Viết đoạn văn ngắn khoảng 12 câu về những điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhìn về vốn văn hóa dân tộc là một trích đoạn của tiểu luận Về vấn đề tìm đặc sắc văn hóa dân tộc được Trần Đình Hượu viết từ năm 1986. Với tiểu luận này, mục đích chính mà tác giả đặt ra không phải là xác định rõ ràng từng điểm một về cái gọi là bản sắc văn hóa dân tộc, mà gợi mở con đường nghiên cứu về nó trong tư cách một vấn đề thời sự của chiến lược phát triển đất nước thời kỳ đổi mới. Như vậy, ở đây, “nhìn về” cũng chính là “hướng tới”, và hành động “nhìn về” truyền thống, “nhìn về” quá khứ trở thành một yếu tố then chốt của hành động “hướng tới” hiện đại, “hướng tới” tương lai.
Trong tiểu luận, bên cạnh khái niệm vốn văn hoá dân tộc, tác giả cũng dùng một số khái niệm khác như : đặc sắc văn hóa dân tộc, thiên hướng văn hóa dân tộc, tinh thần chung của văn hóa dân tộc. Cách diễn đạt của tác giả không cố định, cứng nhắc. Có khi tác giả chỉ viết đơn giản : bản sắc dân tộc,hoặc nói hơi khác : bản sắc dân tộc của văn hóa. Nhìn chung, theo tinh thần toát lên từ toàn bộ tiểu luận, có thể hiểu vốn văn hoá dân tộc hay bản sắc văn hóa dân tộc là cái giúp khu biệt văn hóa của dân tộc này với văn hóa của dân tộc khác. Bản sắc văn hóa dân tộc là hiện tượng kết tinh, là thành quả tổng hợp của một quá trình sáng tạo, tiếp xúc văn hóa, nhào trộn cái vốn có, riêng có của dân tộc với những cái tiếp thu từ bên ngoài. Bản sắc văn hóa vừa có mặt ổn định vừa có mặt biến đổi. ổn định không đối lập mà tạo tiền đề cho biến đổi và biến đổi cũng để đi đến một dạng ổn định mới, cao hơn, phong phú hơn. Khái niệm vốn văn hóa dân tộc mà tác giả dùng vừa có mặt rộng hơn, vừa có mặt hẹp hơn khái niệm bản sắc văn hóa dân tộc. Nói rộng là vì: bản sắc văn hóa làm nên cái vốn văn hóa. Còn nói hẹp là bởi : vốn văn hóa dường như chỉ nói được mặt ổn định, cố hữu mà chưa nói được mặt biến đổi của bản sắc văn hóa. Với các khái niệm thiên hướng văn hóa, tinh thần chung của văn hóa, có lẽ tác giả muốn nói chiều động, chiều phát triển của bản sắc văn hóa.
Ngoài đoạn mở đầu mang tính chất đặt vấn đề, cả tiểu luận (phần được trích học) tập trung nêu lên và nhận xét về một số điểm mà theo tác giả là có “liên quan gần gũi” với cái gọi là đặc sắc văn hóa dân tộc. Cách triển khai lập luận của tác giả khá đặc biệt. Bắt đầu, ông đã không nói về cái có, mà nói về cái không của vốn văn hoá dân tộc. Có thể dễ dàng đếm được trong bài có đến trên vài chục lần từ không được lặp lại – từ không với hàm nghĩa chỉ ra những cái mà dân tộc ta không có (so với các dân tộc khác trên thế giới). Bên cạnh từ không, các cụm từ và từ như chưa bao giờ, ít cũng chở theo một nội dung tương tự. Khó nói rằng tác giả cố tình “độc đáo”, cố tình gây ấn tượng ở điểm này. Cái gây ấn tượng, nếu có, toát lên từ cách nhìn trực diện về vấn đề hơn là cách tung hứng ngôn từ. Vào thời điểm tiểu luận của Trần Đình Hượu ra đời, người ta vốn đã quen nghe những lời ca tụng về dân tộc mình (Càng nhìn ta, lại càng say – Tố Hữu), bởi vậy, khi giáp mặt với một cách đặt vấn đề khác, một cảm hứng nghiên cứu khác, nhiều người dễ có cảm tưởng rằng tác giả đã “nói ngược” hay đã cực đoan trong các nhận định. Kì thực, nếu nắm được mạch nghiên cứu lịch sử tư tưởng của Trần Đình Hượu, đồng thời chấp nhận nét đặc thù của lối văn “phát biểu ý kiến”, ít có trích dẫn cũng như ít đưa dẫn chứng (ở cấp độ cụ thể, chi tiết), lại chủ yếu hướng vào giới chuyên môn vốn am hiểu sâu sắc các vấn đề hữu quan, ta sẽ dễ dàng chia sẻ, tán đồng với tác giả về hầu hết những luận điểm then chốt mà ông nêu lên.
Khi khẳng định: “Giữa các dân tộc, chúng ta không thể tự hào là nền văn hóa của ta đồ sộ, có những cống hiến lớn lao cho nhân loại, hay có những đặc sắc nổi bật”, tác giả đã dựa vào khá nhiều căn cứ : ở Việt Nam, kho tàng thần thoại không phong phú (xét theo những gì còn được bảo tồn đến bây giờ) ; tôn giáo, triết học đều không phát triển ; không có một ngành khoa học, kĩ thuật nào phát triển đến thành có truyền thống ; âm nhạc, hội họa, kiến trúc đều không phát triển đến tuyệt kĩ ; thơ ca rất được yêu thích nhưng các nhà thơ không ai nghĩ sự nghiệp của mình là ở thơ ca ;… Dĩ nhiên, đây mới chỉ là những “căn cứ lớn”, mà bản thân chúng có thể và cần phải được chứng minh bằng hàng loạt dữ kiện cụ thể. Do định hướng riêng của bài viết, tác giả đành lướt qua vấn đề này. Điều quan trọng hơn đối với ông là nói rõ tiền đề mà dựa trên đó các “căn cứ lớn” đã được nêu lên : “ở một số dân tộc hoặc là một tôn giáo, hoặc là một trường phái triết học, một ngành khoa học, một nền âm nhạc, hội họa,… phát triển rất cao, ảnh hưởng phổ biến và lâu dài đến toàn bộ văn hóa, thành đặc sắc văn hóa của dân tộc đó, thành thiên hướng văn hóa của dân tộc đó”. Theo lô gích vấn đề, ở cuối đoạn 2, tác giả còn cắt nghĩa lí do của các “kiểu lựa chọn văn hóa” vừa được chính ông trình bày để ta thấy rõ tính qui luật của nó : “Thực tế đó cho ta biết khuynh hướng, hứng thú, sự ưa thích, nhưng hơn thế, còn cho ta biết sự hạn chế của trình độ sản xuất, của đời sống xã hội. Đó là văn hoá của cư dân nông nghiệp định cư, không có nhu cầu lưu chuyển, trao đổi, không có sự kích thích của đô thị”. Bằng cách lật đi lật lại vấn đề như thế, tác giả đã thực sự làm tăng sức thuyết phục cho luận điểm của mình.
Dễ dàng nhận thấy rằng, với tiểu luận này, tác giả đã thoát khỏi thái độ hoặc ca ngợi, hoặc chê bai đơn giản thường thấy khi tiếp cận vấn đề. Tinh thần chung của bài viết là tiến hành một sự phân tích, đánh giá khoa học đối với những đặc điểm nổi bật của văn hóa Việt Nam. Thực ra, khen hay chê vốn là một phản ứng tình cảm bình thường, hoàn toàn có đủ lí do để có mặt trong một bài nghiên cứu. Nhưng điều quan trọng là nếu người viết không vượt lên được vòng trói buộc của sự khen – chê chủ quan thì mọi kiến nghị, đề xuất sau đó sẽ ít tính thuyết phục. Trần Đình Hượu hẳn ý thức sâu sắc về điều đó nên đã sử dụng một giọng văn điềm tĩnh, khách quan để trình bày các luận điểm. Người đọc chỉ có thể nhận ra được nguồn cảm hứng thật sự của tác giả nếu hiểu cái đích xa mà ông hướng đến : góp phần xây dựng một chiến lược phát triển mới cho đất nước, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, kém phát triển hiện thời.
Sau khi đã nêu một loạt điểm “không đặc sắc” của văn hóa Việt Nam, tác giả lại khẳng định : “người Việt Nam có nền văn hóa của mình”. Nếu việc làm trước không đồng nghĩa với cái gọi là “chê” thì việc làm sau không phải là biểu hiện cụ thể của cái gọi là “khen”. Không có gì mâu thuẫn ở đây cả, bởi, thứ nhất, theo tác giả quan niệm, việc đi tìm cái riêng của văn hóa Việt Nam không nhất thiết phải gắn liền với việc cố chứng minh dân tộc Việt Nam không thua kém các dân tộc khác ở những điểm mà thế giới đã thừa nhận là rất nổi bật ở họ (ví dụ như sự phát triển của hệ thống thần thoại, tôn giáo, triết học, các ngành nghệ thuật, kiến trúc,….). Nỗ lực chứng minh như thế là một nỗ lực vô vọng. Tác giả chỉ ra những điểm “không đặc sắc” của văn hóa Việt Nam là trên tinh thần ấy. Việc làm của tác giả rõ ràng hàm chứa một gợi ý về phương pháp luận nghiên cứu vấn đề bản sắc văn hóa dân tộc : đi tìm đặc sắc văn hóa Việt Nam phải có cái nhìn sát với thực tế Việt Nam, không thể vận dụng những mô hình cố định ; điều quan trọng khác là phải tìm ra cội nguồn của hiện tượng không có những điểm đặc sắc nổi bật như của các dân tộc khác để thấy được cái “đặc sắc” của văn hóa Việt Nam. Vấn đề “có” hay “không” nhiều khi chưa quan trọng bằng vấn đề “tại sao có ?”, “tại sao không ?”. Thứ hai, tác giả quan niệm văn hóa là sự tổng hòa của nhiều yếu tố, trong đó lối sống, quan niệm sống là yếu tố then chốt ; mà lối sống, quan niệm sống ấy cũng lại là một hệ thống, kết quả sự tổng hòa của muôn vàn yếu tố khác nhỏ hơn. Khi quan sát thấy người Việt Nam có lối sống, quan niệm sống riêng, biểu hiện qua việc ta đã tự tạo ra được cho mình một cái “màng lọc” nhằm gạt bỏ hoặc tiếp thu, lựa chọn những cái gì không cần thiết hoặc cần thiết cho mình, tác giả hoàn toàn có cơ sở để khẳng định : người Việt Nam có nền văn hóa riêng. Hóa ra, “không đặc sắc” ở một vài điểm thường hay được người ta nhắc tới không có nghĩa là không có gì ! Phải nói rằng, tác giả đã có một quan niệm toàn diện về văn hóa, và hơn thế, biết triển khai công việc nghiên cứu của mình dựa vào việc khảo sát thực tế khách quan chứ không phải vào các “tri thức tiên nghiệm”, các định đề.
Trong đoạn 3, tác giả có nêu khái quát một đặc điểm của văn hóa Việt Nam :”Cái đẹp vừa ý là xinh, là khéo. Ta không háo hức cái tráng lệ, huy hoàng, không say mê cái huyền ảo, kì vĩ. Màu sắc chuộng cái dịu dàng, thanh nhã, ghét sặc sỡ. Quy mô chuộng sự vừa khéo, vừa xinh, phải khoảng. Giao tiếp, ứng xử chuộng hợp tình, hợp lí, áo quần, trang sức, món ăn đều không chuộng sự cầu kì. Tất cả đều hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng và có quy mô vừa phải”. Vào thời điểm tiểu luận ra đời, khái quát nêu trên có thể đã gây được những ngạc nhiên thú vị, bởi nó giống như kết quả của một cái nhìn đến từ phía bên ngoài hoặc của một nỗ lực phản tỉnh, cố gắng tách mình ra khỏi mình nhằm tự đánh giá. Thực tế cho thấy : thật khó nhận diện được nét đặc sắc văn hoá của dân tộc mình một khi ta đang hít thở trong bầu khí quyển của nó, quá quen với nó. Giờ đây, khái quát trong tiểu luận của Trần Đình Hượu gần như đã trở thành một nhận thức phổ biến, thường được nhắc lại với một ít biến thái trong nhiều tài liệu khác nhau. Điều này thực ra khá dễ hiểu vì có vô số dẫn chứng trong đời sống và trong văn học chứng tỏ sự xác đáng của nó, ví dụ : Việt Nam không có những công trình kiến trúc đồ sộ như Kim tự tháp, Vạn lí trường thành, Ăng – ko Vát… Chùa Một cột (chùa Diên Hựu) – một biểu tượng của văn hóa Việt Nam – có quy mô rất bé ; chiếc áo dài rất được phụ nữ Việt Nam ưa chuộng có vẻ đẹp nền nã, dịu dàng, thướt tha ; nhiều câu tục ngữ, ca dao khi nói về kinh nghiệm sống, ứng xử rất đề cao sự hợp lí, hợp tình : Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm ; ở sao cho vừa lòng người/ ở rộng người cười, ở hẹp người chê ; Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau…
Kết luận quan trọng nhất của tác giả về tinh thần chung của văn hóa Việt Nam nằm ở câu in nghiêng trong phần cuối đoạn trích : Tinh thần chung của văn hóa Việt Nam là thiết thực, linh hoạt, dung hòa. Toàn bộ những từ như tinh nhanh, khôn khéo, dung hợp, sàng lọc, tinh luyện, tiếp nhận,… được dùng trong đoạn văn cũng có tác dụng “phụ hoạ” cho kết luận đó. Tác giả còn chỉ rõ : trên lĩnh vực văn hóa, bản lĩnh của dân tộc Việt Nam thể hiện tập trung ở sự “đồng hóa”, “dung hợp” chứ không phải ở sự “tạo tác”. Về các khái niệm vừa dẫn, dựa vào văn cảnh chúng được sử dụng, có thể xác định :
“Tạo tác” là khái niệm có tính chất quy ước, chỉ những sáng tạo lớn của một dân tộc – những sáng tạo mà các dân tộc khác không có hoặc có mà không đạt tầm vóc kì vĩ, gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến chung quanh, tạo thành những mẫu mực đáng học tập đến như thế.
Khái niệm “đồng hóa” vừa chỉ vị thế tồn tại nghiêng về phía tiếp nhận những ảnh hưởng từ bên ngoài, những ảnh hưởng lan đến từ các nền văn minh, văn hóa lớn, vừa chỉ khả năng tiếp thu chủ động của chủ thể tiếp nhận – cái khả năng cho phép một dân tộc biến những cái ngoại lai thành cái của mình, trên cơ sở gạn lọc và thu giữ.
Khái niệm “dung hợp” vừa có những mặt gần gũi với khái niệm “đồng hóa” vừa có điểm khác. Với khái niệm này, hẳn tác giả muốn nhấn mạnh đến khả năng “chung sống hòa bình” của nhiều yếu tố tiếp thu từ nhiều nguồn khác nhau, có thể hài hòa được với nhau trong một hệ thống, một tổng thể mới.
Nhìn chung, theo Trần Đình Hượu, văn hóa Việt Nam xa lạ với sự cực đoan, không chấp nhận sự cực đoan, và riêng việc không chấp nhận điều đó đã biểu hiện một bản lĩnh đáng trọng. Như vậy, khi khái quát bản sắc văn hóa Việt Nam qua các từ như “đồng hóa”, “dung hợp”, tác giả Trần Đình Hượu không hề rơi vào thái độ tự ti hay miệt thị dân tộc.
Cũng cần nói thêm : trên con đường xác định cái gọi là bản sắc văn hoá dân tộc, Trần Đình Hượu đã có những điểm gặp gỡ với nhiều nhà nghiên cứu tư tưởng, văn hóa, văn học khác. Nhà Đạo học Cao Xuân Huy từng hình dung triết lí Việt Nam là triết lí Nước hay Nhu đạo. Còn nhà sử học Trần Quốc Vượng thì viết: “Tôi gọi cái bản lĩnh – bản sắc biết nhu, biết cương, biết công, biết thủ, biết “trông trời trông đất trông mây…” rồi tùy thời mà làm ăn theo chuẩn mực “nhất thì nhì thục”… ấy, là khả năng ứng biến của người Việt Nam, của lối sống Việt Nam, của văn hóa Việt Nam !” v.v…
Trong bối cảnh thời đại ngày nay, việc tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc trở thành một nhu cầu tự nhiên. Chưa bao giờ dân tộc ta có cơ hội thuận lợi như thế để xác định “chân diện mục” của mình qua hành động so sánh đối chiếu với “khuôn mặt” của các dân tộc khác. Giữa hai vấn đề hiểu mình và hiểu người có mối quan hệ tương hỗ. Tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc rất có ý nghĩa đối với việc xây dựng một chiến lược phát triển mới cho đất nước, trên tinh thần làm sao phát huy được tối đa mặt mạnh vốn có, khắc phục được những nhược điểm dần thành cố hữu để tự tin đi lên. Tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc dĩ nhiên cũng gắn liền với việc quảng bá cái hay, cái đẹp của dân tộc để “góp mặt” cùng năm châu, thúc đẩy một sự giao lưu lành mạnh, có lợi chung cho việc xây dựng một thế giới hòa bình, ổn định và phát triển. Đến với tiểu luận Vấn đề tìm đặc sắc văn hoá dân tộc, cụ thể là đến với đoạn trích Nhìn về vốn văn hoá dân tộc, chúng ta cảm nhận được những điều gợi mở quý báu đó từ một nhà nghiên cứu tâm huyết với tiền đồ phát triển của dân tộc.
Có ai đó từng hỏi tôi thế này: đang sống trong cuộc sống hòa bình, liệu có khi nào bạn nghĩ về chiến tranh không? Khi nghe đến đó tôi hơi bất ngờ nhưng ngay sau đó tôi lại tự chất vấn bản thân: có bao giờ tôi nghĩ đến vấn đề chiến tranh hay hòa bình, tò mò về nó khi mà cuộc sống có quá nhiều thứ khác thu hút tôi không nhỉ? Dường như khái niệm chiến tranh và hòa bình chỉ còn hiện hữu trong suy nghĩ của tôi khi tôi học lịch sử hay các tác phẩm văn học, đôi khi là bắt gặp trên tác phẩm truyền hình nào đó, chỉ thế thôi, không hơn. Các bạn biết đấy, chiến tranh ở đất nước Việt Nam đã đi xa nhưng hậu quả nó để lại thì vô cùng lớn và cũng nhiều nước trên thế giới chiến tranh vẫn còn. Chiến tranh- đó là biểu hiện cao nhất của mâu thuẫn không thể hòa giải, là sự tham gia bằng vũ lực hai bên trở lên. Lịch sử thế giới đã in đậm hình ảnh của biết bao cuộc chiến tranh, cuộc chiến tranh nào cũng tàn khốc và không gì có thể bù đắp nổi. Có ai mà không biết được 2 cuộc chiến tranh lớn nhất thế giới mà người ta gọi nó là Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai, những cuộc chiến tranh được coi là tàn khốc nhất trong lịch sử với sự tham gia của các nước lớn trên thế giới như: Mĩ , Anh, Pháp, Liên Xô… Rồi có ai quên được những đau thương mất mát của hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản khi Mĩ thả hai quả bom nguyên tử xuống trong thế chiến thứ hai. Cả hai thành phố chỉ còn là một đống đổ nát với mùi thuốc nổ, máu nước mắt khắp mọi nơi. Cuộc chiến tranh Trung – Nhật đã cướp đi bao mạng người tham gia vào cuộc chiến đó. Nói về chiến tranh thật thiếu sót nếu như ta không nhắc tới Việt Nam- một dân tộc anh hùng đã hi sinh rất nhiều ( thứ) trong các cuộc chiến tranh lịch sử. Trong suốt một nghìn năm Bắc thuộc dân tộc ta đã phải gồng mình lên để chống lại quân Nam Hán, Nguyên Mông, quân Thanh… Rồi sau đó là cuộc xâm lược của thực dân Pháp, đế quốc Mĩ hùng mạnh, hiếu chiến. Bao nhiêu cuộc chiến tranh là bấy nhiêu thời điểm đất nước lầm than, nhân dân loạn lạc, li tán, chết chóc. Để kể về hậu quả mà chiến tranh gây ra thì có lẽ không có một từ nào có thể diễn tả được hết. Ta thấy một phần nào đó của chiến tranh qua những câu thơ của các nhà thơ kháng chiến:
"Quê hương ta từ ngày khủng khiếp
Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn
Ruộng ta khoi nhà ta cháy
Chó ngộ một đàn………"
Cuộc sống chúng ta luôn luôn tồn tại những mặt đối lập để có những sự đấu tranh nhằm hướng tới sự phát triển và biến hóa không ngừng của đời sống. Mà một trong số đó cần lưu tâm là cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác. Đây là một cuộc đấu tranh đã luôn tồn tại từ khi thế giới được hình thành và sẽ còn tại đến tận cũng của nhân loại. Nhưng ở thời nào hay nơi nào cũng vậy, kết cục duy nhất của nó là cái thiện sẽ là người toàn thắng.
Trước hết, chúng ta cần hiểu rõ hai khái niệm về thiện và ác. Thiện và ác là hai phạm trù hoàn toàn trái ngược nhau, tựa như bóng tối và ánh sáng. Thiện là những gì hợp với đạo đức, với công lí, là những cái ta nên làm và đem lại lợi ích chính đáng. Còn ác thì ngược lại. Ác là những gì sai trái, không nên làm và phải tránh, nếu làm sẽ mang lại nhiều hậu quả xấu không chỉ cho bản thân mà còn cho nhiều người.
Từ khi con người bắt đầu biết nhận thức, cái thiện và cái ác đã song hành với nhau, công kích, cạnh tranh nhau trong cuộc sống hàng ngày. Ta đã có thể nhận thấy rõ cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác qua những câu chuyện cổ tích mà ông cha để lại. Trong chuyện cổ tích Tấm Cám, cô Tấm đại diện cho cái thiện- những con người nhỏ bé, thật thà, hiền lành phải chịu nhiều áp bức bất công trong xã hội. Còn phe ác chính là mẹ con Cám, luôn tìm mọi cách để đạp đổ cái thiện nhằm đạt được mục đích của mình. Nhưng ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ, nhân quả báo ứng. Cái thiện lúc nào cũng sẽ giành chiến thắng cuối cùng. Điều đó còn thể hiện ước mơ của ông cha ta về một thế giới hạnh phúc, công bằng, tốt đẹp. Trong cuộc sống hiện đại, biểu hiện về sự đấu tranh giữa cái thiện và cái ác là cuộc chiến của các chú công an làm nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự, cuộc sống ấm no cho người dân với những tên tội phạm trộm cắp, ma túy... Cuộc đấu tranh đó từ xưa đến nay vẫn chưa kết thúc và ngày càng căng thẳng. Các tệ nạn xã hội, giết người cướp của, trộm cắp diễn ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn. Các chú công an phải hi sinh hạnh phúc riêng tư, lợi ích của bản thân, thậm chí là cả tính mạng của mình để bảo vệ cuộc sống yên bình, hạnh phúc cho người dân.
Xã hội phát triển được là nhờ sự giải quyết mâu thuẫn giữa các mặt đối lập. Thiện và ác cũng như vậy. Cái thiện và ác luôn đối đầu, triệt tiêu lẫn nhau như một quy luật tự nhiên của cuộc sống. Mọi người vẫn có niềm tin rằng cái ác sẽ bị trừng phạt, giải quyết triệt để nhưng thực tế nó chưa bao giờ được giải quyết tận gốc. Luật pháp tuy công bằng nhưng vẫn có nhiều người lợi dụng sơ hở để lách luật, mua luật. Đây là điểm còn bất cập trong cuộc sống. Vì vậy, cuộc chiến giữa thiện và ác chưa bao giờ là khoan nhượng. Cái ác có thể vùng lên và đè nén cái thiện, song cái thiện sẽ luôn chiến thắng cho dù có trải qua nhiều thời gian và mất mát.
Mỗi cá nhân cần triệt tiêu mầm mống của cái ác trong chính con người mình, làm những việc thiện xuất phát từ cả tấm lòng. Đôi khi thiện- ác phân minh không rõ ràng, rất cần một cái tâm và nhãn lực để nhìn nhận vấn đề đúng đắn. Cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn nếu mỗi người chúng ta có ý thức góp sức mình trong cuộc chiến chống lại cái ác, lan tỏa cái thiện đến mọi người.
Chúng ta không ai ưa thích cái ác, nhưng sự thực là trong quy luật cuộc sống, cái ác vẫn luôn tồn tại và vì vậy, cuộc chiến không khoan nhượng giữa cái thiện và cái ác luôn tuần hoàn. Cho dù vào một thời điểm nào đó, cái ác có thể lên ngôi nhưng sau cùng chủ nhân của chiến thắng vẫn là cái thiện, cuộc sống vẫn tồn tại ấm áp tình người và lòng bao dung.
“Giữa những ngày u ám của dịch bệnh, ta vẫn thấy ngời lên tia nắng ấm áp của tinh thần đoàn kết và yêu thương”.
Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, sâu sắc trong thế giới hiện đại, không chỉ dừng lại trong lĩnh vực kinh tế, mà còn mở rộng, lan tỏa, thâm nhập các lĩnh vực khác của đời sống, từ xã hội, môi trường đến khoa học, công nghệ, văn hóa, pháp luật, giáo dục,... Chính quá trình tác động và thấm sâu của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế vào toàn bộ các lĩnh vực của một dân tộc, một quốc gia mà nhân loại đang đứng trước nhiều vấn đề hệ trọng đối với sự đứng vững, tồn tại và phát triển của từng quốc gia, dân tộc và của từng khu vực trên thế giới trong quan hệ mang tính toàn cầu đang diễn ra cực kỳ phong phú và phức tạp hiện nay. Toàn cầu hóa vừa là thời cơ cho sự hội nhập và phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời cũng là những thách thức to lớn, nhiều khi hoàn toàn mới mẻ, đối với vấn đề giữ gìn, bảo vệ, phát huy và phát triển các giá trị văn hóa riêng biệt, độc đáo, có tính truyền thống của mỗi dân tộc, quốc gia trong bối cảnh và đặc điểm mới của thế giới hiện đại.
~ học tốt ~
@ Phờ
Trong tính cách của con người Việt Nam có những điểm yếu và điểm mạnh khác nhau, vừa là thuận lợi và cũng vừa là trở ngại của chúng ta trước yêu cầu mới của thời đại. Một trong những điểm mạnh của con người Việt Nam mà được thế giới công nhận đó là sự trí tuệ, thông minh và nhạy bén với cái mới. Lý Quang Diệu, nhà lãnh đạo kiệt xuất Singgapoer đã ngợi khen khi nói về con người Việt Nam: “Việt Nam là một tộc người Do Thái thứ hai của châu Á”. Điểm mạnh trời phú ấy cực kỳ quan trọng và rất có ích cho chúng ta trong xã hội ngày mai, giúp ta có thể nắm bắt được các thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại của thế giới và ứng dụng chúng vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của đất nước. Thế nhưng điểm mạnh ấy lại hay đi liền cùng một điểm yếu khác đó là tính vội vã, hấp tấp và nông cạn. Cái thông minh của người Việt Nam chúng ta không hoàn chỉnh và chưa bao giờ được khuyến khích đúng mức. Cái thông minh của người Việt Nam chỉ là cái thông minh nhất thời. Người ta gọi là khôn lỏi. Giỏi ứng biến nhưng không khoa học. Những đặc điểm ấy - kể cả điểm yếu, đều thuộc về con người Việt Nam ta. Chúng ta không thể nào phủ nhận hay chối bỏ những điểm yếu. Để đáp ứng được yêu cầu của thời đại mới, con người Việt Nam ta cần thẳng thắn nhìn nhận và nhanh chóng “lấp đầy những lỗ hổng” này.
"Điểm yếu" không phải là cách hữu ích nhất khi suy nghĩ về lĩnh vực cần đến sự cải thiện. Thật ra, con người không hề yếu đuối, ngay cả khi chúng ta thường suy nghĩ hoặc có cảm giác như vậy. Tuy nhiên, hầu hết mọi người cảm thấy rằng họ có thể trở nên mạnh mẽ hơn trong một số lĩnh vực cụ thể trong cuộc sống, trong kỹ năng của họ, và các lĩnh vực khác. Vì họ cảm thấy rằng họ không giỏi trong các lĩnh vực này, họ thường sẽ mô tả một cách trái ngược với tình trạng hiện tại khi họ cảm thấy rằng họ cần phải cải thiện một lĩnh vực nào đó để trở nên mạnh mẽ và thành thạo hơn. Thay vì tập trung vào "điểm yếu", yếu tố đem lại cảm giác tiêu cực, hãy suy nghĩ về chúng như là lĩnh vực mà bạn có thể phát triển hoặc cải thiện - điều này sẽ giúp bạn tập trung vào tương lai và vào điều mà bạn có thể thực hiện để trở nên tốt hơn. Bạn có thể nhìn nhận điểm yếu như một điều gì đó ở bản thân mà bạn có quyền cải thiện, miễn là nó liên quan đến khao khát của bạn, hoặc chỉ đơn giản là một điều không liên quan đến khao khát hoặc mục tiêu hoặc bất kỳ một điều nào khác. Bạn nên biết rằng một trong hai điều này đều có thể chấp nhận được. Điểm yếu không tồn tại vĩnh viễn mà thay vào đó, chúng là yếu tố có thể thay đổi thông qua cách mà chúng ta thực hiện mọi việc để ngày càng có thể trở nên tuyệt vời hơn.