Nêu nhận xét của em về bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ, ngày 14 - 7 -1776.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đây là văn kiện có nhiều tiến bộ, có tính chất dân chủ tự do, thấm nhuần tư tưởng tiêu biểu của thời đại, nêu cao nguyên tắc bình đẳng, quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc. Tuy nhiên, Tuyên ngôn cũng có những hạn chế: không thủ tiêu chế độ nô lệ, không nghiêm cấm buôn bán nô lệ, phụ nữ không có quyền bầu cử.
Tham khảo
Khi soạn bản thảo Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn những câu ghi lại trong bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ năm 1776 và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791:
- Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".
- Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.
Tuyên ngôn độc lập Mỹ đã khẳng định: mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, tạo hóa đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm, không thể tước bỏ. Trong số những quyền đấy có quyền được sống,quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (1789) cũng khẳng định:" mọi người sinh ra đều có quyền được sống tự do và bình đẳng; mọi sự phân biệt xã hội chỉ có thể đặt lên trên cơ sở lợi ích chung.
1. Các bản tuyên ngôn đã được trích dẫn
– Tuyên ngôn Độc lập (năm 1776 của nước Mĩ).
– Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (năm 1791 của Cách mạng Pháp).
2. Ý nghĩa của việc trích dẫn
– Nêu lên những nguyên lí chung về quyền được tự do bình đẳng của con người để khẳng định lập trường chính nghĩa của dân tộc; tạo vị thế bình đẳng giữa Việt Nam với các nước lớn trên thế giới.
– Đưa ra những lí lẽ thuyết phục để chuẩn bị tiền đề cho lập luận ở phần tiếp theo, làm cơ sở cho cả hệ thống lập luận của bản tuyên ngôn
a) Mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập, tác giả đưa ra dẫn chứng từ hai tuyên ngôn nổi tiếng là Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (1791) của Cách mạng Pháp và Tuyên ngôn Độc lập (1776) của nước Mĩ, khẳng định quyền con người và quyền các dân tộc. Cách viết sắc xảo này đã đem lại ý nghĩa sâu sắc cho bản Tuyên ngôn được viết trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ.
b) Đây là nghệ thuật “gậy ông đập lưng ông”, “dùng khoá của địch khoá miệng địch”, lấy lí lẽ của nước người để phản bác những âm mưu của chính các nước đó. Tác giả đã rất linh hoạt khi kết hợp ý kiến của người với ý kiến của mình: “suy rộng ra câu ấy có nghĩa là….”, từ khẳng định quyền con người. Bác đã chuyển sang quyền của các dân tộc: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”
c) Ra đời trong bối cảnh Chiến tranh Thế giới Thứ hai vừa kết thúc, các nước đồng minh đang tranh giành ảnh hưởng đòi chia quyền kiểm soát nhũng vùng bọn phát xít từng chiếm đóng. Bản Tuyên ngôn Độc lập không chỉ nói với nhân dân Việt Nam, các nước trên thế giới mà còn hướng tới bọn thực dân đế quốc, ngăn chặn ngay ý đồ chiếm lại nước ta một lần nữa của thực dân Pháp. Đồng thời khẳng định cuộc đấu tranh giành độc lập tự do của nhân dân Việt Nam. Chống phát xít, chống đế quốc là cuộc đấu tranh chính nghĩa (thực hiện quyền độc lập, tự do, bình đẳng – lẽ phải thông thường mà chính các nước Pháp, Mĩ đã từng tuyên bố), buộc chính các nước thực dân, đế quốc không được phép coi thường, phủ nhận
- Việc trích dân tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp và bản tuyên ngôn Độc lập của Mĩ là cách lập luận sắc bén, khéo léo của tác giả
+ Dùng làm cơ sở pháp lí tuyên bố nền độc lập cho nước mình.
+ Đó là cơ sở suy rộng ra nền tự do của các dân tộc bị áp bức trên thế giới
- Ý nghĩa về mặt lập luận:
+ Tăng sức thuyết phục cho lời tuyên ngôn độc lập
+ Thể hiện sự khôn khéo, quyết liệt trong cách chiến đấu với kẻ thù
+ Nghệ thuật gậy ông đập lưng ông là nghệ thuật “gậy ông đập lưng ông” dùng chính lý lẽ chính nghĩa của Pháp, Mỹ đập lại luận điệu xảo trá của chúng.
Ngày Bác đọc bản tuyên ngôn độc lập là ngày vui nhất của dân tộc. Cuối cùng sau bao nhiêu khó khăn, đất nước ta đã thu về một mối, hoàn toàn độc lập và hòa bình. Ngày Bác đọc bản tuyên ngôn độc lập chính là mốc son chói lọi mở ra một bước tiến mới của đất nước. Đó là thành quả của một quá trình đấu tranh gian nan từ thất bại này đến thất bại khác mới có thể tìm đến thắng lợi. Bao máu, mồ hôi và nước mắt của dân tộc mới đổi được nền hòa bình và độc lập vốn có của dân tộc. Vì vậy, mỗi lần nhắc tới ngày 2/9/1945, lòng tôi lại cảm thấy vô cùng tự hào. Tự hào vì dân tộc Việt Nam - dân tộc anh hùng không chùn bước trước bất cứ kẻ thù nào có ý định chiếm đoạt chủ quyền của đất nước. Đó cũng là lời nhắc nhở bản thân phải nỗ lực để xây dựng đất nước giàu mạnh và kế thừa những truyền thống yêu nước tốt đẹp của dân tộc.
Bản tuyên ngôn đã khẳng định quyền con người đó là quyền tự do ,bình đẳng, và mưu cầu hạnh phúc. Bản tuyên ngôn đã có ảnh hưởng lớn tới nhiều quốc gia mà Mĩ xâm lược trong đó có Việt Nam ,trong bản tuyên ngôn của nước ta ,Bác cũng đã trích dẫn ra bản tuyên ngôn của Mĩ để thấy được tính nhân đạo trong bản tuyên ngôn này.
Tuy nhiên, Bản tuyên ngôn của Mĩ cũng có mặt hạn chế ,đó là chưa đề cập đến quyền của nô lệ và thổ dân da đỏ ,cũng như không xóa bỏ việc bóc lột công nhân và nhân dân lao động.
CHÚC BẠN HỌC TỐT
*Nhận xét:
Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ là văn bản chính trị tuyên bố ly khai khỏi Vương quốc Anh của 13 bang thuộc địa Bắc Mỹ. Tuyên ngôn được đọc ngày 4/7/1776, nội dung chính của bản tuyên ngôn dựa trên tư tưởng John Locke, một triết gia người Anh. Theo ông, con người có ba quyền cơ bản không thể bị tước đoạt là quyền được sống, được tự do và được sở hữu. Quyền sở hữu được Tổng thống Mỹ Thomas Jefferson đề cập tới trong bản tuyên ngôn là "quyền được mưu cầu hạnh phúc".
Tuyên ngôn khẳng định, quyền tự do bình đẳng của con người, chủ quyền thuộc về nhân dân, quyền lực của nhà vua cùng chế độ đẳng cấp trong xã hội phong kiến bị bãi bỏ, xác nhận quyền sở hữu tài sản tư nhân, quyền tự do dân chủ, vv. Các nội dung cơ bản của tuyên ngôn thấm nhuần tư tưởng cách mạng của các nhà triết học "Khai sáng" Pháp thế kỉ 18, phản ánh ý chí và nguyện vọng của cộng đồng nhân dân Pháp hồi đó và là bước cụ thể hoá các ý tưởng của khẩu hiệu "Tự do, Bình đẳng, Bác ái".
Đây là một bản tuyên ngôn tiến bộ, đã đề cao quyền con người. Có ý nghĩa rất lớn đối với lịch sử trọng đại. Là đòn đánh vào thực dân Anh đang áp bức với 13 thuộc địa. Song hạn chế là chỉ phục vụ cho giai cấp tư sản, nhân dân hầu như không được hưởng quyền.