K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 2 2020

Về luật bằng – trắc (B – T): chữ thứ hai, thứ tư, thứ sáu ở trong các câu trong bài phải đối thanh:

Sángrabờsuốitốivàohang
TBBTTBB
Cháobẹraumăngvẫnsẵnsàng
TTBBTTB
BànđáchôngchênhdịchsửĐảng
BTBBTTT
Cuộcđờicáchmạngthậtsang
TBTTTBB
19 tháng 2 2019

Từ những ý thơ của Người,lúc nào ta cũng thấy toát lên một phong thái ung dung,là tinh thần lạc quan trong cuộc sống Cách Mạng đầy gian khổ.Dù trong hoàn cảnh "cháo bẹ rau măng" hay "bàn đá chông chênh",thi nhân vẫn vui vẻ mà viết lên rằng: "Cuộc đời Cách Mạng thật là sang". 
-Không chỉ có bài thơ Tức cảnh Pác Bó,Tẩu Lộ(Đi đường) cũng thể hiện ý chí của người chiến sĩ Cách Mạng này.Những câu thơ như chứa một sức mạnh ngàn cân.Dù đang trên đường đi với bao xiềng xích trên người,ấy vậy mà Người vẫn không nghĩ đến nỗi khó khăn hiện tại ấy,vẫn cất lên cái tâm hồn thi sĩ của mình,vẫn ung dung ngắm nhìn cảnh núi non: 
"Tẩu lộ tài chi tẩu lộ nan/Núi cao rồi lại núi cao trập trùng" 

=>Thể hiện tinh thần bất khuất,can đảm,không ngại những khó khăn,vất vả,một phong thái ung dung,lạc quan của người chiến sĩ Cách Mạng Hồ Chí Minh. 

-Hồ Chí Minh là một thi nhân có tình yêu gắn liền với thiên nhiên.Những hình ảnh trong bài thơ này đã chứng mình điều đó.Có thể kể tiêu biểu đó là bài thơ Ngắm Trăng với hình ảnh nhân-nguyệt,nguyệt-nhân.("Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,Nguyệt tòng song thích khán thi gia").Dường như cái chấn song kia không thể ngăn cách giữa hai người bạn là vầng trăng và thi sĩ.Cả hai như đối xứng với nhau,nhìn nhau thật lâu,thật thân thiết.Dù ở trong mọi hoàn cảnh,tình cảm của Bác vẫn không đổi,vẫn luôn dành tấm lòng cho thiên nhiên như một người bạn đồng hành. 

=>Thể hiện tâm hồn của một người thi sĩ,một tình yêu thiên nhiên tha thiết,sâu đậm và gắn bó biết bao. 

-Thiên nhiên gắn bó với bác trong từng nguồn cảm hứng,trong từng câu thơ không chỉ với tư cách là một người bạn,mà còn là một người mang lại cho Người những bài học cuộc đời rất quý giá mà giản dị.Đọc Đi đường,ta nhận ra điều đó.Núi cứ trùng trùng điệp điệp mọc ra trước mắt,như muốn ngăn bước chân người đi("Trùng san chi ngoại hựu trùng san/Trùng san đăng đáo cao phong hậu").Và rồi cuối cùng,khi vượt qua bao núi non ấy,trước mắt ta dường như là cả một khoảng trời mênh mông trong tầm mắt:"Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non".Từ việc "tẩu lộ" đơn thuần,ta cũng ngẫm ra được một chân lí hết sức giản dị mà thấu đáo:Hãy vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn để có được niềm vui chiến thắng,đặc biệt là vượt lên để chiến thắng bản thân mình. 

=>Bác đã đúc kết được chân lí này từ một bài thơ nhỏ.Tuy chỉ với 4 câu thơ ngắn ngủi,nhưng đó dường như là những suy nghĩ được kết tinh từ cách sống của một nhà hiền triết vĩ đại,có tầm nhìn sâu,rộng về cuộc đời. 

=>Từ những bài thơ đó,người đọc chúng ta cảm nhận được một phong thái,một hình tượng vĩ đại của vị cha già dân tộc Hồ Chí Minh.Đó là một tâm hồn thi sĩ ẩn trong một tinh thần của người chiến sĩ Cách Mạng kiên cường,lạc quan;đó cũng là phong thái của một nhà hiền triết,một bậc vĩ nhân vĩ đại không chỉ của dân tộc mà của cả thế giới.

25 tháng 9

Tinh thần lạc quan, ung dung tự tại trong mọi hoàn cảnh sống là nét đặc điểm nổi bật trong tính cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tinh thần đó đã trở thành một vũ khí để chiến đâu và chiến thắng mọi gian khó và kẻ thù. Thơ tức là người, thơ Bác thể hiện rõ phẩm chất cách mạng cao quý của người chiến sĩ cộng sản kiên trung. Bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" được sáng tác tháng 2 năm 1941 ở núi rừng Pác Bó là một trong rất nhiều bài thơ mang đậm phong cách ấy của Bác:

“Sáng ra bờ suối, tối vào hang

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

 

Cuộc đời cách mạng thật là sang!”

    Pause 00:00 00:20 01:31 Mute    

Thời gian này Bác về nước, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam. Trong điều kiện sống rất kham khổ: "Cháo bẹ rau măng", làm việc thiếu thốn "bàn đá chông chênh", bài thơ tràn ngập niềm vui và dí dỏm của một con người biết vượt lên hoàn cảnh để hướng tới một mục tiêu cao cả, đó là sự nghiệp giải phóng dân tộc. Mở đầu bài thơ tứ tuyệt, Bác viết:“Sáng ra bờ suối, tối vào hang.” Câu thơ gọn gàng, súc tích, chỉ có bảy chữ mà có cả thời gian, hành động. Thời gian là "sáng", "tối", không gian là "bờ suối", "hang" và trên nền của thời gian, không gian ấy xuất hiện bóng dáng của một người đang miệt mài làm việc. Cái từ ngữ chỉ hành động "sáng ra", "tối vào" gợi cho ta sự liên tưởng ấy. Điểm sáng của câu thơ ở chỗ tác giả rất chú ý đến trật tự của hai vế câu. Nếu nói: "Tối vào hang, sáng ra bờ suối" thì trật tự này tạo nên giá trị biểu nghĩa khác. Chất lạc quan vốn là bản tính của con người gang thép ấy nên trật tự tất yếu của câu thơ phải là: “Sáng ra bờ suối, tối vào hang.” Với trật tự này, cảnh như vận động, không đứng yên, theo quy luật tuần hoàn của thời gian. 

Vì vậy, ta không lấy làm lạ khi bắt gặp thái độ "vẫn sẵn sàng" của Bác ở câu thơ kế tiếp: “Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”. Thơ nói về một khí phách, một thái độ, một nhân sinh quan mà lời thơ vẫn dung dị như lời nói hàng ngày. Đặc điểm của thơ tứ tuyệt là câu, chữ hết sức tiết kiệm và một bài thơ hay đã bật lên được "chữ thần". Cụm từ "vẫn sẵn sàng" là điểm sáng của bài thơ. Câu thơ làm ta liên tưởng đến triết lí sống của người quân tử ngày xưa, "quân tử ăn chẳng cần no". Bác sẵn sàng chấp nhận cuộc sống vật chất kham khổ với thái độ vui đùa, cười cợt. Bác coi thường cái gian khổ thậm chí cả những khi thân xác bị đoạ đày đau xót, người chiến sĩ cách mạng ấy vẫn đùa cợt, dí dỏm. Những bài thơ "Pha trò", "Ghẻ", "Dây trói"... trong "Nhật kí trong tù" là thái độ ung dung tự tại trước những hoàn cảnh khắc nghiệt với lời thơ hóm hỉnh bất ngờ.

Khác với người xưa: "An bần lạc đạo", Bác Hồ là con người lao động, luôn luôn hành động vì một lí tưởng cao cả: “Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng.” Làm việc trong hoàn cảnh thiếu thốn những tiện nghi cần thiết, mượn đá làm bàn, bàn đá lại "chông chênh", chi tiết vui, ngộ và đó là một sự vật. Trong cách nhìn sự vật. Bác thường phát hiện những chi tiết ngộ nghĩnh, điều đó biểu hiện một tâm hồn lạc quan. Bài thơ kết thúc: “Cuộc đời cách mạng thật là sang!” Ngôn ngữ thơ bình dị mà ý thơ thì lớn lao. Nếu điểm sáng của hai câu thơ đầu là thái độ "vẫn sẵn sàng" thì sức nặng của bài thơ được dồn vào câu kết, đặc biệt với cụm từ "thật là sang!". Đây cũng là một cách nói vui, nói quá lên, chất hài hước đó ta thường gặp trong thơ và trong cuộc sống đời thường của Bác. Chất hài hước này làm cho bài thơ gợi lên niềm lạc quan cách mạng sáng ngời.

Bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" là một bài thơ giản dị mà sâu sắc. Bài thơ thể hiện một đạo lí sống cao đẹp nhưng lời thơ tự nhiên, không một chút vẽ vời hoa mĩ. Giọng điệu thơ rất gần với cách nói hàng ngày, ta có cảm giác Bác không cố ý làm bài thơ nhưng nó cứ đọng lại mãi trong tâm trí ta, sức sống lâu bền của bài thơ chính là chỗ đó.

 
14 tháng 4 2019

Chọn đáp án: B

17 tháng 9 2021

đáp án:B

27 tháng 11 2017

Chọn đáp án: B

17 tháng 9 2021

đáp án:D

Câu 1: Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” do ai sáng tác?A. Tố HữuB. Chế Lan ViênC. Phan Bội ChâuD. Hồ Chí MinhCâu 2: ý nào nói đúng nhất hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Tức cảnh Pác  Bó? A. Trong thời gian Bác Hồ hoạt động cách mạng ở Cao Bằng chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa.B. Trong thời gian Bác Hồ lãnh đạo toàn quốc kháng chiến chống Pháp.C. Trong thời gian Bác Hồ lãnh đạo toàn quốc kháng chiến chống Mĩ.D. Trong thời gian...
Đọc tiếp

Câu 1: Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” do ai sáng tác?

A. Tố Hữu

B. Chế Lan Viên

C. Phan Bội Châu

D. Hồ Chí Minh

Câu 2: ý nào nói đúng nhất hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Tức cảnh Pác  Bó? 

A. Trong thời gian Bác Hồ hoạt động cách mạng ở Cao Bằng chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa.

B. Trong thời gian Bác Hồ lãnh đạo toàn quốc kháng chiến chống Pháp.

C. Trong thời gian Bác Hồ lãnh đạo toàn quốc kháng chiến chống Mĩ.

D. Trong thời gian Bác Hồ bôn ba hoạt động cách mạng ở nước ngoài.

Câu 3: Dòng nào nói đúng nhất giọng điệu chung của bài Tức cảnh Pác Bó ?

A. Giọng tha thiết, trìu mến.

B. Giọng vui đùa, dí dỏm.

C. Giọng nghiêm trang, chừng mực.

D. Giọng buồn thương, phiền muộn.

hãy rủ lòng thương mà giúp tui =)))

2
17 tháng 2 2022

Câu 1: Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” do ai sáng tác?

A. Tố Hữu

B. Chế Lan Viên

C. Phan Bội Châu

D. Hồ Chí Minh

Câu 2: ý nào nói đúng nhất hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Tức cảnh Pác  Bó? 

A. Trong thời gian Bác Hồ hoạt động cách mạng ở Cao Bằng chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa.

B. Trong thời gian Bác Hồ lãnh đạo toàn quốc kháng chiến chống Pháp.

C. Trong thời gian Bác Hồ lãnh đạo toàn quốc kháng chiến chống Mĩ.

D. Trong thời gian Bác Hồ bôn ba hoạt động cách mạng ở nước ngoài.

Câu 3: Dòng nào nói đúng nhất giọng điệu chung của bài Tức cảnh Pác Bó ?

A. Giọng tha thiết, trìu mến.

B. Giọng vui đùa, dí dỏm.

C. Giọng nghiêm trang, chừng mực.

D. Giọng buồn thương, phiền muộn.

17 tháng 2 2022

d,a

27 tháng 3 2022

trắc nhiệm  là khoanh phải ko mn

27 tháng 3 2022

Đúng rồi đấy

17 tháng 4 2021

cảm nhận thì phải tự nghĩ thôi

trong lòng mình cảm nhạn j thì mình viết như thế nhé !

 

24 tháng 3 2022

Sáng ra bờ suối, tối vào hang,

Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng.

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,

Cuộc đời cách mạng thật là sang”.

 

- Sau ba mươi năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, tháng 2-1941 Bác Hồ trở về Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng ở trong nước. Khi đó, Người sống và làm việc trong một điều kiện hết sức gian khổ nhưng Bác vẫn vui vẻ lạc quan. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó là một trong những tác phẩm Người sáng tác trong thời gian này.

- Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

Hoàn cảnh sáng tác: thể hiện tinh thần lạc quan của Bác Hồ trong những năm tháng khó khăn của đời sống cách mạng. Dù những điều kiện sinh hoạt vô cùng hạn chế song bằng tinh thần làm việc hăng say và niềm tin vào sự nghiệp cách mạng của dân lộc, Bác vẫn lạc quan mỉm cười để lấy đó làm động lực hoạt đông

- Mặc dù cuộc sống ở Pác Bó thật sự rất khó khăn,thiếu thốn,điều kiện làm việc như vậy,thế nhưng Bác vẫn làm tốt công việc của mình.Dù khó khăn đến thế nào thì Bác vẫn cho công việc Cách Mạng của mình thật là "sang".Vì thế,với bác niềm vui lớn nhất đó là được làm Cách Mạng,trực tiếp lãnh đạo Cách Mạng nước nhà cho dù có gian khổ,vất vả,thiếu thốn về vật chất nhưng trái lại bác còn cảm thấy thế là đủ,là "sang".