Câu 1: Cho 1 hỗn hợp 2 muối MgCl2 và CaCO3 phản ứng vừa đủ với 400ml dung dịch HCl. Sau phản ứng thu được 6,72 lít khí CO2(đktc).
a) Viết phương trình hóa học xảy ra.
b) Tính nồng độ mol của dung dịch axit đã dùng.
c) Nếu dùng 80ml dung dịch HCl trên trung hòa với 80ml NaOH 2M thì dung dịch sau phản ứng làm nước bắp cải tím chuyển sang màu gì?
Câu 2: Hòa tan 8g CuO trong 100g dung dịch H2SO4 19,6%.
a) Viết phương trình hóa học.
b) Tính nồng độ phần trăm của các dung dịch thu được.
LM GẤP DÙM MÌNH NHA MN!
Câu 1:
a. PTHH: MgCl2 + HCl ---x--->
CaCO3 + 2HCl ---> CO2↑ + H2O + CaCl2 (1)
b. Ta có: \(n_{CO_2}=\dfrac{6,72}{22,4}=0,3\left(mol\right)\)
Theo PT(1): \(n_{HCl}=2.n_{CO_2}=2.0,3=0,6\left(mol\right)\)
Đổi 400ml = 0,4 lít
=> \(C_{M_{HCl}}=\dfrac{0,6}{0,4}=1,5M\)
c. PTHH: HCl + NaOH ---> NaCl + H2O (2)
Vậy chất tác dụng với nước bắp cải tím là NaCl (muối ăn.)
Vậy dung dịch sau phản ứng làm nước bắp cải tím thành màu xam lam đậm.
Câu 2:
a. PTHH: CuO + H2SO4 ---> CuSO4 + H2O
b. Ta có: \(n_{CuO}=\dfrac{8}{80}=0,1\left(mol\right)\)
Ta lại có: \(C_{\%_{H_2SO_4}}=\dfrac{m_{H_2SO_4}}{100}.100\%=19,6\%\)
=> \(m_{H_2SO_4}=19,6\left(g\right)\)
=> \(n_{H_2SO_4}=\dfrac{19,6}{98}=0,2\left(mol\right)\)
Ta thấy: \(\dfrac{0,1}{1}< \dfrac{0,2}{1}\)
Vậy H2SO4 dư.
Theo PT: \(n_{CuSO_4}=n_{CuO}=0,1\left(mol\right)\)
=> \(m_{CuSO_4}=0,1.160=16\left(g\right)\)
Ta có: \(m_{dd_{CuSO_4}}=8+100=108\left(g\right)\)
=> \(C_{\%_{CuSO_4}}=\dfrac{16}{108}.100\%=14,81\%\)
chỗ câu 1/c phải tính số mol HCl và NaOH thì -> số mol NaOH dư khi đấy cho giấy quỳ tím vào thì hóa xanh chứ nhỉ?