tục ngữ tiếng việt
Không có trò ngu dốt
Chỉ có thầy chưa giỏi
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chuyện học sinh (HS) tỏ thái độ bất hợp tác với thầy là chuyện thường tình! Vấn đề ở chỗ là ai gây ra và tác động cho thái độ này phát triển. Rõ ràng khong ai khác ngoài người Thầy!
Thử nghĩ xem trong một lớp chí ít cũng có hơn 30 HS, thậm chí có lớp vượt hơn con số 50 vậy mà người thầy vẫn nghèo nàn chỉ với một giáo án, như thuốc xuyên tâm liên dạo nào chữa bách bệnh, đem dùng từ lớp này sang lớp khác có người từ năm này sang năm khác!
Tại một lớp tập huấn giáo viên nọ, người hướng dẫn phát cho mỗi giáo viên dự lớp tập huấn một bộ thẻ có 13 chiếc mỗi chiếc một màu trên đó có ghi cách bạn thường học một điều mới như thế nào. Có cái ghi học bằng mắt, có các ghi học bằng hành động, có cái ghi bằng âm thanh...
Sau 15 phút lựa chọn và sắp xếp theo trật tự từ trái sang phải cách mình thường học điều mới như thế nào, hơn 60 thầy cô trong lớp tập huấn nọ trình bày trên bàn của mình và kêt quả do người hướng dẫn tập huấn ghi lại được là có hơn 60 cách thầy cô trong lớp này học khác nhau, mỗi người học theo cách riêng của mình.
Người hướng dẫn mới bảo các thầy cô là chính các vị cũng đã cho thấy các cách học khác nhau, không ai trong các vị có cách học giống nhau thì sao lại bắt trẻ học một cách duy nhất của các vị dạy!
Vấn đề tiếp theo là chúng ta không thể dắt con ngựa ra vũng nước rồi bảo hãy uống nước đi trong khi chú ngựa ấy không hề khát nước tí nào. Cũng vậy, người thầy trên lớp nếu không biết gợi lên sự khao khát học hỏi của học trò mình và cũng không biết đa dạng hoá các loại hình hoạt động trên lớp để đáp ứng trí tuệ đa năng của học sinh mình thì đừng nên trách học sinh bất hợp tác.
Nếu đã có phương án cho học sinh của mình thông qua hoạt động tuần tự đa dạng để khơi gợi và phát huy nhận thức năng lực tư duy của trò hướng vào mục tiêu của bài học thì chắc chắn bài học sẽ hay hơn và hấp dẫn hơn nhiều.
Giờ dạy sẽ nhẹ nhàng hơn và thực sự là giờ dạy hướng vào người học. Không còn cảnh đọc chép hay chép chép nữa! Lối dạy độc thoại sáo mòn này đã tiêu huỷ không biết bao nhiêu là năng lực sáng tạo của học trò. Đã có người cất công nghiên cứu là cách dạy truyền thống đó may lắm chỉ đáp ứng vài học trò trên lớp còn thì biến học trò mình thành những "phế phẩm đào thải cho xã hội"!
Nhà nước ta đã tốn kém biết bao nhiêu là tiền của, thời gian và sức lực cho cải cách giáo dục, bộ GD cũng tổ chức nhiều cuộc tập huấn cho giáo viên thay đổi cách dạy bằng nhiều kỹ thuật phương tiện hiện đại, nhưng sách mới vẫn cách dạy cũ!
Nhiều giáo viên không thể dạy cách mới được, nhiều học trò đã học theo cách mới ở cấp 2 nay lên cấp 3 lớp 10 chương trình thí điểm sách mới học sinh phải học theo kiểu cũ và chúng đã than phiền với cách dạy của thầy cô như thế và bày tỏ thái độ nhàm chán, bất hợp tác!
Góp ý xây dựng thái độ học cũng nên xem xét lại cách dạy của người có trách nhiệm đứng trên lớp! Người có trách nhiệm đứng trên lớp có thực sự là thầy không khi công việc chỉ là kiểm tra đánh giá và bắt người học đáp lại những vấn đề đã yêu cầu học thuộc lòng hay sẽ học thuộc lòng?
Liệu những điều thuộc lòng ấy có giá trị sử dụng sau khi rời ghế nhà trường không? Học kỳ 1 đã qua, học kỳ 2 đang đến hồi kiểm tra giữa học kỳ, liệu có còn cách đánh giá học sinh và kiểu kiểm tra như HK 1 đã làm?
Vấn đề ở đây không phải là kỹ thuật mới làm cho công cuộc dạy và học hiệu quả hơn mà lại rất cần một thái độ mới từ các thành viên trong công cuộc này, từ các nhà quản lý giáo dục, các tác giả biên soạn sách giáo khoa và hướng dẫn cho giáo viên, các chuyên viên bộ môn, các bậc phụ huynh, thầy cô giáo và học sinh trong chương trình cải cách đổi mới cho thầy và trò.
Cần phải có một thái độ tích cực hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục từ nhiều phía trong xã hội chúng ta. Vì xu hướng giáo dục ngày nay hướng đến quan điểm là không có học trò dốt, chỉ có thầy dạy kém hiểu biết làm thui chột năng lực tiềm tàng trong mỗi đứa trẻ.
Mỗi đứa trẻ sinh ra tạo hóa ban cho chúng ít nhất một năng lực trí tuệ riêng biệt để cho chúng tồn tại với đời và công việc của người thầy là biết cách khai phá gợi mở dánh thức định hướng dẫn dắt chúng phát triển một cách tốt nhất.
Chúng ta sẽ chẳng giúp gì nhiều cho học trò của chúng ta bằng cách dựa theo bảng điểm thi đua để bắt chúng ngồi im trong lớp học mà vô hình trung tạo sự chống đối ngầm với cách dạy cổ điển của thầy! Có chăng là khả năng tự phát của chúng làm cho chúng thành công trong sự nghiệp vào đời sau này. Xin góp thêm một ý nhỏ trong sự nghiệp cải cách và đổi mới dạy học trên đất nước ta hiện nay.
Có thầy chưa giỏi và có cả học trò dốt hihi
HT
chắc là vậy nhưng có thấy giáo giỏi mà học trò vẫn dốt đó thoy nên vẫn có học trò dốt nha :)))))
Tục ngữ đấy chỉ đúng với ngày xưa thôi, bây h nó lại khác =)
nhưng nó vẫn dùng cho bây giờ