K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 12 2019

Là bộ phận nằm ở rìa phía Nam của lục địa

Nam Á có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình

- Khu vực mưa nhiều nhất thế giới.

- Nam Á có nhiều sông lớn: Sông Ấn; Sông Hằng; Sông Bramapút...

- Các cảnh quan tự nhiên chính: Rừng nhiệt đới ẩm, xa van, hoang mạc và cảnh quan núi cao.

11 tháng 12 2019

-Tự nhiên Nam Á phong phú,đa dạng.

-Khí hậu thích hợp cho đời sống con người.

-Hệ thống sông lớn dồi dào thuận tiện cho các hoạt động sinh hoạt,cư trú,sản xuất.

20 tháng 4 2021

Vì sao nói: trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta?

Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta vì: ... - Với chiến thắng này, nhân dân ta đã đạp tan hoàn toàn mưu đồ xâm chiếm nước ta của bọn phong kiến phương Bắc. Khẳng định nền độc lập của dân tộc, chiến thắng Bạch Đằng mở ra thời kì độc lập lâu dài của Tổ quốc.

20 tháng 4 2021

Tham Khảo !

Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng:

- Cuối năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển nước ta. Ngô Quyền cho một toán thuyền nhẹ ra đánh nhử quân địch vào sông Bạch Đằng lúc nước triều đang lên.

- Lưu Hoằng Tháo hăm hở dốc quân đuổi theo, lọt vào trận địa mai phục của ta mà không biết.

- Nước triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân Nam Hán chống cự không nổi phải rút chạy ra biển.

- Quân giặc thiệt hại quá nửa, tướng giặc Lưu Hoằng Tháo bị chết. Vua Nam Hán được tin bại trận đã hốt hoảng, vội hạ lệnh thu quân về nước.

- Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền đã kết thúc hoàn toàn thắng lợi.

Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta vì:

- Đây là một trong những trận thuỷ chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.

- Đánh bại ý chí xâm lược của nhà Nam Hán. Đây là lần thứ hai nhà Nam Hán đem quân sang xâm lược nước ta, mặc dù sau chiến thắng này, nhà Nam Hán còn tồn tại một thời gian nữa nhưng không dám đem quân sang xâm lược nước ta lần thứ ba.

- Với chiến thắng này, nhân dân ta đã đạp tan hoàn toàn mưu đồ xâm chiếm nước ta của bọn phong kiến phương Bắc. Khẳng định nền độc lập của dân tộc, chiến thắng Bạch Đằng mở ra thời kì độc lập lâu dài của Tổ quốc.

19 tháng 9 2023

Mỗi khu vực của châu Á có đặc điểm tự nhiên mang đặc điểm riêng biệt và nổi bật:

- Đông Á gồm lục địa và hải đảo. với khí hậu ôn đới.

- Đông Nam Á gồm Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo với khí hậu nhiệt đới gió mùa

- Nam Á có hệ thống Hi-ma-lay-a hùng vĩ, khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa mưa khô rõ rệt.

- Tây Nam Á có núi và sơn nguyên, khí hậu khô hạn.

- Trung Á có các dãy núi cao đồ sộ với khí hậu khô hạn có mùa hạ nóng, mùa đông lạnh.

17 tháng 12 2020

* Điều kiện tự nhiên:

- Điều kiện tự nhiên thuận lợi là gió mùa kèm theo mưa => thích hợp cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa nước.

=> Vì thế từ xa xưa con người đã có mặt tại khu vực này.

* Điều kiện kinh tế:

- Công cụ sản xuất: từ những thế kỉ đầu Công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã biết sử dụng đồ sắt.

- Nông nghiệp: là ngành sản xuất chính. Ở mỗi nước hình thành một số ngành thủ công truyền thống như dệt, làm đồ gốm, nghề đúc đồng và sắt...

- Do nhu cầu trao đổi sản phẩm, việc buôn bán theo đường ven biển rất phát đạt. Một số thành thị - hải cảng đã ra đời và hoạt động nhộn nhịp.

=> Sự phát triển của các ngành kinh tế là cơ sở cho sự ra đời của hàng loạt quốc gia cổ ở Đông Nam Á. 

- Ngoài ra còn những tác động về mặt kinh tế của thương nhân Ấn Độ và văn hóa Ấn Độ.

17 tháng 12 2020

* Thuận lợi:

- Vị trí địa lí:

+ Đông Nam Á là giao điểm của con đường giao thông quốc tế, từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. Là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, lục địa Á - Âu và Úc. Là cửa ngõ để vào lục địa Á rộng lớn.

=> Thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán quốc tế, Đông Nam Á là khu vực có tầm quan trọng hàng đầu trên thế giới.

- Sông ngòi:

+ Hệ thống sông ngòi dày đặc: sông Mê Công, sông Hồng, sông Mê Nam, sông I-ra-oa-đi,... tạo nên những vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ phì nhiêu, lưu lượng nước lớn, hàm lượng phù sa cao.

=> Điều kiện thuận lợi cho sự quần cư, sinh tụ, phát triển nông nghiệp, giao thông vận tải của cư dân Đông Nam Á từ thời cổ xưa.

- Khí hậu:

+ Gió mùa nóng, ẩm, mưa nhiều làm cho hệ động - thực vật ở Đông Nam Á rất phong phú và đa dạng.

=> Thuận lợi phát triển nông nghiệp, người Đông Nam Á từ xa xưa đã biết trồng lúa và các loại cây ăn quả.

- Biển:

+ Tất cả các nước Đông Nam Á đều có biển bao quanh (trừ Lào).

=> Điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển như khai thác dầu mỏ, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, giao thông biển và du lịch biển.

- Tài nguyên thiên nhiên:

+ Hệ sinh vật phong phú, với nhiều loại động thực vật quý hiếm. Tài nguyên khoáng sản phong phú, số lượng lớn.

=> Thuận lợi phát triển kinh tế nông nghiệp và công nghiệp.

* Khó khăn:

- Địa hình bị chia cắt mạnh không có những đồng bằng lớn, khó khăn cho giao thông đường bộ.

- Sự phức tạp của gió mùa đã gây ra nhiều thiên tai như bão lụt, hạn hán, sương muối và mưa đá,…

- Vị trí địa lí là trung tâm của đường giao thông quốc tế cũng khiến cho Đông Nam Á ngay từ rất sớm đã bị các nước bên ngoài nhóm ngó, xâm lược.

Chúc bạn thi tốt!

8 tháng 8 2023

Tham khảo

- Ảnh hưởng của địa hình và đất:

+ Vùng núi không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nên nhiều nước phải đầu tư lớn cho thủy lợi để phát triển sản xuất.

+ Vùng đồng bằng có đất phù sa màu mỡ, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và cũng là nơi tập trung đông dân cư.

- Ảnh hưởng của khí hậu:

+ Dân cư và các hoạt động sản xuất tập trung chủ yếu ở các vùng có khí hậu thuận lợi.

+ Tại các vùng nội địa, do mưa ít nên dân cư thưa thớt, trồng trọt khó khăn.

- Ảnh hưởng của sông, hồ:

+ Các sông lớn bồi đắp nên vùng đồng bằng màu mỡ, cung cấp nước cho trồng trọt, chăn nuôi, từ đây đã hình thành nên nền văn minh Lưỡng Hà.

+ Các hồ có giá trị về du lịch

- Ảnh hưởng của biển: Tạo thuận lợi mở rộng giao lưu với nhiều nước châu Âu và các khu vực khác của châu Á, phát triển các ngành kinh tế biển (du lịch, khai thác khoáng sản, hải sản, vận tải…)

- Ảnh hưởng của tài nguyên sinh vật: Sinh vật nghèo nàn, phân hóa khác nhau giữa các khu vực gây khó khăn trong việc khai thác tài nguyên cho phát triển kinh tế.

- Ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản:

+ Tiềm năng dầu mỏ và khí tự nhiên là thế mạnh trong phát triển kinh tế của nhiều quốc gia.

+ Là nguồn nguyên, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp, là mặt hàng xuất khẩu.

28 tháng 12 2021

Tham khảo

-Vị trí địa lý: là ngã ba châu lục Á-Âu-Phi
-Tài nguyên: giàu có, đặc biệt là dầu mỏ.
-Vì thế, Tây Nam Á thường có chiến tranh, bạo loạn; bị nhiều nước lớn can thiệp vào; người dân di cư sang nơi khác.
→ Kinh tế suy yếu, chính trị bất ổn

15 tháng 12 2016

a) 1. Châu Á là châu lục đông dân nhất thế giới:
- Châu Á có số dân đông nhất thế giới.
- Chiếm gần 61% dân số.
- Dân số tăng nhanh
- Mật độ dân cao, phân bố không đều
2. Dân cư thuộc nhiều chủng tộc
- Dân cư châu Á thuộc nhiều chủn tộc nhưng chủ yếu thuộc chủng tộc Ơ- rô-pê- ô-ít, Môn- gô- lô-ít, Ôxtra- lô- ít.
- Các chủng tộc tuy khác nhau về hình thái nhưng đều có quyền và bình đẳng như nhau trong hoạt động kinh tế, văn hoá – xã hội.

ẢNH HƯỞNG TO LỚN, ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ CÂN BẰNG SINH THÁI

15 tháng 12 2016

Đông Nam Á là một khu vực của châu Á, bao gồm các nước nằm ở phía Nam Trung Quốc, phía Đông Ấn Độ và phía Bắc của Úc, rộng 4.494.047 km² và bao gồm 11 quốc gia: Brunei, Campuchia, Đông Timor, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanma, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Vào năm 2004, dân số của cả khu vực lên đến 556.2 triệu người (năm trăm năm mươi sáu ngàn hai trăm triệu người, số liệu năm 2005), trong đó hơn 1/6 sống trên đảo Java (Indonesia).
Địa hình
Đông Nam Á là chỗ giao nhau của nhiều mảng địa chất có núi lửa và động đất hoạt động mạnh. Các quốc gia của khu vực được chia ra làm hai nhóm chính: Myanma, Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam nằm ở Đông Nam Á lục địa, còn gọi bán đảo Trung Ấn, trong khi đó các nước còn lại tạo nên Quần đảo Malaysia. Quần đảo này được hình thành bởi nhiều cung đảo thuộc về Vành đai núi lửa Thái Bình Dương và là một trong những khu vực có hoạt động núi lửa mạnh nhất thế giới.

Trong 10 nước Đông Nam Á, thì có 9 quốc gia có hải giới, trừ Lào; và Philippines là nước duy nhất trong khu vực này không có địa giới chung với bất kỳ quốc gia nào.
Ý niệm về Đông Nam Á như một khu vực riêng biệt đã có từ lâu. Song cùng với thời gian, khái niệm này ngày càng được hiểu một cách đầu đủ và chính xác hơn. Người Trung Quốc xưa kia thường dùng từ "Nam Dương" để chỉ những nước nằm trong vùng biển phía Nam. Người Nhật gọi vùng này là "NanYo". Người Ả Rập xưa gọi vùng này là "Qumr", rồi lại gọi là "Waq - Waq" và sau này chỉ gọi là "Zabag". Còn người Ấn Độ từ xưa vẫn gọi vùng này là "Suvarnabhumi" (đất vàng) hay "Suvarnadvipa" (đảo vàng). Tuy nhiên đối với các lái buôn thời bấy giờ, Đông Nam Á được nhìn nhận là một vùng thần bí, nơi sản xuất hương liệu gia vị và những sản phẩm kì lạ khác, còn sinh sống ở đây là những con người thành thạo và can đảm.

Tên gọi "Đông Nam Á" được các nhà nghiên cứu chính trị và quân sự của Hà Lan, Anh, Mỹ đưa ra từ những năm đầu khi nổ ra Thế chiến thứ hai, nhưng chính thức đi vào lịch sử với ý nghĩa là một khu vực địa - chính trị, và quân sự được bắt đầu từ khi Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt và Thủ tướng Anh Winston Churchill tại Hội nghị Québec lần thứ nhất vào tháng 8 năm 1943 nhất trí thành lập Bộ chỉ huy tối cao quân Đồng Minh ở Đông Nam Á. Trước đó, để chỉ khu vực này, người ta đã dùng nhiều tên gọi khác nhau cho những mục đích riêng biệt.

Lúc bấy giờ cũng có sự khác nhau về cách viết từ Đông Nam Á bằng tiếng Anh. Một số nhà nghiên cứu như Victor Purcell, E.G.H. Dobby, dùng từ Southeast thay cho South East hay South-East, vốn được dùng từ lâu. Bộ tư lệnh tối cao Đông Nam Á (SEAC) vẫn dùng từ Southeast, nhưng tướng Môngbattơn dùng South-East. Như thế có thể thấy rằng từ sau Thế chiến thứ hai, từ "Đông Nam Á" mới xuất hiện trên bản đồ chính trị thế giới như một khu vực riêng biệt và có tầm quan trọng đặc biệt. Song nếu như trước đây, người ta mới chỉ nhìn thấy tính khu vực Đông Nam Á thể hiện ở vị trí địa lí - chính trị và quân sự của nó thì đến nay nhiều người đã khẳng định rằng ít nhất cho đến thế kỉ 16, Đông Nam Á đã nổi lên như một trong những trung tâm văn minh, một khu vực địa lí - lịch sử - văn hóa truớc khi trở thành một khu vực địa lí - chính trị.