K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 10 2021

 Bạn tham khảo nha:

https://hoc247.net/hoi-dap/lich-su-8/dac-diem-cua-cac-nuoc-anh-phap-duc-mi-cuoi-the-ki-xix-xx-faq369826.html

 

18 tháng 10 2021

undefined

undefined

undefined

21 tháng 10 2021

đặc điểm chung nổi bật là đều có các công ty đọc quyền chi phối vào nền kinh tế và đời sống nhân dân

21 tháng 11 2018

Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. Sự hình thành các tổ chức độc quyền, chi phối toàn bộ đời sống xã hội. Ở Mĩ có "vua dầu mỏ", "vua thép"; ở Đức có các ông chủ độc quyền về luyện kim, than đa; ở Pháp là các công ti độc quyền trong lĩnh vực ngân hàng...

31 tháng 10 2021

Tham khảo:

Câu 3: 

 

* Ý nghĩa lịch sử:

- Mặc dù thất bại nhưng Công xã Pa-ri có ý nghĩa và ảnh hưởng to lớn đối với cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản toàn thế giới.

- Những chính sách mà Công xã Pa-ri đề ra thể hiện sự sáng tạo hình thức nhà nước kiểu mới dựa trên cơ sở dân chủ vô sản và hoạt động lợi ích của đa số nhân dân lao động.

- Là hình ảnh của chế độ xã hội mới tiến bộ, cổ vũ nhân dân lao động toàn thế giới đấu tranh cho một xã hội tốt đẹp hơn.

* Bài học: 

- Cách mạng vô sản muốn giành thắng lợi phải có đảng cách mạng chân chính lãnh đạo, thực hiện liên minh công nông;

- Phải kiên quyết trấn áp kẻ thù, xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân.

12 tháng 11 2021

 

Về kinh tế, nền nông nhiệp vẫn dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu. Địa chủ bóc lột nông dân rất nặng nề. Mức tô trung bình chiếm tới 50% số thu hoa lợi. Tình trạng mất mùa, đói kém liên tiếp xảy ra. Trong khi đó, ở các thành thị, hải cảng, kinh tế hàng hóa phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều. Những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.

Về xã hội, Chính phủ Sôgun vẫn giữ duy trì chế độ đẳng cấp. Tầng lớp Đaimyo là những quý tộc phong kiến lớn, quản lí các vùng lãnh địa trong nước, có quyền lực tuyệt đối trong lãnh địa của họ. Tầng lớp Samurai (võ sĩ) thuộc giới quý tộc hạng trung và nhỏ, không có ruộng đất, chỉ phục vụ các đaimyo bằng việc huấn luyện và chỉ huy các đội vũ trang để hưởng bổng lộc. Do một thời gian dài không có chiến tranh, địa vị của Samurai bị suy thoái, lương bổng thất thường, đời sống khó khăn, nhiều người rời khỏi lãnh địa, tham gia hoạt động thương nghiệp, mở xưởng thủ công…dần dần tư sản hóa, trở thành lực lượng đấu tranh chống chế độ phong kiến lỗi thời.

12 tháng 11 2021

mình cảm thấy câu trả lời của bạn chưa đúng ý mình lắm nên mình chưa cho sao nha

14 tháng 11 2021

Tham khảo:

undefined

22 tháng 12 2017

1. Anh:

* Kinh tế:

- Cuối thế kỉ XIX, sản xuất công nghiệp ở Anh đứng ở vị trí thứ 3 thế giới, sau Mĩ và Đức do:

+ Anh tiến hành Cách mạng công nghiệp sớm ➝ máy móc, trang thiết bị trở nên cũ kĩ, lạc hậu

+ Anh chú trọng đầu tư vào thuộc địa chứ ko đổi mới công nghiệp trong nước

- Tuy mất vai trò bá chủ thế giới về công nghiệp nhưng Anh vẫn có thế mạnh ở các lĩnh vực: xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa

- Đầu thế kỉ XX, xuất hiện các công ti độc quyền về công nghiệp, tài chính chi phối toàn bộ đời sống kinh tế của đất nước, có thế lực nhất là 5 ngân hàng ở Luân Đôn, chiếm 40% số vốn đầu tư của nước Anh

* Chính trị:

- Anh theo chế độ quân chủ lập hiến với 2 đảng: Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ

2. Pháp:

* Kinh tế:

- Trước năm 1870, sản xuất công nghiệp Pháp đứng thứ 2 thế giới

- Sau năm 1870, sản xuất công nghiệp Pháp tụt xuống vị trí thứ 4

- Nguyên nhân:

+ Sản xuất công nghiệp Pháp phát triển tương đối sớm

+ Hậu quả của cuộc chiến tranh Pháp - Phổ

- Tuy nhiên, 1 số ngành công nghiệp phát triển như: luyện kim, đường sắt, thương mại... và 1 số ngành công nghiệp mới ra đời như: điện khí, hóa chất, chế tạo ô tô...

- Đầu thế kỉ XX, các công ti đọc quyền ra đời trong lĩnh vực ngân hàng

* Chính trị:

- Sau cách mạng 4-9-1870, nền cộng hòa thứ 3 ở Pháp được thành lập

3. Đức:

* Kinh tế:

- Trước năm 1870, sản xuất công nghiệp Đức đứng ở vị trí thứ 4

- Sau năm 1870, sản xuất công nghiệp vươn lên vị trí thứ 2, sau Mĩ do:

+ Thống nhất được thị trường dân tộc

+ Giành được nhiều quyền lợi từ cuộc chiến tranh Pháp - Phổ

+ Ứng dụng các thành tựu kinh tế vào sản xuất

- Cuối thế kỉ XIX, Đức hình thành các công ti độc quyền về lĩnh vực: luyện kim, than đá, điện, hóa chất... chi phối nền kinh tế Đức

* Chính trị:

- Đức theo thể chế liên bang nhưng vai trò quan trọng của quý tộc, địa chủ và tư sản

4. Mĩ:

* Kinh tế:

- Cuối thế kỉ XIX, sản xuất công nghiệp Mĩ vươn lên vị trí thứ 1 thế giới do:

+ Tài nguyên phong phú

+ Thị trường trong nước ko ngừng mở rộng

+ Nguồn nhân lực khá dồi dào

+ Ứng dụng khoa học - kĩ thuật và hợp lí hóa sản xuất

+ Thu hút nguồn đầu tư của châu Âu

- Nông nghiệp rất phát triển, đạt được nhiều thành tựu to lớn

- Cuối thế kỉ XIX, ở Mĩ hình thành các công ti độc quyền khổng lồ, ảnh hưởng lớn đến kinh tế, chính trị, các ông vua công nghiệp như '' vua dầu mỏ '', '' vua thép '', '' vua ô tô ''...

* Chính trị:

- Mĩ theo thể chế liên bang với 2 Đảng là: Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ, đề cao vai trò của Tổng thống