K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 11 2021

Viên xúc xắc mùa thu – Hoàng Nhuận Cầm

Gió đầu ô – Chu Hoạch

Cây bàng cuối thu – Nguyễn Bính

Thu rừng – Huy Cận

Cảm thu tiễn thu – Tản Đà

Cuối thu – Hàn Mặc Tử

Đây mùa thu tới – Xuân Diệu

em chỉ biết từng đó thôi

5 tháng 11 2021

Thu rừng – Huy Cận

Bỗng dưng buồn bã không gian 
Mây bay lũng thấp giăng màn âm u.

Nai cao gót lẫn trong mù 
Xuống rừng nẻo thuộc nhìn thu mới về.

Sắc trời trôi nhạt dưới khe; 
Chim đi lá rụng, cành nghe lạnh lùng.

Sầu thu lên vút song song. 
Với cây hiu quạnh, với lòng quạnh hiu.

Non xanh ngây cả buồn chiều, 
– Nhân gian e cũng tiêu điều dưới kia.

 Tiếng thu – Lưu Trọng Lư

Em không nghe mùa thu 
Dưới trăng mờ thổn thức? 
Em không nghe rạo rực 
Hình ảnh kẻ chinh phu 
Trong lòng người cô phụ?

Em không nghe rừng thu 
Lá thu kêu xào xạc 
Con nai vàng ngơ ngác 
Đạp trên lá vàng khô?

Cảm thu tiễn thu – Tản Đà

Từ vào thu đến nay 
Gió thu hiu hắt 
Sương thu lạnh 
Giăng thu bạch 
Khói thu xây thành

Lá thu rơi rụng đầu ghềnh 
Sông thu đưa lá bao ngành biệt ly 
Nhạn về én lại bay đi 
Đêm thì vượn hót, ngày thì ve ngâm

Lá sen tàn tạ trong đầm 
Nặng mang giọt lệ âm thầm khóc hoa 
Sắc đâu nhuộm ố quan hà 
Cỏ vàng, cây đỏ, bóng tà tà dương

Nào người cố lý tha hương 
Cảm thu, ai có tư lường hỡi ai? 
Nào những ai 
Bảy thước thân nam tử 
Bốn bể chí tang bồng 
Đường mây chưa bổng cánh hồng 
Tiêu ma tuế nguyệt, ngại ngùng tu my

Nào những ai 
Sinh trưởng nơi khuê các 
Khuya sớm phận nữ nhi 
Song the ngày tháng thoi đi 
Vương tơ ngắm rện nhỡ thì thương hoa

Nào những ai 
Tha phương khách thổ 
Hải giác thiên nha 
Ruột tầm héo, tóc sương pha 
Gốc phần chạnh tưởng quê nhà đòi cơn

Nào những ai 
Cù lao báo đức 
Sinh dưỡng đền ơn 
Kinh sương nghĩ nỗi mền đơn 
Giầu sang bất nghĩa mà hơn nghèo hèn!

Nào những ai 
Tóc xanh mây cuốn 
Má đỏ huê ghen 
Làng chơi duyên đã hết duyên 
Khúc sông giăng rãi con thuyền chơi vơi

Nào những ai 
Dọc ngang giời rộng 
Vùng vẫy bể khơi 
Đội giời đạp đất ở đời 
Sa cơ thất thế quê người chiếc thân

Nào những ai 
Kê vàng tỉnh mộng 
Tóc bạc thương thân 
Vèo trông lá rụng đầy sân 
Công danh phù thế có ngần ấy thôi

Thôi nghĩ cho 
Thu tự giời 
Cảm tự người 
Người đời ai cảm ta không biết 
Ta cảm thay ai, viết mấy lời

Thôi thời 
Cùng thu tạm biệt 
Thu hãy tạm lui 
Chi để khách đa tình đa cảm 
Một mình thay cảm những ai ai!

 Cuối thu – Hàn Mặc Tử

Lụa trời ai dệt với ai căng, 
Ai thả chim bay đến Quảng Hàn, 
Và ai gánh máu đi trên tuyết, 
Mảnh áo da cừu ngắm nở nang.

Mây vẽ hằng hà sa số lệ, 
Là nguồn ly biệt giữa cô đơn. 
Sao không tô điểm nên sương khói, 
Trong cõi lòng tôi buổi chập chờn.

Đây bãi cô liêu lạnh hững hờ, 
Với buồn phơn phớt, vắng trơ vơ. 
Cây gì mảnh khảnh run cầm cập, 
Điềm báo thu vàng gầy xác xơ.

Thu héo nấc thành những tiếng khô. 
Một vì sao lạ mọc phương mô? 
Người thơ chưa thấy ra đời nhỉ? 
Trinh bạch ai chôn tận đáy mồ?

Đây mùa thu tới – Xuân Diệu

Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang, 
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng; 
Đây mùa thu tới – mùa thu tới 
Với áo mơ phai dệt lá vàng.

Hơn một loài hoa đã rụng cành 
Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh; 
Những luồng run rẩy rung rinh lá… 
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh.

Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ… 
Non xa khởi sự nhạt sương mờ… 
Đã nghe rét mướt luồn trong gió… 
Đã vắng người sang những chuyến đò…

Mây vẩn từng không, chim bay đi, 
Khí trời u uất hận chia ly. 
Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói 
Tựa cửa nhìn xa, nghĩ ngợi gì.

a,dựa vào đoạn văn dưới đây em hãy giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh và hoàn cảnh sáng tác bài thơ CẢNH KHUYA bằng 2 câu.b,bài thơCẢNH KHUYA được viết theo thể thơ nào?em hãy chỉ ra đặc ddierrm về số tiếng {chữ}trong mỗi câu thơ,số câu thơ của bài ,cách gieo vần,ngắt nhịp của bài thơ.cảm xuxc bao trùm của bài thơ là gì?c,các bạn trong nhóm cùng đọc 2 câu đầu của bài thơ và thực...
Đọc tiếp

a,dựa vào đoạn văn dưới đây em hãy giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh và hoàn cảnh sáng tác bài thơ CẢNH KHUYA bằng 2 câu.

b,bài thơCẢNH KHUYA được viết theo thể thơ nào?em hãy chỉ ra đặc ddierrm về số tiếng {chữ}trong mỗi câu thơ,số câu thơ của bài ,cách gieo vần,ngắt nhịp của bài thơ.cảm xuxc bao trùm của bài thơ là gì?

c,các bạn trong nhóm cùng đọc 2 câu đầu của bài thơ và thực hiện các yêu cầu sau:

-hãy tưởng tượng và miêu tả bức trang thiên nhiên{không gian,thời gian,âm thanh,cảnh vật,màu sắc,....}trong 2 câu thơ trên.

-biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong 2 câu thơ đầu?phân tích hiệu quả của phép tu từ đó

-câu thơ thứ 2 có gì đặc biệt về từ ngữ và đã gợi ra vẻ đẹp của cảnh trăng rừng như thế nào?

-từ vẻ đẹp của cảnh trăng rừng em nghĩ gì về tình cảm của tác giả đối với thiên nhiên?

d,đọc 2 câu cuối của bài thơ và trả lời câu hỏi:

-2 câu thơ này đã cho thấy vẻ đẹp và chiều sâu tâm hồn của tác giả như thế nào?

-tại sao nói điệp ngữ chưa ngủ đặt ở cuối câu thứ 3 và đầu câu thứ 4 như là 1 bản lề mở ra 2 phía của tâm trạng trong cùng 1 con người?

e,em hiểu thêm gì về con người HCM?

g,bài thơ có nét đặc sắc gì về nghệ thuật

 

8
1 tháng 11 2016

a) Hồ Chí Minh là nhà chính trị, nhà thơ, danh nhân văn hóa thế giới và là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc VN. Tác phẩm "Cảnh khuya" được sáng tác vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dan Pháp.

b) - thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt đường luật

- Đặc điểm: Mỗi bài có 4 dòng, mỗi dòng 7 chữ. Hiệp vần ở chữ cuối cùng của các dòng 1,2,4, ngắt nhịp ở câu 1, nhịp 3/4.

c)

- Dùng nghệ thuật so sánh ví von, tiếng suối như tiếng hát xa. Đồng thời lồng ghepstrawng và cây cổ thụ vào thành 1

Cho thấy sự giao hòa với thiên nhiêntác giả yêu thiên nhiên.

→ Cho ta thấy 1 bức tranh thiên nhiên lung linh, có âm thanh, hìn ảnh đậm chất thơ.

d)

- 2 câu thơ cuối là cái tình say đắm của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Song, 2 câu cuối còn khắc họa 1 phương diện khác của Bác, Bác chưa ngủ bởi " chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà."

- Cụm từ "chưa ngủ" được nhấn mạnh và nhắc lại 2 lần gắn vỡi nỗi băn khoăn về vận nước, điều đó đủ thấy tấm lòng thiết tha vì dân vì nước của Bác.

Hết rồi đó, chúc bạn học tốt. ok

31 tháng 10 2016

Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

Hồ Chí Minh là vì lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam , ông là một danh nhân văn hóa thế giới và là một nhà thơ lớn . Bài Cảnh khuya được Bác viết năm 1946-1954 , tronh những năm đầu trong cuộc kháng chiên chống thực dân Pháp

a,dựa vào đoạn văn dưới đây em hãy giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh và hoàn cảnh sáng tác bài thơ CẢNH KHUYA bằng 2 câu.b,bài thơCẢNH KHUYA được viết theo thể thơ nào?em hãy chỉ ra đặc ddierrm về số tiếng {chữ}trong mỗi câu thơ,số câu thơ của bài ,cách gieo vần,ngắt nhịp của bài thơ.cảm xuxc bao trùm của bài thơ là gìc,các bạn trong nhóm cùng đọc 2 câu đầu của bài thơ và thực...
Đọc tiếp

a,dựa vào đoạn văn dưới đây em hãy giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh và hoàn cảnh sáng tác bài thơ CẢNH KHUYA bằng 2 câu.

b,bài thơCẢNH KHUYA được viết theo thể thơ nào?em hãy chỉ ra đặc ddierrm về số tiếng {chữ}trong mỗi câu thơ,số câu thơ của bài ,cách gieo vần,ngắt nhịp của bài thơ.cảm xuxc bao trùm của bài thơ là gì

c,các bạn trong nhóm cùng đọc 2 câu đầu của bài thơ và thực hiện các yêu cầu sau:

-hãy tưởng tượng và miêu tả bức trang thiên nhiên{không gian,thời gian,âm thanh,cảnh vật,màu sắc,....}trong 2 câu thơ trên.

-biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong 2 câu thơ đầu?phân tích hiệu quả của phép tu từ đó

-câu thơ thứ 2 có gì đặc biệt về từ ngữ và đã gợi ra vẻ đẹp của cảnh trăng rừng như thế nào?

-từ vẻ đẹp của cảnh trăng rừng em nghĩ gì về tình cảm của tác giả đối với thiên nhiên?

d,đọc 2 câu cuối của bài thơ và trả lời câu hỏi:

-2 câu thơ này đã cho thấy vẻ đẹp và chiều sâu tâm hồn của tác giả như thế nào?

-tại sao nói điệp ngữ chưa ngủ đặt ở cuối câu thứ 3 và đầu câu thứ 4 như là 1 bản lề mở ra 2 phía của tâm trạng trong cùng 1 con người?

e,em hiểu thêm gì về con người HCM?

g,bài thơ có nét đặc sắc gì về nghệ thuật

11
31 tháng 10 2016

a)

Hồ Chí Minh là một lãnh tụ cách mạng thiên tài của dân tộc nhưng đồng thời, Người cũng là một nhà thơ sánh vai cùng những thi nhân của Đông Tây kim cổ. Trong những năm tháng chiến đấu chống Pháp gian khổ của dân tộc, bên cạnh những chủ trương, chiến lược đánh đuổi giặc tài tình, Người còn có những vần thơ khiến lòng người rung động. “Cảnh khuya” là một thi phẩm trong số đó. Bài thơ ra đời giữa lúc cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta đang hồi gay go, quyết liệt: năm 1947. Trên chiến khu Việt Bắc, sau những giờ phút mỏi mệt, trong cảnh đêm của núi rừng, Người bồi hồi xúc động trước cảnh đêm khuya êm ái. Điều đầu tiên Bác cảm nhận được nơi thiên nhiên hoang sơ là tiếng suối róc rách tuôn theo dòng chảy

e)Hồ Chí Minh – Người không phải là một nhà thuyết giáo, một vị Thánh, mà đơn giản, Bác là một người yêu Tổ quốc, yêu con người bằng cả sự sống của mình. Từ khi cả dân tộc Việt Nam và các dân tộc nô lệ vẫn chìm trong bóng tối và nhìn về Tổ quốc mình với nỗi tuyệt vọng, thì Hồ Chí Minh, mọi lúc, mọi nơi vẫn miệt mài đấu tranh cho độc lập tự do của dân tộc mình và cho hoà bình thế giới. Ngay cả những lúc Người bị vây hãm bởi những thế lực luôn luôn muốn dập tắt tiếng nói về độc lập, tự do, Người vẫn cất cao tiếng nói kiêu hãnh về dân tộc, tiếng nói của khát vọng tự do.Bác Hồ kính yêu – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam và nhân dân bị áp bức bóc lột trên toàn thế giới, Người là hiện thân của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Cuộc đời và những cống hiến Người để lại cho muôn đời sau đã trở thành niềm tin và sức mạnh của chân lý, là nguồn sức mạnh nuôi dưỡng con người, là một trong những thứ hiếm hoi trong thế giới này vượt qua được sự băng hoại của thời gian.

Thơ ca là một trong những loại hình nghệ thuật gặp nhiều khó khăn nhất trong quá trình chuyển ngữ. Bởi việc thay đổi ngữ âm, từ ngữ rất dễ làm suy giảm giá trị của bài thơ, đặc biệt làm sao chuyển tải được nguyên vẹn tình cảm của một tác giả nước ngòai tới độc giả trong nước là một trách nhiệm vô cùng nặng nề đối với những người dịch thơ. Vượt qua tất cả những rào cản đó, nhân dân Việt Nam với các nhà thơ và nhân dân thế giới đã tìm thấy tiếng nói tương đồng là sự yêu thương và thành kính đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Có ý kiến đã từng cho rằng: Văn hóa là sợi dây có khả năng nối liền nhân dân các nước và các dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh, bằng sự nghiệp hoạt động cách mạng và những cống hiến về văn hóa của mình đã trở thành người Việt Nam đầu tiên bắc nhịp cầu giữa nhân dân Việt Nam với bạn bè khắp năm châu. Cảm ơn các thi sĩ quốc tế - Những người bạn ngoại quốc quý giá của nhân dân Việt Nam đã cất lên những tiếng nói trữ tình từ trái tim nhân hậu, để khẳng định sức mạnh trong nhân cách, đạo đức và hệ thống tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời cổ vũ cho mỗi người dân Việt Nam tiếp tục vững bước trên con đường vinh quang mà Bác Hồ kính yêu đã đưa đường chỉ lối./.

g), Được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, sử dụng thi liệu thơ Đường, vừa cổ điển vừa hiện đại.
c, Nghệ thuật sử dụng hình ảnh và từ ngữ giàu chất tạo hình, cái thực và cái ảo đan xen, hài hoà.
d, Cấu trúc tác phẩm: Tả cảnh, tả tâm trạng.
e, Trong thơ có hoạ có nhạc, hàm súc.
Những nét riêng về nghệ thuật của từng bài thơ.
Những điểm chung về nghệ thuật của hai bài thơ.
g, Nghệ thuật tả khái quát không gian, cảnh vật.
b, Có sáng tạo về cách ngắt nhịp, điệp ngữ chuyển tiếp.

 


 

31 tháng 10 2016

d, Hai câu thơ cuối của bài thơ là cái tình say đắm của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Có thể nói một trong những lí do khiến “người chưa ngủ” ấy chính là vì cảnh thiên nhiên quá đẹp. Người vì say đắm trước vẻ đẹp thiên nhiên mà không nỡ ngủ. Song hai câu thơ cuối còn khắc hoạ một phương diện khác của Hồ Chí Minh. Bác “chưa ngủ” không chỉ bởi thiên nhiên quá đẹp và quá ư quyến rũ mà còn bởi “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”. Cụm từ “chưa ngủ” được nhắc lại hai lần gắn với nỗi băn khoăn về vận nước, điều đó đủ cho thấy tấm lòng thiết tha vì dân vì nước của Bác Hồ.

6 tháng 9 2023

Bài thơ "Chiều hôm nhớ nhà" của Bà Huyện Thanh Quan và bài thơ "Câu cá mùa thu" của Nguyễn Khuyến có những điểm khác biệt trong ngôn ngữ thơ.

Trong bài thơ "Chiều hôm nhớ nhà", Bà Huyện Thanh Quan sử dụng ngôn ngữ tươi sáng, tươi vui để miêu tả cảnh quê hương. Bài thơ mang đến cảm giác ấm áp, yên bình và gợi lên những kỷ niệm về quê nhà.

Trong khi đó, bài thơ "Câu cá mùa thu" của Nguyễn Khuyến có ngôn ngữ trữ tình, sâu lắng hơn. Bài thơ tập trung vào tình cảm của người viết và miêu tả một cảnh quan mùa thu lãng mạn. Ngôn ngữ của bài thơ mang đến cảm giác thơ mộng và lãng mạn.

Tuy hai bài thơ có điểm khác biệt trong ngôn ngữ và cảm nhận, nhưng cả hai đều thể hiện tình yêu và nhớ nhà, làm cho người đọc cảm thấy gần gũi và ấm lòng.

30 tháng 10 2016

- Hai bài thơ Cảnh khuya và rằm tháng giêng đều được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt. - Đặc điểm: + Số chữ: Mỗi dòng thơ có 7 chữ (thất ngôn) + Số dòng: Mỗi bài có 4 dòng thơ (tứ tuyệt) + Hiệp vần: Chữ cuối cùng của các dòng 1 – 2 – 4. Cảnh khuya: xa – hoa – nhà. Rằm tháng giêng: viên – thiên – thuyền. - Ngắt nhịp: Cảnh khuya: Câu 1. ¾; Câu 2 + 3: 4/3; Câu 4. 2/5. Rằm tháng giêng: Toàn bài 4/3.

31 tháng 10 2016

Bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt

+ Số chữ: Mỗi dòng thơ có 7 chữ (thất ngôn) + Số dòng: Mỗi bài có 4 dòng thơ (tứ tuyệt) + Hiệp vần: Chữ cuối cùng của các dòng 1 – 2 – 4. Cảnh khuya: xa – hoa – nhà. - Ngắt nhịp: Cảnh khuya: Câu 1. ¾; Câu 2 + 3: 4/3; Câu 4. 2/5.

 

30 tháng 3 2019

Cảnh khuya và Rằm tháng giêng đều được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt

- Đặc điểm:

     + Mỗi dòng có 7 chữ

     + Mỗi bài thơ có 4 câu

     + Hiệp vần: Chữ cuối cùng của dòng 1- 2- 4

Ngắt nhịp: Câu 1: 3/4

Câu 2 và 3 ngắt nhịp 4/3

Câu 4 ngắt nhịp 2/5

 

Rằm tháng giêng: Toàn bài ngắt nhịp 4/3

Consultation:

- Hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng đều được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt.

- Đặc điểm:

    + Số chữ: Mỗi dòng thơ có 7 chữ (thất ngôn)

    + Số dòng: Mỗi bài có 4 dòng thơ (tứ tuyệt)

    + Hiệp vần: Chữ cuối cùng của các dòng 1 – 2 – 4.

      ++) Cảnh khuya: xa – hoa – nhà.

      ++) Rằm tháng giêng: viên – thiên – thuyền.

- Ngắt nhịp:

    + Cảnh khuya: Câu 1: 3/4; Câu 2 + 3: 4/3; Câu 4. 2/5.

    + Rằm tháng giêng: Toàn bài 4/3.


 

9 tháng 2 2018

Nghệ thuật tả cảnh, tả tình và sử dụng ngôn ngữ trong bài thơ Câu cá mùa thu

- Bài thơ gợi tình yêu và sự gắn bó sâu sắc và thiên nhiên vùng đồng bằng Bắc Bộ

+ Cảnh thu đẹp nhưng phảng phất nỗi buồn từ tâm trạng nhân vật trữ tình

+ Tư thế của người đi câu cá chứa đựng những u uẩn truyền miên

+ Cái tình của Nguyễn Khuyến đối với đất nước, đối với non sông sâu sắc

+ Tâm sự, nỗi lòng của Nguyễn Khuyến dành cho đất nước thầm ặng, da diết, đậm chất suy tư

- Ngôn từ: giản dị, trong sáng đến mức kì lạ, có khả năng biểu đạt xuất sắc tinh tế cảnh vật, những uẩn khúc thầm kín khó giãi bày tâm sự

- Bài thơ cũng thành công với cách gieo vần: vần “eo” khó luyến láy, khó sử dụng nhưng được Nguyễn Khuyến sử dụng một cách tài tình: diễn tả không gian nhọn, cảm giác về một không gian thu hẹp dần và khép kín lại, hài hòa

- Nghệ thuật lấy động tả tĩnh, lấy cái động để gây ấn tượng sâu đậm về cái yên ắng, tĩnh lặng của tâm trạng

⇒ Bức tranh mùa thu nhẹ nhàng, tươi đẹp nhưng chan chứa tâm trạng, tình cảm

Bài: Rằm Tháng Giênga) hãy chỉ ra các điểm về số tiếng (chữ) trong mỗi câu thơ , số câu của bài , cách gieo vần , ngắt nhịp của bài thơ (bản phiên âm)?b)đọc hai câu thơ mở đầu và cho biết:-cảnh thiên nhiên được miêu tả trong thời gian , không gian nào?-việc lặp từ "xuân'' ở câu thơ thứ hai đã gợi ra vẻ đẹp của không gian đêm rằm tháng giêng như thế nào ?-cảm xúc cùa tác giả...
Đọc tiếp

Bài: Rằm Tháng Giêng

a) hãy chỉ ra các điểm về số tiếng (chữ) trong mỗi câu thơ , số câu của bài , cách gieo vần , ngắt nhịp của bài thơ (bản phiên âm)?

b)đọc hai câu thơ mở đầu và cho biết:

-cảnh thiên nhiên được miêu tả trong thời gian , không gian nào?

-việc lặp từ "xuân'' ở câu thơ thứ hai đã gợi ra vẻ đẹp của không gian đêm rằm tháng giêng như thế nào ?

-cảm xúc cùa tác giả được gợi lên từ cảnh xuân ở hai câu thơ như thế nào ?

c)đọc hai câu thơ cuối và cho biết :


-câu thơ thứ ba đã cho biết điều gì vể công việc của những người kháng chiến ?

-hình ảnh nào được gợi lên trong câu thơ cuối ? nêu nhận xét về mối quan hệ giữa cảnh và người ở câu thơ này

d)bài thơ cho ta hiểu gì về tình yêu thiên nhiên và tình cảm cách mạng của nhà thơ ?

e)tình cảm, cảm xúc của nhà thơ được thể hiện bằng những nghệ thuật đặc sắt nào?

 
1
10 tháng 11 2016

a) Đc lm theo thể Thất ngôn tứ tuyệt

_ Số chữ : mỗi dòng thơ có 7 chữ ( thất ngôn )

_ Số dòng : mỗi bài có 4 dòng thơ ( tứ thuyệt )

_ Hiệp vần : chữ cuối của các dòng 1-2-4 ( viên - thiên - thuyền )

_ Ngắt nhịp : toàn bài 4/3

b) _ Thời gian : trăng vào lúc tròn nhất

Ko gian : bát ngát , tràn ngập ánh trăng

_ Từ "xuân" được lặp lại ba lần như ùn ùn trỗi dậy một sức xuân, sắc xuân.
=> Thanh điệu hài hoà (với năm thanh ngang) tạo nên cảm giác trong trẻo, thảnh thơi thi vị.

_ Tâm hồn Bác chan hoà với cảnh Sắc đất trời, sông nước mùa xuân với một tình yêu tha thiết, nồng nan.

c) _ Đó là nơi những người lãnh đạo cuộc kháng chiến thần
Thánh của dân tộc đang bàn việc quân.

_ Câu thơ cuối vẽ lên một cảnh Vật rất thơ mộng. Vầng trăng và con người cùng lướt đi giữa dòng sông đầy ánh trăng.

Bài thơ thể hiện một phong thái ung dung, tự tin và lạc quan của Bác. Đó là sự gắn bó tuyệt vời giữa tình yêu thiên nhiên và tình yêu nước, tâm hồn nghệ sĩ và bản chất chiến sĩ của Bác.

d) Những người chiến sĩ cách mạng đang họp bạn chính trong cảnh đêm ấy. Ánh trăng đêm đẹp, đẹp như tấm lòng của nhà thơ đang từng ngày từng đêm mong cho mùa xuân thực sự đến với đất nước và nhân dân Việt Nam.

e) - Bài thơ viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, ngôn ngữ thơ hàm súc, giàu hình ảnh.
- Bài thơ kết hợp hài hoà giữa biểu cảm và miêu tả, giữa những thi liệu cổ và không khí của thời đại đó là cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc.

 

 

14 tháng 11 2016

tứ thuyệt kìa bạn @Nguyễn Phương Thảo