K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Sông núi nước Nam

I. Mở bài

- Giới thiệu sơ lược tác phẩm Sông núi nước Nam và tác giả Lí Thường Kiệt.

II. Thân bài: nêu cảm nghĩ về tác phẩm Sông núi nước Nam


 
1. Cảm nghĩ về câu thứ nhất: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư”

- Tác giả khẳng định người Nam phải ở nước Nam.

- Vua Nam thì phải ở nước Nam.

- Đã phân định rõ ràng vêc chủ quyền và lãnh thổ.

2. Cảm nghĩ về câu thứ hai: “Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”

- Tác giả khẳng định rằng chủ quyền này đã được định rõ ở sách trời.

- Tác giả thể hiện được chân lí sống, chân lí lẽ thường tình.

- Sự xâm lược của các nước khác là sai lầm.

3. Cảm nghĩ về câu thứ ba: “Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm”

- Tác giả giận dữ và có thái độ khinh bỉ đối với kẻ thù.

- Tác giả cho rằng địa phận nước ta tại sao dám xâm lăng.

- Thể hiện sự căm thù giặc sâu sắc của tác giả.

4. Câu cuối cùng: “Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”

- Tác giả cảnh cáo rằng làm trái sách trời sẽ bị quả báo.

- Khẳng định lại một lần nữa chủ quyền của mình.

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về bài thơ Sông núi nước Nam

Phò giá về Kinh:

1. Mở bài

- Giới thiệu vài nét về tác giả Trần Quang Khải: Là người "văn võ song toàn", không chỉ có công lớn trong công cuộc đánh đuổi quân Mông - Nguyên mà còn là nhà thơ với những bài thơ đặc sắc
- Giới thiệu vài nét về Phò giá về kinh (Tụng giá hòa kinh sư) và nêu vấn đề cần nghị luận: Tinh thần yêu nước

2. Thân bài

a. Hai câu thơ đầu
* Tinh thần yêu nước thể hiện trong niềm vui, niềm tự hào ngây ngất khi tác giả cất lên bài ca chiến thắng: "Đoạt sáo... Hàm Tử quan" (Chương Dương... quân thù)
- "đoạt sáo", "cầm Hồ": Hai cụm động từ mạnh mẽ, dứt khoát thể hiện hào khí nhà Trần và chiến thắng như chẻ tre của quân ta
- Nhịp điệu câu thơ nhanh, dồn dập như mệnh lệnh trong quân đội
- Phép liệt kê hai trận thắng, hai địa danh vinh quang
=> Lời thông báo, tổng kết về chiến thắng cô đọng, hàm súc, đó cũng chính là bài ca của lòng yêu nước được thử thách trong khói lửa chiến tranh

 

b. Hai câu thơ sau
* Tinh thần yêu nước biểu hiện qua khát vọng và cái nhìn hướng tới tương lai: "Thái bình... giang san" (Thái bình... ngàn thu)
- Nhịp thơ khoan thai như lời nhắn nhủ: Cần bắt tay vào xây dựng cơ đồ, bồi đắp non sông để mãi vững bền đến nghìn thu
- "thái bình" vốn là mơ ước của bao người khi kẻ thù xâm lược chiếm đoạt đất đai quê nhà, nay mơ ước thái bình đã thành hiện thực, ta cần "tu trí lực" để làm cho "Vạn cổ thử giang san"
=> Ý thơ hào hùng, biểu hiện của lòng yêu quê hương đất nước, khát vọng cao cả, trí tuệ, sự sáng suốt của vị tướng tài ba
=> Bộc lộ niềm tin mãnh liệt vào ngày mai tươi sáng

3. Kết bài

- Khẳng định lại nội dung tư tưởng tác phẩm.
- Nêu suy nghĩ, đánh giá của bản thân.

18 tháng 10 2021

Tham khảo:

1. Mở bài

- Khái quát về chủ nghĩa yêu nước trong nền văn học trung đại nói riêng và trong nền văn học Việt Nam nói chung.
- Giới thiệu khái quát về hai bài thơ Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh
- Nêu vấn đề cần bàn luận: Lòng yêu nước qua hai bài thơ Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh.

2. Thân bài

* Cả hai bài thơ đều thể hiện lòng tự hào, tự tôn dân tộc và khẳng định về chủ quyền lãnh thổ của đất nước
- Sông núi nước Nam
+ Câu 1: Nam đế cư", điều đó khẳng định nước Nam là của vua Nam, của toàn thể nhân dân nước Đại Việt, không bất cứ kẻ thủ nào có thể xâm hại được.
+ Câu 2: "Thiên thư", nó chính là chân lí, là niềm tin bất diệt của con người và rõ ràng rằng, sách trời đã phân định lãnh thổ cho nước Nam một cách rõ ràng,...(Còn tiếp)

16 tháng 11 2021

Tham khảo!

 

Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ bài thơ cần có bố cục mạch lạc theo các phần:

– Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình. (Nếu phân tích một đoạn thơ cần nêu rõ vị trí của đoạn thơ ấy trong tác phẩm và khái quát nội dung cảm xúc của nó.)

Đang xem: Nêu dàn ý chung của bài văn nghị luận về một đoạn thơ bài thơ

– Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.

– Kết bài: Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.

16 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Mở bài:

– Giới thiệu sơ lược về tác giả: tên tuổi, bút danh, vị trí trong nền văn học, chủ đề sáng tác, phong cách sáng tác, những đóng góp của tác giả đối với phong trào văn học, giai đoạn văn học và nền văn học dân tộc.

– Giới thiệu tổng quát về bài thơ: hoàn cảnh xuất xứ, đại ý, nội dung chính của đoạn thơ/bài thơ. Dẫn vào đoạn thơ, bài thơ cần phân tích: trích lại bài thơ (nếu ngắn) còn khổ thơ thì phải ghi lại tất cả.

Thân bài:

– Khái quát về vị trí trích đoạn hoặc bố cục, mạch cảm xúc chủ đạo của khổ thơ, bài thơ.

– Giới thiệu vấn đề nghị luận và phương hướng nghị luận.

– Phân tích bài thơ/đoạn thơ: trích thơ rồi lần lượt phân tích những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, v.v…. trong từng câu thơ, giải mã đúng từ ngữ, hình ảnh đó để giúp người đọc cảm thấy được những cái hay, cái đặc sắc về nội dung, nghệ thuật cảu bài thơ.

Lưu ý: Nên phân tích từ nghệ thuật đến nội dung, khi phân tích phải dựa vào từ ngữ có trong bài thơ, hoàn cảnh ra đời, phong cách sáng tác của tác giả để tránh suy diễn miên man, không chính xác, cụ thể:

* Phân tích khổ thơ thứ nhất:

+ Nêu nội dung chính của khổ thơ thứ nhất:

(Trích thơ…)

+ Áp dụng các thủ pháp phân tích thơ để phân tích những hình ảnh, từ ngữ, biện pháp nghệ thuật tu từ, nhịp điệu, v.v. trong từng câu thơ; giải mã những từ ngữ, hình ảnh đó có ý nghĩa gì, nó hay, đặc sắc ở chỗ nào.

+ Liên hệ, so sánh với những bài thơ cùng chủ dề.

+ Chuyển sang khổ thứ hai.

* Phân tích khổ thơ thứ hai:

+ Cách làm bốn bước tương tự khổ thứ nhất.

+ Rồi cứ tiếp tục như thế đến hết bài.

(Lưu ý: đôi khi có thể phân tích hai khổ thơ cùng một lúc nếu hai khổ thơ cùng một ý nghĩa)

– Nhận xét đánh giá bài thơ:

+ Đánh giá về nội dung, tư tưởng của bài thơ. (Nét đặc sắc về nội dung của bài thơ là gì? Thành công/hạn chế?)

+ Đánh giá về nghệ thuật. (Thành công/hạn chế?)

+ Đánh giá về phong cách tác giả. (Qua bài thơ em thấy tác giả là người như thế nào; có thể nói thêm những đặc điểm về phong cách nghệ thuật và đóng góp của nhà thơ trên văn đàn lúc bấy giờ).

Kết bài:

+ Khẳng định lại toàn bộ gia trị về nội dung, nghệ thuật của bài thơ.

+ Liên hệ bản thân và cuộc sống (nếu có).

1. Mở bài:

Trong phần mở bài các em cần có các nội dung chủ yếu sau:

- Giới thiệu qua về tác giả.

- Giới thiệu nội dung chính của tác phẩm.

- Nội dung ý nghĩa của đoạn, câu thơ các em chuẩn bị phân tích (nếu đề cho ra đoạn, câu thơ)

- Bắt vào phần đề bài yêu cầu.

Lưu ý: Phần mở bài cần tự nhiên, đủ nội dung và sáng tạo.

2. Thân bài:

Đây là phần quan trọng nhất, khó nhất chính vì thế cũng chiếm nhiều điểm nhất và trong bài viết của các em cũng thể hiện lỗi “diễn xuôi” thơ nhiều hơn cả. Để khắc phục được tình trạng này trước khi làm bài các em nên lập dàn ý theo cách:

- Soi chiếu bài thơ, đoạn thơ, câu thơ của đề yêu cầu phân tích vào các đặc điểm đã nêu ở phần I. để rút ra điều các em cần cảm nhận từ yêu cầu của đề bài.

- Đoạn đầu tiên của thân bài các em nên trình bày khái quát nội dung nghệ thuật của cả tác phẩm, đặc biệt là các đề chỉ yêu cầu phân tích đoạn, câu thơ.

- Đưa các nội dung chính của bài thơ, đoạn thơ thành các luận điểm lớn, nếu đề yêu cầu cảm nhận đoạn thơ, câu thơ, thì các em chia nhỏ các nội dung có trong đoạn, trong câu, biến chúng thành các luận điểm lớn đề đi sâu cảm nhận.

- Mỗi đoạn văn các em nên viết theo cách diễn dịch hoặc quy nạp, nhớ trình bày rõ câu chốt, câu diễn giải, câu dẫn chứng, câu khái quát nội dung đoạn các em vừa phải khái quát được nội dung đoạn mình vừa viết, vừa phải liên hệ được với nội dung mà đề yêu cầu, mỗi khi chuyển đoạn mới phải có liên kết đoạn.

- Phần thân bài các em cần triển khai khoảng bốn đến 5 đoạn, dựa vào khả năng viết của mình, nhào nặn những nội dung cơ bản trong mỗi đoạn thành sản phẩm mang đậm cái tôi của chính mình trong bài viết.

3. Kết bài:

- Khái quát được nội dung đề yêu cầu.

- Từ những gì đã cảm nhận em rút ra được bài học rút ra cho bản thân hoặc liên hệ với cuộc sống.

12 tháng 10 2020

Lãnh Hàn Thiên Y trả lời đúng nhưng hơn dài

1- Mở bài:

– Giới thiệu về nguồn gốc và nội dung bài thơ.

– Bài thơ Cảnh Khuya được chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác vào năm 1947 trong thời kì chiến tranh chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc

– Giữa cuộc kháng chiến đầy gian khổ, Bác vẫn gữ vững ung dung, tự tại, lạc quan, vẫn dành cho mình những phút giây thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên. Bác coi thiên nhiên là nguồn động viên tinh thần đối với mình.

2- Thân bài:

– Miêu tả cảnh đêm trang rừng êm đềm, thơ mộng (chúng ta cần giải thích các từ hán Việt của bài này):

+ Câu 1 và 2:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

– Giữa không gian tĩnh lặng của đêm khuya thì nổi bật lên tiếng suối chảy róc rách, nghe hay như tiếng hát, với nhịp thơ 2/1/4, ngắt ở từ trong, như một chút ấm để rồi đi đến so sánh thú vị: trong như tiếng hát xa.

– Sự so sánh và liên tưởng ấy vừa làm nổi bật nét tương đồng giữa tiếng suối và tiếng hát xa, vừa thể hiện sự nhạy cảm, tinh tế của trái tim nghệ sĩ.

– Ánh trăng chiếu sáng mặt đất, soi tỏ cảnh vật. Những mảng màu sàng, tối đan xen, hòa quyện, tạo nên khung cảnh thơ mộng: Trăng lồng thụ, bóng lồng hoa. Bóng trăng, bóng cây quấn quýt, lồng vào bóng hoa một cách lung linh và huyền ảo,…

– Nghệ thuật miêu tả phong phú, tinh tế: có xa có gần, cao và thấp, tĩnh và động,…tạo nên bức tranh đêm rừng tuyệt đẹp, cuốn hút hồn người.

– Miêu tả tâm trạng của Bác trong đêm trăng sáng:

+ Câu 3 và câu 4:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

– Bác say mê thưởng thức vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng của rừng núi dưới ánh trăng soi đẹp như tranh vẽ “Cảnh khuya như vẽ”.

– Người chưa ngủ vì hai lí do, lí do thứ nhất là vì cảnh đẹp làm cho tâm hồn người nghệ sĩ bâng khuâng, say đắm. Lí do thứ hai: chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà, lo về cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Cảnh thiên nhiên dù đẹp đẽ, thơ mộng nhưng không làm cho Bác quên đi trách nhiệm lớn lao của một lãnh tụ cách mạng đối với dân, với nước.

– Cả hai câu thơ cho thấy sự gắn bó giữa con người thi sĩ đa cảm và con người chiến sĩ kiên cường trong Bác.

3- Kết bài:

– Cảnh khuya là một bài thơ tứ tuyệt hay và đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa tính cổ điển (hình thức) và tính hiện đại (nội dung).

– Bài thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tinh thần trách nhiệm cao cả của Bác Hồ – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam; là dẫn chứng chứng minh cho phong cánh tuyệt với của người nghệ sĩ – chiến sĩ Hồ Chí Minh.

25 tháng 12 2019

chịu ?_?

11 tháng 4 2021
DÀN Ý CẢM NHẬN BÀI THƠ " NHỚ RỪNG" CỦA THẾ LỮ LỚP 8

I. Mở bài

Giới thiệu tác giả và tác phẩm cần cảm nhậnThế Lữ (1907-1989)  là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới buổi đầu. Hồn thơ ông dồi dào, lãng mạn đã để lại những ấn tượng khó phai trong lòng bạn đọc trong đó có bài thơ "Nhớ rừng" đã góp phần làm nên tên tuổi của nhà thơ.

II. Thân bài

a. Câu chú thích ở đầu

Ở đầu tác phẩm tác giả đã chú thích "Lời con hổ ở vườn bách thú". Đây phải chăng là cách tránh gây hiểu lầm? giai đoạn đầu thế kỉ hai mươi nước ta đang là thuộc địa của thực dân Pháp. Đời sống nhân dân khổ cực, lầm than, các văn nghệ sĩ cũng không thế tránh được sự kìm kẹp của thực dân Pháp. Nền văn học bấy giờ bị chia thành hai loại là văn học hợp pháp và văn học bất hợp pháp( của những người làm cách mạng). Vì vậy tác giả đã mượn lời con hổ để nói hộ nỗi lòng mình. Đi suốt tác phẩm là những lời bộc bạch như thế.

b. Cảm nhận khổ đầu: Hoàn cảnh bị ngục tù giam hãm 

"Ngậm một nỗi căm hờn trong cũi sắt

Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua

Khinh lũ người kia, ngạo mạn, ngẩn ngơ,

Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm.

Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,

Đề làm trò lạ mắt thú đồ chơi,

Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,

Và cặp báo chuồng bên vô tư lự"

Hai câu thơ đầu nhà thơ đã giới thiệu hoàn cảnh của con hổ. Đó là cuộc sống đang bị giam cầm, tù túng. Nó luôn ý thức mình là một bậc đế vương ngự trị trên ngai vàng, nên lòng nào tránh khỏi niềm u uất, cả một " Khối căm hờn". Nỗi đau ấy khó diễn  tả bằng lời, nó cứ nhân lên từng chút một. Một vị chúa tể giờ đây lại phải chịu kiếp sống "nhục nhằn tù hãm", để trở thành "một trò lạ mắt thứ đồ chơi", phải chịu ngang bầy với những loại tầm thường, dở hơi, vô tư lự. Đó chính là những bi kịch được đan xen trong tình uống với những đối lậpViết bằng thể thơ tám chữ, được xem như là những cách tân mới trong thơ ca. Thơ ca đương thời không gò bó, mà linh hoạt bằng trắc, lời tâm sự càng dễ thấm dễ cảm.

c. Phân tích khổ 2 và khổ 3: Thơi quá khức oanh liệt 

Thất vọng trước thực tại, con hổ nhỡ về thời quá khứ r đầy huy hoàng đẹp đẽĐó là thuở tung hoành với khí thế lẫy lừngThuở tự do nó sánh cùng thiên nhiên với tiếng thét của một loài chúa tểThuở tự do nó bước chân đầy dõng dạc đường hoàng. Khí thế của loài mãnh hổ đầy uy phong, muôn loài không khỏi khiếp sợ mà nể phụcBằng việc sử dụng biện pháp liệt kê tác giả đã khắc họa sinh động bức chân dung  của loai chúa tểLà chúa tể của muôn loài, thiên nhiên của cuộc sống tự do thật đẹp đẽ lôi cuốnĐó là cảnh đêm vàng bên bờ suối, những bình minh của những cây xanh và tiếng chim và những buổi chiều " Lên láng máu sau rừng". Nhà thơ sử dụng liên tiếp các động từ tinh vi " Say mồi đứng uống" ," lặng ngắm", "Chiếm lấy". Đại từ " Ta" thế hiện một tư thế đường hoàng, oanh liêt. Nhưng hãy lặng lại xem. Ta là " Uống ánh trăng tan" , ta đợi chết " Mảnh mặt trời", những kết hợp từ đầy mới mẻ không chỉ vẽ lên thiên nhiên vơi những mảng màu lãng mạn và còn thấy tài năng của Thế Lữ trong biệt tài sử dụng tiếng việt mà nhà phê bình Hoài Thanh đã không khỏi ngạc nhiên khi đọc:" Thế Lữ như một viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng mệnh lệnh không thể cưỡng được"Nhưng những câu thơ lại được đặt liên tiếp những dấu hỏi. Từ " Đâu" gieo lên trong mỗi câu hỏi như thêm phần nhức nhỗi cho nỗi đau ấy. Đẹp đẽ thế nào đó cũng chỉ là một quá khứ xa xôi, trôi về cõi mơ trở về cõi thật niềm phẫn uất buộc phải cất nên lời than " Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?"

d. Hai khổ cuối

Quá khứ đã dần tan, còn thực tại thì ngày càng rõ nét, tình cảnh éo le buộc nó phải cất nên nỗi niềm đầy phẫn uất. Nhưng rốt cuộc sự từ túng chẳng thể giam nổi niềm thiết tha với tự do. Rõ ràng hình ảnh con hổ là sự hóa thân của thi sĩ.  Thông qua đó ta thấy được khát khao giải phóng cái tôi cá nhân, cũng là niềm tâm sự nỗi đau trước cảnh dân tộc đang bị xiềng xích. Vỉ thế đằng sau đó ta còn thấy đậm đà tình yêu nước.

e. Đánh giá

Mượn lời con hổ bị nhốt trong rừng bách thú, Thế Lữ muốn diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng đồng thời thể hiện niềm khát khao tự do mạnh liệt và lòng yêu nước thâm kín.Hình thức thơ mới mẻ, từ ngữ hình ảnh thơ sáng tạo, vần thơ tràn đầy cảm xúc lãng mạn

III. Kết bài

Bài thơ " Nhớ rừng" của Thế Lữ là một bài thơ hay không chỉ thành công ở mặt nội dung mà còn nghệ thuật, cho thấy cái tâm và cái tài của nhà thơ. Với bài thơ, Thế Lữ xứng đáng là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới cũng như văn học nước nhà.

11 tháng 4 2021

Tham khảo nha em:

1. Mở bài
Giới thiệu bài thơ: "Nhớ rừng" là một bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Thế Lữ. Đặc biệt, khổ hai của bài thơ như nốt nhạc ngân nga về những năm tháng của quá khứ vàng son, là một đoạn thơ hay và đặc sắc nhất.

2. Thân bài
- Con hổ hồi tưởng, sống lại với những năm tháng hào hùng của ngày xưa:
+ Thuở hống hách với cảnh núi rừng bao la hùng vĩ
+ Tung hoành giữa thiên nhiên, nguồn cội mình
+ Tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi, ầm vang cả một khung trời
→ Vẻ đẹp dữ dội, mạnh mẽ, hào hùng
+ Bước đi dõng dạc, hiên ngang, táo bạo, không nao núng, lo sợ điều gì
+ Vươn mình kiêu hãnh, mang vẻ đẹp và dáng dấp khiến muôn loài phải nể phục, khiếp sợ
+ Tấm thân dẻo dai, uyển chuyển vô cùng như những làn sóng cuộn ấy thật đẹp đẽ biết bao giữa màu xanh của rừng già.
+ Lấy núi rừng cỏ cây làm bạn
- Tạo sự đối lập giữa quá khứ vàng son ở khổ 2, huy hoàng với thực tại nhục nhằn tù túng ở khổ 1
- Thông qua dòng hồi tưởng của hổ→ Giá trị sống của con người → Khát khao tự do

3. Kết bài

Khái quát giá trị khổ thơ: Tiếng lòng xót xa luyến tiếc về những quá khứ đẹp đẽ đây hy vọng, đồng thời là niềm khát khao tự do mãnh liệt của bao thế hệ xưa được thể hiện qua đoạn thơ

9 tháng 3 2021

1. Dàn ý cảm nhận của em về đoạn trích Chiếc lược ngà, 

a. Mở bài

- Sơ lược về tác giả Nguyễn Quang Sáng và phong cách sáng tác.
- Vài nét về vị trí và nội dung của Chiếc lược ngà.


b. Thân bài:

* Nhan đề:
- Nó là mơ ước của bé Thu và nó cũng tượng trưng cho tình cảm cha con sâu nặng của ông Sáu với cô bé Thu từ lúc còn sống cho đến cả lúc hy sinh.
- Là kỷ vật cuối cùng mà ông Sáu để lại cho con, đồng thời cũng khắc sâu nỗi đau đớn mà chiến tranh đã để lại trong mỗi gia đình, sự mất mát, đau thương, sự chia cắt.

* Nhân vật bé Thu:

Trước lúc nhận cha:
- Từ chối, bài xích tất cả mọi tình cảm sự chăm sóc mà ông Sáu dành cho cô bé (nêu dẫn chứng).
- Nguyên nhân: Bởi mặt ông Sáu có vết sẹo dữ tợn không giống người ba trong ảnh mà nó hằng nâng niu mong nhớ.
=> Tái hiện được cái nghịch cảnh éo le mà chiến tranh đã gây ra cho mỗi con người, không phải chỉ là sự chịu đựng gian khổ của người lính nơi chiến trường mà đó còn là sự đớn đau, khổ sở của cả những con người ở hậu phương.
=> Đồng thời cũng thể hiện những nét tính cách đặc sắc của bé Thu, hồn nhiên, bướng bỉnh, cá tính và vô cùng yêu thương cha mình, đặc biệt cách mà bé Thu từ chối tình cảm của ông Sáu cũng là một cách để cô bé bộc lộ tình cảm yêu cha vô cùng sâu nặng, thắm thiết.

Sau khi nhận cha:
- Ôm hôn cha thắm thiết, tiếng gọi ba như xé cả không gian xé cả lòng người, thể hiện thứ tình cảm sâu nặng mà cô bé đã chôn giấu biết bao lâu.
- Mong muốn ông Sáu ở nhà không đi nữa => Không chỉ dừng lại ở sự yêu thương vô bờ bến với ông Sáu mà còn là nỗi sợ hãi vô hình, có lẽ rằng con bé đã linh cảm được lần đi này của ông Sáu là một đi không trở lại, thế nên nó không muốn để ông đi dù chỉ một chút, nó chỉ muốn ông ở nhà với nó, 8 năm trời xa cách đã để lại trong lòng nó quá nhiều nỗi nhớ thương sâu sắc.
- Chiếc lược ngà đã xóa tan hết mọi khoảng cách giữa hai cha con, là sợi dây gắn kết chặt chẽ tình cảm yêu thương gắn bó của cả hai người.

* Nhân vật ông Sáu:

Khi trở về thăm nhà:
- Là người lính chiến gặp bi kịch trong chính gia đình của mình đứa con gái bao lâu ông hằng mong nhớ không chịu nhận ông, thậm chí bài xích hết tất cả những gì ông muốn bù đắp cho cô bé. Điều đó khiến ông Sáu vô cùng đau khổ (nêu dẫn chứng).
- Sự đau khổ quá lớn khiến ông có hành động sai lầm, khi lỡ tay trách phạt con, điều đó vừa khiến bé Thu tổn thương, đồng thời càng làm cho trái tim ông đau đớn hơn, thậm chí nỗi hối hận kéo dài mãi đến tận lúc ông hy sinh.

Khi ở chiến trường:
- Ông nhớ con đến quặn từng khúc ruột, thêm sự day dứt, hối hận vì một lần đánh con, làm tổn thương con bé khiến ông Sáu không ngừng buồn bã.
- Công việc chế tạo và nâng niu chiếc lược ngà tựa như nâng ước mơ con đã làm cho ông Sáu nguôi ngoai nỗi hối hận day dứt, đồng thời nỗi nhớ yêu con lại càng trở nên tha thiết.
- Ngày hy sinh ông Sáu vẫn chỉ còn tiếc nuối mãi một việc là chưa kịp trao tận tay chiếc lược ngà cho con gái.
=> Tình yêu thương con vô bờ bến của ông Sáu, đồng thời phản ánh một cách vô cùng sâu sắc những nỗi đau, những bi kịch mà chiến tranh để lại trong cuộc đời người lính.


c. Kết bài

- Nêu cảm nghĩ.

7 tháng 10 2016
I.    DÀN Ý
 
1,    Mở bài:
 
–    Những câu hát về chủ đề tình cảm gia đình khá phổ biến trong ca dao – dân ca.
 
–    Một sô câu tiêu biểu thể hiện đời sống tinh thần phong phú của người lao động.
 
2.    Thân bài:
 
Câu 1:    Công cha như núi Thái Sơn … ghi lòng con ơi!
 
–    Khẳng định công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ nhắc nhở con cái phải có bổn phận đáp đền chữ hiếu, bởi hiếu nghĩa là gốc của đạo làm người.   
 
–    Nghệ thuật so sánh có tính chất ước lệ: Công cha với núi cao,nghĩa mẹ với biển rộng nhấn mạnh ý đó.
 
–    Âm hưởng nhịp nhàng, du dương, thích hợp làm bài hát ru con, chứa đựng lời khuyên nhủ chí tình về đạo làm người.
 
Câu 2:    Chiều chiều … ruột đau chín chiều.
 
–    Là tâm trạng thương nhớ gia đình, quê hương của người con gái lấy chồng xa xứ.
 

–    Thời gian: chiều chiều không gian: ngõ sau, phù hợp với tâm trạng nhân vật đang day dứt, khắc khoải, tủi thân, tủi phận một mình nơi đất khách, không biết chia sẻ cùng ai.

 

 

 
–    Cách mở đầu thường thấy trong ca dao (Chiều chiều lại nhớ chiều chiều, Nhớ người áo đỏ khăn điều vắt vai; Chiều chiều ra đứng bờ ao, Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ…), được dùng để thể hiện nỗi buồn không nguôi đè nặng lên số phận người phụ nữ dưới thời phong kiến.
 
Câu 3:    Ngó lên nuộc lạt mái nhà … bấy nhiêu!
 
–    Thể hiện lòng biết ơn chân thành, tha thiết của con cháu đối với ông bà, cha mẹ đã khuất.
 
–    Nghệ thuật so sánh: bao nhiêu … bấy nhiêu. Hình ảnh so sánh: nuộc lạt mái nhà vừa cụ thể, quen thuộc, vừa có ý nghĩa ẩn dụ, nhấn mạnh tình thương yêu, kính trọng và biết ơn vô cùng sâu sắc.
 
Câu 4:    Anh em nào phải người xa … hai thân vui vầy.
 
–    Là lời khuyên nhủ anh em ruột thịt phải thương yêu, đoàn kết, chia sẻ vui buồn, sống chết với nhau.
 
–    Anh em thuận hòa là nhà có phúc. Đây cũng chính là cách báo hiếu thiết thực nhất đối với cha mẹ.
 
–    Hình ảnh so sánh : như thể tay chân thể hiện sự gắn bó khăng khít không rời.
 
3.    Kết bài
 
–    Ca dao trữ tình nảy sinh và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống tình cảm phong phú của người lao động.
 

–    Những câu ca dao chứa đựng nghĩa tình sẽ sống mãi trong lòng người đọc.