Bài 1: Một người thợ xây dựng đẩy một xe chở xi măng có trọng lượng tổng cộng là 1000N với một lực cùng phương với chuyển động, làm cho xe chạy đều trên một đoạn đường thẳng nằm ngang dài 50m. Giả sử lực cản ma sát có độ lớn 300N. Tính:
a. Công của lực đẩy và công của trọng lực trên đoạn đường đó.
b. Công của lực ma sát.
Bài 2 : Một người thợ xây dùng ròng rọc cố định kéo một xô...
Đọc tiếp
Bài 1: Một người thợ xây dựng đẩy một xe chở xi măng có trọng lượng tổng cộng là 1000N với một lực cùng phương với chuyển động, làm cho xe chạy đều trên một đoạn đường thẳng nằm ngang dài 50m. Giả sử lực cản ma sát có độ lớn 300N. Tính:
a. Công của lực đẩy và công của trọng lực trên đoạn đường đó.
b. Công của lực ma sát.
Bài 2 : Một người thợ xây dùng ròng rọc cố định kéo một xô cát từ mặt đất lên cao 4 mét. Người đó đã sinh ra một công là 800J. Tính khối lượng của xô cát.
Bài 3 : Dùng một tấm ván dài 3m để kéo một thùng hàng có khối lượng 120kg lên sàn ô tô cao 1,5m. Lực kéo song song với tấm ván và bằng 800N
. a. Tính lực ma sát giữa tấm ván và thùng hàng ?
b. Tính hiệu suất của mặt phẳng nghiêng ?
Bài 4 : Dùng một mặt phẳng nghiêng đẩy một bao xi măng có khối lượng 50kg lên sàn ô tô. Sàn ô tô cách mặt đất h = 1,2m
. a. Tính chiều dài của mặt phẳng nghiêng sao cho người công nhân chỉ cần dùng một lực 200N để đưa bao xi măng lên ô tô. Giả sử ma sát giữa mặt phẳng nghiêng và bao xi măng không đáng kể.
b. Nhưng thực tế không thể bỏ qua ma sát nên hiệu suất của mặt phẳng nghiêng chỉ đạt 75%. Tính lực ma sát tác dụng vào bao xi măng ?
Bài 5 : Một máy bơm chuyển được 1,2m3 nước từ dưới sông lên cao 5m trong 2 phút.
a. Tính công suất của máy bơm.
b. Tính công mà máy bơm thực hiện trong 1 giờ.
a. Công của lực đẩy là :
\(A=F.s=5000.10=50000J\)
Công của trọng lực trên đoạn đường đó là
\(A=F_{ms}.s=300.50=15000J\)
mk cx ko chắc nx nhưng mk thấy bài làm của bn hơi bị kì kì