K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 12 2019

minh can gap

25 tháng 12 2019

Một số sâu bọ rất có ích. Thời cổ, người Ai Cập đã coi tổ ong mật như một xưởng bào chế dược phẩm. Nước ta có nghề trồng dâu, nuôi tằm, kéo tơ, dệt lụa từ lâu đời. Tuy thế, một số lượng lớn sâu bọ phá hại cây trổng đáng kể, có thế làm giảm tới 20% sàn lượng thu hoạch hằng năm.

15 tháng 12 2017

Đặc điểm và cấu tạo

-Độ dày: từ 5 - 70 km.

-Trạng thái: rắn chắc.

-Nhiệt độ: càng xuống sâu nhiệt độ càng cao.

-Có thể tích=1% và trọng lượng=0.1% .

-Lớp vỏ là các địa mảnh.

Vai trò

-Là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên và là nơi sinh sống của xã hội loài người.

27 tháng 12 2017

Đặc điểm của lớp vỏ Trái đất:

  • Vỏ Trái đất là lớp đất đá rắn chắc, độ dày dao động từ 5km (ở đại dương) đến 70 km (ở lúc địa)
  • Lớp vỏ Trái đất chiếm 1% thể tích và 0,55 khối lượng của Trái đất.
  • Vỏ Trái đất được cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau.

- Vai trò của lớp vỏ Trái đất: Hẳn tất cả chúng ta đều biết, vỏ trái đất ngoài là nơi trú ngụ và tồn tại của con người thì nó còn là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác như không khí, sinh vật, nước…Có thể nói, đây chính là nơi diễn ra mọi hoạt động của con người cũng như các loài sinh vật.

17 tháng 10 2016

Trong đời sống xã hội, con người chịu ảnh hưởng bởi môi trường văn hóa mà trong đó họ sống và hoạt động. Mỗi dân tộc có một nền văn hóa riêng, nó là nhân tố quan trọng tạo nên sức mạnh và bản sắc của dân tộc đó. Tổ chức cũng vậy, nó cũng có một truyền thống mang đậm dấu ấn văn hóa mà ta tạm gọi là văn hóa tổ chức. Văn hóa tổ chức là một yếu tố rất quan trọng mà nhà quản lý cần xây dựng và duy trì nhằm tạo động lực đưa đơn vị phát triển nhanh và bền vững. Nhìn một cách tổng thể, văn hóa tổ chức bao gồm những giá trị và chuẩn mực chung được biểu hiện thành những nguyên tắc sống, những nguyên tắc ứng xử có tác dụng chỉ dẫn hành vi của cá nhân trong tổ chức đó. Đối với trường học, văn hóa tổ chức có thể được gọi là văn hóa học đường. Vậy văn hoá học đường là gì? Có thể hiểu đó là những quan niệm, chuẩn mực quy định cách xử sự giao tiếp giữa người học với nhau, giữa trò với thầy và ngược lại; là cách học và tiếp thu kiến thức. Văn hoá còn được thể hiện qua triết lí giáo dục của nhà trường, qua hành vi giao tiếp, cách ăn mặc, cách ứng xử với cảnh quan môi trường... 
Văn hóa học đường là môi trường rất quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ trở thành những con người sống có hoài bão, có lý tưởng tốt đẹp. Vấn đề xây dựng văn hóa học đường phải được coi là có tính sống còn đối với từng nhà trường, vì nếu học đường mà thiếu văn hóa thì không thể làm được chức năng chuyển tải những giá trị kiến thức và nhân văn cho thế hệ trẻ.
Có thể nói, hơn 25 năm đổi mới, đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Ngành giáo dục đã đạt được những thành tựu lớn lao cả về quy mô lẫn chất lượng. Những năm gần đây, đời sống văn hóa của học sinh có những biến đổi theo nhiều chiều hướng khác nhau. Nền kinh tế, văn hóa, khoa học phát triển tạo điều kiện cho học sinh được tiếp cận với nhiều kênh thông tin, nhiều mô hình học tập tiên tiến, do đó đạt nhiều thành tích trong học tập. Khi phải đối mặt với thực trạng học sinh có những hành vi vô lễ với thầy cô như xé bài kiểm tra bị điểm kém, nói tục, chửi bậy ngay trong lớp, học sinh gây gổ đánh nhau theo kiểu “xã hội đen”, thầy cô giáo đánh học sinh, học sinh “quây” đánh thầy cô giáo...nhiều ý kiến cực đoan đã quy kết trách nhiệm cho ngành giáo dục. Người ta cho rằng giáo dục của ta theo khuôn mẫu, khô cứng, giáo dục không gắn với thực tế, ngành giáo dục không tìm được “triết lý giáo dục”, giáo dục sai đường, muốn trẻ hư cứ đưa...tới trường. 
Công bằng mà nói, giáo dục đạo đức trong nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng môi trường sư phạm không phải là “ốc đảo” trong xã hội ta, một xã hội có bộ phận không nhỏ bị thoái hóa, biến chất, sống theo lối sống thực dụng, vô cảm. Mặt trái của kinh tế thị trường đã và đang tấn công như vũ bão vào văn hóa truyền thống tốt đẹp của chúng ta. Bước ra khỏi cổng trường, học sinh phải đối mặt với rất nhiều tệ nạn xã hội như cảnh dòng người chen chúc hỗn độn trên đường lúc tan tầm, cảnh đánh chửi nhau như cơm bữa trên hè phố...Và cách đây chưa lâu trẻ em được tận mắt chứng kiến cảnh người lớn phá tan tành phố hoa xuân của Hà Nội.
Khi về nhà, không ít học sinh tận mắt chứng kiến cảnh bố mẹ cãi chửi, thậm chí đánh nhau, được nghe bố mẹ bàn về những mánh lới làm ăn, nghe bố mẹ than phiền những bức xúc ở cơ quan với hàng loạt chuyện ghen ăn, tức ở, chuyện hối lộ, chạy chức chạy quyền...Tất cả những yếu tố trên đã ảnh hưởng đến sự hình thành văn hóa học đường trong nhà trường hiện nay.
Văn hóa học đường được tạo dựng nên bởi nhiều yếu tố nhưng quan trọng nhất, quyết định nhất theo tôi là ba yếu tố. Đó là nhà trường, đội ngũ thầy cô giáo và vai trò của cha mẹ học sinh

Bài làm

Nhà trường : nơi chắp cánh những giấc mơ, cung cấp cho ta những kiến thức đầu đời, dạy cho ta đạo nghĩa, xây đắp trong ta những hoài bão lớn lao.


Nhà trường : nơi mẹ cha tin cậy, giao phó những đứa con của mình chờ mong sự lớn lên của mầm non được chăm bẵm bởi đôi tay dịu dàng của những người thầy, người cô.


Nhà trường : nơi xã hội tin tưởng, nơi được hàng ngàn cặp mắt dõi theo, nơi gieo biết bao hi vọng về một tương lai tiến bộ


Và hơn hết, mỗi người nếu muốn trở nên hữu ích đều cần phải trải qua một môi trường rèn dũa, giáo dục. Đó là vai trò lớn lao nhất của nhà trường!

# Học tốt #

15 tháng 9 2019

Mở đầu
Xét theo chiều dài của lịch sử dân tộc Việt Nam cũng như lịch sử của nhân loại, nhà trường là một trong những đơn vị cơ sở của tổ chức giáo dục tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau. Điều đó cho thấy vai trò và sứ mệnh to lớn của giáo dục nhà trường đối với sự phát triển của xã hội cũng như đối với sự phát triển của cá nhân con người.
Bài viết này trình bày sơ lược về nhà trường và vai trò của nó đối với xã hội hóa cá nhân trong bối cảnh hiện nay dưới góc nhìn giáo dục.


1.Quan niệm giáo dục học về nhà trường
1.1.Nhà trường như là một lực lượng giáo dục
Nhìn nhận nhà trường như là một lực lượng giáo dục, tức là nhà trường được tổ chức dưới những thể chế chặt chẽ, quy củ, trở thành mô hình tương đối bền vững, hoạt động có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu được giáo dục của xã hội.
Theo đó, đặc trưng cơ bản nhất của hoạt động nhà trường được xem xét trên phương diện này là quá trình tác động một cách có mục đích, có kế hoạch nhằm hình thành nhân cách xã hội của thế hệ trẻ- xã hội hóa cá nhân theo những yêu cầu xã hội và nền giáo dục mong đợi; truyền bá và chuyển giao di sản văn hóa, chuẩn bị cho cá nhân bước vào đời sống xã hội với hành trang tri thức, trí tuệ, đạo đức, thái độ tình cảm và nghề nghiệp.
Các thành tố không thể thiếu được của giáo dục nhà trường thường bao gồm: mục tiêu và các nhiệm vụ giáo dục, nội dung chương trình giáo dục, thầy và trò, cơ sở vật chất- phương tiện dạy học, lớp học, các hệ giá trị và chuẩn mực giáo dục. v.v.
1.2.Nhà trường như là một môi trường giáo dục
Giáo dục là con đẻ của hệ thống xã hội, do vậy, giữa giáo dục trong nhà trường có mối liên hệ chặt chẽ với giáo dục của gia đình và xã hội. Trong mối liên hệ này, giáo dục nhà trường có thể tương thích hoặc không tương thích với hệ thống xã hội. Yêu cầu của xã hội là đơn đặt hàng đối với nhà trường trong việc xác định mục tiêu, xây dựng nội dung chương trình giáo dục cũng như lựa chọn và áp dụng các phương pháp giáo dục. Ngược lại, giáo dục của nhà trường là một trong những môi trường có tác động chủ đạo đến tiến trình xã hội hóa cá nhân.
Trường học được hình thành trên cơ sở hệ thống các yếu tố cấu thành có mối liên hệ chặt chẽ, tương tác lẫn nhau tạo ra sự vận động và phát triển của nhà trường theo chức năng và vai trò xã hội nhất định của nó.

1.3.Các yếu tố cấu thành quá trình giáo dục trong nhà trường hiện nay
Hệ thống cơ cấu của nhà trường thường bao gổm tổng thể các yếu tố thể hiện qua sơ đồ dưới đây:

Hình 1: Các thành tố trong hệ thống giáo dục của nhà trường
 

Ghi chú chữ viết tắt:
G: Nhà giáo dục
H: Người được giáo dục
MTGD: Mục tiêu giáo dục
NDGD: Nội dung giáo dục
PP-PTGD: Phương pháp- phương tiện giáo dục
ĐKGD: Điều kiện giáo dục
HTTCGD: Hình thức tổ chức giáo dục
KQGD: Kết quả giáo dục

Các yếu tố cấu thành hệ thống giáo dục của nhà trường, như sơ đồ ở Hình1, cho thấy vị trí, chức năng, vai trò của mỗi yếu tố trong mối liên hệ với các yếu tố khác trong toàn hệ thống. Trong  đó, mục tiêu giáo dục là yếu tố có chức năng định hướng toàn bộ quá trình giáo dục trong nhà trường. Mỗi thành tố cấu trúc trong nhà trường lại bao gồm một tiểu cấu trúc hệ thống đồng thời nhà trường chịu sự tác động từ môi trường bên trong (phản ánh mối liên hệ tương tác giữa các yếu tố bên trong nhà trường) và môi trường bên ngoài (phản ánh các tác động qua lại giữa nhà trường với môi trường gia đình, kinh tế-xã hội, thể chế chính trị, quản lý…). Vì thế, quản lý nhà trường đòi hỏi vừa đảm bảo tính đổi mới phát triển vừa duy trì được trạng thái cân bằng động của nhà trường trong tương quan với các hệ thống trong và ngoài nhà trường.
Để làm rõ vấn đề này, ta có thể hình dung nhà trường như là một lăng kính (Hình 2) vừa khúc xạ các tác động từ môi trường bên ngoài nhà trường lại vừa giữ vững sứ mệnh của nhà trường đối với quá trình xã hội hóa cá nhân người được giáo dục. Hiện nay, xã hội đang vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, và, cơ chế này cùng với các tác động và mối quan hệ có tính quy luật của nó, không thể không ảnh hưởng đến nhà trường. Tuy nhiên, bản chất và sứ mệnh của nhà trường không thể không duy trì mối quan hệ có tính quy luật trong hoạt động của nhà trường- đó là mối quan hệ sư phạm trong môi trường văn hóa học đường. Nếu tác động của xã hội làm biến dạng/ méo mó đi mối quan hệ sư phạm này thì dù ít dù nhiều, dù trước mắt hay lâu dài sẽ làm cho nhà trường ngày càng bị “thị trường hóa” và “tha hóa” theo chiều hướng tiêu cực.  Điều này ẩn chứa nhiều nguy cơ đáng lo ngại.

Hình 2: Nhà trường dưới ảnh hưởng của cơ chế thị trường


2.Xã hội hóa và cá thể hóa cá nhân
2.1.Xã hội hóa cá nhân: Là quá trình cá nhân hấp thụ nền văn hóa của cộng đồng, của xã hội để đạt được những đặc trưng xã hội của bản thân, học cách suy nghĩ và ứng xử thích hợp theo quy định của xã hội. Đó cũng là quá trình cá nhân học hỏi, lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội để thích ứng, hòa nhập, thực hiện các vai trò xã hội của mình, quá trình này diễn ra liên tục, suốt đời.
Quá trình này diễn ra theo cơ chế thích ứng- hòa nhập- sáng tạo trên bình diện sinh học- tâm lý và xã hội.
 2.2.Cá thể hóa cá nhân: Là quá trình cá nhân biến những kinh nghiệm xã hội thành kinh nghiệm của bản thân mình và tự thể hiện, hoàn thiện mình, trở thành con người độc đáo, có cá tính và bản sắc riêng. Đó cũng là quá trình con người trở thành chính mình.
Xã hội hóa và cá thể hóa cá nhân là 2 quá trình diễn ra song song trong quá trình phát triển của cá nhân.
2.3.Các giai đoạn xã hội hóa cá nhân
Có nhiều cách phân chia các giai đoạn trong tiến trình xã hội hóa cá nhân, dưới đây trình bày các giai đoạn xã hội hoá cá nhân theo lứa tuổi với đặc trưng nội dung xã hội hóa qua các hình thái của hoạt động chủ đạo tương ứng.
Giai đoạn vườn trẻ (từ 0 đến 3 tuổi): hình thành xúc cảm người thông qua giao tiếp trực tiếp với người lớn và phát triển tư duy trực quan hành động qua hoạt động với đồ vật của trẻ.
Giai đoạn mẫu giáo (từ 3 đến 5 tuổi): hình thành ngôn ngữ, hành vi ứng xử, phát triển tư duy trực quan hình ảnh, trí tưởng tượng tái tạo và sáng tạo thông qua hoạt động vui chơi.
Giai đoạn học sinh tiểu học (từ 6 đến 11 tuổi): hình thành tri thức, kỹ năng, thái độ cơ bản đối với tự nhiên, xã hội và bản thân thông qua hoạt động học tập và giáo dục của nhà trường và gia đình.
Giai đoạn học sinh trung học cơ sở (từ 12 đến 15 tuổi): hình thành nhân cách qua mẫu người lý tưởng thông qua hoạt động học tập và hoạt động nhóm bạn cùng và khác giới.
Giai đoạn học sinh trung học phổ thông (từ 16 đến 18 tuổi): hình thành xu hướng nghề nghiệp, tình bạn, tình yêu…qua học tập, lao động hướng nghiệp và sinh hoạt tập thể.
Giai đoạn học nghề (từ 19 đến 25, 26 tuổi): học nghề ngắn, dài hạn; cao đẳng- đại học…nhằm hình thành nhân cách nghề nghiệp, hình thành giá trị sức lao động mà thị trường lao động đòi hỏi.
Giai đoạn hành nghề [từ 26 đến 55 tuổi(nữ) hoặc 60 tuổi (nam)]: thể hiện vị trí, vị thế, vai trò của mình trong xã hội, là quá trình tự khẳng định và tiếp tục hoàn thiện bản thân, thể hiện những kỳ vọng, mục đích cuộc sống và trải nghiệm giá trị cuộc sống…
Giai đoạn nghỉ hưu (từ 61 tuổi): tái thích ứng và tái hòa nhập xã hội với vị thế vai trò mới, muốn chiêm nghiệm, tổng kết cuộc đời…
2.4.Nội dung và điều kiện xã hội hóa cá nhân
Xã hội hóa cá nhân bao gồm các nội dung như hấp thụ nền văn hóa cộng đồng của xã hội; Lĩnh hội những kinh nghiệm của loài người; Học hỏi, rèn luyện để thực hiện các vai trò xã hội…Qua đó, cá nhân trở thành nhân cách vừa mang bản chất chung vừa thể hiện bản sắc, cá tính độc đáo, sáng tạo. Nói cách khác, xã hội hóa cá nhân giúp cá nhân lĩnh hội các giá trị xã hội và thể hiện vai trò xã hội của mình.
Các điều kiện xã hội hóa cá nhân bao gồm: Điều kiện khách quan (Tiền đề sinh học và môi trường tự nhiên; Điều kiện kinh tế- xã hội thỏa mãn nhu cầu cơ bản của cá nhân; Những điều kiện văn hóa ảnh hưởng đến phát triển nhân cách; Nền giáo dục (hệ thống giáo dục quốc dân) đáp ứng yêu cầu của người học và của xã hội; Những điều kiện giao lưu tiếp xúc với nền văn hóa nhân loại…) và điều kiện chủ quan (Tính tích cực của cá nhân thông qua hoạt động và giao tiếp xã hội).


3.Vai trò của nhà trường đối với xã hội hóa cá nhân trong bối cảnh hiện nay
Nhà trường được hiểu như là 1 tổ chức, thiết chế xã hội được ra đời để thực hiện chức năng xã hội hóa cá nhân, đặc biệt là giới trẻ, theo những mong đợi của cộng đồng xã hội.
Quá trình xã hội hóa cá nhân diễn ra liên tục về thời gian (suốt đời) và không gian (trong các môi trường gia đình, nhà trường và xã hội). Tuy nhiên, nhà trường có vị trí, chức năng và vai trò đặc biệt trong tiến trình xã hội hóa cá nhân, bởi vì:
-Mục  tiêu, nội dung, chương trình giáo dục của nhà trường được thiết kế khoa học, đáp ứng yêu cầu của xã hội và nhu cầu phát triển về nhiều mặt (nhận thức, thái độ, hành vi, kỹ năng sống…) của cá nhân;
-Phương thức tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục của nhà trường đa dạng, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, nhu cầu và khả năng của cá nhân, giảm thiểu các tác động tiêu cực, tránh được những vấp váp, sai lầm của cá nhân… qua đó mang lại hiệu quả rõ rệt trên phương diện giáo dục và phát triển nhân cách người học;
- Môi trường văn hóa- sư phạm của nhà trường được đảm bảo, tạo điều kiện tốt cho sự phát triển nhân cách người học.
-Đội ngũ nhà giáo được đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và phẩm chất nhân cách, đạo đức nghề nghiệp, là tấm gương mẫu mực có ảnh hưởng trực tiếp/ gián tiếp đến quá trình xã hội hóa cá nhân theo chiều hướng tích cực;
-Nhà trường còn là đơn vị nòng cốt, đầu mối quan trọng trong việc thiết lập và vận hành sự phối kết hợp giữa gia đình và xã hội đối với việc giáo dục, xã hội hóa cá nhân.
Ngoài ra, vì vừa là một lực lượng giáo dục vừa là một môi trường giáo dục nên sự tồn tại và phát triển của nhà trường tương đối ổn định, bền vững và đóng vai trò chủ đạo trong quá trình xã hội hóa cá nhân.

  
Trong giai đoạn hiện nay, với xu hướng phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, toàn cầu hóa và hội nhập nên nhà trường vừa có được những cơ hội thuận lợi để thể hiện chức năng xã hội của mình vừa gặp phải không ít những thách thức hết sức to lớn. Trong đó, các tác động của xã hội đến nhà trường, như phân tích ở trên, mang tính đa dạng và đa chiều (tích cực/tiêu cực) từ đó đặt ra yêu cầu đối với nhà trường là cần quản lý và xử lý kịp thời, triệt để, phù hợp với  sự biến động trong quá trình tương tác của cá nhân với môi trường xã hội trong và ngoài nhà trường một cách có hiệu quả hơn.
Những giá trị cốt lõi trong quá trình xã hội hóa nhân mà nhà trường cần quan tâm giáo dục như giá trị học vấn, giá trị lao động, giá trị đạo đức nhân văn, giá trị văn hóa v.v. Đồng thời, về mặt quản lý xã hội đối với ngành giáo dục nói chung và nhà trường nói riêng, các nhà lãnh đạo, hoạch định chính sách cần thấm nhuần tư tưởng “lương sư hưng quốc” để thấy rõ hơn vai trò cực kỳ quan trọng của Nhà giáo và Ngành giáo dục đối với sự thịnh vượng của quốc gia, sự giàu mạnh của đất nước và hạnh phúc của con người.
Giáo dục phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu trong thực tiễn nhà trường để sao cho mọi người đều có cơ hội bình đẳng được hưởng thụ nền quốc học nhân dân, sao cho trẻ em thật sự hạnh phúc khi đến trường, sao cho con người được giáo dục có cuộc sống ấm no- tự do- hạnh phúc, quan hệ giữa con người với nhau mang đậm tính nhân văn cao cả, sao cho đội ngũ nhà giáo giữ vững “hùng tâm” mà không quá bận tâm  đến “sinh kế”. Khi đó, nhà trường sẽ trở thành “thiên đường của trần gian”, hay ít ra là môi trường lành mạnh cho sự gieo trồng và phát triển nhân cách tốt đẹp cho thế hệ trẻ.
                                                                                                                   

3 tháng 4 2018

- Thực vật là nguồn lương thực, thực phẩm chủ yếu của loài người: Cây lương thực, Cây làm thức ăn, Cây làm gia vị, Cây ăn quả cung cấp đường, chất khoáng, vitamin. - Thực vật là nguyên liệu để sản xuất giấy, đồ gỗ, nhựa, dầu thực vật, tinh dầu thực vật, đồ uống, thuốc chữa bệnh và các dụng cụ phục vụ cho đời sống như thảm, túi xách, chổi,…

20 tháng 9 2019

đéo có nhà trường đéo mik đéo khôn ngoan như nhgày nay

xin lỗi mik chửa bậy :(

26 tháng 10 2017

câu 1:

a) lợi ích:

- tiêu diệt 1 số sâu bọ gây hại

- dùng làm thuốc để ngâm rượu

b) tác hại

- gây ngứa ngáy cho người và động vật

- hút máu của động vật

câu 3:

- cơ thể gồm 3 phần: phần đầu, ngực, bụng

- phần đầu có 1 đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh

15 tháng 12 2016

giúp cây duy trì nòi giống

banhqua

16 tháng 12 2016

*Tính đa dạng của động vật và thực vật là sự phong phú về các loài, các cá thể của loài và môi trường sống của chúng.
Thực vật bao gồm những sinh vật có đặc điểm chung là: tự tổng hợp được chất hữu cơ, phần lớn không có khả năng di chuyển, phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài. Thực vật có hoa là những thực vật mà cơ quan sinh sản là hoa, quả, hạt. Ví dụ như cây lúa, ngô, khoai, bầu, bí, hoa hồng, cây gỗ lim…Thực vật không có hoa có cơ quan sinh sản không phải là hoa, quả. Ví dụ như cây rêu, cây dương xỉ, cây thông…Giới Thực vật được chia thành nhiều ngành có những đặc điểm khác nhau: Ngành Rêu, Ngành Dương xỉ, Ngành Hạt trần, Ngành Hạt kín

* Cây mọc ven đường cho bóng râm và làm đẹp cho thành phố, làng quê. Người ta đã tính rằng cứ một cây xanh trồng trong thành phố bằng 5 máy điều hòa chạy liên tục 20 giờ 1 ngày. Cây còn tác dụng cản bớt ánh sáng và cản sức gió nên có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, tăng lượng mưa của khu vực.
 
Trong quá trình quang hợp cây lấy vào khí cacbonic và nhả ra khí ôxi cung cấp cho quá trình hô hấp của con người và động vật. Người ta ước tính rằng cứ 1 hécta cây trồng cung cấp đủ ôxi cho 30 người sống khỏe mạnh trong 1 năm. Những nơi có nhiều cây cối thường có không khí trong lành, cây còn có tác dụng ngăn bụi, diệt một số vi khuẩn, giảm ô nhiễm môi trường. Thực vật nhờ có tán cây cản bớt sức chảy của dòng nước do mưa lớn gây ra, rễ cây giữ đất nên góp phần quan trọng chống xói mòn, hạn chế lũ lụt, giữ nguồn nước ngầm, tránh hạn hán.
- Thực vật là nguồn lương thực, thực phẩm chủ yếu của loài người: Cây lương thực, Cây làm thức ăn, Cây làm gia vị, Cây ăn quả cung cấp đường, chất khoáng, vitamin.
9 tháng 5 2016

-Làm thực phẩm.

-Cung cấp dược liệu.

-Cung cấp nguyên liệu.

-Làm vật thí nghiệm.

-Tiêu diệt các sinh vật có hại.

-Cung cấp sức kéo.

9 tháng 5 2016

Đồ ngu câu này mà không biết làmha