Trình bày sự phân bố dân cư nước ta? GIẢINước ta là một nước có dân số đông,tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao . Vì vậy làm cho sự phân bố dân cư ở nước ta không đồng đều và hợp lý. Cụ thể là :- Dân số nước ta phân bố không đồng đều giữa đồng bằng và miền núi+ Hiện nay , 80% dân số cả nước tập trung ở đồng bằng, 20% sống ở miền núi....
Đọc tiếp
Trình bày sự phân bố dân cư nước ta?
GIẢI
Nước ta là một nước có dân số đông,tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao . Vì vậy làm cho sự phân bố dân cư ở nước ta không đồng đều và hợp lý. Cụ thể là :
- Dân số nước ta phân bố không đồng đều giữa đồng bằng và miền núi
+ Hiện nay , 80% dân số cả nước tập trung ở đồng bằng, 20% sống ở miền núi. Năm 2003 , mật độ dân số ở ĐBSH là 1192 ng/km², ĐBSCL là 1000 ng/km² còn mật độ dân số ở các tỉnh miền núi là 30 ng/km²
- Dân số nước ta phân bố không đồng đều giữa thành thị và nông thôn
+ Ở thành thị chiếm 26% dân số cả nước, tập trung đông ở các thành phố lớn như Hà Nội là 2431 ng/km² và tp.HCM là 1984 ng/km²
+ Ở nông thôn chiếm 74% dân số cả nước , dân cư tập trung thưa thớt như vùng nông thôn ở ĐBSCL là 300 ng/km²
- Dân cư ở nước ta phân bố không đồng đều trong nội bộ mỗi vùng, mỗi tỉnh, mỗi huyện, tại các địa phương và phân bố theo quy luật sau: những vùng tập trung đông dân cư là những vung gần các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, gần đường giao thông, gần những nơi có địa hình bằng phẳng, đất đai phì nhiêu, nguồn nước phong phú,.......Còn như nơi thưa dân vì không có điều kiện như vậy.
- Dân số nước ta hiện nay phân bố không đồng đều giữa các vùng đồng bằng với nhau, giữa các vùng miền núi trung du với nhau
+ Mật độ dân số ở ĐBSH cao gấp 2,8 lần so với ĐBSCL . Mật độ dân số ở ĐB cao hơn vùng TB
Câu 1. Những biểu hiện mới trong nông nghiệp các thế kỉ I - VI:
- Việc cày, bừa do trâu, bò kéo đã phổ biến.
- Biết đắp đê phòng chống lũ lụt, làm thủy lợi.
- Biết trồng hai vụ lúa trong một năm: vụ chiêm và vụ mùa, lúa rất tốt.
- Các loại cây trồng và chăn nuôi rất phong phú, có kĩ thuật sáng tạo. Đặc biệt là kĩ thuật trồng cam, biết dùng kĩ thuật “dùng côn trùng diệt côn trùng”.
Câu 2. Các triều đại phong kiến phương Bắc muốn " đồng hóa " dân ta, vì:
- Sức mạnh của văn hóa Việt đã cắm rễ quá chắc chắn và tạo nên một xã hội có trật tự và ngăn nắp trước khi bị xâm lăng.
- Kẻ xâm lược luôn muốn xóa bỏ văn hóa bản địa và muốn đồng hóa vào văn hóa của họ. Hai điều này luôn tạo ra các mâu thuẫn xung khắc ở thời kỳ đô hộ sau xâm lược. Nếu kẻ áp đặt yếu hơn thì xu hướng vùng lên đánh đuổi kẻ đo hộ sẽ rất mạnh. Điều này giải thích tại sao người Trung Hoa buộc phải chấp nhận một nước Việt của người Việt.
- Nhiều khi kẻ đô hộ ở lại với dân chúng bị đô hộ lại bị chính người bản địa đồng hoá, do sức mạnh của văn hóa bản địa đã đồng hóa kẻ đô hộ.
⇒ Tóm lại, Người Việt có một nền văn hóa vững chắc và lâu bền thì không thể bẻ gãy được. Các dân tộc khác bị Hán hóa chính là họ không có nền tảng đủ hùng mạnh để bảo vệ mình. Văn hóa Làng Xã của người Việt cũng là yếu tố mà kể cả người Pháp cũng phải chấp nhận nó và chưa bao giờ người Pháp có thể len lỏi được vào các tập tục và văn hóa của làng xã Việt Nam.