K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 1 2020

Tham khảo:

I. NHU CẦU NGHỊ LUẬN VÀ VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

1. Nhu cầu nghị luận

Trong đời sống, em có thường gặp các vấn đề và câu hỏi kiểu như dưới đây không:

- Vì sao em đi học? (hoặc: Em đi học để làm gì?)

- Vì sao con người cần phải có bạn bè?

- Theo em, như thế nào là sống đẹp?

- Trẻ em hút thuốc lá là tốt hay xấu, lợi hay hại?

Hãy nêu thêm các câu hỏi về các vấn đề tương tự.

b) Gặp các vấn đề và câu hỏi loại đó, em có thể trả lời bằng các kiểu văn bản đã học như kể chuyện, miêu tả, biểu cảm hay không? Hãy giải thích vì sao?

c) Để trả lời những câu hỏi như thế, hàng ngày trên báo chí, qua đài phát thanh, truyền hình, em thường gặp những kiểu văn bản nào? Hãy kể tên một vài kiểu văn bản mà em biết.

Trả lời:

a) Trong đời sống, chúng ta có thể gặp những câu hỏi sau đây:

- Tại sao phải luôn tuân thủ pháp luật?

- Tại sao lại phải học ngoại ngữ?

- Làm thế nào để thành trò giỏi con ngoan?

- Tại sao lại phải chống tệ nạn ma túy?

- Tại sao nói “lao động là vinh quang?”.

b) Với những loại câu hỏi như vậy, chúng ta phải trả lời bằng văn nghị luận, không thể là kể chuyện, miêu tả, biểu cảm. Bởi vì câu hỏi buộc người ta phải trả lời bằng lí lẽ có lí, phải quan tâm sử dụng các khái niệm.

Ví dụ: Trong thế giới rộng mở những giao lưu văn hóa, trí thức ngày nay việc học ngoại ngữ là để tiếp nhận những tinh hoa ở các nước, tăng cường những quan hệ giao lưu để đời sống vật chất và tinh thần được nâng cao. Chẳng hạn học tiếng Anh có khả năng tiếp thu vi tính dễ hơn...

c) Hằng ngày: Trên báo đài thường có những kiểu văn bản như bình luận thể thao; hỏi đáp pháp luật; cách mua trái cây ngon...

2. Thế nào là văn bản nghị luận?

Đọc văn bản Chống nạn thất học (tr.7-8 SGK Ngữ văn 7 tập 2) và trả lời câu hỏi.

a) Bác Hồ viết bài này nhằm mục đích gì? Để thực hiện mục đích ấy, bài viết nêu ra những ý kiến nào? Những ý kiến ấy được diễn đạt thành những luận điểm nào? Tìm các câu văn mang luận điểm. (Chú ý: Nhan đề cũng là một bộ phận của bài.)

b) Để ý kiến có sức thuyết phục, bài viết đã nêu lên những lí lẽ nào? Hãy liệt kê các lí lẽ ấy. (Gợi ý: Vì sao dân ta ai cũng phải biết đọc, biết viết? Việc chống nạn mù chữ có thể thực hiện được không?)

c) Tác giả có thể thực hiện mục đích của mình bằng văn kể chuyện, miêu tả, biểu cảm được không? Vì sao?

Trả lời:

a) Mục đích của văn bản Chống nạn thất học là Bác Hồ muốn mọi người Việt Nam phải biết chữ có kiến thức mà xây dựng nước nhà.

- Bài viết đã nêu ra nhiều ý kiến:

+ Thực dân Pháp “ngu dân” để cai trị dân ta

+ Hầu hết người Việt Nam mù chữ.

+ Những cách thức để thực hiện chống thất học.

- Luận điểm Bác Hồ nêu ra là:

+ Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc lúc này là nâng cao dân trí.

+ Mọi người Việt Nam phải hiểu biết (...) viết chữ quốc ngữ

b) Tác giả đã thuyết phục người đọc bằng những lí lẽ:

- Tinh trạng thất học, lạc hậu trước Cách mạng tháng Tám.

- Những điều kiện để người dân tham gia xây dựng nước nhà.

- Những điều kiện thuận lợi cho việc học chữ quốc ngữ.

c. Tác giả không thể thực hiện mục đích của mình bằng văn kể chuyện, miêu tả, biểu cảm được. Sức thuyết phục chỉ có thể được tạo nên bằng hệ thống các luận điểm, trình bày với lí lẽ lôgic, chặt chẽ. Nhiệm vụ giải quyết vấn đề đặt ra đòi hỏi phải sử dụng nghị luận.

II. LUYỆN TẬP

1. Đọc bài văn "Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội" (Tr.9-10 SGK Ngữ văn 7 tập 2) và trả lời câu hỏi.

a) Đây có phải bài văn nghị luận không? Vì sao?

b) Tác giả đề xuất ý kiến gì? Những dòng, câu văn nào thể hiện ý kiến đó? Để thuyết phục người đọc, tác giả nêu ra những lí lẽ và dẫn chứng nào?

c) Bài nghị luận này có nhằm giải quyết vấn đề có trong thực tế hay không? Em có tán thành ý kiến của bì viết không? Vì sao?

Trả lời:

a) Nhan đề “Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội” đã có tính chất là bài văn nghị luận. Mặc dù, thân bài có kể lại một số thói quen xấu những cách thức trình bày, ý kiến nêu ra có lí lẽ, có dẫn chứng, vấn đề trình bày cũng xác định rất rõ ràng.

b) Tác giả đề xuất ý kiến là “cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội"

- Tên bài tập trung ý kiến của tác giả cần trình bày. Ngoài ra ta có thể thể một số câu, dùng khác thể hiện ý đó:

+ Phần mờ đầu có hai câu với từ là.

+ Phần kết thúc có ba câu nói việc có thói quen tốt là khó, thói xấu là dễ

Dẫn tới kết luận là phải xem lại mình để phấn đấu cho nếp sống văn minh.

- Để thuyết phục người đọc, tác giả không chỉ giải thích, dùng lí lẽ mà đưa những dẫn chứng rất sinh động. Chẳng hạn:

+ Gạt tàn thuốc lá bừa bãi.

+ Vứt vỏ chuối ra đường.

+ Rác ùn lên cả con mương nhỏ.

+ Ném chai, cốc vỡ ra đường.

c) Bài viết này đã nhằm giải quyết một vấn đề trong giao tiếp đời thường. Những ý kiến của bài viết rất gọn, rất chặt chẽ.

2. Hãy tìm hiểu bố cục của văn bản trên.

Trả lời:

Mở bài: Giới thiệu thói quen tốt, xấu;

Thân bài: trình bày những thói quen xấu cần loại bỏ;

Kết bài : đề xuất hướng phấn đấu tự giác của mọi người để có nếp sống đẹp.

3. Sưu tầm hai đoạn văn nghị luận và chép vào vở bài tập.

Trả lời:

Các em có thể sưu tầm hai đoạn văn nghị luận để chép vào vở bài tập

[...] Khi con ngỗng đầu đàn mệt mỏi, nó sẽ chuyển sang vị trí bên cánh và một con ngỗng khác sẽ dẫn đầu.

Chia sẻ vị trí lãnh đạo sẽ đem lại lợi ích cho tất cả và những công việc khó khăn nên được thay phiên nhau đảm nhận.

Tiếng kêu của bầy ngỗng từ đằng sau sẽ động viên những con đi đầu giữ được tốc độ của chúng.

Những lời động viên đã tạo nên sức mạnh cho những người đang ở đầu con sóng, giúp cho họ giữ vững tốc độ, thay vì để họ mỗi ngày phải chịu đựng áp lực công việc và sự mệt mỏi triền miên.

(Bài học từ loài ngỗng - Quà tặng của cuộc sổng, Trang 97, Nxb Trẻ, 2003)

* Người ta chẳng qua là một cây sậy, cây sậy mềm yếu nhất trong tạo hóa, nhưng là một cây sậy có tư tưởng.

Cần gì cả vũ trụ phải vào hùa với nhau mới đè bẹp được cây sậy ấy? Chỉ một chút hơi, một giọt nước cũng đủ làm chết được người. Nhưng dù vũ trụ có đè bẹp người ta, người ta so với vũ trụ vẫn cao hơn, vì khi chết thì biết rằng mình chết, chứ không như vũ trụ kia, khỏe hơn người nhiều mù không tự biết rằng mình khỏe.

Vậy thì vũ trụ của chúng ta là ở tư tưởng... Dù tôi có bao nhiêu đất cát cũng chưa phải là “giàu hơn" vì trong phạm vi không gian, vũ trụ nuốt tôi như một điểm con, nhưng trái lại, nhờ tư tưởng, tôi quan niệm, bao trùm được vũ trụ.

(Theo Pa-xcan)

4. Bài văn (Tr.10-11 SGK Ngữ văn 7 tập 2) là văn bản tự sự hay nghị luận.

Trả lời:

Bài văn Hai biển hổ đã kể chuyện để nghị luận. Hai cái hồ có ý nghĩa trưng trưng, từ đây mà người ta nghĩ ra hai cách sống của con người.

Chúc bạn học tốt!
7 tháng 1 2020

I. Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận:

1. Nhu cầu nghị luận:

a. Trong đời sống, em có thường gặp các vấn đề và câu hỏi như dưới đây: Có, rất thường gặp.

Nêu thêm các câu hỏi về các vấn đề tương tự:

- Vì sao em thích đọc sách?

- Vì sao em thích xem phim, xem ca nhạc?

- Vì sao em thích thể thao?

b. Gặp các vấn đề và câu hỏi loại đó, em không thể trả lời bằng các kiểu văn bản đã học như kể chuyện, miêu tả, biểu cảm. Văn bản biểu cảm cũng chỉ có thể giúp ích phần nào. Chỉ có văn bản nghị luận mới có thể giúp chúng ta hoàn thành nhiệm vụ một cách thích hợp và hoàn chỉnh.

* Lí do:

- Tự sự là thuật, kể lại những câu chuyện đời thường dù hấp dẫn đến đâu vẫn mang tính cụ thể - hình ảnh, chưa có sức khái quái, có khả năng thuyết phục người đọc , người nghe, làm cho học thấu tình đạt lí.

- Miêu tả: dựng lại chân dung cảnh người, vật, sự vật, sinh hoạt…

- Biểu cảm: đánh giá cũng đã ít nhiều cần dùng lí lẽ , lập luận nhưng chủ yếu vẫn là cảm xúc, tình cảm, tâm trạng mang tính chủ quan nên không thể giải quyết các vấn đề trên một cách thấu đáo toàn diện và triệt để.

c. Để trả lời những câu hỏi như thế, hằng ngày trên báo chí, qua đài phát thanh, truyền hình em thường gặp những kiểu văn bản: bình luận, hội thảo, phê bình, bình luận thời sự, bình luận thể thao.

2. Thế nào là văn bản nghị luận:

a. Bác Hồ viết bài này nhằm mục đích để chống giặc dốt - một trong ba thứ giặc rất nguy hại sau cách mạng tháng 8 – 1945. Chống nạn thất học do chính sách ngu dân của bọn thực dân Pháp để lại.

* Để thực hiện mục đích ấy, bài viết nêu ra những ý kiến:

- Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân trí.

c. Những lí lẽ :

- Chính sách ngu dân của thực dân Pháp đã làm cho hầu hết người Việt Nam mù chữ => lạc hậu, dốt nát.

- Phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ thì mới có kiến thức để xây dựng nước nhà.

- Làm cách nào để nhanh chóng biết chữ Quốc ngữ?

+, Những người đã biết dạy cho những người chưa biết.

+, Vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ không biết thì con bảo…

+, Đặc biệt, phụ nữ cần phải học (thanh niên giúp đỡ).

- Nêu ra dẫn chứng vì sao phải học chữ Quốc ngữ: 95% dân số Việt Nam mù chữ.

- Công việc quan trọng và to lớn ấy nhất định phải làm được.

c. Tác giả không thể thực hiện mục đích của mình bằng văn kể chuyện, miêu tả, biểu cảm vì nó khó có thể giải quyết được vấn đề kêu gọi mọi người chống nạn thất học một cách gọn ghẽ, chặt chẽ, rõ ràng và đầy đủ như vậy.

II. LUYỆN TẬP:

Câu 1. Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:

a. Đây chính là một văn bản nghị luận, vì:

- Vấn đề để nêu ra bàn luận và giải quyết là một vấn đề xã hội: Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội.

- Để giải quyết vấn đề trên, tác giả đã sử dụng khá nhiều lí lẽ, lập luận và dẫn chứng để trình bày và bảo vệ quan điểm của mình.

b. Tác giả đề xuất ý kiến: Cần phân biệt thói quen tốt và thói quen xấu, cần tạo thói quen tốt, khắc phục thói quen xấu từ những việc nhỏ nhất.

* Những câu văn biểu hiện điều đó:

- “Có thói quen tốt và thói quen xấu”

- “Có người biết phân biệt tốt và xấu , nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa”.

- “Tạo được thói quen tốt là rất khó…xã hội”.

Thói quen tốt

Thói quen xấu

Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách…

Hút thuốc lá, gạt tàn bừa bãi, vứt rác bừa bãi, ném chai vỡ ra đường…

c. Bài văn nghị luận nhằm giải quyết vấn đề trong thực tế. Em tán thành với ý kiến của bài vì những ý kiến đó đều rất đúng và hợp lí.

Câu 2. Tìm hiểu bố cục của bài văn trên:

- Mở bài: Từ đầu đến “quen tốt”: nêu vấn đề thói quen và thói quen tốt.

- Thân bài: tiếp đến “nguy hiểm”: tác hại của thói quen xấu.

- Kết bài: Còn lại: Kêu gọi mọi người loại bỏ thói quen xấu và hình thành thói quen tốt để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

Câu 3. Sưu tầm hai đoạn nghị luận và chép vào vở.

Câu 4. Đây là văn bản nghị luận vì bàn về 2 cách sống: cách sống cá nhân và cách sống chia sẻ, hòa nhập.

- Cách sống cá nhân: cách sống thu mình, không quan hệ, giao lưu.

- Cách sống chia sẻ, hòa nhập: cách sống mở rộng, chia sẻ với mọi người => tâm hồn con người mới tràn ngập niềm vui.

21 tháng 1 2019

1. Nhu cầu nghị luận

a. Em rất thường gặp các vấn đề và những câu hỏi tương tự như trên trong cuộc sống.

Ví dụ:

    + Ma túy là gì? Tại sao phải nói không với ma túy?

    + Môi trường là gì? Làm cách nào để giữ gìn bảo vệ môi trường?

    + Rừng mang đến lợi ích gì cho ta?Làm cách nào để bảo vệ rừng?

b. Những vấn đề và câu hỏi loại này không thể sử dụng kiểu văn bản miêu tả, tự sự hay biểu cảm, mà cần dùng kiểu văn nghị luận vì văn nghị luận là một phương thức biểu đạt chính với các lí lẽ chặt chẽ, thuyết phục và có thể giải quyết thoả đáng vấn đề đặt ra.

c. Qua báo chí, đài phát thanh, truyền hình ta thấy thường sử dụng văn bản nghị luận như lời phát biểu, nêu ý kiến một bài xã hội, bình luận về một vấn đề của đời sống.

2. Thế nào là văn bản nghị luận?

a.

- Bác Hồ viết bài này nhằm mục đích: vạch rõ tình trạng dân trí chung của xã hội ta từ đó đề cập đến việc cần thiết phải học tập, kêu gọi mọi người cùng học tập.

- Bài viết nêu ra những ý kiến:

    + Trong thời kì Pháp cai trị mọi người bị thất học để chúng dễ cai trị

    + Chỉ cho mọi người biết ích lợi của việc học.

    + Kêu gọi mọi người học chữ (chú ý các đối tượng).

- Diễn đạt thành những luận điểm:

    + Tình trạng thất học, lạc hậu trước Cách mạng tháng Tám.

    + Những điều kiện cần phải có để người dân tham gia xây dựng nước nhà.

    + Những khả năng thực tế trong việc chống nạn thất học.

- Các câu văn mang luận điểm chính của bài văn:

    + "Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí"

    + "Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ."

b. Để tạo sức thuyết phục cho bài viết, người viết đã triển khai những luận điểm chính với các lí lẽ chặt chẽ:

    + Trước Cách mạng tháng Tám, dưới ách đô hộ của thực dân, nhân dân ta phải chịu cảnh thất học, mù chữ;

    + Nay đã dành được độc lập; để xây dựng đất nước thì không thể không học, mọi người phải biết đọc, biết viết;

    + Biến việc học thành việc làm rộng khắp, với các hình thức cụ thể có thể áp dụng mọi lúc, mọi nơi.

c. Tác giả không thể thực hiện mục đích của mình bằng văn kể chuyện, miêu tả, biểu cảm được. Sức thuyết phục chỉ có thể được tạo nên bằng hệ thống các luận điểm, trình bày với lí lẽ lôgic, chặt chẽ. Nhiệm vụ giải quyết vấn đề đặt ra đòi hỏi phải sử dụng nghị luận.

II. Luyện tập

Câu 1:

a. Văn bản đã cho là một văn bản nghị luận. Tác giả bàn đến vấn đề tập thói quen tốt, loại bỏ những thói quen xấu trong đời sống hàng ngày.

b. Tác giả đề xuất ý kiến: "Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội"

- Các câu văn thể hiện ý kiến trên là:

    + Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa.

    + Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

- Các lí lẽ và dẫn chứng:

    + Trong cuộc sống, có thói quen tốt (dẫn chứng: dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách...) và có thói quen xấu;

    + Cái gì đó mà thành thói quen thì rất khó sửa;

    + Thói quen xấu sẽ gây hại đến cộng đồng, tác động tiêu cực đến môi trường sống;(Dẫn chứng: Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự; vứt rác bừa bãi, ...)

    + Hãy tự xem lại mình để loại bỏ thói quen xấu, tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

c. Vấn đề mà bài viết trên bàn bạc có đúng với thực tế của đời sống. Vấn đề rất có ý nghĩa đối với mọi người, đối với xã hội nhằm xây dựng một xã hội văn minh, lịch sự, có văn hoá.

Câu 2: Bố cục của bài văn gồm 3 phần:

    + Mở bài: Đoạn 1 - Nêu vấn đề thói quen và thói quen tốt.

    + Thân bài: Đoạn 2, 3, 4 - Tác hại của thói quen xấu và việc cần thiết phải loại bỏ thói quen xấu).

    + Kết bài: Đoạn cuối - Kêu gọi mọi người loại bỏ thói quen xấu, tự điều chỉnh mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

Câu 4:

Mặc dù có sử dụng tự sự nhưng văn bản trên vẫn là một văn bản nghị luận. Kể chuyện "Hai biển hồ" là để luận bàn về hai cách sống: cách sống chỉ biết giữ cho riêng mình và cách sống biết sẻ chia cùng mọi người. Hình ảnh hai biển hồ mang ý nghĩa tượng trưng cho hai cách sống đối lập nhau ấy.

22 tháng 1 2019

có dùng học tốt hay giải k nè

12 tháng 3 2020

lm hộ mk nha

12 tháng 3 2020

 Đặc điểm của văn bản nghị luận. Muốn có sức thuyết phục thì luận điểmphải đúng đắn, chân thật, có sức thuyết phục. Luận cứ có vai trò làm cơ sở cho luận điểmluận cứ cũng phải chân thực, đúng đắn, tiêu biểu thì luận điểm mới có sức thuyết phục.

– Lập luận của toàn bài, lập luận chiều dọc: Quan hệ tổng phân hợp.

- Bố cục ba phần :

    + Mở bài: lập luận theo quan hệ tương phản.

    + Kết bài: lập luận theo quan hệ nguyên nhân – kết quả.

17 tháng 3 2016
TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP
LẬP LUẬN GIẢI THÍCH
 
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
  
1. Mục đích và phương pháp giải thích
a) Trong đời sống hàng ngày, có biết bao nhiêu là câu hỏi Vì sao? đặt ra đòi hỏi chúng ta phải có sự hiểu biết để trả lời, chẳng hạn: Vì sao lại có nguyệt thực? Vì sao nước biển lại mặn? Vì sao lá cây lại có màu xanh?... Trả lời những câu hỏi như thế, nghĩa là chúng ta đi giải thích một vấn đề.
b) Trong văn nghị luận, việc giải thích thường gắn với những vấn đề khái quát có liên quan đến tư tưởng, đạo lí, các chuẩn mực đạo đức, lối sống,... Chẳng hạn: Tình bạn là gì? Thế nào là trung thực? Vì sao phải khiêm tốn? Thế nào là Có chí thì nên?...
c) Đọc bài văn sau đây và trả lời các câu hỏi.
 
 
LÒNG KHIÊM TỐN
Lòng khiêm tốn có thể được coi là một bản tính căn bản cho con người trong nghệ thuật xử thế và đối đãi với sự vật.
Điều quan trọng của khiêm tốn là chính nó đã tự nâng cao giá trị cá nhân của con người trong xã hội. Khiêm tốn là biểu hiện của con người đứng đắn, biết sống theo thời và biết nhìn xa. Con người khiêm tốn bao giờ cũng là người thường thành công trong lĩnh vực giao tiếp với mọi người.
Vậy khiêm tốn là gì? Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường, luôn luôn hướng về phía tiến bộ, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, bao giờ cũng không ngừng học hỏi. Hoài bão lớn nhất của con người là tiến mãi không ngừng, nhưng không nhằm mục đích tự khoe khoang, tự đề cao cá nhân mình trước người khác.
Người có tính khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa. Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa.
Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi.
Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự mình đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người.
Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên con đường đời.
(Theo Lâm Ngữ Đường, Tinh hoa xử thế)
- Bài văn giải thích vấn đề gì?
Gợi ý: Nhan đề của bài văn có tác dụng nêu lên vấn đề giải thích không?
- Hãy tìm những câu ở dạng định nghĩa như: Lòng khiêm tốn có thể coi là một bản tính,... Thử nhận xét về cách giải thích của bài văn này.
Gợi ý:
Những câu ở dạng định nghĩa:
+ Lòng khiêm tốn có thể được coi là một bản tính căn bản cho con người trong nghệ thuật xử thế và đối đãi với sự vật.
+ Con người khiêm tốn bao giờ cũng là người thường thành công trong lĩnh vực giao tiếp với mọi người.
+ Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường, luôn luôn hướng về phía tiến bộ, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, bao giờ cũng không ngừng học hỏi.
+... con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự mình đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người.
Cách giải thích:
+ Tác giả đã liệt kê những biểu hiện của lòng khiêm tốn như thế nào?
+ Đưa ra những đối lập giữa người khiêm tốn và kẻ không khiêm tốn có phải là một cách giải thích không?
+ Chỉ ra cái lợi của khiêm tốn, cái hại của không khiêm tốn có phải là để giải thích không?
+ Chỉ ra nguyên nhân của thói không khiêm tốn có tác dụng giải thích như thế nào?
- Để giải thích về "lòng khiêm tốn", tác giả đã nêu ra những nhận định mang tính định nghĩa về lòng khiêm tốn, liệt kê các biểu hiện của lòng khiêm tốn, so sánh giữa người khiêm tốn và kẻ không khiêm tốn. Đây cũng chính là các cách giải thích.
- Chỉ ra cái lợi của khiêm tốn - cái hại của không khiêm tốn, nguyên nhân của thói không khiêm tốn chính là nội dung giải thích.
Vậy thế nào là văn giải thích?
Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ,... cần được giải thích, qua đó nâng cao nhận thức, bồi dưỡng trí tuệ, tình cảm cho con người. Để giải thích một vấn đề nào đó, người ta thường sử dụng cách nêu định nghĩa, liệt kê những biểu hiện, so sánh với các hiện tượng cùng loại khác, chỉ ra cái lợi, cái hại, nguyên nhân, hậu quả, cách phát huy hoặc ngăn ngừa,... Không nên dùng những cái khó hiểu hoặc không ai hiểu để giải thích những điều người ta chưa hiểu, cần hiểu.
 
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Các bài văn dưới đây giải thích vấn đề gì? Hãy tóm tắt những ý chính mà người viết dùng để giải thích cho các vấn đề đó.
 
LÒNG NHÂN ĐẠO
Lòng nhân đạo tức là lòng biết thương người. Thế nào là lòng biết thương người và thế nào là lòng nhân đạo?
Hằng ngày chúng ta thường có dịp tiếp xúc với đời sống bên ngoài, trước mắt chúng ta, loài người còn đầy rẫy những cảnh khổ. Từ một ông lão già nua răng long tóc bạc, lẽ ra phải được sống trong sự chăm sóc đùm bọc của con cháu, thế mà ông lão ấy phải sống kiếp đời hành khất sống bằng của bố thí của kẻ qua đường, đến một đứa trẻ thơ, quá bé bỏng mà lại sống bằng cách đi nhặt từng mẩu bánh của người khác ăn dở, thay vì được cha mẹ nuôi nấng, dạy dỗ...
Những hình ảnh ấy và thảm trạng ấy khiến cho mọi người xót thương, và tìm cách giúp đỡ. Đó chính là lòng nhân đạo.
Con người cần phải phát huy lòng nhân đạo của mình đối với mọi người xung quanh. Thánh Găng-đi có một phương châm: "Chinh phục được mọi người ai cũng cho là khó, nhưng tạo được tình thương, lòng nhân đạo, sự thông cảm giữa con người với con người lại càng khó hơn. Điều kiện duy nhất để tạo sự kính yêu và mến phục đối với quần chúng, tốt nhất là phải làm sao phát huy lòng nhân đạo đến cùng và tột độ vậy".
(Theo Lâm Ngữ Đường, Tinh hoa và xử thế)
Gợi ý:
- Giải thích vấn đề "lòng nhân đạo";
- Các ý chính:
+ Lòng nhân đạo - lòng thương người;
+ Loài người còn đầy rẫy những cảnh khổ;
+ Biết xót thương, tìm cách giúp đỡ những cảnh khổ;
+ Phát huy lòng nhân đạo đến cùng và tột độ.
ÓC PHÁN ĐOÁN VÀ ÓC THẨM MĨ
Chính Xanh-tơ Bơ-vơ cũng đã nói: "Tôi biết nhiều người có óc phán đoán rất đúng mà đồng thời lại thiếu óc thẩm mĩ, vì óc thẩm mĩ biểu hiện một cái gì tinh vi nhất, thuộc về bản năng nhất trong cái chỗ tế nhị mơ hồ nhất của các giác quan của ta".
Muốn thưởng thức một bài văn, ta đọc nó chầm chậm một hai lần, xem có cảm thấy cái hay của nó không đã; khi cảm được rồi, ta mới tìm hiểu nó hay ở chỗ nào. Ta dùng trái tim của ta trước rồi sau mới dùng lí trí. Nếu lòng ta không cảm thì càng phân tích lại càng không hiểu được gì cả. Văn học khác khoa học ở chỗ đó; và óc thẩm mĩ khác óc phán đoán cũng ở chỗ đó: một đằng là sự ưa thích của lòng, một đằng là sự sáng suốt của óc, một đằng cần nhiều cảm thụ tính, một đằng cần nhiều luận lí tính.
Nói vậy không phải là óc thẩm mĩ và óc phán đoán tương phản nhau mà ta không bao giờ dùng lí trí để hiểu được cái đẹp đâu. Vẫn có nhiều cái đẹp có thể giảng được và ai cũng thấy nó hợp lí: chỉ một số tế nhị quá mới có những lí lẽ riêng của nó mà lí trí không sao phân tích nổi, và muốn nhận thức được, ta phải luyện mĩ cảm bằng cách sống thật nhiều, đọc nhiều tác phẩm bất hủ của mọi xứ và mọi thời.
(Theo Nguyễn Hiến Lê, Hương sắc trong vườn văn)
Gợi ý:
- Giải thích vấn đề mối quan hệ giữa phán đoán (lí trí) và thẩm mĩ (rung động thẩm mĩ);
- Các ý chính:
+ Nhiều người có óc phán đoán rất đúng mà đồng thời lại thiếu óc thẩm mĩ;
+ Muốn thưởng thức một bài văn, ta dùng trái tim của ta trước rồi sau mới dùng lí trí;
+ Có thể dùng lí trí để hiểu cái đẹp nhưng quan trọng vẫn là phải luyện mĩ cảm.
TỰ DO VÀ NÔ LỆ
Loài người hơn loài vật là có quyền tự do. Một con hổ đói nhảy xả vào bất cứ cái gì có thể ăn được bày ra trước mắt nó; một người đói trông thấy vật gì có thể ăn được còn biết suy xét có nên ăn hay không. Con hổ bị cái đói sai khiến không tự kiềm chế được mình; trái lại người ta không để cho cái đói có thể sai khiến được mình, như vậy là người ta được tự do theo ý muốn riêng.
Quyền tự do là của quý báu nhất của loài người. Không có tự do người ta cũng chỉ như súc vật.
Tự do đây không phải nghĩa là hoàn toàn muốn làm gì thì làm: một thứ tự do vô tổ chức và vô ý thức. Vì loài người sống thành đoàn thể, sống thành xã hội cho nên phải hiểu tự do có nghĩa là muốn làm gì thì làm, nhưng làm theo lẽ phải, theo lí trí, để không phạm tới sự tự do của người khác và không phạm đến quyền lợi chung của đoàn thể.
Trái với tự do là nô lệ. Người nô lệ là người phải chịu phục tòng sự đè nén, sự sai khiến bất công của một người hay một thế lực nào khác mạnh hơn mình. Người nô lệ không còn có thể làm việc gì theo ý muốn của mình, theo tài năng của mình để mưu hạnh phúc cho mình nữa.
Không tự do tức là chết.
(Nghiêm Toản, Việt luận)
Gợi ý:
- Giải thích vấn đề "tự do và nô lệ";
- Các ý chính:
+ Loài người hơn loài vật là có quyền tự do;
+ Không có tự do, người ta cũng chỉ như súc vật;
+ Tự do nghĩa là muốn làm gì thì làm nhưng phải theo lẽ phải;
+ Nô lệ trái với tự do;
+ Không tự do tức là chết.
2. Nhận xét cách giải thích của các bài văn trên.
Gợi ý: Sau khi đã nắm được vấn đề của từng bài, hệ thống hoá được các ý chính của từng bài, ta mới xem bài văn lập luận giải thích bằng cách nào. Tức là xem xét cách trình bày các ý, cách thiết lập mối quan hệ giữa các ý để giải thích cho vấn đề nêu ra.
- Tác giả đã dùng những câu ở dạng định nghĩa như thế nào?
Lưu ý cách dẫn các ý kiến của những người nổi tiếng về vấn đề đang giải thích.
- Các biểu hiện cụ thể của vấn đề là gì?
- Tác giả sử dụng so sánh, đối chiếu như thế nào?
- Tác giả chỉ ra những vấn đề gì để lí giải, phân tích vấn đề?
 
- Bố cục bài văn ra sao? Cách diễn đạt như thế nào?
17 tháng 3 2016

TÌM HIÊỦ CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH

I, MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI THÍCH

                                                                  Lòng khiêm tốn

- Vấn đề nghị luận: Lòng khiêm tốn

- Luận điểm khái quát: Câu mở đầu : Lòng khiêm tốn ... sự vật.

- Luận điểm phụ: ( Thể hiện ở 4 đoạn phần thân bài)

+ Đoạn 1: Ý nghĩa của khiêm tốn(chỉ rõ cái lợi)

+ Đoạn 2: Định nghĩa về khiêm tốn( khiêm tốn là gì?)

+ Đoạn 3: Biểu hiện của khiêm tốn(liệt kê các biểu hiện)

+ Đoạn 4: Lí giải vì sao phải khiêm tốn(so sánh, nêu rõ nguyên nhân)

- Ghi nhớ(Sgk/71)

II, LUYỆN TẬP

                                                                             Lòng nhân đạo

- Vấn đề nghị luận: Lòng nhân đạo

- Phương pháp giải thích:

+ Nêu định nghĩa: (Lòng nhân đạo là lòng biết thương ng`)

+ Đặt câu hỏi: ( Thế nào là bietes thương ng`?, Thế nào là lòng nhân đạo?)

+ Nêu biểu hiện để trả lời câu hỏi: ( Hình ảnh ông già hành khuất, em bé nhặt mẩu bánh mì => thái độ của mọi ng` : xót thương, tìm cách giúp đỡ.

+ Đối chiếu, lập luận bằng cách đưa ra câu nói của thánh Găng-đi.

16 tháng 1 2017
1. Nhu cầu nghị luận
Để giải quyết các vấn đề được đặt ra dưới đây, em có thể dùng văn bản tự sự, miêu tả hay biểu cảm được không? Vì sao?
- Vì sao em đi học? (hoặc: Em học để làm gì?)
- Vì sao con người cần phải có bạn bè?
- Theo em, như thế nào là sống đẹp?
- Trẻ em hút thuốc lá là tốt hay xấu, lợi hay hại?
Gợi ý:
- Văn kể chuyện dùng để làm gì? Văn tự sự dùng để kể lại những sự việc theo một trật tự nào đấy. Các tình huống trên không đặt ra yêu cầu này.
- Văn miêu tả dùng để làm gì? Văn miêu tả dùng để tái hiện lại sự vật, hiện tượng để người khác có thể hình dung một cách cụ thể về đối tượng ấy. Các tình huống trên không đặt ra yêu cầu này.
- Văn biểu cảm dùng để làm gì? Văn biểu cảm dùng để thổ lộ tình cảm, cảm xúc của người viết trước một sự vật, hiện tượng nào đó. Các vấn đề được đặt ra ở trên không hướng tới điều này.
Như vậy, với các vấn đề, cũng là các tình huống giao tiếp, đặt ra ở trên, chúng ta không thể sử dụng văn tự sự, miêu tả hay biểu cảm để giải quyết. Chỉ có thể giải quyết các vấn đề tương tự như thế này, người ta phải sử dụng nghị luận như một phương thức biểu đạt chính, với các lí lẽ chặt chẽ, thuyết phục. Trên thực tế, chúng ta vẫn thường gặp các tình huống mà không thể không sử dụng nghị luận. Đó có thể là lời phát biểu, nêu ra ý kiến, có thể là một bài xã luận, bình luận, đánh giá về một vấn đề nào đó của đời sống.
2. Thế nào là văn bản nghị luận?
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
CHỐNG NẠN THẤT HỌC
Quốc dân Việt Nam!
Khi xưa Pháp cai trị nước ta, chúng thi hành chính sánh ngu dân. Chúng hạn chế mở trường học, chúng không muốn cho dân ta biết chữ để dễ lừa dối dân ta và bóc lột dân ta.
Số người Việt Nam thất học so với số người trong nước ta là 95 phần trăm, nghĩa là hầu hết người Việt Nam mù chữ. Như thế thì tiến bộ làm sao được?
Nay chúng ta đã giành được quyền độc lập. Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí [...]
Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ.
Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ, hãy góp sức vào bình dân học vụ, như các anh chị em trong sáu, bảy năm nay đã gây phong trào truyền bá Quốc ngữ, giúp đồng bào thất học.
Những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết đi. Vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ không biết thì con bảo, người ăn người làm không biết thì chủ nhà bảo, các người giàu có thì mở lớp học tại tư gia dạy cho những người không biết chữ ở hàng xóm láng giềng, các chủ ấp, chủ đồn điền, chủ hầm mỏ, nhà máy thì mở lớp học cho những tá điền, những người làm của mình.
Phụ nữ lại càng cần phải học, đã lâu chị em bị kìm hãm, đây là lúc chị em phải cố gắng để kịp nam giới, để xứng đáng mình là một phần tử trong nước, có quyền bầu cử và ứng cử.
Công việc này, mong các anh chị em thanh niên sốt sắng giúp sức.
Chủ tịch
Chính phủ nhân dân lâm thời
Hồ Chí Minh
(Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000)
a) Bác Hồ viết bài văn này để làm gì?
Gợi ý: Trong bài viết này, Bác vạch rõ tình trạng dân trí chung của xã hội ta từ đó đề cập đến việc cần thiết phải học tập, kêu gọi mọi người cùng học tập.
b) Hãy tóm tắt những ý chính của bài viết. Tìm các câu văn mang luận điểm.
Gợi ý: Các câu văn mang luận điểm chính của bài văn:
- "Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí"
- "Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ."
c) Để thuyết phục người đọc, người viết đã làm gì? Hãy liệt kê các lí lẽ của bài văn.
Gợi ý: Để tạo sức thuyết phục cho bài viết, người viết đã triển khai những luận điểm chính với các lí lẽ chặt chẽ:
- Trước Cách mạng tháng Tám, dưới ách đô hộ của thực dân, nhân dân ta phải chịu cảnh thất học, mù chữ;
- Nay đã dành được độc lập; để xây dựng đất nước thì không thể không học, mọi người phải biết đọc, biết viết;
- Biến việc học thành việc làm rộng khắp, với các hình thức cụ thể có thể áp dụng mọi lúc, mọi nơi.
d) Trong bài văn, tác giả có sử dụng kể chuyện, miêu tả, biểu cảm không? Vì sao?
Gợi ý: Để giải quyết vấn đề "Chống nạn thất học" như trên, không thể sử dụng kể chuyện, miêu tả hay biểu cảm. Sức thuyết phục chỉ có thể được tạo nên bằng hệ thống các luận điểm, trình bày với lí lẽ lôgic, chặt chẽ. Nhiệm vụ giải quyết vấn đề đặt ra đòi hỏi phải sử dụng nghị luận.
đ) Văn bản nghị luận là gì?
Gợi ý: Văn bản nghị luận là loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó bằng những luận điểm rõ ràng, với lí lẽ chặt chẽ, dẫn chứng xác thực.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. a) Bài văn dưới đây có phải là bài văn nghị luận không? Vì sao?
CẦN TẠO RA THÓI QUEN TỐT TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
Có thói quen tốt và thói quen xấu. Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách,... là thói quen tốt.
Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự là thói quen xấu. Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa. Chẳng hạn vì thói quen hút thuốc lá, nên cũng có thói quen gạt tàn bừa bãi ra nhà, cả trong phòng khách lịch sự, sạch bong. Người biết lịch sự thì còn sửa một chút bằng cách xin chủ nhà cho mượn cái gạt tàn.
Một thói quen xấu ta thường gặp hàng ngày, ở bất cứ đâu là thói quen vứt rác bừa bãi. Ăn chuối xong cứ tiện tay là vứt toẹt ngay cái vỏ ra cửa, ra đường... Thói quen này thành tệ nạn... Một xóm nhỏ, con mương sau nhà thành con sông rác... Những nơi khuất, nơi công cộng, lâu ngày rác cứ ùn lên, khiến nhiều khu dân cư phải chịu hậu quả mất vệ sinh nặng nề.
Tệ hại hơn có người có cái cốc vỡ, cái chai vỡ cũng tiện tay ném ra đường. Vì thế trẻ em, cụ già giẫm phải, chảy máu chân rất nguy hiểm.
Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội?
(Theo Băng Sơn, Giao tiếp đời thường)
Gợi ý: Có vấn đề nào được đưa ra và giải quyết trong bài văn này không? Tác giả nêu lên ý kiến nào? Có mục đích thuyết phục người đọc về ý kiến ấy không?
Văn bản trên là một văn bản nghị luận. Tác giả bàn đến vấn đề tập thói quen tốt, loại bỏ những thói quen xấu trong đời sống hàng ngày.
b) Tóm tắt những ý chính của bài văn. Để tạo cho bài văn có sức thuyết phục, người viết đã trình bày các luận điểm với lí lẽ và dẫn chứng như thế nào?
Gợi ý:
- Luận điểm chính của bài văn thể hiện ở:
+ Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa.
+ Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.
- Luận điểm chính trên được triển khai với các lí lẽ:
+ Trong cuộc sống, có thói quen tốt (dẫn chứng: dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách...) và có thói quen xấu;
+ Cái gì đó mà thành thói quen thì rất khó sửa;
+ Thói quen xấu sẽ gây hại đến cộng đồng, tác động tiêu cực đến môi trường sống;
(Dẫn chứng: Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự; vứt rác bừa bãi, rác cứ ùn lên, khiến nhiều khu dân cư phải chịu hậu quả mất vệ sinh nặng nề, có người còn có cái cốc vỡ cũng tiện tay ném ra đường. Vì thế trẻ em, cụ già giẫm phải, chảy máu chân rất nguy hiểm,...)
+ Hãy tự xem lại mình để loại bỏ thói quen xấu, tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.
c) Vấn đề mà bài viết trên bàn bạc có đúng với thực tế của đời sống không? Những gì mà người viết giải quyết trong bài viết có ý nghĩa như thế nào?
Gợi ý: Vấn đề bảo vệ môi trường, giữ gìn nếp sống văn minh có phải là vấn đề nóng bỏng hiện nay không? Em có hay được nghe nói đến vấn đề này trên các phương tiện thông tin không? Với việc đó nên tán thành hay phản đối?
2. Nhận xét về bố cục của bài văn trên.
Gợi ý: Có thể chia bài văn thành mấy phần? Nội dung chính của từng phần là gì?
Bài văn có bố cục 3 phần: Mở bài (Nêu vấn đề thói quen và thói quen tốt); Thân bài (Tác hại của thói quen xấu và việc cần thiết phải loại bỏ thói quen xấu); Kết bài (Kêu gọi mọi người loại bỏ thói quen xấu, tự điều chỉnh mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.)
3. Sưu tầm thêm một số văn bản nghị luận mà em biết.
Gợi ý: Tìm trên những tờ báo mà em đang có (hoặc mượn của người khác) để chép lại các đoạn văn theo yêu cầu.
4. Bài văn sau đây có phải là văn bản nghị luận không?
HAI BIỂN HỒ
Người ta bảo ở bên Pa-le-xtin có hai biển hồ... Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loại cá nào có thể sống nổi. Ai cũng đều không muốn sống gần đó. Biển hồ thứ hai là Ga-li-lê. Đây là biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, người có thể uống được mà cá cũng sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở đây. Vườn cây xung quanh tốt tươi nhờ nguồn nước này.
Nhưng điều kì lạ là cả hai biển hồ này đều được đón nhận nguồn nước từ sông Gioóc-đăng. Nước sông Gioóc-đăng chảy vào biển Chết. Biển Chết đón nhận và giữ riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Ga-li-lê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Gioóc-đăng rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú, con người.
Một định lí trong cuộc sống mà ai cũng đồng tình: Một ánh lửa sẻ chia là một ánh lửa lan toả, một đồng tiền kinh doanh là một đồng tiền sinh lợi. Đôi môi có hé mở mới thu nhận được nụ cười. Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng.
Thật bất hạnh cho ai cả đời chỉ biết giữ cho riêng mình. "Sự sống" trong họ rồi cũng sẽ chết dần chết mòn như nước trong lòng biển Chết...
(Theo Quà tặng của cuộc sống)

Gợi ý: Mặc dù có sử dụng tự sự nhưng văn bản trên vẫn là một văn bản nghị luận. Kể chuyện "Hai biển hồ" là để luận bàn về hai cách sống: cách sống chỉ biết giữ cho riêng mình và cách sống biết sẻ chia cùng mọi người. Hình ảnh hai biển hồ mang ý nghĩa tượng trưng cho hai cách sống đối lập nhau ấy.
29 tháng 1 2017

♫ DiAmOnD ♫ bạn trả lời hay quá, cho bạn 1 tick^^

9 tháng 9 2018

Câu 1 (trang 27 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

a. Gặp những trường hợp ấy, người nghe muốn biết một câu chuyện, còn người kể sẽ kể một câu chuyện.

b.   - Các câu chuyện phải có một ý nghĩa. Muốn cho biết bạn Lan là người bạn tốt, cần kể về những việc làm cụ thể (Lan giúp đỡ học tập, chia sẻ kiến thức,…) thì người nghe mới cảm thấy đúng.

   - Nếu người kể chuyện khác mà không liên quan tới An, việc thôi học của An thì câu chuyện ấy chưa có ý nghĩa. Bởi người đọc chưa được nghe thông báo về sự việc ấy, chưa được cắt nghĩa giải thích các sự việc.

Câu 2 (trang 28 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Truyện Thánh Gióng là văn bản tự sự cho ta biết về người anh hùng Gióng thời Hùng Vương thứ 6, đánh giặc ngoại xâm thể hiện tinh thần yêu nước, chí khí anh hùng bảo vệ non sông của nhân dân.

Liệt kê sự việc:

   - Bắt đầu từ sự ra đời và lớn lên kì lạ của Gióng.

   - Gióng lớn nhanh như thổi và cưỡi ngựa sắt đánh tan giặc.

   - Kết thúc: Gióng lên núi và cùng ngựa sắt bay lên trời.

   Đặc điểm của phương thức tự sự: trình bày một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia rồi kết thúc, có ý nghĩa.

Luyện tập

Câu 1 (trang 28 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Trong truyện Ông già và Thần Chết, phương thức tự sự thể hiện thông qua lời thoại. Câu chuyện thể hiện sự thông minh, nhanh trí của con người.

Câu 2 (trang 29 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Bài thơ viết theo thể tự sự vì nội dung bài thơ là kể lại, thuật lại một câu chuyện có thứ tự, có kết thúc. Kể lại câu chuyện: Bé Mây rủ mèo con đánh bẫy chuột nhắt bằng cá nướng rất thơm. Cả hai đều thú vị vì nghĩ đến cảnh sẽ bẫy được lũ chuột háu ăn nhưng kết quả bẫy sập, chuột chưa kịp ăn thì mèo đã sa bẫy.

Câu 3 (trang 29 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Hai văn bản đã cho đều có nội dung tự sự vì cả hai văn bản đều dùng để trình bày diễn biến sự việc. Tự sự ở đây có vai trò kể lại sự việc một cách mạch lạc, hấp dẫn.

Câu 4 (trang 30 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Kể lại câu chuyện Con Rồng cháu Tiên:

Lạc Long Quân là thần thuộc nòi rồng, một lần lên cạn diệt yêu quái đã gặp và kết duyên cùng Âu Cơ họ Thần Nông. Sau đó, Âu Cơ đẻ một bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con trai. Lạc Long Quân vốn quen dưới nước, đành chia cách Âu Cơ. Năm mươi người con theo mẹ lên núi, năm mươi theo cha xuống biển, hẹn khó khăn giúp đỡ. Người con trưởng theo Âu Cơ làm vua, hiệu Hùng Vương, lập nước Văn Lang. Đó là nguồn gốc nước Việt bây giờ.

Câu 5 (trang 30 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Giang nên kể vắn tắt một vài thành tích của Minh sẽ tạo sức thuyết phục cao hơn.

10 tháng 9 2018

a, Gặp những trường hợp trên người nghe muốn được người kể:

- Kể nội dung chuyện cổ tích

- Lý do An thôi học,

- Thông tin về hình dáng, sở thích, thành tích học tập…

- Một câu chuyện hay

b, Nếu muốn cho bạn biết Lan là người bạn tốt, bạn phải kể về Lan:

     + Học tập chăm chỉ, đạt thành tích tốt

     + Thường xuyên giúp đỡ bạn bè trong học tập, lao động, sinh hoạt hằng ngày

- Vì: những điều này chứng tỏ Lan là người bạn tốt

- Nếu kể câu chuyện về An mà không liên quan tới việc thôi học thì câu chuyện đó không có ý nghĩa, vì không đáp ứng được mục đích của người hỏi.

Câu 2 (trang 27 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Truyện Thánh Gióng là một văn bản tự sự, vì:

- Truyện kể về cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm của Gióng

- Thời gian: thời Hùng Vương thứ sáu

- Diễn biến: cậu bé Gióng 3 tuổi biết nói, lớn nhanh,cưỡi ngựa sắt, mặc áo giáp sắt, cầm roi đánh giặc → Gióng nhổ tre đánh giặc → giặc tan, Gióng bay về trời.

- Ý nghĩa: tinh thần yêu nước, quả cảm chống giặc của Gióng

- Sở dĩ nói truyện Thánh Gióng ca ngợi công đức của vị anh hùng làng Gióng:

     + Câu chuyện kể về sự ra đời, trưởng thành, chiến công chống giặc của vị anh hùng đầu tiên ở nước ta.

- Có thể sắp xếp thứ tự sự việc:

     + Gióng ra đời

     + Gióng biết nói và nhận lời xứ giả

     + Gióng lớn bổng, cưỡi ngựa đi đánh giặc

     + Giặc tan, Gióng cưỡi ngựa về trời

     + Vua lập đền thờ Gióng

II. Luyện tập

Bài 1 (trang 28 sgk ngữ văn 6 tập 1)

- Câu chuyện Ông già và Thần Chết, trình bày theo phương thức tự sự:

     + Nhân vật: Ông già, Thần Chết

     + Sự kiện: Ông già vác củi nặng nhọc than thở, Thần Chết xuất hiện thì ông già nhanh trí nói sang vấn đề khác

- Ý nghĩa: Ca ngợi sự dũng cảm, nhanh trí của con người

Bài 2 (trang 28 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Bài thơ Sa bẫy được diễn đạt theo phương thức tự sự, vì có nhân vật, nội dung truyện.

- Kể lại: Bé Mây rủ mèo con đánh bẫy chuột nhắt bằng cá rán thơm. Cả hai cùng háo hức chờ đợi và nghĩ đến cảnh lũ chuột sa bẫy, nhưng kết cục chuột chưa kịp tới thì mèo đã sa bẫy.

Bài 3 (trang 27 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Hai văn bản Huế: Khai mạc trại điêu khắc quốc tế lần thứ ba và Người Âu Lạc đánh tan quân Tần xâm lược là văn bản tự sự vì:

     + Đều có nhân vật, sự kiện, nội dung câu chuyện trình bày theo chuỗi sự việc.

- Tự sự đóng vai trò kể lại sự việc một cách mạch lạc, hấp dẫn

Bài 4 (Trang 28 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Người Việt tự xưng là Con Rồng cháu Tiên vì:

- Lạc Long Quân nòi rồng kết hôn với Âu Cơ dòng dõi tiên sinh ra bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con. Những người con của Âu Cơ và Lạc Long Quân trở thành các vị vua Hùng trị vì đất nước.

Bài 5 (trang 28 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Để thuyết phục các bạn trong lớp cần:

- Làm lớp trưởng, bạn Minh chăm học, học giỏi thường giúp đỡ bạn bè

- Kể vắn tắt một vài thành tích học tập thì sẽ càng có ý nghĩa thuyết phục các bạn trong lớp.

Các bài soạn văn lớp 6 hay khác:

  • Sơn Tinh, Thủy Tinh
  • Nghĩa của từ
  • Sự việc và nhân vật trong văn tự sự
  • Sự tích Hồ Gươm
  • Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự
1 tháng 10 2016

1. Nhu cầu biểu cảm của con người. Câu 1. - Cảm xúc ở hai bài ca dao: + Bài 1: Nỗi khổ đau bất lực của những con người thấp cổ bé họng trong xã hội. + Bài 2: Niềm rạo rực phơi phới của người con gái trước cánh đồng lúa và tuổi xuân của mình. - Người ta thổ lộ tình cảm là để phô bày lòng mình, để khơi gợi lòng đồng cảm của người khác với nhu cầu được chia sẻ. - Khi con người có những niềm vui hay nỗi buồn thì người ta có nhu cầu làm văn biểu cảm. - Thư gửi cho người thân bạn bè là nơi bộc lộ tình cảm nhiều nhất, bởi vì thư là thể hiện nhu cầu biểu hiện tình cảm. 2. Đặc điểm chung của văn biểu cảm Câu 2. - Nội dung của hai đoạn văn. + Đoạn 1: Người viết thư đã nhắc lại những kỉ niệm giữa mình và Thảo, qua đó thể hiện nỗi niềm thương nhớ. + Đoạn 2: Sự liên tưởng và sự xúc động thiêng liêng của nhà văn Nguyên Ngọc khi nghe tiếng hát dân ca trong đêm khuya. - So sánh: So sánh nội dung của hai đoạn văn trên với nội dung của văn tự sự và miêu tả, ta thấy nội dung hai đoạn văn trên thiên về biểu hiện suy nghĩ của tâm hồn người viết. - Đánh giá ý kiến: Ý kiến cho rằng tình cảm, cảm xúc trong văn biểu cảm là tình cảm, cảm xúc thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Qua hai đoạn văn trên ta thấy ý kiến đó là hoàn toàn đúng. II. Luyện tập Câu 1.  - Hai đoạn văn, đoạn 1 không phải là văn biểu cảm, chỉ miêu tra hoa hải đường dưới góc độ sinh học. - Đoạn 2 có giá trị biểu cảm vì: + Nhà văn bộc lộ sự yêu thích của mình đối với hoa hải đường “từ cổng vào, lần nào tôi cũng phải dừng lại ngắm những cây hải đường”, “Tôi đã ngẩn ngơ đứng ngắm”. + Nhà văn sử dụng rất nhiều sự liên tưởng so sánh, ẩn dụ, hồi ức… miêu tả sự lộng lẫy, kiều diễm của hoa để khơi gợi tình cảm yêu hoa ở bạn đọc: “Hàng trăm đóa hoa ở đầu cành phơi phới như một loài chào hạnh phúc”… “Màu đỏ thắm rất quý, hân hoan say đắm” “Những cánh hoa khum khum như muốn phong lại nụ cười má lúm đồng tiền”. + Tác giả vừa sử dụng biểu cảm trực tiếp và sử dụng biểu cảm gián tiếp (thông qua sự tự sự, miêu tả). + Văn bản này được viết theo thể loại tùy bút, thể loại đặc trưng của văn biểu cảm. Câu 2. Nội dung biểu cảm của bài thơ không được thể hiện một cách trực tiếp mà ẩn kín vào bên trong câu chữ. Qua nội dung biểu ý của bài thơ ta có thể cảm nhận nội dung biểu cảm sau: - Ở bài “Nam quốc sơn hà”: + Niềm tự hào về chủ quyền và cương vực lãnh thổ của đất nước. + Niềm tin vào chân lí, vào chiến thắng của dân tộc. - Ở bài “Phò giá về kinh”: + Cảm hứng tự hào, kiêu hãnh trước những chiến công của dân tộc. + Niềm tin và niềm yêu thương lo lắng cho đất nước. Câu 3. Kể tên một số văn bản biểu cảm hay mà em biết. - Các em có thể ghi tên những văn bản mà mình đã đọc ngoài chương trình hoặc trong chương trình. - Những văn bản biểu cảm hay mà các em đã được học: “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” của Xi-át-tơn, “Lòng yêu nước” của I-li-a Ê-ren-bua. “Mẹ tôi” của A-mi-xi, những câu hát về tình cảm gia đình, về tình yêu quê hương, đất nước, con người… Câu 4. Sưu tầm và chép ra giấy một đoạn văn xuôi biểu cảm. Lòng yêu nước – Ê-ren-bua “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sôn, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu, hay mùi cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh”… “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”. Bức thư của thủ lĩnh da đỏ - Xi-át-tơn … “Đối với đồng bào tôi, mỗi tất đất là thiêng liêng, mỗi lá thông óng ánh, mỗi bờ cát mỗi hạt sương long lanh trong những cánh rừng rậm rạp, mỗi bãi đất hoang và tiếng thì thầm của côn trùng là những điều thiêng liêng trong kí ức và kinh nghiệm của đồng bào tôi. Những dòng nhựa chảy trong cây cối cũng mong trong đó kí ức của người da đỏ”.

 

26 tháng 9 2016

xem hướng dẫn ở học 24 đó! 

 

27 tháng 12 2016

1. Nhu cầu nghị luận

a. Em rất thường gặp các vấn đề và những câu hỏi tương tự như trên trong cuộc sống.

Ví dụ:

  • Ma túy là gì? Tại sao phải nói không với ma túy?

  • Môi trường là gì? Làm cách nào để giữ gìn bảo vệ môi trường?

  • Rừng mang đến lợi ích gì cho ta?Làm cách nào để bảo vệ rừng?

b. Những vấn đề và câu hỏi loại này không thể sử dụng kiểu văn bản miêu tả, tự sự hay biểu cảm, mà cần dùng kiểu văn nghị luận vì văn nghị luận là một phương thức biểu đạt chính với các lí lẽ chặt chẽ, thuyết phục và có thể giải quyết thoả đáng vấn đề đặt ra.

c. Qua báo chí, đài phát thanh, truyền hình ta thấy thường sử dụng văn bản nghị luận như lời phát biểu, nêu ý kiến một bài xã hội, bình luận về một vấn đề của đời sống.

2. Thế nào là văn bản nghị luận?

a.

- Bác Hồ viết bài này nhằm mục đích: vạch rõ tình trạng dân trí chung của xã hội ta từ đó đề cập đến việc cần thiết phải học tập, kêu gọi mọi người cùng học tập.

- Bài viết nêu ra những ý kiến:

  • Trong thời kì Pháp cai trị mọi người bị thất học để chúng dễ cai trị

  • Chỉ cho mọi người biết ích lợi của việc học.

  • Kêu gọi mọi người học chữ (chú ý các đối tượng).

- Diễn đạt thành những luận điểm:

  • Tình trạng thất học, lạc hậu trước Cách mạng tháng Tám.

  • Những điều kiện cần phải có để người dân tham gia xây dựng nước nhà.

  • Những khả năng thực tế trong việc chống nạn thất học.

- Các câu văn mang luận điểm chính của bài văn:

  • "Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí"

  • "Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ."

b. Để tạo sức thuyết phục cho bài viết, người viết đã triển khai những luận điểm chính với các lí lẽ chặt chẽ:

  • Trước Cách mạng tháng Tám, dưới ách đô hộ của thực dân, nhân dân ta phải chịu cảnh thất học, mù chữ;

  • Nay đã dành được độc lập; để xây dựng đất nước thì không thể không học, mọi người phải biết đọc, biết viết;

  • Biến việc học thành việc làm rộng khắp, với các hình thức cụ thể có thể áp dụng mọi lúc, mọi nơi.

c. Tác giả không thể thực hiện mục đích của mình bằng văn kể chuyện, miêu tả, biểu cảm được. Sức thuyết phục chỉ có thể được tạo nên bằng hệ thống các luận điểm, trình bày với lí lẽ lôgic, chặt chẽ. Nhiệm vụ giải quyết vấn đề đặt ra đòi hỏi phải sử dụng nghị luận.

II. Luyện tập

Câu 1:

a. Văn bản đã cho là một văn bản nghị luận. Tác giả bàn đến vấn đề tập thói quen tốt, loại bỏ những thói quen xấu trong đời sống hàng ngày.

b. Tác giả đề xuất ý kiến: "Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội"

Các câu văn thể hiện ý kiến trên là:

  • Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa.

  • Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

Các lí lẽ và dẫn chứng:

  • Trong cuộc sống, có thói quen tốt (dẫn chứng: dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách...) và có thói quen xấu;

  • Cái gì đó mà thành thói quen thì rất khó sửa;

  • Thói quen xấu sẽ gây hại đến cộng đồng, tác động tiêu cực đến môi trường sống;(Dẫn chứng: Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự; vứt rác bừa bãi, ...)

  • Hãy tự xem lại mình để loại bỏ thói quen xấu, tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

c. Vấn đề mà bài viết trên bàn bạc có đúng với thực tế của đời sống. Vấn đề rất có ý nghĩa đối với mọi người, đối với xã hội nhằm xây dựng một xã hội văn minh, lịch sự, có văn hoá.

Câu 2: Bố cục của bài văn gồm 3 phần:

  • Mở bài: Đoạn 1 - Nêu vấn đề thói quen và thói quen tốt.

  • Thân bài: Đoạn 2, 3, 4 - Tác hại của thói quen xấu và việc cần thiết phải loại bỏ thói quen xấu).

  • Kết bài: Đoạn cuối - Kêu gọi mọi người loại bỏ thói quen xấu, tự điều chỉnh mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

Câu 3: Sưu tầm hai đoạn văn nghị luận và chép vào vở.

Câu 4:

Mặc dù có sử dụng tự sự nhưng văn bản trên vẫn là một văn bản nghị luận. Kể chuyện "Hai biển hồ" là để luận bàn về hai cách sống: cách sống chỉ biết giữ cho riêng mình và cách sống biết sẻ chia cùng mọi người. Hình ảnh hai biển hồ mang ý nghĩa tượng trưng cho hai cách sống đối lập nhau ấy.

2 tháng 1 2017

tks nhìu he,,,,leuleu