De bai: Bieu cam ve ng than 8-10 cau
Mik dang can gap help mik vs!!!!!!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa." Cảnh thiên nhiên bỗng trở nên gần gũi, thân thiết với con người hơn nhờ biện pháp so sánh tài tình và độc đáo: tiếng suối trong như tiếng hát xa. Ta nghe như thấy âm thanh trong trẻo, du dương của tiếng suối. Và phải chăng suối cũng như một con người nên tiếng suối mới trong trẻo như tiếng hát? Tiếng suối làm nổi bật cảnh tĩnh lặng, sâu lắng trong đêm khuya, ánh trăng làm cho cảnh vật thơ mộng: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”. Trăng chiếu lên vòm cổ thụ, nhưng như lồng vào đó ánh sáng mát dịu của mình. Trăng rọi qua kẽ lá in xuống mặt đất tạo thành muôn vàn đốm sáng lung linh như hoa. Hoa sáng của ánh trăng lồng vào hoa trên mặt đất đang mở cánh uống sươn đêm. Cảnh vừa thực nhưng lại vừa ảo, mà nghiêng về ảo. Trăng sáng, cây cổ thụ, bóng hoa và hoa trên mặt đất tuy ở ba tầng bậc khác nhau mà như gắn bó, đan xen vào nhau, tôn vẻ đẹp của nhau. Sự gắn bó ấy chính là từ “lồng” nối trăng với cổ thụ, nối bóng cổ thụ với hoa.
Chúc bạn học tốt!
Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Sông Lô, Đoan Hùng đã đi vào lịch sử bằng những nét vàng chói lọi đầu tiên của ta trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Cùng với các bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh khuya thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc của Bác trong một đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc.
Hai câu thơ đầu trong bài thơ tả cảnh đêm khuya nơi núi rừng Việt Bắc. Trăng càng về đêm càng sáng. Ánh trăng lan toả bao phủ khắp mặt đất. Đêm vắng, tiếng suối nghe càng rõ. Tiếng suối chảy êm đềm nghe rất trong rì rầm từ xa vọng đến. Cảm nhận của Bác thật tinh tế, nghe suối chảy mà cảm nhận được mức độ xanh trong của dòng nước. Tiếng suối trong đêm khuya như tiếng hát xa dịu êm vang vọng, khoan nhạt như nhịp điệu của bài hát trữ tình sâu lắng. Đó là nghệ thuật lấy động tả tĩnh, tiếng suối rì rầm êm ả, vắng lặng trong đêm chiến khu. Tiếng suối và tiếng hát là nét vẽ tinh tế gợi tả núi rừng chiến khu thời máu lửa mang sức sống và hơi ấm của con người:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Sáu trăm năm trước trong bài thơ Bài ca Côn Sơn Ức Trai đã có cảm nhận cực kỳ tinh tế về dòng suối Côn Sơn:
Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bền tai
Tiếng suối nghe sao mà êm đềm thơ mộng đến thế. Nó như những giọt của cây đàn cầm vang vọng bên tay. Đầu thế kỉ XX Nguyễn Khuyến đã từng viết về dòng suối như sau:
Cũng có lúc chơi nơi dặm khách
Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo...
Mỗi một vần thơ, mỗi một khung cảnh, âm thanh của suối chảy được cảm nhận tinh tế khác nhau. Sau tiếng suối nghe như tiếng hát xa kia là trăng chiến khu. Ánh trăng chiến khu sao mà sáng và đẹp thế. Tầng cao là trăng, tầng giữa là cổ thụ, tầng thấp là hoa - hoa rừng. Cả núi rừng Việt Bắc đang tràn ngập dưới ánh trăng. Ánh trăng bao phủ khắp không trung mát dịu, len lỏi xuyên qua kẽ lá, tán cây, ánh trăng như âu yếm, hoà quyện cùng thiên nhiên cây cỏ. Ánh trăng như xoáy và lồng vào những tán lá. Và trên mặt đất những đoá hoa rừng đang ngậm sương đêm cùng với bóng cổ thụ đan xen trên mặt đất. Đêm thanh, trên không trung dường như chỉ có vầng trăng ngự trị. Đêm vắng, trăng thanh mặt đất cỏ cây như ngừng thở để đón đợi ánh trăng mát lạnh dịu hiền mơn man ôm ấp:
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Chữ lồng điệp lại hai lần đã nhân hoá vầng trăng, cổ thụ và hoa. Trăng như người mẹ hiền đang tiếp cho muôn vật trần gian dòng sữa ngọt ngào. Trăng trở nên thi vị, trữ tình lãng mạn. Chữ lồng gợi cho ta nhớ đến những câu thơ sau trong Chinh phụ ngâm:
Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông,
Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng...
Trong câu có tiểu đối trăng lồng cổ thụ / bóng lồng hoa tạo sự cân xứng trong bức tranh về trăng, ngôn ngữ thơ trang trọng, điêu luyện tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp tràn đầy chất thơ. Cảnh khuya trong sáng, lung linh huyền ảo. Đọc vần thơ ta nghe như có nhạc, có hoạ, bức tranh cảnh núi rừng Việt Bắc thơ mộng biết bao. Người xưa từng nói thi trung hữu hoạ, thi trung hữu nhạc quả thật không sai. Đối với Bác trăng đã trở nên tri âm tri kỉ nên làm sao có thể hờ hững trước cảnh đẹp đêm nay. Trong ngục tối bị giam cầm, trước ánh trăng tuyệt đẹp Bác Hồ cũng đã có những vần thơ tuyệt diệu:
Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ...
(Ngắm trăng)
Một thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya chiến khu Việt Bắc. Giữa bức tranh thiên nhiên rộng lớn và hữu tình như vậy, tâm trạng thi sĩ bỗng vút cao thả hồn theo cảnh đẹp đêm trăng bởi đêm nay Bác không ngủ. Trước cảnh đẹp đêm trăng: có suối, có hoa lá, núi ngàn, và cả tâm trạng của Bác. Bác không chỉ xúc động trước cảnh đẹp thiên nhiên mà:
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Nước nhà đang bị giặc xâm lăng giày xéo, biết bao đồng chí đang bị gông cùm xiềng xích. Cuộc đời còn lầm than cơ cực, bao năm Bác bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ lầm than. Nay nước nhà còn đang chìm trong khói lửa đạn bom lòng Bác sao có thể ngủ yên giấc được. Chưa ngủ không hẳn chỉ vì cảnh đẹp đêm nay mà chưa ngủ vì nỗi nước nhà.
Nỗi nhớ nhà lo cho nước nhà làm cho trái tim Bác luôn thổn thức. Bác thức trong đêm khuya trằn trọc băn khoăn không sao ngủ được. Lòng yêu nước sâu sắc mãnh liệt xiết bao. Đã có biết bao đêm Bác Hồ của chúng ta cũng mất ngủ như vậy:
Một canh, hai canh, lại ba canh
Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh
(Không ngủ được)
Hình ảnh sao vàng chính là tự do độc lập, niềm thao thức mơ ngày mai ánh hồng soi đất nước hoà bình. Một tâm hồn nghệ sĩ thanh cao lồng trong cốt cách người chiến sĩ cộng sản kiên trung. Cảm hứng thiên nhiên chan hoà với cảm hứng yêu nước tha thiết của Bác.
Bài thơ Cảnh khuya là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt cực hay, là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất của Bác. Giữa chốn rừng Việt Bắc tràn ngập ánh trăng, lòng Bác luôn thao thức vì nỗi nước nhà. Đó là nét đẹp riêng của bài thơ, cảm hứng thiên nhiên nhiên chan hoà trong lòng yêu nước sâu sắc. Thương dân, lo cho nước, yêu trăng... như dẫn hồn ta vào giấc mộng đẹp. Đọc thơ Bác giúp ta càng biết ơn, yêu kính Bác Hồ hơn.
Hồ Xuân Hương là một thi sĩ tài hoa bậc nhất trong nền văn học cổ Việt Nam. Thơ bà ẩn sau những tiếng cười tưởng chừng như tinh nghịch, châm biếm lại chứa chan niềm cảm thông, xót xa cho số phận người phụ nữ. Đây là vấn đề mà trước bà rất nhiều nhà thơ đã nói đến, nhưng với Hồ Xuân Hương cái nhìn về phụ nữ có phần mới hơn, sâu sắc hơn và mang tính thời đại hơn. Vấn đề này thể hiện rõ trong bài Bánh trôi nước:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Bài thơ này bà đã tả thực chiếc bánh trôi. Nguyên liệu làm bánh là bột nếp trắng mịn, xay nhuyễn, nặn tròn trịa đẹp mắt. Quá trình luộc bánh chìm nổi trong nước sôi lửa bỏng. Bánh tròn hay méo, rắn hay nát là do tay người làm bánh. Dẫu thế nào bánh vẫn giữ nguyên màu đỏ của nhân bánh. Quá trình làm bánh trôi theo lời tả của Hồ Xuân Hương là thực tế. Thông qua việc tả thực đưa đến cho người đọc sự liên tưởng đến thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Giọng thơ nhẹ nhàng, êm dịu kết hợp nghệ thuật ẩn dụ so sánh ngầm đặc sắc kín đáo. Hồ Xuân Hương đã thốt lên hai tiếng thân em gợi cho ta nhớ đến những câu ca dao quen thuộc:
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?
Hồ Xuân Hương là một nữ sĩ hiếm hoi trên thi đàn văn học Việt Nam có nhiều tác phẩm được lưu truyền cho đến ngày nay. Với phong cách sáng tác hiện đại, cá tính, phong khoáng, Hồ Xuân Hương đã khiến người đọc khâm phục tài năng. Bà viết nhiều, viết sâu sắc về phụ nữ Việt nam thời kì phong kiến. Bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ ẩn dụ về hình ảnh người phụ nữ.
Bài thơ “Bánh trôi nước’ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, tứ thơ cô dọng nhưng có nội dung sâu xa. Có lẽ cũng chính vì thế mà người ta gọi bà là “Bà chúa thơ Nôm” với những câu thơ hàm súc nhưng ý kiến quá sắc sảo.
Hồ Xuân Hương đã lựa chọn “bánh trôi nước” làm hình ảnh trung tâm, biểu tượng cho người phụ nữ Việt nam trong xã hội phong kiến:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Chỉ với 1 câu thơ nhưng Hồ Xuân Hương đã miêu tả quá chi tiết hình dáng, màu sắc của chiếc bánh trôi. Bánh trôi là loại bánh dân dã, gắn liền với đời sống của nhân dân. Tác giả đã dùng từ “thân em” để chỉ chiếc bánh trôi có chăng là ẩn dụ về chính bản thân mình. Có rất nhiều cách để viết hay, viết đẹp hơn nữa nhưng Hồ Xuân hương lại chọn cách viết thật, viết đúng, viết sâu như thế này. “Vừa trắng lại vừa tròn” không phải là chuẩn mực của cái đẹp nhưng lại rất phúc hậu. Chiếc bánh trôi trắng và tròn cũng giống như hình dáng của người phụ nữ hiền lành, " khuôn trăng đầy đặn ", điềm đạm và khỏe mạnh.
Đến câu thơ thứ 2 là quá trình nấu bánh:
Bảy nổi ba chìm với nước non
Câu thơ đã khái quát được đầy đủ cách nấu chín bánh trôi trong dân gian. Nhưng hai từ “nổi” và ‘chìm’ dường như gợi nhắc sự bếp bênh, trôi nổi vô định của chiếc bánh trôi, hay của chính cuộc đời người phụ nữ. Số từ “ba, bày’ để ám chỉ nhưng sóng gió, những long đong, lận đận mà người phụ nữ phải trải qua.
Xã hội phong kiến đầy áp bức, bóc lột, hành hạ người phụ nữ đến thê thảm. Họ thấp cổ bé họng nên không dám kêu ai, không dám than ai vì có ai thấu, có ai hiểu đâu.
Câu thơ thứ 3 dường như là sư phó mặc vào người làm bánh, hay chính là phó mặc cho xã hội đầy bất công;
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Phụ nữ sống trong thời kì phong kiến luôn lép vế, phải cam chịu và đầu hàng số phận. kệ người ta xô, mặc người ta đẩy mà không dám ké răng nửa lời. Họ không dám đấu tranh, không dám đòi công bằng. Từ “mặc” trong câu thơ như khẳng định một sự phó mặc đến não nề, và còn thấp thoáng sự bất cần. Vậy nhưng đọc câu thơ này, chúng ta vẫn nhận ra được một chút chống cự qua từ “mặc” nhưng nó không quá nổi bật. Chỉ là Hồ Xuân Hương là người phụ nữ không chịu khuất phục nên thơ bà cũng không chịu khuất phục như vậy.
Mặc dù bị chà đẹp, bóc lột nhưng tâm hồn người phụ nữ Việt Nam vẫn luôn son sắt
Mà em vẫn giữ tâm lòng son
Dẫu cho cuộc đời nghiệt ngã, bạc bẽo và bất công như thế nào thì sự son sắt và thủy chung của người phụ nữ vẫn luôn là phẩm chât cao đẹp, đáng trân trọng. Hồ Xuân hương đã khám phá ra một nét đẹp hiếm thấy của phụ nữ Việt Nam. Tâm hồn thanh khiết, tấm lòng son không hề bị vướng bận.
Hồ Xuân Hương với sự tài tình trong ngôn ngữ và đặc biệt lối nói ẩn dụ độc đáo đã vén màn cho người đọc thấy xã hội phong kiến nhiều bất công, thối nát. Người phụ nữ phải chịu sự đè nén nhưng vẫn giữ được trái tim thủy chung, son sắt.
Là con người ai cũng phải có một quê hương để thương, để nhớ, để không bao giờ quên. Quê của tôi ở một vùng đất rất xinh đẹp, đó là Long An thân yêu. Vào mỗi dịp hè đến, tôi đều được về quê để vui chơi, giải trí và tạm quên đi những ngày học hành căng thẳng trên thành phố. Đối với tôi, quê hương là một nơi mà ở nơi đó bao muộn phiền đều tan biến, thế chỗ vào là những niềm vui, sự lạc quan và háo hức bởi nơi đây tôi được hòa mình vào những trò chơi dân dã như thả diều, bắt cá, bắt còng Ngắm nhìn những con diều giấy bay cao, bay xa vào khoảng không của bầu trời xanh thăm, tôi hòa ước mơ của mình vào từng cánh diều ấy với biết bao hi vọng. Rồi những món ngon của đồng quê mà ở thành phố ít khi được liếm. Ôi! Sao mà tuyệt vời và thân thương quá. Tôi nhớ hoài tô canh chua cá lóc sóng sánh ánh vàng, những niêu cá kho tộ đầy hấp dẫn... Bấy nhiêu đó thôi nhưng tất cả đã để lại trong lòng tôi bao cảm xúc yêu thương mà “Quê hương” là hai tiếng dường như đã khắc sâu trong tim mình tự bao giờ.
Chúc Vann Thanhh học tốt nha ^^
Hè đã về, bố mẹ quyết định cho tôi về thăm quê ngoại. Quê ngoại tôi ở xa nên đây là lần đầu tiên tôi được về thăm. Từ trung du được về đồng bằng, tôi thấy rất nhiều điều mới lạ, nhưng điều lạ nhất và tôi thích thú nhất chính là những cánh đồng lúa trải rộng tít tắp tới tận chân trời. Nơi tôi đang sống không có những cánh đồng rộng như thế.
Vừa bước xuống xe, tôi đã choáng ngợp trước cánh đồng. Nơi tôi đứng nhìn thẳng ra cánh đồng lúa đang độ chín. Có lẽ đã bắt đầu vào mùa thu hoạch. Cánh đồng lúa trải một màu vàng óng, trông như một tấm thảm khổng lồ. Xa xa có mấy bác nông dân đang hối hả gặt lúa, người bó, người gánh, người ôm. Có lẽ họ đều rất mệt nhưng niềm vui vì có một vụ mùa thắng lợi đã biểu hiện rất rõ trên những gương mặt hân hoan.
Cánh đồng lúa trải rộng trước măt mang đến cho tôi bao nhiêu cảm xúc. Trong lúc chờ cậu tôi ra đón, tôi vào ngồi nghỉ ở một hàng nước ven đường, dưới một gốc cây sĩ già rất lớn. Tôi thả hồn mình cùng những làn gió nhẹ đưa trên tấm thảm vàng. Bông lúa trĩu nặng se sẽ rung rinh nô đùa cùng gió. Năm nay được mùa lớn. Nhìn những hạt lúa mẩy vàng tôi thầm nghĩ: không biết có bao nhiêu giọt mồ hội rơi xuống thước đất kia, bao nhiêu trí tuệ của con người dồn vào để rồi đất mẹ rút ruột mình ra tạo nên những hạt thóc mẩy vàng. Tôi chợt nhớ đến câu ca dao:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Rẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần
Ngày nay, khoa học kĩ thuật phát triển, người nông dân phần nào đã được giải phóng sức lao động, nhưng những giọt mồ hôi ấy vẫn rơi bởi thiếu bàn tay con người thì không thể có được bất cứ thứ gì trên trái đất này. Cánh đồng lúa chín ấy là sự trả công xứng đáng của thiên nhiên dành cho con người. Tôi vô cùng biết ơn và khâm phục nhưng kĩ sư nông nghiệp, những nhà bác học đã nghiên cứu ra những giống lúa phù hợp với đất đai và khí hậu quê hương. Biết ơn những người nông dân một nắng hai sương đã biến những công trình khoa học thành hiện thực, đã mang đến cho đất nước những mùa vàng bội thu.
Nắng tháng năm vẫn trải rộng trên cánh đồng gay gắt, gương mặt của những cô thôn nữ thêm ửng hồng khoẻ mạnh. Nụ cười tươi làm gương mặt họ bừng sáng. Quê hương đã thật sự vào mùa. Tôi thấy yêu quê ngoại vô cùng và tự hào về quê hương đất nước mình. Quê hương mình đã thật sự đổi thay. Với những người biết yêu đồng ruộng như cha ông chúng ta, quê hương mình sẽ ngày càng giàu đẹp.
Chúc Vann Thanhh học tốt nha ^^
Thành phố Nam Định là một trong những thành phố được Pháp lập ra đầu tiên ở Bắc Kỳ, Việt Nam. Hiện nay Nam Định là đô thị loại I trực thuộc tỉnh và là tỉnh lỵ của tỉnh Nam Định. Nằm ở phía nam và là thành phố trung tâm tiểu vùng nam đồng bằng sông Hồng, Nam Định đã sớm trở thành một trung tâm văn hoá và tôn giáo ngay từ những thời kỳ đầu thế kỷ XIII trong lịch sử VN. Năm 1262, nhà Trần cho xây dựng phủ Thiên Trường, đặt dấu mốc đầu tiên cho một đô thị Nam Định sau này. Trong suốt thời kỳ lịch sử từ Thiên Trường cho đến Nam Định ngày nay, trải qua các triều đại Trần, Hồ, Lê, Mạc, Tây Sơn, Nguyễn vùng đất này đã nhiều lần đổi tên như Thiên Trường, Vị Hoàng, Sơn Nam, Thành Nam rồi Nam Định. Danh xưng Nam Định chính thức có từ năm 1822, gọi là Trấn Nam Định, sau đến 1831 gọi là tỉnh Nam Định dưới thời vua Minh Mạng. Năm 1921, người Pháp đã phá Thành Nam quy hoạch lại và thành lập thành phố Nam Định.Lúc đó là thành phố cấp 2 (ngang một tỉnh).
Trải qua hai cuộc kháng chiến, vai trò của thành phố Nam Định lại có thêm những lần thay đổi và ngày nay trở thành thành phố trực thuộc tỉnh Nam Định, đã được thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận là đô thị loại I ngày 28/11/2011. Trước đó, ngày 22/11/2011 thành phố Nam Định cũng đã được thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch xây dựng thành phố Nam Định thành trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học và xã hội của tỉnh Nam Định và của tiểu vùng Nam đồng bằng sông Hồng; đây cũng là một thành phố của vùng duyên hải Bắc Bộ.
Thành phố Nam Định cũng thường được gọi là Thành Nam hay Thành phố Dệt.
Đây là thành phố lâu đời có lịch sử hơn 750 năm (ngang với Bắc Kinh và Mátxcơva). Ngay từ thời Trần đã xây dựng Nam Định thành phủ Thiên Trường dọc bờ hữu sông Hồng, có 7 phường phố. Năm 1262, Trần Thánh Tông đổi hương Tức Mặc (quê gốc của nhà Trần) thành phủ Thiên Trường, sau đó phủ được nâng thành lộ. Năm Quang Thuận thứ 7 (1466), nhà Lê gọi là thừa tuyên Thiên Trường. Năm 1469 dưới thời vua Lê Thánh Tông, lần đầu tiên có bản đồ Đại Việt, Thiên Trường được đổi làm thừa tuyên Sơn Nam. Năm 1741, Thiên Trường là một phủ lộ thuộc Sơn Nam hạ, bao gồm 4 huyện Nam Chân (Nam Trực) Giao Thủy, Mỹ Lộc, Thượng Nguyên. Năm 1831, là một phủ thuộc tỉnh Nam Định. Ngày nay là các huyện Giao Thuỷ, Xuân Trường, Nam Trực, Trực Ninh, Mỹ Lộc đều thuộc tỉnh Nam Định. Dưới thời Nguyễn, Nam Định là một thành phố lớn cùng với Hà Nội và Huế. Thời đó Nam Định còn có trường thi Hương, thi Hội, có cả Văn Miếu như Hà Nội. Nam Định được công nhận là thành phố dưới thời Pháp thuộc ngày 17/10/1921, đã gần 100 năm, còn sớm hơn cả Vinh, Mỹ Tho, Quy Nhơn, Cần thơ, hay thậm chí là Huế (1929). Về quy mô dân số nội thành so với các thành phố ở miền Bắc chỉ đứng sau Hà Nội và Hải Phòng (đã có hơn 300.000 dân, mật độ dân số đạt 17.221 người/km2 vào năm 2011). Từng có liên hiệp nhà máy dệt lớn nhất Đông Dương nên Nam Định còn được gọi là "Thành phố Dệt". Đây là thành phố có nhiều tên gọi chính và văn học: Thiên Trường, Vị Hoàng, Sơn Nam Hạ, Thành Nam, Non Côi sông Vị, thành phố Hoa Gạo, thành phố Dệt, thành phố lụa và thép (theo cách gọi của các nhà văn Ba Lan thời kỳ chiến tranh VN), thành phố bên sông Đào, Nam Định... Nam Định là một trong số ít thành phố ở miền Bắc còn giữ lại được ít nhiều nét kiến trúc thời Pháp thuộc, có quán hoa, nhà Kèn, nhà thờ Lớn, các khu phố cổ từ thế kỷ 18-19, trong khi các tỉnh lỵ khác hầu hết được xây dựng và quy hoạch mới lại sau chiến tranh. Thành phố cũng từng có một cộng đồng Hoa kiều khá đông đảo vào giữa thế kỷ 19 chủ yếu đến từ tỉnh Phúc Kiến, đến nay con cháu họ vẫn sinh sống ở khu vực phố cổ: Hoàng Văn Thụ (Phố Khách), Lê Hồng Phong (Cửa Đông), Hai Bà Trưng (Hàng Màn, Hàng Rượu), Hàng Sắt, Bến Ngự, Bắc Ninh, Hàng Cau, Hàng Đồng, Hàng Đường... Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Chủ tịch chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa quy định trong Sắc lệnh số 77 ngày 21/12/1945, Nam Định là thành phố đặt dưới quyền cấp kỳ (Bắc Bộ). Từ năm 1945 - 1956, Nam Định là thành phố trực thuộc Trung ương. Ngày 3/9/1957, sáp nhập thành phố Nam Định vào tỉnh Nam Định, là tỉnh lỵ tỉnh Nam Định. Ngày 8/8/1964, chuyển 5 xã: Lộc An, Lộc Hạ, Lộc Hòa, Lộc Vượng, Mỹ Xá về huyện Mỹ Lộc quản lý. Năm 1965, hai tỉnh Hà Nam và Nam Định sáp nhập thành tỉnhNnam Hà, thành phố Nam Định trở thành tỉnh lỵ tỉnh Nam Hà. Ngày 13/6/1967, Hội đồng Chính Phủ ra Quyết định số 76/CP về việc sáp nhập toàn bộ huyện Mỹ Lộc vào thành phố Nam Định. Năm 1975, hai tỉnh Nam Hà và Ninh Bình sáp nhập thành tỉnh Hà Nam Ninh, thành phố Nam Định là tỉnh lỵ tỉnh Hà Nam Ninh, gồm 10 phường: Cửa Bắc, Năng Tĩnh, Nguyễn Du, Phan Đình Phùng, Quang Trung, Trần Đăng Ninh, Trần Hưng Đạo, Trần Tế Xương, Trường Thi, Vị Xuyên và 15 xã: Lộc An, Lộc Hạ, Lộc Hòa, Lộc Vượng, Mỹ Hòa, Mỹ Hưng, Mỹ Phúc, Mỹ Tân, Mỹ Thắng, Mỹ Thành, Mỹ Thịnh, Mỹ Thuận, Mỹ Tiến, Mỹ Trung, Mỹ Xá. Ngày 27/4/1977, sáp nhập 9 xã: Mỹ Thịnh, Mỹ Thuận, Mỹ Tiến, Mỹ Thành, Mỹ Hà, Mỹ Thắng, Mỹ Phúc, Mỹ Hưng, Mỹ Trung vào huyện Bình Lục. Ngày 12/1/1984, sáp nhập 2 xã Mỹ Trung và Mỹ Phúc thuộc huyện Bình Lục vào thành phố Nam Định. Ngày 23/4/1985, chia phường Trường Thi thành 2 phường: Trường Thi và Văn Miếu; chia phường Năng Tĩnh thành 2 phường: Năng Tĩnh và Ngô Quyền; chia phường Cửa Bắc thành 2 phường: Cửa Bắc và Bà Triệu; chia phường Vị Xuyên thành 2 phường: Vị Xuyên và Vị Hoàng; chia phường Trần Tế Xương thành 2 phường: Trần Tế Xương và Hạ Long. Những năm 1991-1996, tỉnh Hà Nam Ninh tách thành 2 tỉnh Hà Nam và Ninh Bình, thành phố Nam Định trở lại là tỉnh lỵ tỉnh Nam Hà. Từ ngày 6/11/1996, tỉnh Nam Hà tách thành 2 tỉnh Nam Định và Hà Nam, thành phố Nam Định tiếp tục là tỉnh lỵ tỉnh Nam Định (chuyển 7 xã: Mỹ Thịnh, Mỹ Thuận, Mỹ Tiến, Mỹ Thành, Mỹ Hưng, Mỹ Hòa, Mỹ Thắng thuộc huyện Bình Lục của tỉnh Hà Nam về thành phố Nam Định quản lý). Ngày 2/1/1997, sáp nhập 2 xã Nam Phong và Nam Vân của huyện Nam Định (nay là 2 huyện Nam Trực và Trực Ninh) vào thành phố Nam Định. Ngày 26/2/1997, tách 11 xã: Mỹ Trung, Mỹ Hưng, Mỹ Hà, Mỹ Thắng, Mỹ Thịnh, Mỹ Tiến, Mỹ Thuận, Mỹ Thành, Mỹ Tân, Lộc Hòa để tái lập huyện Mỹ Lộc. Ngày 6 tháng 9 năm 1997, chuyển xã Lộc Hòa của huyện Mỹ Lộc vào thành phố Nam Định. Ngày 9 tháng 1 năm 2004, thành lập phường Lộc Vượng trên cơ sở 420,07 ha diện tích tự nhiên và 7.962 nhân khẩu của xã Lộc Vượng; thành lập phường Lộc Hạ trên cơ sở 349,50 ha diện tích tự nhiên và 6.931 nhân khẩu của xã Lộc Hạ; thành lập phường Thống Nhất trên cơ sở 36,53 ha diện tích tự nhiên và 1.200 nhân khẩu còn lại của xã Lộc Vượng; 0,60 ha diện tích tự nhiên và 221 nhân khẩu còn lại của xã Lộc Hạ; 13,70 ha diện tích tự nhiên và 1.464 nhân khẩu của phường Quang Trung; 18 ha diện tích tự nhiên và 4.193 nhân khẩu của phường Vị Hoàng; thành lập phường Cửa Nam trên cơ sở 127,60 ha diện tích tự nhiên và 4.828 nhân khẩu của xã Nam Phong; 50 ha diện tích tự nhiên và 1.300 nhân khẩu của xã Nam Vân; thành lập phường Trần Quang Khải trên cơ sở 90,60 ha diện tích tự nhiên và 8.489 nhân khẩu của phường Năng Tĩnh. Ngày 29 tháng 9 năm 1998, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 183/1998/QĐ-TTG công nhận thành phố Nam Định là đô thị loại 2. Ngày 28 tháng 11 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 2106/QĐ-TTG công nhận thành phố Nam Định là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh Nam Định. Thành phố Nam Định nằm ở phía bắc của tỉnh Nam Định. Phía bắc, đông bắc giáp tỉnh Thái Bình, phía tây bắc giáp huyện Mỹ Lộc, phía tây nam giáp huyện Vụ Bản, phía đông nam giáp huyện Nam Trực. Thành phố Nam Định cách Thủ đô Hà Nội 90 km về phía tây bắc, cách thành phố Thái Bình - Tỉnh Thái Bình 18 km và cách thành phố Cảng Hải Phòng 90 km về phía đông bắc, cách thành phố Ninh Bình - tỉnh Ninh Bình 28 km về phía tây nam.
Thành phố Nam Định tương đối bằng phẳng, trên địa bàn thành phố không có ngọn núi nào. Thành phố có hai con sông lớn chảy qua là sông Hồng và sông Nam Định. Trong đó sông Nam Định (sông Đào) nối từ sông Hồngchảy qua giữa lòng thành phố đến sông Đáy làm cho thành phố là một trong những nút giao thông quan trọng về đường thuỷ cũng như có vị trí quan trọng trong việc phát triển thành phố trong tương lai. Như vậy thực ra Nam Định cũng là một thành phố ở ngã ba sông.
Giao thông qua thành phố Nam Định dày đặc và thuận tiện: quốc lộ 10 từ Hải Phòng, Thái Bình đi Ninh Bình chạy qua và Quốc lộ 21B nối Nam Định với Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 38B từ Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam xuống Nam Định, Ninh Bình. Quốc lộ 37 nối Hưng Yên với Nam Định, Thái Bình. Quốc lộ 21A đi Sơn Tây và các huyện Hải Hậu, Giao Thuỷ, Xuân Trường và bãi biển Quất Lâm, Đại lộ Thiên Trường đi Hà Nội. Quốc lộ 39 B Hưng Yên, Thái Bình Nam Định. Tỉnh lộ 490 (đường 55) đi Nghĩa Hưng và bãi biển Thịnh Long. Từ ngoài có 13 tuyến đường xuyên tâm đi đến thành phố. Thành phố Nam Định còn có tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua. Ga Nam Định là một trong những ga lớn trên tuyến đường sắt Bắc Nam, thuận tiện cho hành khách vùng nam đồng bằng đi đến các thành phố lớn trong cả nước như Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Nam Định nằm bên hữu ngạn sông Hồng, thuận tiện cho giao thông đường thủy và thuộc tỉnh có 72 km bờ biển.
Thành phố Nam Định năm 2017 có 20 phường: Bà Triệu, Cửa Bắc, Cửa Nam, Hạ Long, Lộc Hạ, Lộc Vượng, Năng Tĩnh, Ngô Quyền, Nguyễn Du, Phan Đình Phùng, Quang Trung, Thống Nhất, Trần Đăng Ninh, Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Tế Xương, Trường Thi, Văn Miếu, Vị Hoàng, Vị Xuyên, và 5 xã ngoại thành là: Mỹ Xá, Nam Phong, Nam Vân, Lộc An, Lộc Hòa.
Các phố lớn của Nam Định là Đại lộ Thiên Trường, Đông A, Trần Hưng Đạo, Võ Nguyên Giáp, Lê Đức Thọ, Trần Phú, Trường Chinh, Giải Phóng, Lê Hồng Phong, Điện Biên, Hàng Tiện, Nguyễn Du, Hùng Vương, Nguyễn Công Trứ, Phù Nghĩa... Tượng đài Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn được đặt trước Nhà hát 3/2, bên bờ hồ Vị Xuyên của Thành phố. Cột cờ Thành Nam là một trong 3 cột cờ ở Việt Nam, mặt chính quay ra phố Tô Hiệu, mặt sau là đường Cột Cờ, được xây dựng từ thời Nguyễn vào năm 1833, đã được xếp hạng Di tích lịch sử Quốc gia năm 1962. Gắn liền với lịch sử phát triển của Nam Định, cầu Đò Quan là một trong những điểm giao thông quan trọng nối hai bờ sông Đào. Bến Đò Quan đã từng là hải cảng lớn của xứ bắc (trước khi người Pháp xây dựng cảng Hải Phòng). Tàu của hãng Bạch Thái Bưởi chạy nhiều từ Nam Định đi khắp miền Bắc: Hà Nội, Hải Phòng, Vinh... và cả Sài Gòn. Hiện nay thay cho bến Đò Quan ngày xưa cây Cầu Đò Quan nối đôi bờ sông Đào. Từ cầu Đò Quan, về phía thượng lưu có cầu Tân Phong, phía hạ lưu có cầu Nam Định, hai cây cầu to lớn khép kín một vòng tròn đường vành đai S2 (bao gồm một phần QL10, một phần QL21B và đường Lê Đức Thọ). Nối liền với Thái Bình bằng cầu Tân Đệ qua sông Hồng. Thành phố Nam Định có sự giao thoa giữa kiến trúc cổ điển Việt Nam, kiến trúc nhà liền kề mặt phố của đô thị cổ, kiến trúc Trung Hoa, kiến trúc phương Tây và kiến trúc hiện đại. Có thể chia thành phố Nam Định ngày nay thành ba khu vực: khu phố cổ, khu phố Pháp và các khu mới quy hoạch (Hòa Vượng, Hòa Xá, Cửa Nam, Thống Nhất, Mỹ Trung, khu TĐC Trầm Cá, khu TĐC Đồng Quýt, khu TĐC Phúc Trọng - Bãi Viên...)
Thành phố đã từng có 40 phố cổ mang tên "Hàng" như Hàng Sắt, Hàng Đồng, Hàng Cau, Hàng Rượu, Hàng Thao, Hàng Mâm, Hàng Bát... Thành phố Nam Định chủ yếu nằm ở phía bắc sông Đào (còn gọi là sông Nam Định).Nam Định là thành phố cổ thứ hai chỉ sau Hà Nội, có lịch sử xây dựng trước cả Phố Hiến và Hội An, nay đã hơn 750 tuổi. Nếu như Hà Nội xưa có 36 phố phường thì TP Nam Định cũng có 40 phố cổ. Những con phố nhỏ nằm ven bờ sông Đào mang dáng vẻ riêng gắn liền với hơn 750 năm phát triển của Thành Nam. Những phố cổ của Nam Định cũng như Hà Nội là các phố nghề như: Hàng Vàng, Hàng Bát, Hàng Kẹo, Hàng Mâm, Hàng Tiện, Hàng Nâu,Hàng Thao, Hàng Ghế, Hàng Sắt, Hàng Đồng, Hàng Vải Màn, Hàng Rượu, Hàng Sũ v.v... Hiện nay, một số phố không còn giữ lại được tên cổ như ở Hà Nội, và cũng không còn buôn bán những mặt hàng truyền thống tuy nhiên nó vẫn còn phần nào giữ được dáng vẻ cổ kính của nó. Hiện tại ở TP Nam Định còn một số phố mang tên gọi cổ là Hàng Tiện, Hàng Cấp, Hàng Cau, Hàng Thao, Hàng Đồng, Hàng Sắt, Bến Thóc, Bến Ngự, Cửa Trường, Tràng Thi... còn lại phần lớn đã được đổi tên thành Hai Bà Trưng, Hoàng Văn Thụ, Bắc Ninh... Thành phố đang phát triển mạnh lên phía bắc sông Vĩnh Giang và phía nam sông Đào.
Từ sau khi thành lập chính phủ Đông Dương năm 1890, người Pháp ở Nam Định đã tách lãnh thổ hành chính thành phố Nam Định ra khỏi huyện Mỹ Lộc, tổ chức thành 12 phố rồi đặt lại tên cho các đường phố. Năm 1921, Pháp lập ra Thành phố Nam Định, quy hoạch thành 10 khu phố với 40 phố. Khi ấy, Pháp đã lập thêm phố mới sau khi bạt thành lấp hào như: Avenue Clémenceau (nay là Trần Phú), Boulevard Galliéni (nay là Hoàng Hoa Thám), Rue Francis Garnier (nay là Máy Tơ), Avenue Brière L isle (nay là Trần Quốc Toản), Boulevard Paul Bert (nay là Trần Hưng Đạo).
Ngày nay chính quyền và nhân dân Nam Định đang xây dựng nhiều dự án đó là: khu đô thị mới Hoà Vượng, khu đô thị mới Thống Nhất, khu đô thị mới Mỹ Trung, khu đô thị mới Dệt may Nam Định, khách sạn 4* Nam Cường Nam Định, tổ hợp trung tâm thương thương mại chung cư cao cấp Nam Định Tower... đã nâng cấp công viên Vị Xuyên, Cung đường S2 nối tiếp 1/4 vòng tròn cùng cầu Tân Phong để hoàn thành đường vành đai hình tròn ôm gọn 50 km2 nội đô thành phố hiện nay và các khu đô thị mới... Giai đoạn 2017-2020: Xây dựng đường trục đô thị phía Nam sông Đào. Đoạn từ tỉnh lộ 490C đến cầu Tân Phong, hoàn thành khu đô thị dệt may, xây dựng khu hành chính trung tâm thành phố,...
TP. Nam Định có những nét riêng như những con phố nhỏ vào mùa hoa gạo, món ăn đặc sản địa phương hay tiếng còi tầm của nhà máy dệt. Cùng với các con phố cổ, hoa gạo được coi là loài cây đặc trưng của đất và người Nam Định. Khi nhắc đến thành phố Nam Định là nhắc tới những địa điểm văn hoá nổi bật như Hồ Vị Xuyên, ngã tư Cửa Đông, Văn Miếu, đền Trần, phố hoa Nguyễn Du, cửa hàng hoa Cửa Đông... tất cả đã tạo cho Thành Nam một dáng vẻ quyến rũ vào tháng ba.
Ẩm thực Nam Định được biết đến với món phở Nam Định nổi tiếng. Ngoài ra còn có các món đặc sản, ẩm thực được sản xuất từ Thành Nam như: bánh gai bà Thi, chuối Ngự, kẹo Sìu Châu, bánh mì Ba Lan, bánh đậu xanh Hanh Tụ, nem nắm, bánh nhãn, bánh cuốn làng Kênh, canh cá rô, xôi xíu, bánh xíu páo, bánh gối, sủi cảo, bánh xu kem..
Quần thể di tích lịch sử - văn hóa Trần, Bảo tàng tỉnh Nam Định, cột cờ thành Nam Định, nhà số 7 phố Bến Ngự, khu chỉ huy sở nhà máy Dệt, bảo tàng Dệt - May Việt Nam, cửa hàng ăn uống dưới hầm, cửa hàng cắt tóc dưới hầm, tượng Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn đặt trước Nhà hát 3/2, công viên Vị Xuyên, công viên văn hóa Tức Mặc...
Thành phố Nam Định có nhà máy Dệt Nam Định. Trong chiến tranh Việt Nam, nơi đây là một trong các mục tiêu tấn công của không quân Hoa Kỳ. Nam Định đã bắn rơi nhiều máy bay và bắt sống nhiều phi công Hoa Kỳ, nên đã được gọi là "Thành phố dệt anh hùng"
Hiện nay Nam Định được biết đến như là một khu trọng tâm phát triển chiến lược của ngành Dệt - May Việt Nam và công nghiệp điện tử, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến thực phẩm, đóng tàu... Với trên 20 doanh nghiệp dệt may đang hoạt động trên địa bàn, bạn có thể bắt gặp những doanh nghiệp có tiềm lực lớn và có thương hiệu đó là: Công ty TNHH Dệt Nam Định, Công ty CP may Sông Hồng, Công ty CP may Nam Định, Công ty TNHH Youngone (Hàn Quốc)... Có hẳn một trường chuyên đào tạo lao động kỹ thuật cao cho ngành Dệt May là Trường Cao đẳng Nghề Công nghiệp Dệt May Nam Định với trang thiết bị hiện đại hàng đầu so với các trường đào tạo nghề Dệt May tại VN. Các khu cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố: KCN Hòa Xá diện tích 300 ha, KCN Mỹ Trung 150 ha, cụm công nghiệp An Xá hoàn thành giai đoạn một là 52 ha, giai đoạn hai là 42 ha. Khi thành phố mở rộng, khu công nghiệp Mỹ Thuận (nằm tại huyện Mỹ Lộc )được quy hoạch năm 2008 sẽ được đầu tư xây dựng hạ tầng giai đoạn 2019 - 2025.
Từ năm 2008 đến nay, tốc độ phát triển kinh tế năm sau cao hơn năm trước, đạt bình quân 14,32%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng (98,69%), tỷ trọng nông nghiệp (1,31%), tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu của thành phố chiếm 95% xuất khẩu của tỉnh, tăng bình quân 19%/năm. Năm 2013, tổng thu ngân sách đạt hơn 1.313 tỷ đồng (tăng gấp hai lần so với năm 2011). Năm 2016, thu nhập bình quân đầu người gần 69 triệu đồng/người.
Trên địa bàn thành phố hiện nay có rất nhiều ngân hàng đang hoạt động, tạo điều kiện giao dịch thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân như những ngân hàng sau đây: Ngân hàng HDBank, ngân hàng Á Châu ACB, ngân hàng Vietin Bank, BIDV, Techcom Bank, Vietcom Bank, ngân hàng quân đội MB, Agri Bank, VP Bank, Đông Á Bank, Liên Việt Post Bank, quỹ tín dụng nhân dân Thiên Trường......
Vốn là một đô thị đã có từ lâu đời, thành phố Nam Định được biết đến như một đầu mối giao thương hàng hoá ở Bắc bộ. Trong quá trình lịch sử phát triển trên địa bàn thành phố Nam Định đã hình thành một hệ thống chợ đầy đủ và quy mô phục vụ cho phát triển thương mại ở nơi đây. Tiêu biểu nhất phải kể đến là chợ Rồng và chợ Mỹ Tho nằm ở trung tâm thành phố, cũng là hai chợ cấp 1 của tỉnh Nam Định. Chợ Rồng là một trong những chợ lớn và có lịch sử lâu đời ở Bắc Kỳ (cùng với chợ Đồng Xuân - Hà Nội, chợ Sắt - Hải Phòng). Chợ Rồng được xây dựng từ năm 1922 do kỹ sư người Pháp từng thiết kế tháp Eiffel và cầu Long Biên thiết kế. Năm 1991 chợ Rồng bị cháy lớn (trước đó từng bị ảnh hưởng của bom Mỹ) và bị hư hỏng nặng, phải phá bỏ hoàn toàn để xây dựng lại ngay trên nền xưa. Chợ Rồng Nam Định có diện tích 10 000 m2. Chợ Mỹ Tho là một trung tâm buôn bán lớn của tỉnh Nam Định. Đây là chợ đầu mối chuyên doanh các mặt hàng thực phẩm, công nghệ phẩm và hàng tiêu dùng. Ngoài ra trên địa bàn thành phố còn có các chợ đầu mối như: Chợ Nguyễn Trãi, chợ Phạm Ngũ Lão, chợ Lý Thường Kiệt; và các chợ truyền thống cấp 2: chợ Hoàng Ngân, chợ Cửa Trường, chợ Phù Long, chợ Đồng Tháp, chợ Năng Tĩnh, chợ Diên Hồng, chợ Văn Miếu, chợ Mỹ Trọng, chợ Kênh, chợ Năm Tầng, chợ Hạ Long, chợ Cầu Ốc, chợ Đò Quan, chợ Nam Vân, chợ Lộc An...
Ngoài hệ thống chợ đã có từ lâu đời, trong phát triển theo hướng hiện đại, thành phố Nam Định đã quy hoạch và xây dựng các siêu thị, trung tâm thương mại đồng bộ đáp ứng nhu cầu mua sắm hiện đại của người dân. Tiêu biểu như trung tâm thương mại Big C Nam Định, trung tâm thương mại Nam Định Tower, rạp phim Lotte Cinema Nam Định, siêu thị CoopMart, Micom Nam Định, các chuỗi siêu thị khác như Thế giới di động, siêu thị điện máy Media mart, Pico, Trần Anh, Điện máy xanh... tương lai là trung tâm thương mại Vincom Nam Định.
Thành phố Nam Định là trung tâm thể thao lớn vùng Nam đồng bằng sông Hồng với cơ sở hạ tầng phục vụ cho thể thao khá quy mô và đồng bộ chỉ sau Hà Nội (ở miền Bắc), đã từng được chọn là một trong những điểm thi đấu của SeaGames 22 với số môn thi đấu nhiều thứ 3 (sau Hà Nội và TP Hồ Chí Minh). Từ năm 1941 đội Cotonkin của Nam Định đã vô địch Đông Dương trong giải đầu tiên. Câu lạc bộ bóng đá Nam Định đã nhiều lần thi đấu thành công ở giải Vô địch quốc gia Việt Nam (V.league 1) một lần vô địch năm 1985. Sân vận động Thiên Trường từng được giới thể thao đánh giá cao về quy mô và vẻ đẹp thẩm mỹ chỉ đứng sau SVĐ quốc gia Mỹ Đình. Ngoài ra còn có nhà thi đấu Trần Quốc Toản, bể bơi Trần Khánh Dư, trường đào tạo VĐV, Cung thể thao cấp vùng với nhà thi đấu đa năng 4000 chỗ ngồi và bể bơi có mái che với 1000 chỗ ngồi đạt tiêu chuẩn quốc tế. Nam Định cũng là nơi đăng cai chính, tổ chức nhiều môn thể thao nhất tại Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VII - 2014.
Để thể hiện tình hữu nghị giữa hai thành phố, hai đất nước Ý - Việt. Nam Định đã đặt tên cho một công viên khang trang hiện đại tại cửa ngõ thành phố là "Công viên Prato". Ở thành phố Prato cũng có con đường mang tên Nam Định với 4 làn xe dài 1,8 km. Thành phố Nam Định có tên đường Mỹ Tho (khu đô thị mới Thống Nhất), chợ Mỹ Tho và ở thành phố Mỹ Tho cũng có một ngôi trường mang tên trường THCS Nam Định.
Tháp Phổ Minh
Nhà thờ Khoái Đồng.
Quảng trường Nữ Vương Hoà Bình.
Đền Trần
VỚI NHỮNG THÔNG TIN NÀY BẠN CÓ THỂ VIẾT 1 BÀI VĂN VỚI ĐỦ Ý VỀ NAM ĐỊNH. CHÚC BẠN HỌC TỐT
Nam định quê tôi không chỉ nổi tiếng với miền biển đầy những vựa cá tôm và hải sản các loại… Mà còn nổi tiếng với mùi thơm của hạt gạo tám xoan và nếp cái hoa vàng. Nói về lịch sử Nam Định là mảnh đất văn hiến địa linh nhân kiệt và đã đóng góp sức người, sức của không nhỏ cho cuộc chiến tranh
Lúa chín vàng óng đẹp như những tấm thảm
Ai đã từng sinh ra và lớn lên từ vùng châu thổ sông hồng, dù có đi khắp bốn phương trời, cũng không thể nào quên được khói lam chiều, mùi rơm rạ nồng ấm của cây lúa. Nam định quê tôi không chỉ nổi tiếng với miền biển đầy những vựa cá tôm và hải sản các loại… Mà còn nổi tiếng với mùi thơm của hạt gạo tám xoan và nếp cái hoa vàng, tiếng tăm lan rộng sang tận trời tây, vào những ngày lễ tết trong mỗi gia đình của cộng đồng bà con ta tại Odessa, đại đa số các gia đình đều dùng hai loại đặc sản nông nghiệp quê tôi nói trên có mùi thơm đặc trưng rất riêng mà chỉ cần được ngửi cũng đã đoán ra, đó là gạo tám xoan hay nếp cái hoa vàng.
Mỗi lần có dịp về thăm quê, đúng dịp bà con đang thu hoạch mùa màng, đi qua những cánh đồng thơm mùi lúa mới, chín vàng rộm như những tấm thảm rộng lớn. Chúng như muốn níu chân người lại để thưởng thức hương thơm đồng quê và vẻ đẹp của cánh đồng lúa vàng tươi còn lấp lánh sương đêm. Mới cảm thấy quê hương mình thật gần gũi và thân thương vô cùng. Những người đã từng gắn bó với ruộng đồng thì dễ dàng phân biệt từng loại lúa khi nhìn qua màu sắc vàng óng khác nhau hay từ cọng rơm, gốc rạ. Ví dụ nếp cái hoa vàng thì hạt thóc to tròn, và đầu hạt thóc có cái râu dài. Còn hạt gạo tám xoan thì nhỏ hơn nhưng thân hạt gạo lại dài hơn.
Chất đất phù sa bồi và đất thịt nặng ven sông cửa biển phù hợp với địa lý và thổ nhưỡng để làm nên thương hiệu riêng cho hai loại gạo này. Gạo tám thơm ngay từ khi thành hạt gạo đã có mùi thơm dịu mát, nấu cơm sôi mùi thơm lại càng lan tỏa khắp cả gian bếp. Còn gạo nếp cái hoa vàng rất dẻo và thơm. Rất thích hợp với các món xôi, gói bánh chưng, làm các loại bánh nổi tiếng như: Bánh phu thê, bánh dày giò, bánh trôi, bánh khúc, bánh gai bà Thi…và là sản phẩm để nấu rượu rất ngon. Nam Định quê tôi có rất nhiều đặc sản khác như: Phở Nam Định, kẹo sìu châu, bánh nhãn Hải Hậu, nem giao thủy, xôi cá rô, bánh cuốn làng kênh… Đó là những tinh hoa ẩm thực cổ truyền độc đáo của Nam Định.
Nói về lịch sử Nam Định là mảnh đất văn hiến địa linh nhân kiệt. Thiên Trường Nam Định, “hào khí Đông A” là vùng đất cổ phía nam đồng bằng sông hồng , một trong những cái nôi của nền văn minh “Đại Việt” là quê hương đất phát tích của triều đại nhà Trần. Một triều đại huy hoàng trong lịch sử Việt Nam. Với chiến công hiển hách đã ba lần đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông hùng mạnh và tàn bạo.
Có 14 vị hoàng đế Triều Trần với 175 năm (từ năm 1225 đến 1400) tồn tại, Đặc biệt có Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn mà cả dân tộc Việt nam ngày nay tôn ông là Thánh, và còn bao nhiêu tướng sỹ đại thần đã cùng ông lập nên nhiều chiến công.
“Thành nam quê ta đó
Là đất học ,đất văn
Bao danh nhân, trí sỹ
Rạng danh đất Thiên Trường”.
(Tượng đài Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn tại Nam Định)
Trong dân gian đã từng truyền tụng: “Bắc kỳ đa sỹ, Nam Định vi ưu” nghĩa là Bắc kỳ có nhiều kẻ sỹ, Nam Định nhiều hơn cả. Cùng các nhà thơ, nhà văn hóa nổi tiếng như: Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Nguyễn Bính, Văn Cao… Thời Đại Hồ Chí Minh từ trong đấu tranh cách mạng có nhiều người con ưu tú như Trường Chinh, Lê Đức Thọ… Trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ đất nước, Nam Định đã đóng góp 165.000 thanh niên lên đường nhập ngũ khắp mọi chiến trường. Gần 36.000 người liệt sỹ đã anh dũng hy sinh, hơn 23.000 thương bệnh binh đã để lại một phần xương máu trên các chiến trường. 1.240 bà mẹ của quê hương Nam Định được phong tặng danh hiệu cao quý “mẹ Việt Nam anh hùng”. Bộ đội và du kích tỉnh Nam Định đã bắn rơi 110 chiếc máy bay địch.
Những con số đó cho thấy Nam Định đã đóng góp sức người sức của không nhỏ cho cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và hòa bình cho nhân dân. Thời đại nào cũng làm rạng danh cho quê hương đất nước, vẻ vang giống nòi, trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc và xây dựng sau này. Nhiều năm liền đội tuyển thi học sinh giỏi Quốc gia có kết quả xếp thứ nhất toàn Quốc. Có 9 trường đại học và cao Đẳng, có 31 người được ghi bia đá ở Quốc Tử Giám Hà Nội. Và có trung tâm dệt may lớn so với cả nước. Ngày 28-11-2011 đã được thủ tướng chính phủ ký quyết định công nhận thành phố loại 1 và hướng tới thành phố trung tâm nam đồng bằng sông hồng. Ngày 5-10-2012 tỉnh Nam Định vinh dự đón nhận huân chương Hồ Chí Minh.
Tiếp bước hào khí thiên trường năm xưa, Khi đất nước còn chiến tranh, những thanh niên nô nức tình nguyện tòng quân vào các mặt trận. Nam Định quê tôi với lứa đôi tuổi trẻ, biết xa nhau để giữ trọn tình yêu, trong đó có bố tôi. Vào năm 1966 khi đó em út tôi mới chỉ 5 tháng tuổi. Lúc chuẩn bị lên đường bố dặn mẹ và bà con họ hàng lối xóm. Hẹn ngày chiến thắng sẽ trở về xây dựng quê hương. Lúc đó ông xác định rất rõ tư tưởng của mình và nói một câu với tất cả mọi người làm tôi nhớ mãi cho tới bây giờ. Tôi ra chiến trường lúc này, “một là xanh cỏ hai là đỏ ngực”. Lúc còn bé tôi không hiểu gì về câu nói đó, Khi lớn thêm một chút, được chú bác giải nghĩa. Xanh cỏ là: trong chiến trường có thể hy sinh xương máu của mình cho sự nghiệp hòa bình, cây đời xanh tốt. Còn đỏ ngực thì khi về lập được nhiều thành tích với những huân huy chương đeo đầy ngực.
Thế rồi tháng năm cứ trôi đi, mẹ tôi cứ mong ngóng hoài nhưng chỉ nhận được vài lá thư qua lại. Khi bố tôi cùng đơn vị hành quân qua Nghệ An, Hà Tĩnh để vào chiến trường đông nam bộ phải hành quân qua Lào và Campuchia, thì thư cứ thưa dần sau đó không có nữa. Hằng ngày mẹ cứ mỏi mòn trông ngóng tin của bố, nhưng càng chờ thì càng bặt vô âm tín. Bà an ủi niềm tin của mình bằng cách cứ vào mồng một ngày rằm là đến điện và đền để cầu mong cho ông tai qua nạn khỏi, ở nơi chiến trường không bị bom rơi đạn lạc. Tất cả mọi gánh nặng trong cuộc sống đều đặt lên đôi vai gầy yếu của mẹ tôi. Hằng ngày tần tảo mưu sinh để lo lắng cho cả đàn con vẫn còn thơ dại là 5 chị em chúng tôi. Có lẽ lúc đó thời gian đối với bà trôi đi rất chậm trong sự mong ngóng tin chồng. Đến ngày miền nam hoàn toàn giải phóng, đất nước hòa bình vẫn không thấy tin của bố. Mẹ tôi và cả gia đình lại càng mong hơn. Có lúc tôi thấy mẹ tôi ra sau vườn ngồi khóc một mình nhưng tôi không thể giúp gì được. Đến cuối năm 1976 huyện đội họ gửi giấy báo tử về xã làm lễ truy điệu liệt sỹ. Đó là mất mát đến tột cùng và vô cùng đau đớn đối với mẹ và cả gia đình tôi. Nghe tiếng khóc gào thét rồi ngất lên ngất xuống mấy lần của mẹ, mấy chị em tôi cũng đau buồn không kém. Bà con họ hàng và lối xóm đến chia buồn cũng đầy nước mắt. Vì trước khi ra đi vào chiến trường ông là người sống đức độ, rất thương yêu chia sẽ với mọi người. Chúng con cảm ơn mẹ đã vượt qua đau thương mất mát để nuôi dạy chị em chúng con khôn lớn trưởng thành.
“ Mặt trời thiêu đốt rát trên lưng
Một nắng hai sương mẹ đã từng
Đối mặt đương đầu bao khổ ải
‘Hạnh phúc chưa tròn đấu đầy thưng’ ”!
Chiến tranh đi qua đã để lại bao đau thương mất mát cho nhiều gia đình phải chịu cảnh : mẹ mất con, vợ mất chồng, con mất bố… “Trên bàn thờ gia đình thêm một linh bài tử sỹ, tay chân tàn phế của thương binh không mọc lại được và những liệt sỹ sẽ không thể tái sinh”.
Nhân dịp kỷ niệm 66 năm ngày thương binh liệt sỹ 27-7-1947 đến 27-7-2013. Dọc theo chiều dài đất nước từ Hà Giang đến mũi Cà Mau có hàng triệu liệt sỹ . Các anh chị đã hiến trọn tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Tuy đất nước hòa bình được 38 năm, chiến tranh càng dần lùi xa. Cuộc sống hòa bình đang dần khỏa lấp nỗi đau mất mát. Nhưng niềm tiếc thương ở lại và thao thức mãi trong lòng những người còn sống. Nỗi đau vẫn còn hiện diện trong nhiều gia đình có con em hy sinh, mất người thân, bạn bè, người yêu…Ảnh hưởng của chất độc màu da cam vẫn còn theo bám và để lại cho đến bây giờ và nhiều thập niên sau. Nhiều liệt sỹ vô danh chưa tìm được hồn cốt, chưa xác định được danh tính và chưa được về với tổ tiên. Đang để lại nỗi đau thương khắc khoải trong lòng những người thân và trong mỗi chúng ta. Tuy vậy dù họ nằm ở đâu đó trên mảnh đất Việt Nam cũng đều là quê hương cả.
(Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ thành phố Nam Định.)
Ngày 27-7 là ngày lễ của toàn dân tộc Việt nam ta. Là dịp để đồng bào cả nước thể hiện tấm lòng đền ơn đáp nghĩa với thương binh và người có công với đất nước. Để tri ân với các anh hùng liệt sỹ những người đã ngã xuống hay gửi lại một phần máu xương nơi chiến trường. “Họ chết cho Tổ quốc sống mãi”. “Máu đào của các liệt sỹ đã làm cho lá cờ cách mạng thêm đỏ chói , sự hy sinh anh dũng của các liệt sỹ đã cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do”.Chúng tôi là những người con xa xứ xin đốt nén tâm hương và cầu nguyện chân linh các anh được siêu sinh, tinh độ, an lạc ngàn thu nơi cõi vĩnh hằng. Luôn phù hộ độ trì cho quê hương đất nước yên bình và thịnh vượng. Chúng tôi đời đời ghi nhớ công ơn của các anh.
Mỗi chúng ta ai cũng có nơi sinh ra và khôn lớn trưởng thành, một chốn đi về, nơi đó có mồ mả tổ tiên ông bà, bố mẹ, anh em, họ hàng và bạn bè lối xóm. Vậy mọi người hãy sống và hoàn thiện mình thật tốt để không hổ thẹn với quê hương đất nước.
gia đình là mái ấm hạnh phúc lớn nhất mà ta từng có , nơi đó ta được bố mẹ yêu thương chăm sóc , lo lắng , hạnh phúc gia đình là thứ quí giá nhất trong cuộc sống , không có nó ta không thể nào sống và lớn lên được , gia đình là nơi bảo vệ ta và giúp ta trong lúc khó khăn và chia sẽ những nỗi niềm buồn vui , bạn đừng làm rạng nức đi một thứ tình cảm ấy vì nếu gia đình tan vỡ bạn sẽ cảm thấy cô đơn buồn bã và chán nãn tuy ngoài gia đình ta còn có bạn bè nhưng văn học nước ngoài nói rằng " Gia đình, gia đình còn hơn là bạn bè " hãy biết trân trọng những gì mình đang có vì trên đời này ko có gì là quí giá và cũng ko có gì là hoàn hảo và mãi mãi . Vì một khi đã làm mất thì lúc suy nghĩ lại mới biết rằng hối hận , vì thế hãy biết trân trọng những gì mình đang có bạn nhé .
Trên đời này ai chả có bạn, nhưng để có một người bạn tốt và hiểu mình thì thật là khó. Có tình bạn chỉ thoáng qua như hương thơm của mùa hạ, nhưng cũng có tình bạn lâu bền gắn bó với nhau suốt đời. Tình bạn đẹp khi những người bạn hiểu nhau. Người bạn tốt là người mà bạn không ngại ngùng khi biểu lộ cảm xúc trước mặt ta. Là người dù ở xa, vẫn luôn gởi đến một lá thư, một bưu thiếp để mừng sinh nhật ta, hay chỉ đơn giản để cho ta biết ta đang hiện diện trong lòng họ. Tình bạn mang nhiều vẻ đẹp, đặc biệt là về tinh thần. Tình bạn cho ta một sức mạnh thần kì. Khó có thể dùng lời để diễn tả cái sự thần kì đó, nhưng nói chung, tình bạn đã giúp đỡ ta rất nhiều rất nhiều...Tình bạn cũng giống như một mầm non, nếu ta biêt nâng niu, mầm non - tình bạn sẽ vươn lên một tầng cao mới. Và ngược lại, mầm non đó sẽ luôn tàn úa, sẽ không bao giờ đẹp được.
Tình bạn tốt đẹp là mơ ước của nhiều người. nếu ta đang có một tình bạn, xin hãy giữ lấy nó và đừng để tuột mất tình bạn cao quý, tiêng liêng đó!
Nguyễn Khuyến là một nhà thơ được độc giả biết đến với những bài thơ luôn có những nét mộc mạc, lối suy nghĩ đơn giản, dễ hiểu nhưng bao hàm trong đó là những tình cảm thiết tha, hết lòng vì mọi người. ông đã có những bài thơ rất hay để nói về tình bạn của mình với những lời tâm tình, thể hiện tình bạn trong sáng, hết lòng vì nhau mà không có điều gì ngăn cách. Và trong số những bài thơ ấy, “bạn đến chơi nhà” là minh chứng rõ nhất cho điều đó.
Đã bấy lâu nay bác tới nhà
Mở đầu bài thơ như một lời tâm tình của tác giả, cũng như một lời nói thân mật của một người bạn dành cho tri kỉ của mình. Trong đó chúng ta cũng cảm nhận được sự thân ái, và thoải mái khi được gặp lại những người có cùng tâm tình của mình trong hoàn cảnh đã rất lâu rồi mới được gặp nhau.
Trẻ thời đi vắng chợ thời xa
Ao sâu, sóng cả khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Cả sáu câu tiếp theo, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật để liệt kê ra hàng loạt những khó khăn hiện tại của mình. Tuy cũng có những sự phóng đại ở đó, nhưng chúng ta không thể phủ nhận được rằng trong hoàn cảnh ấy, gia đình của nhà thơ thực sự không có gì “ra trò” để đãi khách.
Lúc người bạn tới chơi, trong gia đình lúc này chẳng có ai ngoài nhà thơ nghèo cả. Tất cả người trẻ đã đi ra ngoài rồi, không còn ai để nhờ mua đồ tiếp khách được nữa. Có cái chợ là nơi mua bán tất cả những đồ cần thiết thì lại quá xa, khiến cho chủ nhà không biết phải làm như thế nào hết.
Người chủ nhà ấy đã nghĩ ngay tới việc xem trong gia đình mình còn có gì có thể làm để chiêu đãi khách hay không. Không có những đồ đắt giá ở ngoài thì mình sẽ làm cho khách những đồ từ chính cây nhà lá vườn cũng được. ấy vậy mà, tác giả lại vô cùng thất vọng bởi ở nhà cũng chẳng có gì khả thi để dùng được. Hai người già thì sao có thể bắt cá giữa những đợt sóng lớn hay bắt gà ở trong khoảng vườn rất rộng được đây. Ngay cả những món rau dân dã cũng không có sẵn ở trong vườn. Hàng loạt những dẫn chứng của tác giả như lời than trách “cải chửa ra cây”, “cà mới nụ”, “bầu vừa rụng rốn”, “mướp đương hoa”, … Trong đầu của người chủ nhà, dần dần từng thứ được đưa ra, từ những thứ cao sang cho tới những thứ gần gũi và bình dị đối với món ăn thường ngày của mỗi người vậy mà vẫn không có đủ để dành cho bạn.
Cuối cùng, ngay cả tới miếng trầu được mệnh danh là “đầu câu chuyện” cũng chẳng có để đưa cho bạn mình - những thứ vốn được coi là những thứ cơ bản nhất trong những cuộc gặp mặt. Thế nhưng, cho dù có rất nhiều lí do đi chăng nữa thì câu thơ cuối cùng, tất cả lại như được vỡ òa trong cảm xúc và trở thành linh hồn của cả bài thơ.
Bác đến chơi đây ta với ta
Tất cả những thứ vật chất giờ đã không còn quan trọng nữa. chỉ cần có tấm lòng, có sự chân thành là đủ. Đã không còn là hai con người, tác giả và cả người tri kỉ đã giống nhu nhau “ta với ta”. Đó cũng chính là điều đáng quý nhất trong mối quan hệ của con người và con người.
Qua bài thơ trên, ta cảm nhận được một cách sâu sắc về tình bạn của nhà thơ Nguyễn Khuyến và người bạn của mình. Đó là một tình bạn không màng vật chất mà chỉ có sự chân thành và tấm lòng đối xử với nhau. Đó làm một điều rất đáng được trân trọng và học tập trong mối quan hệ của chúng ta.
Học tốt!!!
Viết về bạn là một đề tài thường gặp của các thi nhân xưa. Có lẽ sâu sắc hơn cả là tình bạn của Nguyễn Khuyến giành cho Dương Khuê khi ông qua đời. Và đặc biệt hơn trong bài Bạn đến chơi nhà tình cảm ấy lại được biểu lộ thật thân thiết và đáng kính trọng biết bao. Đồng thời Nguyễn Khuyến cùng bày tỏ một quan điểm về mối quan hệ giữa vật chất và tình cảm:
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Bác đến chơi đày, ta với ta.
Bạn hiền khi gặp lại nhau thì ai mà chẳng vui. Ở đây Nguyễn Khuyến cũng vui mừng xiết bao khi lâu ngày gặp lại bạn cũ. Lời chào tự nhiên thân mật bỗng biến thành câu thơ:
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Cách xưng hô bác, tôi tự nhiên gần gũi trong niềm vui mừng khi được bạn hiền đến tận nhà thăm. Phải thân thiết lắm mới đến nhà, có lẽ chỉ bằng một câu thơ - lời chào thế hiện được hết niềm vui đón bạn của tác giả như thế nào? Sau lời chào đón bạn, câu thơ chuyển giọng lúng túng hơn khi tiếp bạn:
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Cách nói hóm hỉnh cho thấy trong tình huống ấy tất yếu phải tiếp bạn theo kiểu “cây nhà lá vườn” của mình. Ta thấy rằng Nguyễn Khuyên đã cường điệu hoá hoàn cảnh khó khăn thiêu thôn của mình đến nỗi chẳng có cái gì để tiếp bạn:
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Ta hiểu vì sao sau lời chào hỏi bạn, tác giả nhắc đến chợ, chợ là thể hiện sự đầy đủ các món ngon để tiếp bạn. Tiếc thay chợ thì xa mà người nhà thì đi vắng cả. Trong không gian nghệ thuật này chúng ta thấy chỉ có tác giả và bạn mình (hai người) và tình huống.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Đến cả miếng trầu cũng không có, thật là nghèo quá, miếng trầu là đầu câu chuyện cá, gà, bầu, mướp... những thứ tiếp bạn đều không có. Nhưng chính cái không có đó tác giả muốn nói lên một cái có thiêng liêng cao quý - tình bạn chân thành thắm thiết. Câu kết là một sự “bùng nổ” về ý và tình. Tiếp bạn chẳng cần có mâm cao cỗ đầy, cao lương mĩ vị, cơm gà cá mỡ, mà chỉ cần có một tấm lòng, một tình bạn chân thành thắm thiết.
Bác đến chơi đây, ta với ta
Lần thứ hai chữ bác lại xuất hiện trong bài thơ thể hiện sự trìu mến kính trọng. Bác đã không quản tuổi già sức yếu, đường xá xa xôi, đến thăm hỏi thì còn gì quý bằng. Tình bạn là trên hết, không một thứ vật chất nào có thể thay thế được tình bạn tri âm tri kỉ. Mọi thứ vật chất đều “không có” nhưng lại “có” tình bằng hữu thâm giao. Chữ ta là đại từ nhân xưng, trong bài thơ này là bác, là tôi, là hai chúng ta, không có gì ngăn cách nữa. Tuy hai người nhưng suy nghĩ, tình cảm, lý tưởng sống của họ hoàn toàn giống nhau. Họ coi thường vật chất, trọng tình cảm, họ thăm nhau đến với nhau là dựa trên tình cảm, niềm gắn bó keo sơn thắm thiết. Tình bạn của họ là thứ quý nhất không có gì sánh được. Ta còn nhớ rằng có lần khóc bạn Nguyễn Khuyến đã viết
Rượu ngon không có bạn hiền
Không mua không phải không tiền không mua
Câu thơ nghĩ, đắn đo muốn viết
Viết đưa ai, ai biết mà đưa?
Giường kia, treo những hững hờ
Đàn kia, gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn
Có thể trong bài thơ: này chính là cuộc trò chuyện thăm hỏi của Nguyễn Khuyến với Dương Khuê. Tình bạn của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê gắn bó keo sơn. Trong đoạn thơ trên ta thấy rằng khi uống rượu khi làm thơ... Họ đều có nhau. Không chỉ có bài thơ Khóc Dương Khuê.
Một số vần thơ khác của Nguyễn Khuyến cũng thể hiện tình bạn chân thành, đậm đà:
Từ trước bảng vàng nhà sẵn có
Chẳng qua trong bác với ngoài tôi
(Gửi bác Châu Cầu)
Đến thăm bác, bác đang đau ốm ,
Vừa thấy tôi bác nhổm dậy ngay
Bác bệnh tật, tôi yếu gầy
Giao du rồi biết sau này ra sao
(Gửi thăm quan Thượng Thư họ Dương)
Bài thơ này viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, niêm, luật bằng trắc, đối chặt chẽ, hợp cách. Ngôn ngữ thuần nôm nghe thanh thoát nhẹ nhàng tự nhiên. Ta có cảm giác như Nguyễn Khuyến xuất khẩu thành thơ. Bài thơ nôm khó quên này cho thấy một hồn thơ đẹp, một tình bằng hữu thâm giao. Tình bạn của Nguyễn Khuyến thanh bạch, đẹp đẽ đối lập hẳn với nhân tình thế thái “Còn bạc còn tiền còn đệ tử - Hết cơm hết rượu hết ông tôi” mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã kịch liệt lên án. Hai nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Khuyến sống cách nhau mấy trăm năm mà có chung một tâm hồn lớn: nhân hậu, thủy chung, thanh bạch. Tấm lòng ấy thật xứng đáng là tấm gương đời để mọi người soi chung.
Học tốt!!!
Trong cuộc đời này, chắc chắn rằng mẹ là người phụ nữ quan trọng nhất đời con. Người sinh thành, dưỡng dục, dạy bảo con là mẹ. Người bạn luôn thông cảm, an ủi, hiểu lòng con nhất cũng là mẹ. Mẹ lo cho con từng bữa ăn, giấc ngủ. Bữa cơm mẹ nấu con ăn no lạ thường. Con được mẹ đưa vào giấc ngủ say nồng giữa những chưa hè oi ả bằng những lời ru ngọt ngào .Vì con, cuộc đời mẹ đã trải bao đắng cay ngọt bùi. Vì con, mẹ đổ cả mồ hôi, xương máu. Đôi bàn tay gầy gầy xương xương sao mà thân thương, trìu mến đến vậy!Đôi bàn tay ấy luôn nắm lấy tay con trong mọi lúc khó khăn hoạn nạn. Mát dịu bàn tay mẹ luôn xoa đầu khi con làm việc tốt. Một bàn tay ấm áp, chứa chan tình yêu thương đặt lên vai cho con niềm hi vọng. Nếu một ngày con mất mẹ, chắc chắn rằng ngày ấy là ngày con đau khổ nhất. Bởi mẹ là ngọn gió mát lành thổi vào đời con. Nếu ngọn gió ấy ngừng thổi, con không biết mình sẽ ra sao mẹ à!
Câu bị động: Con được mẹ đưa vào giấc ngủ say nồng giữa những chưa hè oi ả bằng những lời ru ngọt ngào
Chúc bạn học tốt ^^
Sau những giờ học căng thẳng trên lớp hay khi có chuyện buồn, tôi chỉ mong trở về nhà thật nhanh để nhìn thấy người mẹ thân yêu của tôi. Với tôi, mẹ là người vô cùng quan trọng, chẳng ai có thể thay thế mẹ của tôi. Với tôi, mẹ là người sinh thành, nuôi nấng, chở che … Mẹ là niềm hạnh phúc của đời tôi. Mẹ luôn dành cho tôi những tình cảm yêu thương, tốt đẹp nhất.
Mẹ tôi đã gần bốn mươi tuổi. Mẹ có dáng người thon thả, làn da mẹ màu dám nắng. Tóc mẹ dài đến ngang vai, màu hoe vàng. Mẹ có khuôn mặt phúc hậu. Khi nhìn gương mặt ấy tôi biết mẹ yêu tôi đến nhường nào. Khi tôi buồn, tôi ốm, đôi mắt mẹ trũng sâu hằn lên những nỗi lo lắng suy tư. Tôi vui, mắt mẹ ánh lên những tia sáng hy vọng. Tôi yêu nhất ở mẹ đôi mắt, đôi mắt mẹ là cánh cửa của tâm hồn mà mẹ luôn dang rộng để đón tôi vào.
Biểu cảm về người thân
Nhưng tôi yêu quý mẹ còn bởi những gì tốt đẹp mẹ mang đến cho tôi. Mẹ rất thích công việc của mình – nghề giáo viên. Nhưng sau khi sinh ra tôi và em tôi, mẹ phải nghỉ một năm ở nhà để chăm sóc anh em tôi. Mẹ hy sinh tất cả để cho gia đình mình có giây phút đầm ấm bên nhau. Mẹ dạy anh em tôi học bài trên lớp, cách nói năng, cư xử với mọi người. Khi chúng tôi sai là mẹ lại nhẹ nhàng nhắc nhở. Mẹ nói em tôi là con gái nên phải cẩn thận, khéo léo. Mẹ thường cho em tôi đi chợ để học cách chọn rau quả, thịt, cá … Lúc nấu ăn mẹ cũng cho nó phụ cùng, vừa nấu mẹ vừa giảng giải, hướng dẫn chuyện bếp núc. Vì mẹ tôi là giáo viên dạy nhiều bộ môn nên chuyện học hành của anh em tôi môn nào mẹ cũng hướng dẫn được. Tôi lớn lên được như bây giờ, đã biết khóc biết cười đúng cảm xúc của mình, tôi cười, mẹ cũng mỉm cười làm niềm vui của tôi nhân lên nhiều lần. Khi tôi buồn, mẹ chia sẻ làm nỗi buồn của tôi vơi bớt đi. Mẹ luôn chia sẻ niềm vui nỗi buồn cùng tôi. Với tôi, mẹ là người phụ nữ hoàn mĩ nhất thế gian.
Mẹ ơi! Mẹ là người mà con yêu thương nhất! Cuộc đời con không thể không có mẹ, mẹ dạy cho con những điều hay để con có thể nhìn thấy tương lai tươi sáng. Con sẽ học thật tốt để không phụ lòng mong mỏi của mẹ. Con mong mẹ sẽ sống mãi bên con, con yêu mẹ lắm, mẹ của con!
Chúc bạn học tốt#