốc.
Hân thương sinh ư ngược diệm,
Hãm xích tử ư họa khanh.
Khi thiên võng dân, quỷ kế cái thiên vạn trạng;
Liên binh kết hấn, nẫm ác đãi nhị thập niên.
Bại nghĩa thương nhân, càn khôn ky hồ dục tức;
Trọng khoa hậu liễm, sơn trạch mỹ hữu kiết di.
Khai kim trường, tắc mạo lam chướng nhi phủ sơn đào sa,
Thái minh châu, tắc xúc giao long nhi hoàn yêu thộn hải.
Nhiễu dân thiết huyền lộc chi hãm tịnh,
Điễn vật chức thúy cầm chi võng la.
Côn trùng thảo mộc giai bất đắc dĩ toại kỳ sinh,
Quan quả điên liên câu bất hoạch dĩ an kỳ sở.
Tuấn sinh linh chi huyết dĩ nhuận kiệt hiệt chi vẫn nha;
Cực thổ mộc chi công dĩ sùng công tư chi giải vũ.
Châu lý chi chinh dao trọng khốn,
Lư diêm chi trữ trục giai không.
Quyết Đông Hải chi thủy bất túc dĩ trạc kỳ ô,
Khánh Nam Sơn chi trúc bất túc dĩ thư kỳ ác.

Đây là 1 vài câu thơ nói lên tội ác của giặc Minh đối với nhân dân ta

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
22 tháng 11 2023

Học sinh tự chọn một tác phẩm tiêu biểu để học thuộc.

8 tháng 5 2023

"Bình ngô đại cáo" là một áng văn lưu danh thiên cổ của một bậc toàn tài hiếm có Nguyễn Trãi, được mệnh danh là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc. Bài cáo là tình yêu nước sâu sắc cùng lòng căm thù ngoại xâm tột độ mà đoạn trích "Nước Đại Việt ta" là đỉnh cao của tinh thần yêu nước.

Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

Nguyễn Trãi đã chỉ ra yếu tố đầu tiên của lòng yêu nước đó là nhân nghĩa. Yêu nước tức là yêu tổ quốc, thương đồng bào và yêu cái truyền thống quý báu mà cha ông để lại. Truyền thống ấy ở đây chính là nhân nghĩa, là lòng nhân trong cách đối xử giữa người với người. Mà theo Nguyễn Trãi thì cốt lõi của lòng mọi việc nhân nghĩa trên đời ấy chính là "yên dân" làm sao cho dân ấm no, yên ổn. Mà trong hoàn cảnh đất nước bị xâm lăng thì muốn yên dân cần điếu phạt, trước hết là trừ đi quân bạo tàn hà hiếp nhân dân. Tức là lấy dân làm gốc. Nguyễn Trãi đã từng quan niệm "Đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân". Nhân dân chính là lực lượng quyết định cốt lõi trong vận mệnh quốc gia dân tộc, có nhân dân chính là có nguồn sức mạnh to lớn, quốc gia có mất thì cũng sẽ lấy lại được, tức là không mất gì hết nhưng mất đi nhân dân, quốc gia còn thì cũng chỉ là mảnh đất vô hồn, vô chủ. Vậy nên yêu nước chính là yêu dân, chứ không còn là chỉ yêu vua như trước nữa. Việc Nguyễn Trãi nói hai câu này ngay đầu bài cáo Bình Ngô chính là để khẳng định một tư tưởng về việc nhân nghĩa vững bền, đó là cơ sở cho tình yêu nước.

Tiếp theo sau đó, những chứng cớ về một quốc gia có độc lập chủ quyền lần lượt được đưa ra hết sức có cơ sở:

Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương,
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.

Không còn là sự khẳng định mông lung về bờ cõi trong "thiên thư" như cách nói của Lý Thường Kiệt nữa mà dẫn chứng được đưa ra rõ ràng để khẳng định nước ta là một nước có nền độc lập tự chủ từ lâu đời. Nước ta có tên "Đại Việt" có nền văn hóa, văn hiến lâu đời, có phong tục, tập quán, có lịch sử các thời đại có thể sánh ngang hàng với những thời đại lớn trong lịch sử Trung Hoa đồng thời còn có nhân tài. Một vùng lãnh thổ có đầy đủ những yếu tố như vậy thì hoàn toàn xứng đáng là một quốc gia có độc lập chủ quyền và là một quốc gia có quyền tự hào về độc lập chủ quyền của dân tộc mình. Tình yêu nước thể hiện ở đoạn này chính là những chứng cớ rõ ràng về lòng tư tôn dân tộc, chính vì lòng tự tôn ấy, ông chỉ ra hệ quả tất yếu của những tên xâm lược:

Vậy nên:
Lưu Cung tham công nên thất bại
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
Việc xưa xem xét
Chứng cứ còn ghi.

Chứng cớ về những thất bại nhiều lần của tướng giặc cho thấy chúng đã phạm sai lầm khi cố tình giày xéo dân ta dưới gót giày bạo tàn, chúng đã phải trả giá cho những điều ấy bởi tinh thần yêu nước, sự đoàn kết của nhân dân cả nước cùng sự tài ba chính nghĩa của những vị anh hùng nước Nam.

Đoạn trích "Nước Đại Việt ta" cho ta nhiều suy nghĩ về tình yêu nước mà quan trọng nhất đó là yêu tổ quốc chính là yêu đồng bào, yêu dân, làm sao lo cho dân được yên ổn, no ấm.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

a.

Phương diện

Văn bản nghị luận văn học

Văn bản nghị luận xã hội

Đối tượng nghị luận

Vấn đề, khía cạnh trong tác phẩm văn học.

Vấn đề, hiện tượng trong đời sống hoặc vấn đề về tư tưởng, đạo lí.

Phạm vi nghị luận

Gói gọn trong tác phẩm văn học.

Bao quát các vấn đề trong cuộc sống.

Mục đích nghị luận

Nêu ra quan điểm về vấn đề, hiện tượng văn học.

Nêu quan điểm về vấn đề, hiện tượng, tư tưởng trong đời sống.

Lí lẽ và dẫn chứng

Chủ yếu dựa vào nguyên liệu từ tác phẩm văn học.

Đa dạng hơn so với văn bản nghị luận văn học.

b.

Phương diện

Văn bản nghị luận trung đại

Văn bản nghị luận hiện đại

Hình thức

- Cố định ở một số thể loại riêng biệt: chiếu, hịch, cáo, tấu...

- Sử dụng Hán văn.

- Câu văn thường tuân theo các quy tắc: biền ngẫu, dụng điển.

- Chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng Nho - Phật - Đạo.

- Ngôn ngữ đời thường, hiện đại.

- Lập luận phụ thuộc vào lí lẽ và dẫn chứng.

- Có thể sử dụng biện pháp tu từ để tạo nên yếu tố biểu cảm, tăng sức thuyết phục cho bài viết.

Nội dung

Thường bàn tới những vấn đề tầm cỡ quốc gia, liên quan đến quốc kế, dân an.

Đề tài rộng, phong phú.

2 tháng 7 2021

Tham khảo nha em:

Dân tộc Việt Nam có một lòng yêu nước nồng nàn. Điều đó được thể hiện từ những buổi đầu dựng nước và giữ nước. Nhưng đến ngày hôm nay, khi đất nước giành được độc lập, tinh thần ấy vẫn còn sáng ngời. Điều đó được thể hiện qua những hành động cụ thể của thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước. Lòng yêu nước được thể hiện qua việc cố gắng học tập tốt, nghiêm chỉnh chấp hành nội quy của trường, lớp cũng như biết yêu thương bạn bè, kính trọng thầy cô và những người xung quanh. Đồng thời, cần phải xác định cho bản thân một ước mơ, một lý tưởng để cố gắng hoàn thành nó và trở thành người có ích trong tương lai. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn những thanh niên có nhận thức hết sức lệch lạc. Họ chạy theo lối sống thực dụng, ăn chơi sa đọa, lãng phí, sống tự do, cá nhân, vô tổ chức. Thậm chí họ còn rời bỏ quê hương, thậm chí còn tìm cách chống phá nhà nước… Những hành vi đó thật đáng lên án và tránh xa. Như vậy, mỗi bạn trẻ hãy luôn ý thức được rằng, lòng yêu nước là vô cùng quý giá và thiêng liêng.

2 tháng 7 2021

tham khảo:

 

Nói đến tinh thần yêu nước thì mỗi dân tộc ai cũng có. Nhưng nói đến cái dũng mãnh và mưu trí thì dân tộc ta vượt trội hoàn toàn. Thể hiện rõ trong các cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông của nhà Trần, cuộc kháng chiến của Nghĩa quân Lam Sơn chống giặc Ngô, Trận Điện Biên Phủ của thời Cách mạng tháng Tám, một dân tộc nhỏ về số lượng dân số và diện tích đất đai – nhưng to tinh thần dân tộc và mưu dũng. Cái tinh thần đó được ghi chép lại ở nền văn học Việt Nam chúng ta. Trong dòng văn học ca ngợi truyền thống yêu nước xuyên suốt lịch sử văn học, “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi được đánh giá là áng “thiên cổ hùng văn”, là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc, được các thế hệ người Việt luôn yêu thích, tự hào. Nó luôn thôi thúc bao thế hệ tìm tòi và nghiên cứu về nó, đối với người viết cũng rất say mê và tự hào về những áng văn bất hủ này.

Bình Ngô đại cáo được Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết vào khoảng đầu năm 1428, khi cuộc kháng chiến chống Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn đã thắng lợi, quân Minh buộc phải ký hòa ước, rút quân về nước, nước ta bảo toàn được nền độc lập tự chủ, hòa bình. Nguyễn Trãi (1380-1442) là một anh hùng dân tộc, là người toàn tài hiếm có trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam. Ông có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh đồng thời cũng là nhà thơ trữ tình sâu sắc, nhà văn chính luận kiệt xuất, là cây đại thụ đầu tiên của văn học trung đại Việt Nam.

Tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” được Nguyễn Trãi viết theo thể cáo, viết bằng chữ Hán, thuộc thể văn hùng biện chính luận, có nội dung thông báo một chính sách, một sự kiện trọng đại liên quan đến quốc gia dân tộc, công báo trước toàn dân. Nhan đề tác phẩm có ý nghĩa là bài cáo trọng đại tuyên bố về việc dẹp yên giặc Ngô - một tên gọi hàm ý khinh bỉ căm thù giặc Minh xâm lược. Bài cáo có bố cục chặt chẽ mạch lạc, viết theo lối biền ngẫu, vận dụng thể tứ lục, sử dụng hệ thống hình tượng sinh động, gợi cảm.

"Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi là bản anh hùng ca ca ngợi chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta thế kỉ XV. Tác phẩm vừa có giá trị lịch sử, vừa có giá trị văn học, không chỉ lưu giữ những sự kiện lịch sử mà còn lưu truyền lòng yêu nước tự hào dân tộc đến các thế hệ người Việt Nam.

Ngày nay, với xu thế phát triển của thế giới vượt bậc, trước mọi kẻ thù lâm le. Cuộc chiến hiện nay không bằng gươm giáo nữa, mà là chính trị và kinh tế. Vậy mỗi người con dân đất Việt phải có tinh thần như thế nào, và phải làm gì cho đất nước chúng ta. Làm gì để không hổ thẹn khi đọc những áng văn bất hủ, mà đầy tính yêu nước thương dân, tự hào nền văn hiến dân tộc, tinh thần nhân đạo nói chung và của trái tim mỗi người. Người viết cũng rất háo hức với tinh thần chung đó và nhân đây xin trình bày những điều tâm đắc của người viết khi đọc qua tác phẩm này.

17 tháng 2 2022

Tham khảo: 

- Giống nhau: Đều khẳng định độc lập, chủ quyền dân tộc trên hai phương diện: lãnh thổ riêng, hoàng đế riêng.

- Khác nhau: Trong "Bình Ngô đại cáo", Nguyễn Trãi bổ sung thêm 3 yếu tố: văn hiến, phong tục tập quán, lịch sử dân tộc. Sự sâu sắc thể hiện ở chỗ Nguyễn Trãi khẳng định văn hiến và truyền thống lịch sử là yếu tố cơ bản nhất khẳng định sự tồn tại bền vững của một quốc gia độc lập. =)?

17 tháng 2 2022

đen thui z pẹn