K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 11 2021

Đọc Góc sân và khoảng trời, chúng ta sẽ thấy hiện lên cả một thế giới con người và sự vật mà trong đó con người nào cũng đều để lại một dấu ấn tốt đẹp trong con mắt của thi sĩ tí hon Trần Đăng Khoa. Đó là com bướm vàng, cái sân, dòng sông Kinh Thày và nhất là ánh trăng của làng quê. Với tuổi thơ trong Góc sân và Khoảng trời của Trần Đăng Khoa, ông trăng cũng ngây thơ như trẻ con, cũng thích khoe khuôn mặt tròn, cũng nhoẻn miệng cười khi nhìn thấy chuối thấy xôi. Chúng ta hãy đọc những câu thơ như thế trong bài Trông trăng:

    Trăng như cái mâm còn 
Ai treo ông cao thế

                                                Ông nhìn đàn em bé

   Muốn khoe có mặt tròn

       Thơ trong Góc sân và khoảng trời là thơ viết về tuổi thơ. Nhưng đó là tuổi thơ của một thời mà đất nước ta đang trong chiến tranh chống xâm lăng. Đó là cái thời mà từ những anh trai làng đến các sinh viên Đại Học và cả những người thầy của tác giả Trần Đăng Khoa cũng đều lên đường ra trận. Trong bài con chim hay hót, tác giả đã miêu tả hình ảnh những chú chim non nhìn dãy phi lao các anh bộ đội trồng ngày ra đi đánh Mỹ mà nhớ đến các anh và mong mỏi ngày các anh sẽ trở về.

Con chim nó đỗ cành tre

Bay ra cành chè nó hót hay hay

Hót rằng cây phi lao này

Mấy anh bộ đội trồng ngày ra đi

Phi lao mới nói rầm rì

Rằng anh bộ đội mai kia lại về

        Nếu lấy con mắt của người đọc là trẻ em hôm nay để nói thì đấy là tập thơ của một chú bé già trước tuổi. Hay nói cách khác là Trần Đăng Khoa đã thành người lớn tuổi từ khi còn là trẻ con. Nhưng vấn đề là chúng ta phải đặt tập thơ khi nó ra đời vào hoàn cảnh lịch sử xã hội lúc bấy giờ của đất nước, một đất nước đang chiến tranh người người đi ra trận, đến cả chú chó vàng thân yêu của tác giả cũng bị chết vì bom Mỹ thì sự ra đời của những bài thơ như trong Góc sân và khoảng trời là điều tất yếu.

      Chính những bài thơ được tập hợp trong Góc sân và khoảng trời đã làm nên một thần đồng thơ Trần Đăng khoa ngày nào. Năm 2002, Góc sân và khoảng trời là một trong ba tập thơ của ông được trao giải thưởng nhà nước về Văn hoá nghệ thuật.

17 tháng 11 2017

Kính thưa các thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh yêu quý! Món quà mà cô mang đến cho các thầy cô giáo và các em hôm nay là tập thơ “GÓC SÂN VÀ KHOẢNG TRỜI” của nhà thơ Trần Đăng Khoa, người vẫn được các nghệ sĩ ngưỡng mộ gọi tên một

Kính thưa các thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh yêu quý!
Món quà mà cô mang đến cho các thầy cô giáo và các em hôm nay là tập thơ “GÓC SÂN VÀ KHOẢNG TRỜI” của nhà thơ Trần Đăng Khoa, người vẫn được các nghệ sĩ ngưỡng mộ gọi tên một cách trìu mến là cậu bé Khoa. Cuốn sách dày 204 trang, gọn nhẹ in trên khổ giấy 13x19cm do NXB Văn hóa thông tin ấn hành. Bìa sách được họa sĩ Huyền Linh thể hiện chủ yếu bằng mảng màu hài hòa, như một khoảng trời với mặt trăng con và một góc làng quê của vùng Đồng bằng bắc bộ, có cây tre và con trâu quen thuộc với làng quê Việt Nam yêu dấu, và nhà thơ Trần Đăng Khoa cũng là một người con của vùng Đồng bằng bắc bộ, ông sinh năm 1958 ở xã Quốc Tiến, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, nơi có con sông Kinh Thày đã đi vào lịch sử  với những chiến công của anh hùng liệt sĩ Mạc Thị Bưởi.

      Đọc Góc sân và khoảng trời, chúng ta sẽ thấy hiện lên cả một thế giới con người và sự vật mà trong đó con người nào cũng đều để lại một dấu ấn tốt đẹp trong con mắt của thi sĩ tí hon Trần Đăng Khoa. Đó là com bướm vàng, cái sân, dòng sông Kinh Thày và nhất là ánh trăng của làng quê. Với tuổi thơ trong Góc sân và Khoảng trời của Trần Đăng Khoa, ông trăng cũng ngây thơ như trẻ con, cũng thích khoe khuôn mặt tròn, cũng nhoẻn miệng cười khi nhìn thấy chuối thấy xôi. Chúng ta hãy đọc những câu thơ như thế trong bài Trông trăng:

    Trăng như cái mâm còn 
Ai treo ông cao thế

                                                Ông nhìn đàn em bé

   Muốn khoe có mặt tròn

       Thơ trong Góc sân và khoảng trời là thơ viết về tuổi thơ. Nhưng đó là tuổi thơ của một thời mà đất nước ta đang trong chiến tranh chống xâm lăng. Đó là cái thời mà từ những anh trai làng đến các sinh viên Đại Học và cả những người thầy của tác giả Trần Đăng Khoa cũng đều lên đường ra trận. Trong bài con chim hay hót, tác giả đã miêu tả hình ảnh những chú chim non nhìn dãy phi lao các anh bộ đội trồng ngày ra đi đánh Mỹ mà nhớ đến các anh và mong mỏi ngày các anh sẽ trở về.

Con chim nó đỗ cành tre

Bay ra cành chè nó hót hay hay

Hót rằng cây phi lao này

Mấy anh bộ đội trồng ngày ra đi

Phi lao mới nói rầm rì

Rằng anh bộ đội mai kia lại về

        Nếu lấy con mắt của người đọc là trẻ em hôm nay để nói thì đấy là tập thơ của một chú bé già trước tuổi. Hay nói cách khác là Trần Đăng Khoa đã thành người lớn tuổi từ khi còn là trẻ con. Nhưng vấn đề là chúng ta phải đặt tập thơ khi nó ra đời vào hoàn cảnh lịch sử xã hội lúc bấy giờ của đất nước, một đất nước đang chiến tranh người người đi ra trận, đến cả chú chó vàng thân yêu của tác giả cũng bị chết vì bom Mỹ thì sự ra đời của những bài thơ như trong Góc sân và khoảng trời là điều tất yếu.

      Chính những bài thơ được tập hợp trong Góc sân và khoảng trời đã làm nên một thần đồng thơ Trần Đăng khoa ngày nào. Năm 2002, Góc sân và khoảng trời là một trong ba tập thơ của ông được trao giải thưởng nhà nước về Văn hoá nghệ thuật

 

có van bản ko bạn

 

Bài thơ Trần Đăng Khoa, trích “Góc sân và khoảng trời“a. Xác định thể loại của văn bản trên. b. Nêu các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.c. Trong khổ thơ đầu, hình ảnh “làng em” hiện lên như thế nào?d. Chỉ ra các từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn trích trên.e. Hãy giải thích nghĩa của từ “thong thả” trong văn bản.f. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ: “Lông hồng...
Đọc tiếp

Bài thơ Trần Đăng Khoa, trích “Góc sân và khoảng trời

a. Xác định thể loại của văn bản trên.

b. Nêu các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.

c. Trong khổ thơ đầu, hình ảnh “làng em” hiện lên như thế nào?

d. Chỉ ra các từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn trích trên.

e. Hãy giải thích nghĩa của từ “thong thả” trong văn bản.

f. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ: “Lông hồng như đốm lửa”?

g. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ: “Cây đa gọi gió đến/ Cây đa vẫy chim về”?

h. Hình ảnh cây đa trong bài thơ khơi gợi cho em những suy nghĩ, cảm xúc gì?

                                                                                   _giúp mình với_

0
11 tháng 5 2023

"Đọc Đi Cấy" của Trần Đăng Khoa gợi lên trong ta một cảm giác hoài niệm và đánh giá cao công việc khó nhọc của người nông dân. Hình ảnh sống động về cuộc sống hàng ngày của người nông dân và cảnh quan thiên nhiên tạo nên một cảm giác kết nối với đất đai và những người làm việc trên đó. Ngôn ngữ đơn giản nhưng sâu sắc được sử dụng trong bài thơ đã chụp lấy bản chất của cuộc sống của người nông dân và sự kết nối sâu sắc của họ với đất đai. Tổng thể, bài thơ là một bản tình ca đẹp để dành cho những anh hùng vô danh của nông nghiệp và nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc tôn trọng và đánh giá cao công việc khó nhọc của những người nuôi sống
chúng ta.

Ninh OSS

27 tháng 5 2018

Bài Mưa được Trần Đăng Khoa viết năm 1967, khi ấy tác giả mới lên chín tuổi. Thơ tuổi thơ của Trần Đăng Khoa thường viết về những cảnh vật và con người bình dị, gần gũi ở làng quê, nơi góc sân vườn nhà, nhưng lại từ chỗ đó mà nhìn ra được đất nước và mang khí thế của thời đại chống Mỹ cứu nước. Bài thơ Mưa cũng nằm trong mạch sáng tác ấy.

Bức tranh mưa rào được Trần Đăng Khoa miêu tả theo trình tự thời gian. Từ lúc sắp mưa đến trong cơn mưa.

Quang cảnh lúc trời sắp mưa được mở đầu bằng hai dòng thơ lặp lại:

Sắp mưa Sắp mưa

Như lời báo động rất khẩn trương cho mọi người biết là cơn mưa rào đã đến. Quang cảnh được diễn ra bằng hàng loạt hình ảnh diễn tả sự hoạt động của cảnh vật rất sống động: cả họ hàng nhà mối rời tổ bay ra, bay cao, bay thấp, nhào lộn trong không trung, mối già, mối trẻ sao mà nhiều mối thế! Đích xác là trời sắp mưa rồi! Dưới đất đàn gà con đang rối rít tìm nơi ẩn nấp. Vội vã quá! Kìa ông trời đã mặc áo giáp đen ra trận, mưa đã múa gươm, kiến đang hành quân, rồi bụi bay, gió cuốn... Tất cả, tất cả đều vội vã, khẩn trương hành động khi cơn mưa sắp tới. Còn có hình ảnh nào đẹp hơn:

Cỏ gà rung tai

 Nghe

Bụi tre

Tần ngần

Gỡ tóc

Hàng bưởi

Đu đưa

Bế lũ con thơ

Đầu tròn

Trọc lốc

Từ động tác của cây cỏ gà và động tác rung rinh của nó trong cơn gió mà tác giả đã hình dung ra như cái tai cỏ gà rung lên để nghe âm thanh của những cơn gió mạnh lúc trời sắp mưa; những cành tre và lá tre bị gió thổi mạnh được hình dung như mớ tóc của bụi tre đang gỡ rối. Nhưng càng gỡ càng rối bởi gió mỗi lúc càng mạnh hơn. Một hình ảnh so sánh rất táo bạo của nhà thơ: những quả bưởi được ví như lũ trẻ con, đầu không có tóc đang ẩn náu trong những cành lá bưởi đang đưa đi, đưa lại trước gió...

Nhà thơ phải quan sát thật kĩ và vô cùng tinh tế, qua cảm nhận bằng mắt và tâm hồn của trẻ thơ, kết hợp với sự liên tưởng phong phú, mạnh mẽ mới có được những vần thơ hồn nhiên và độc đáo đến như vậy!

Cơn mưa được miêu tả theo cấp độ tăng dần. Nếu như quang cảnh khi trời sắp mưa là sự hoạt động và trạng thái khẩn trương, vội vã của cây cối và loài vật thì trong cơn mưa, khung cảnh thiên nhiên được tác giả miêu tả dữ dội hơn, sự hoạt động của sự vật và có cả con người nữa có phần mạnh mẽ hơn.

Chớp

Rạch ngang trời

Khô khốc.

Từ rạch có sức gợi sự hoạt động của tia chớp quá nhanh và mạnh đến nỗi như người cầm dao rạch đứt đôi bầu trời để từ vết rạch đó toé ra những tia lửa điện báo hiệu trời mưa đã đến nơi rồi. Kèm theo chớp là sấm sét, một sự liên tưởng hợp với lô-gíc tự nhiên. Biện pháp nhân hoá được sử dụng liên tiếp trong đoạn thơ: Sấm cười, cây dừa sải tay bơi, ngọn mùng tơi nhảy múa. Những vật vô tri vô giác vào thơ của Trần Đăng Khoa đều có hồn.

Bức tranh sống động, rộn ràng hơn khi tác giả miêu tả âm thanh:

Mưa

Mưa

Ù ù như xay lúa

 Lộp bộp

Lộp bộp.

Cả không gian đất trời mù trắng nước. Nước sủi bọt bong bóng phập phồng dưới mái hiên. Cây lá được uống mưa, tắm mưa tươi tỉnh “hả hê” sung sướng.

Hình ảnh con người được hiện lên trong bức tranh thiên nhiên rất đẹp. Trong cơn mưa dữ dội, con người đã bất chấp:


 
Đội sấm

Đội chớp

Đội cả trời mưa...

Ở đây có sự đối lập giữa thiên nhiên và con người. Một bên là mưa, sấm, chớp dữ dội, một bên là sự chủ động bình tĩnh của con người. Phải chăng tác giả đã sử dụng thiên nhiên như là một cái nền tôn cao tư thế của con người. Con người ở đây là Người cha đi cày về. Đi cày là một công việc bình thường và quen thuộc ở làng quê đã được hiện lên, nổi bật với dáng vẻ lớn lao, với tư thế vững vàng giữa khung cảnh thiên nhiên dữ dội của trận mưa như là bất chấp tất cả, vượt lên tất cả để tự tin, chiến thắng. Điệp từ đội được sử dụng liên tiếp trong ba dòng thơ cuối bài đã làm cho con người trở thành điểm sáng giữa bức tranh thiên nhiên.

Với thể thơ tự do, với cách sử dụng câu ngắn, nhịp điệu nhanh và dồn dập, phép nhân hoá được sử dụng rộng rãi và chính xác, với tài năng quan sát và miêu tả tinh tế, năng lực liên tưởng, trí tưởng tượng phong phú, cách cảm nhận thiên nhiên rất sâu sắc và trẻ thơ, bài thơ đã miêu tả chính xác và sinh độrg cảnh tượng trước và trong cơn mưa rào ở làng quê qua những hoạt động và trạng thái của nhiều cảnh vật, loài vật và con người. Nổi bật lên trong bức tranh thiên nhiên đó là hình ảnh con người được nâng lên lớn lao, có sức mạnh to lớn để sánh với thiên nhiên và vũ trụ.

26 tháng 5 2018

Bài Mưa được Trần Đăng Khoa viết năm 1967, khi ấy tác giả mới lên chín tuổi. Thơ tuổi thơ của Trần Đăng Khoa thường viết về những cảnh vật và con người bình dị, gần gũi ở làng quê, nơi góc sân vườn nhà, nhưng lại từ chỗ đó mà nhìn ra được đất nước và mang khí thế của thời đại chống Mỹ cứu nước. Bài thơ Mưa cũng nằm trong mạch sáng tác ấy.

Bức tranh mưa rào được Trần Đăng Khoa miêu tả theo trình tự thời gian. Từ lúc sắp mưa đến trong cơn mưa.

Quang cảnh lúc trời sắp mưa được mở đầu bằng hai dòng thơ lặp lại:

Sắp mưa Sắp mưa

Như lời báo động rất khẩn trương cho mọi người biết là cơn mưa rào đã đến. Quang cảnh được diễn ra bằng hàng loạt hình ảnh diễn tả sự hoạt động của cảnh vật rất sống động: cả họ hàng nhà mối rời tổ bay ra, bay cao, bay thấp, nhào lộn trong không trung, mối già, mối trẻ sao mà nhiều mối thế! Đích xác là trời sắp mưa rồi! Dưới đất đàn gà con đang rối rít tìm nơi ẩn nấp. Vội vã quá! Kìa ông trời đã mặc áo giáp đen ra trận, mưa đã múa gươm, kiến đang hành quân, rồi bụi bay, gió cuốn... Tất cả, tất cả đều vội vã, khẩn trương hành động khi cơn mưa sắp tới. Còn có hình ảnh nào đẹp hơn:

Cỏ gà rung tai

 Nghe Bụi tre

Tần ngần Gỡ tóc

Hàng bưởi Đu đưa

Bế lũ con thơ

Đầu tròn Trọc lốc

Từ động tác của cây cỏ gà và động tác rung rinh của nó trong cơn gió mà tác giả đã hình dung ra như cái tai cỏ gà rung lên để nghe âm thanh của những cơn gió mạnh lúc trời sắp mưa; những cành tre và lá tre bị gió thổi mạnh được hình dung như mớ tóc của bụi tre đang gỡ rối. Nhưng càng gỡ càng rối bởi gió mỗi lúc càng mạnh hơn. Một hình ảnh so sánh rất táo bạo của nhà thơ: những quả bưởi được ví như lũ trẻ con, đầu không có tóc đang ẩn náu trong những cành lá bưởi đang đưa đi, đưa lại trước gió...

Nhà thơ phải quan sát thật kĩ và vô cùng tinh tế, qua cảm nhận bằng mắt và tâm hồn của trẻ thơ, kết hợp với sự liên tưởng phong phú, mạnh mẽ mới có được những vần thơ hồn nhiên và độc đáo đến như vậy!

Cơn mưa được miêu tả theo cấp độ tăng dần. Nếu như quang cảnh khi trời sắp mưa là sự hoạt động và trạng thái khẩn trương, vội vã của cây cối và loài vật thì trong cơn mưa, khung cảnh thiên nhiên được tác giả miêu tả dữ dội hơn, sự hoạt động của sự vật và có cả con người nữa có phần mạnh mẽ hơn.

Chớp

Rạch ngang trời

Khô khốc.

Từ rạch có sức gợi sự hoạt động của tia chớp quá nhanh và mạnh đến nỗi như người cầm dao rạch đứt đôi bầu trời để từ vết rạch đó toé ra những tia lửa điện báo hiệu trời mưa đã đến nơi rồi. Kèm theo chớp là sấm sét, một sự liên tưởng hợp với lô-gíc tự nhiên. Biện pháp nhân hoá được sử dụng liên tiếp trong đoạn thơ: Sấm cười, cây dừa sải tay bơi, ngọn mùng tơi nhảy múa. Những vật vô tri vô giác vào thơ của Trần Đăng Khoa đều có hồn.

Bức tranh sống động, rộn ràng hơn khi tác giả miêu tả âm thanh:

Mưa

Mưa

Ù ù như xay lúa

 Lộp bộp

Lộp bộp.

Cả không gian đất trời mù trắng nước. Nước sủi bọt bong bóng phập phồng dưới mái hiên. Cây lá được uống mưa, tắm mưa tươi tỉnh “hả hê” sung sướng.

Hình ảnh con người được hiện lên trong bức tranh thiên nhiên rất đẹp. Trong cơn mưa dữ dội, con người đã bất chấp:

Đội sấm

Đội chớp

Đội cả trời mưa...

Ở đây có sự đối lập giữa thiên nhiên và con người. Một bên là mưa, sấm, chớp dữ dội, một bên là sự chủ động bình tĩnh của con người. Phải chăng tác giả đã sử dụng thiên nhiên như là một cái nền tôn cao tư thế của con người. Con người ở đây là Người cha đi cày về. Đi cày là một công việc bình thường và quen thuộc ở làng quê đã được hiện lên, nổi bật với dáng vẻ lớn lao, với tư thế vững vàng giữa khung cảnh thiên nhiên dữ dội của trận mưa như là bất chấp tất cả, vượt lên tất cả để tự tin, chiến thắng. Điệp từ đội được sử dụng liên tiếp trong ba dòng thơ cuối bài đã làm cho con người trở thành điểm sáng giữa bức tranh thiên nhiên.

Với thể thơ tự do, với cách sử dụng câu ngắn, nhịp điệu nhanh và dồn dập, phép nhân hoá được sử dụng rộng rãi và chính xác, với tài năng quan sát và miêu tả tinh tế, năng lực liên tưởng, trí tưởng tượng phong phú, cách cảm nhận thiên nhiên rất sâu sắc và trẻ thơ, bài thơ đã miêu tả chính xác và sinh độrg cảnh tượng trước và trong cơn mưa rào ở làng quê qua những hoạt động và trạng thái của nhiều cảnh vật, loài vật và con người. Nổi bật lên trong bức tranh thiên nhiên đó là hình ảnh con người được nâng lên lớn lao, có sức mạnh to lớn để sánh với thiên nhiên và vũ trụ.

Nếu bn đc tk thì bn có thể tăng điểm hỏi đáp

6 tháng 4 2021

  Tranh 1: Ta hình dung ra con đường đi Sa Pa ngày càng lên cao hơn, nằm chênh vênh trên sườn núi xuyên qua những đám mây, uốn quanh những ngọn thác đẹp và lượn sát những cánh rừng. Cảnh làng xóm ven đường cũng thật đẹp, thật yên ả, êm đềm với những vườn đào đang trổ hoa, với những con ngựa đẹp nhiều màu sắc được chăn thả trong vườn. Đi lên Sa Pa ta có cảm giác như đi trong cảnh tượng huyền ảo của chốn thần tiên.

-     Tranh 2: Ta hình dung ra quang cảnh một thị trấn ở miền núi cao, có các em bé dân tộc ăn mặc những bộ quần áo nhiều màu đang chơi đùa. Phiên chợ đông vui, người ngựa rộn ràng nhưng tất cả lại ẩn hiện trong màn sương chiều mờ tím. Đây là cảnh phố huyện rất vui mắt, rực rỡ sắc màu.

-      Tranh 3. Phong cảnh cửa đường lên Sa Pa thật đẹp và luôn thay đổi, khi là lá vàng mùa thu, khi là cơn mưa tuyết trắng trên các cành đào, lê mận, khi là hoa xuân rực rỡ. Đây là sự liên tục đổi mùa, sự lạ lùng hiếm có.

6 tháng 4 2021

đây là những j mik có thể giúp cho bạn ạ ^-^

Nội dung

Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa và tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với Sa Pa.

Câu 1

Mỗi đoạn trong bài là một bức tranh đẹp về cảnh, về người. Hãy miêu tả những điều hình dung được về mỗi bức tranh.

Phương pháp giải:

Con đọc kĩ từng đoạn văn xem mỗi đoạn văn mang nội dung gì, miêu tả điều gì?

Lời giải chi tiết:

-     Tranh 1: Ta hình dung ra con đường đi Sa Pa ngày càng lên cao hơn, nằm chênh vênh trên sườn núi xuyên qua những đám mây, uốn quanh những ngọn thác đẹp và lượn sát những cánh rừng. Cảnh làng xóm ven đường cũng thật đẹp, thật yên ả, êm đềm với những vườn đào đang trổ hoa, với những con ngựa đẹp nhiều màu sắc được chăn thả trong vườn. Đi lên Sa Pa ta có cảm giác như đi trong cảnh tượng huyền ảo của chốn thần tiên.

-     Tranh 2: Ta hình dung ra quang cảnh một thị trấn ở miền núi cao, có các em bé dân tộc ăn mặc những bộ quần áo nhiều màu đang chơi đùa. Phiên chợ đông vui, người ngựa rộn ràng nhưng tất cả lại ẩn hiện trong màn sương chiều mờ tím. Đây là cảnh phố huyện rất vui mắt, rực rỡ sắc màu.

-      Tranh 3. Phong cảnh cửa đường lên Sa Pa thật đẹp và luôn thay đổi, khi là lá vàng mùa thu, khi là cơn mưa tuyết trắng trên các cành đào, lê mận, khi là hoa xuân rực rỡ. Đây là sự liên tục đổi mùa, sự lạ lùng hiếm có.

Câu 2

Những bức tranh bằng lời thể hiện sự quan sát rất tinh tế của tác giả. Hãy nêu một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế ấy

Phương pháp giải:

Toàn bộ bài văn đều thể hiện được sự quan sát tinh tế của tác giả đối với những sự vật được miêu tả. Con có thể lựa chọn một chi tiết bất kì để cảm nhận.

Lời giải chi tiết:

-     Sự quan sát rất tinh tế của tác giả thể hiện trong suốt cả bài văn. Ví dụ:

Khi tả cái thị trấn miền núi tác giả đã nêu ra một cảnh tượng đặc trưng mà phố xá dưới xuôi không bao giờ có cả.

Những em bé Hmông, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng.

Câu 3

Vì sao tác giả gọi Sa Pa là “món quà tặng diệu kì" của thiên nhiên?

Phương pháp giải:

Ở Sa Pa có điều gì kì diệu được thiên nhiên ban tặng.

Lời giải chi tiết:

Vì quang cảnh ở đây rất đẹp, có núi, có thác, có rừng, cây cối luôn tốt tươi, có nhiều thứ hoa quý hiếm, làng xóm yên ả thanh bình, khí hậu thì không nóng bức bao giờ, quanh năm mát mẻ hay se lạnh.

Câu 4

Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp Sa Pa như thế nào?

Phương pháp giải:

Từ việc miêu tả những cảnh đẹp ở Sa Pa rất tinh tế cho con thấy được tình cảm gì cả tác giả với nơi này?

Lời giải chi tiết:

Tác giả tỏ rõ lòng thích thú, mến yêu và mê say cảnh đẹp của Sa Pa. Đó là những tình cảm thật thắm thiết, nồng nàn.

Bài đọc

Đường đi Sa Pa

   Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo. Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa. Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường. Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.

   Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện vàng hoe. Những em bé Hmông, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng. Hoàng hôn, áp phiên của phiên chợ thị trấn, người ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt.

   Hôm sau chúng tôi đi Sa Pa. Phong cảnh ở đây thật đẹp. Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.

   Sa Pa quả là món quà tặng diệu kì mà thiên nhiên dành cho đất nước ta.

Theo NGUYỄN PHAN HÁCH

Chú thích:

Sa Pa: một huyện thuộc tỉnh Lào Cai.

Rừng cây âm âm: rừng cây rậm rạp, hơi tối và tĩnh mịch.

Hmông, Tu Dí, Phù Lá: tên gọi của ba dân tộc thiểu số sống ở vùng núi cao.

Hoàng hôn: lúc mặt trời lặn.

Áp phiên: hôm trước phiên chợ.



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/soan-bai-duong-di-sa-pa-trang-102-sgk-tieng-viet-4-tap-2-c118a18556.html#ixzz6rGHcdoS4

20 tháng 10 2021

thể thơ 5 chữ

_HT_

20 tháng 10 2021

Thể thơ: ngũ ngôn ( 5 chữ )