K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 11 2019

Tham khảo ạ:

Bắt đầu từ một buổi sáng. Đấy là buổi sáng mà hắn đã nghe được những âm thanh bình thường của cuộc đời: tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá, tiếng người thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá, tiếng cười nói của những người đi chợ. Những tiếng ấy hôm nào chả có nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy vì hôm nay hắn mới tỉnh rượu. Những âm thanh ấy là thức dậy ước mơ xa xôi của một thời: một mái nhà tranh, một gia đình nho nhỏ... Hắn chợt nhận ra hắn đã già rồi mà vẫn còn đơn độc. Chí Phèo thèm khát được sống cuộc đời lương thiện như mọi người.

Khó mà quên được hình ảnh Chí Phèo mắt "ươn ướt" khi bưng bát cháo hành của Thị Nở mà lòng cứ bâng khuâng. Hắn nhận ra một chân lí sơ đẳng của con người sống giữa mọi người và bỗng nhiên bừng ngộ ra một. điều: những người không ăn cháo hành không biết cháo hành ngon. Bởi, có một cái gì đó sâu xa hơn hương vị cháo hành kia. Nhưng tại sao đến tận bày giờ hắn mới được nếm mùi vị cháo? Hắn thèm một cuộc sống lương thiện, thèm cái tình nhân ái của con người. Hắn khát khao được chung sống hạnh phúc với Thị Nở, sống thân thiện với mọi người. Và hắn thốt lên với người mình yêu: "Giá như thế này mãi thì thích nhỉ", sung sướng nhận được sự đồng tình của thị ("Thị không đáp nhưng cái mũi đỏ của thị như càng bạnh ra"). Nam Cao vui vẻ dự báo: "Chúng sẽ làm thành một cặp xứng đôi".

Thế mà Chí Phèo đã bị từ chối. Bà cô Thị Nở không cho hắn lấy thị vì cho rằng lấy ai chứ lại lấy Chí Phèo, một kẻ chỉ có một nghề duy nhất là rạch mặt ăn vạ, là một điều quá nhục nhã. Dưới mắt bà cô Thị Nở, dưới những cái nhìn đầy định kiến của xã hội, Chí Phèo chỉ có thể là con quỷ chứ không thể là con người. Định kiến ấy hằn sâu, khắc vào những vết mảnh chai rạch lên gương mặt Chí Phèo không thể xóa được. Chí Phèo tuyệt vọng cùng cực. Hắn nhận ra rằng, hắn không thể trở lại làm người lương thiện được nữa rồi. Đó là bi kịch đau đớn nhất, cay đắng nhất đối với hắn. Chí Phèo đã ý thức được rất rõ về nỗi đau này. Hắn "ôm mặt khóc rưng rức, khóc vì tuyệt vọng".

Nỗi đau ấy khiến Chí Phèo uống rượu. Và trong cơn say cơn tỉnh, hắn muốn đi trả thù. Ban đầu hắn lẩm bẩm "phải đến cái nhà ***** Nở kia, đến để đâm chết cả nhà nó, đâm chét cái con khọm già nhà nó". Nhưng trong tiềm thức hắn nhận ra kẻ gây ra nông nổi này chính là Bá Kiến. Đây mới là kẻ đã vạch lên gương mặt lương thiện của hắn những vết sẹo tội ác, đẩy hắn đến chỗ tuyệt vọng. Cho nên dù say rượu mà bước chân Chí Phèo vẫn đủ tỉnh táo. Và như một tất yếu, hắn đã vung dao đâm chết Bá Kiến - nguyên nhân gây nên bi kịch của đời mình. Rồi cũng bằng con dao vấy máu đó, hắn đã tự vẫn, kết thúc một cuộc đời bi kịch.

Cái chết cua Chí Phèo là tiếng chuông cảnh tỉnh cả một xã hội đầy rẫy định kiến, thiếu tình nhân hậu, bao dung, vừa đẩy người ta đến chỗ tột cùng không lối thoát vừa không cho người ta cái cơ hội trở lại làm người. Đó là bi kịch về quyền được sống lương thiện, bi kịch về lòng nhân ái...

25 tháng 11 2019

Gợi ý

- Chí nhận ra rằng kẻ thù lớn nhất, độc ác nhất trong cuộc đời Chí luôn luôn chỉ có một mà thôi đó chính là tên Bá Kiến, tiềm thức đã ngủ yên biết bao năm nay của hắn bỗng được thức tỉnh.

- Chí Phèo chính là đại diện cho tầng lớp nông dân cùng khổ trước cách mạng tháng tám vùng dậy đấu tranh, chống lại cái cường hào áp bức của tầng lớp thống trị lúc bấy giờ bằng cách thức liều lĩnh, đơn độc, bằng con đường bạo lực.

- Tố cáo mạnh mẽ bộ mặt độc ác và tàn nhẫn của xã hội cũ đã đẩy người nông dân lương thiện đến chốn cùng đường tuyệt lộ, khiến họ không còn lối thoát buộc phải giải quyết bằng những cách thức đau đớn nhất.

- Chi tiết tự sát của Chí Phèo chính đánh dấu mạnh mẽ sự trở lại của tính người trong cái tâm hồn vốn tàn tạ của Chí, là một phương cách quyết liệt và tiêu cực để giữ lại cái phần người vừa được thức tỉnh của hắn, để chống lại cái sự tha hóa đã ăn mòn gần hết nhân cách của hắn.

- Cái chết để chứng minh cho khao khát được trở về cuộc đời lương thiện, của một con người vừa phát hiện ra cái lương thiện quay về ngự trị trong tâm hồn của Chí Phèo.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

- Điểm nhìn: Có sự thay đổi, đan xen giữa điểm nhìn của người kể chuyện và điểm nhìn của người dân làng Vũ Đại.

- Giọng điệu: tự nhiên, gần gũi, sử dụng khẩu ngữ quần chúng một cách triệt để, mang hơi thở đời sống, giọng văn hoá đời sống.

- Ý nghĩa cái chết của Chí Phèo:

+ Là lời tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến đã đẩy người nông dân vào con đường bần cùng hóa, lưu manh hóa, đẩy họ tới cái chết bi thảm.

+ Thể hiện quan niệm hiện thực nhạy bén của Nam Cao: tình trạng xung đột giai cấp ở nông thôn Việt Nam hết sức gay gắt, quyết liệt, không thể xoa dịu được, chỉ có thể được giải quyết bằng những biện pháp quyết liệt.

+ Đó là hành động lấy máu rửa thù của người nông dân thức tỉnh về quyền sống, tuy tự phát, liều lĩnh, tuyệt vọng nhưng không phải là hành động lưu manh.

+ …

1 tháng 2 2016

Theo tác giả miêu tả thì Chí đã uống hết hai chai rượu. Cũng theo truyện thì Chí rắp tâm đến nhà thị Nở “để đâm chết cả nhà nó”. Chí có ý định đó vì thị Nở nghe lời bà cô thị, đã cự tuyệt quan hệ với Chí Phèo. Nhưng rồi Chí không đến nhà “người tình bội bạc” mà lại đến thẳng nhà Bá Kiến. Nhà văn đưa ra lời bình: “những thằng điên và những thằng say rượu không bao giờ làm những cái mà lúc ra đi chúng định làm”. Căn cứ vào những chi tiết đó, ta có thể kết luận Chí Phèo xông đến và đâm chết Bá Kiến trong trạng thái say.

http://loigiaihay.com/chi-pheo-nam-cao-e173.html

Nhưng phân tích và kết luận như thế chưa đủ. Trước khi hạ thủ kẻ thù, Chí đã nói những lời rất tỉnh táo. Chí nói ba câu rất gọn và rõ. Một câu khẳng định quyết liệt: “Tao muốn làm người lương thiện!”. Một câu hỏi uất ức: “Ai cho tao lương thiện?”. Rồi một câu phủ định đau xót: “Tao không thể là người lương thiện nữa”. Chí Phèo muốn, là nguyện vọng. Nguyện vọng xuất phát từ bản chất, cội nguồn lương thiện của Chí và vẫn dai dẳng tiềm ẩn trong con người anh ta, dẫu từ khi biến chất anh ta lúc nào cũng say, cũng là một thằng “đầu bò”. Chí Phèo hỏi, là trong sâu xa Chí rất rõ nguyên nhân nào và ai đã làm Chí thành “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”. Và sự tự phủ định cuối cùng chứng tỏ Chí Phèo hiểu con đường cùng đầy thương cảm, xót xa của bản thân. Sự chuyển đổi cảm xúc ấy diễn ra một cách tự nhiên không gò bó. Cho nên lại không thế nói Chí Phèo giết Bá Kiến vì say rượu. Chỉ có thể nói đó là giây phút lóe tỉnh trong cơn say. Sự lóe lên của ý thức này thật Chí hơn tất cả cơn say triền miên của Chí. Bởi thực chất Chí say vì uất ức, say vì muốn trả thù, say vì cùng quẫn. Và vì tất cả những nguyên cớ rất lương thiện này cho nên Chí mới say. Do vậy, có thể nói, trong say, Chí thực ra là “Chí giả” - một Chí hình nộm - mang tên Chí Phèo. Giết Bá Kiến là cái anh Chí làm canh điền, chỉ có một mong ước hiền lành từng “ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn, cày thuê, vợ dệt vải, chúng lại bỏ một con lợn để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm” cho nên lại có thể nói, mà như thế này mới chính xác - giết Bá Kiến là một Chí Phèo rất tỉnh. Đầy lòng phẫn uất và căm thù không có con đường nào khác để cho đành liều thân với kẻ thù.

Chính nhờ Nam Cao mà Chí Phèo có được sức sống mạnh mẽ đến vậy trong lòng độc giả. Mỗi lần đọc Chí Phèo là mỗi lần cảm nhận khác nhau về cảnh đời, số phận của những con người trong xã hội cũ. Và mỗi lần như vậy, người đọc lại càng thương cảm hơn cho cái dáng vẻ ngất ngưởng, dềnh dàng bước ra từ trang sách của Chí Phèo. Càng thêm căm ghét cái xã hội bất công cũ đã đày đọa, vùi dập con người, biến họ trở thành lưu manh và cắt đứt con đường hoàn lương của họ. Khiến họ, một khi không có cơ may tìm thấy lối ra, mà sự khát khao làm người rực cháy thì chỉ còn một con đường là cùng chết với kẻ thù.

3 tháng 2 2016

Chí Phèo là nhân vật điển hình xuất hiện sắc của nhà văn Nam Cao trong truyện ngắn Chí Phèo ra đời năm 1941. Đây là một người nông dân cùng quẫn vốn lương thiện, hiền lành, tự trọng nhưng đã bị Bá Kiến cho đi tù oan, bị lưu manh hóa, côn đồ hóa. Sau khi gặp Thị Nở, được hưởng tình cảm yêu thương. Chí muốn trở lại lương thiện. Tuyệt vọng vì không thể hoàn lương. Chí cầm dao đến nhà kẻ thù, sau khi đã nốc rất nhiều rượu. Vậy Chí Phèo giết Bá Kiến trong trạng thái say hay tỉnh?

Theo tác giả miêu tả thì Chí đã uống đến hai chai rượu. Cũng theo truyện thì Chí rắp tâm đến nhà thị Nở “để đâm chết cả nhà nó. Chí có ý định đó vì Thị Nở nghe lời bà cô của thị, đã cự tuyệt quan hệ với Chí Phèo. Nhưng rồi Chí không đến nhà người tình bội bạc mà lại đến thẳng nhà Bá Kiến. Nhà văn đưa ra lời bình: “Những thằng điên và những thằng say rượu không bao giờ làm những cái mà lúc ra đi chúng định làm”. Căn cứ vào những chi tiết đó, ta có thể kết luận Chí Phèo xông đến và đâm chết Bá Kiến trong trạng thái say.

Nhưng phân tích và kết luận như thế chưa đủ. Trước khi hạ thủ kẻ thù, Chí đã nói những lời rất tỉnh táo. Chí nói ba câu rất gọn và rõ. Một câu khắng định quyết liệt: “Tao muốn làm người lương thiện!”. Một câu hỏi uất ức: “Ai cho tao lương thiện?”. Rồi một câu phủ định đau xót: “Tao không thể là người lương thiện nữa”. Chí Phèo muốn. Chí Phèo hỏi và Chí Phèo hiểu mình không thể trở thành người lương thiện được nữa với những vết mảnh chai trên mặt, dấu vết của tội lỗi, của bao lần rạch mặt, ăn vạ, ức hiếp, gây rối. Như vậy là Chí rất tỉnh. Vả lại lời văn của Nam Cao cho chúng ta thấy rõ khi Chí Phèo uống thêm chai rượu nữa nhưng “càng uống càng tỉnh ra”. Tỉnh ra, Chí buồn, khóc rưng rức rồi ra đi với con dao ở thắt lưng. Phải nói, theo cách dẫn truyện Nam Cao, Chí Phèo đang tỉnh.

 


Do đó, người đọc hiểu Chí Phèo đã giết Bá Kiến trong trạng thái vừa tỉnh vừa say, nhưng có lẽ phần tỉnh nhiều hơn.

 

Cái chết của hai nhân vật Chí Phèo và Bá Kiến có nhiều ý nghĩa. Thứ nhất, nó tố cáo xã hội thực dân – phong kiến đã tàn nhẫn đẩy người cố nông như Chí Phèo vào bế tắc, cùng đường không lối thoát. Chí Phèo vốn lương thiện, có nhân cách. Chỉ vì sự ghen hão của tên bá hộ cáo già, anh trai làng vô tội đó đã phải vào tù đến bảy, tám năm. Nhà tù của thực dân đã lưu manh hóa con người lương thiện ấy. Rồi Bá Kiến tiếp tục đẩy sâu Chí Phèo vào vũng bùn tội lỗi, biến anh thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Kết cục là Chí Phèo tự sát sau khi đã đâm chết tên thủ phạm Bá Kiến. Anh chưa tìm được lối thoát, một mặt không thể sống hung hãn, ngập trong rượu và máu như trước được nữa, mặt khác cũng không thể trở lại con đường sống lương thiện. Ý nghĩa khách quan của cái chết Chí Phèo là khi chưa được ánh sáng cách mạng soi rọi thì cuộc đời người nông dân nghèo hèn trong xã hội cũ rất dễ rơi và kết thúc bi thảm.

Cái chết của Bá Kiến và Chí Phèo còn nói lên sự phản kháng của con người dưới đáy xã hội. Dù sự phản kháng này là manh động, liều lĩnh, đơn độc nhưng cũng giáng một đòn chí tử, đích đáng vào kẻ có tội ác, đầu mối của những bi kịch trong cái làng Vũ Đại khốn khổ. Kẻ gieo gió đã phải gặt bão. Bá Kiến đã bị trừng phạt bởi chính người mà hắn đã đào luyện thành tên tay chân đắc lực. Bá Kiến chết cùng với tội lỗi của hắn. Chí Phèo chết trong người cố nông đáng thương, đáng giận ấy gục xuống trên vũng máu, chưa phải là hết chuyện. Sẽ có thể có Chí Phèo con ra đời nếu xã hội bất công, xấu xa ấy chưa thay đổi.

 
5 tháng 1 2020

 Từ bao đời nay, người Ê-đê đã cùng quây quần bên bếp lửa, nghe không biết chán từ đêm này sang đêm khác khen Đăm Săn bài ca về người tù trưởng anh hùng của dân tộc mình với những chiến công hiển hách trong xây dựng phát triển buôn làng và bảo vệ cộng đồng chống lại bao kẻ thù hung hãn. Trong những chiến công lẫy lừng ấy, ngất ngây lòng người vẫn là đoạn Đánh thắng Mtao Mxây, chứng tỏ tài năng, bản lĩnh, lòng dũng cảm phi thường và sức mạnh vô địch của Đăm Săn.

     Sở dĩ xảy ra cuộc chiến này là do Mtao Mxây (tù trưởng sắt) đã cướp Hơ- Nhị - vợ của Đăm Săn. Đối với người Ê-đê theo chế độ mẫu hệ, việc bị kẻ thù cướp mất vợ là một nỗi sỉ nhục của cả cộng đồng Đánh thắng Mtao Mxây là lần thứ hai Đăm Săn phải chiến đấu với kẻ thù để giành lại người vợ chứng tỏ sự hùng mạnh của Đăm Săn. Chàng phải đối mặt với kẻ thù hung bạo và cũng có sức mạnh phi thường không kém. Hàng loạt những hình ảnh so sánh trong đoạn trích cho thấy rõ sự tương phản giữa Đăm Săn với kẻ thù, làm nổi bật lên sự hào hùng của chàng và sự thảm hại của Mtao Mxây. Đó chính là nét đặc sắc trong nghệ thuật đoạn trích này, tôn vinh vẻ đẹp người anh hùng Đăm Săn.

      Vẻ đẹp Đăm Săn hiện rõ ngay từ khi chàng bước chân vào lãnh địa của Mtao Mxây. Tù trưởng sắt hung bạo dù kiêu căng ngạo mạn cũng luôn phải dè chừng sự hiện diện của chàng. Hình ảnh Đăm Săn cùng những bạn bè đồng minh của chàng hiện lên dưới mắt kẻ thù thật dũng mãnh với khố màu sặc sỡ, đầu đội khăn đẹp cùng khí thế hừng hực: Gươm sáng như mặt trời. Thân mình ở trần như quả dưa, ở thế chờ sẵn như con sóc. Mắt sáng gấp đôi gấp ba mắt thường. Hình ảnh so sánh thật đặc trưng đã làm đậm nét phi thường của người anh hùng. Tư thế ấy lại gắn liền hành động thách thức chặt ống tre thành ba khúc, xô đổ hàng rào hàm chứa sức mạnh tuyệt luân của chàng. Khi giáp chiến cùng Đăm Săn, dù ngôn ngữ sử thi miêu tả Mtao Mxây cũng rất đẹp, rất dũng mãnh nhưng vẫn lộ ra sự khiếp nhược trước Đăm Săn. Lời nói của hắn với chàng lộ ra sự hèn nhát: Đừng đâm ta lúc ta đang xuống nhé. Đáp lại, Đăm Săn đã bộc lộ sự khinh bỉ kẻ thù tư thế đàng hoàng của mình: Sao ta lại đâm ngươi khi ngươi đang đi xuống nhỉ. Ngươi xem, đến con lợn nái của nhà ngươi dưới đất, ta cũng không thèm đâm nữa là.

      Cuộc đối đầu của Đăm Săn với Mtao Mxây là cuộc chiến đấu giữa, hai tù trưởng dũng mãnh. Phẩm chất anh hùng theo cách nhìn sử thi là ở sự chiến thắng bằng sức mạnh và sự can đảm. Cuộc đối đầu sinh tử ấy không có chỗ dung thân cho kẻ nào hèn nhát. Trong tình cảm tôn vinh người anh hùng của buôn làng, mọi cử chỉ, ngôn ngữ, hành động của Đăm Săn đều nổi bật, vượt trội hơn kẻ thù. Chúng ta cùng được chứng kiến màn thi tài múa khiên thú vị: Mtao Mxây thể hiện rõ sự khoác lác khi lời nói của hắn được minh chứng bằng tiếng khiên kêu lộc cộc, lộp cộp như tiếng những quả mướp đập vào nhau, còn Đăm Săn đã dập tắt nhuệ khí của hắn bằng sức mạnh phi thường trong màn múa khiên độc đáo. Ngôn ngữ sử thi khoa trương sức mạnh ấy ngang sức mạnh tự nhiên: Một bước nhảy, chàng vượt qua mây đồi tranh. Một bước lùi, vượt qua mấy đồi mía. Tiếng gió khiên rít vù vù như dông bão, cây cối nhà cửa ở xung quanh cũng nghiêng ngả. Lần múa khiên thứ hai của chàng còn ghê gớm hơn bởi dồn chứa sức mạnh trừng phạt  Mtao Mxây. Sức mạnh Đăm Săn có được còn nhờ sự trợ lực của người vợ Hơ Nhị khi nàng ném trầu và thuốc cho chàng để sức lực tăng lên gấp bội.

     Đăm Săn không hề đơn độc trong cuộc chiến vì danh dự này. Chính nghĩa thuộc về chàng khi các tù trưởng bạn hùng mạnh giúp chàng giành lại người vợ yêu qúy. Đồng thời, chàng còn được sự trợ giúp của ông Trời. Người anh hùng sử thi luôn có mối quan hệ với lực lượng siêu nhiên. Trời đã giúp chàng đánh rơi áo giáp của Mtao Mxây. Khi không còn áo sắt, hắn thật thảm hại và hèn nhát, hắn lần lượt chạy trốn vào chuồng heo, chuồng trâu, khi sắp chết lại buông ra những lời hèn nhát. Ông trời chỉ đóng vai trò hỗ trợ Đăm Săn, còn chính chàng mới là người kết liễu kẻ thù, đòi lại danh dự, cướp lại người vợ được Trời tác thành. Giết Mtao Mxây, chính nghĩa thuộc về Đăm Săn. Chiến thắng được tôn vinh cùng với việc Đăm Sàn được sở hữu tất cả tài sản, dân làng, tôi tớ của hắn. Quyền sở hữu này là đặc trưng gắn với thời kì chuyển từ công xã thị tộc sang chiếm hữu nô lệ, làm nên vinh quang của người anh hùng. Bởi thế hình ảnh trong sử thi được mô tả với qui mô hoành tráng, mọi người tình nguyện theo Đăm Săn đông như bầy hươu nai, lố nhố như đàn kiến cánh, như bầy kiên đen, như đàn mối trắng. Chàng thêm quyền uy, thêm nhiều chiêng núm, chiêng bằng - của cải trở thành biểu tượng sức mạnh tuyệt đối của người anh hùng.

      Chính vì thế, để xứng đáng với chiến công cũng phải có một lễ ăn mừng chiến thắng thật kì vĩ. Lời kêu gọi của Đăm Săn có sức mạnh hiệu triệu muôn người như một, bởi chàng đem lại niềm vinh quang chiến thắng, đem lại sự bình yên cho bến nước buôn làng. Lễ cúng mừng chiến thắng hào phóng cũng là để tôn vinh xứng đáng: Hãy lây bảy chum rượu, bảy con trâu đực, bảy con heo thiến đế cúng cho Đăm Săn này đã chiến thắng Mtao Mxây, đê ta được như cây cổ thụ cao vút. Dấu ấn tâm linh sau chiến thắng cho thấy Trời đứng về phía Đăm Săn. Không khí hội còn náo nức tưng bừng với chiêng trỏng vang lừng khiến vỡ cả sàn nhà, làm bay mái tranh lợp nhà, con khỉ con vượn mãi nghe mà quên đi hái trái cây, những con voi và con tê giác cũng phải lắng nghe mà quên cả cho con bú. Nổi bật giữa đám đông hoan hỉ ấy tất yếu phải là người anh hùng Đàm Săn - tù trưởng hùng mạnh ít ai sánh kịp. Ngay cả trong không khí yên bình của cộng đồng, vẻ đẹp ấy vẫn nổi bật từ ngoại hình đến hành dộng: mái tóc dài cuồn cuộn thả xuống một cái chiêng, uống rượu không bao giờ say, ăn uống không bao giờ thây no. Hơn thế nữa, ngôn ngữ phóng đại của sử thi đã so sánh chàng ngang sức mạnh thần linh: Oai linh vang đến tận thần núi phía Đông, đến tận thần núi phía Tây. Hình ảnh Đăm Săn sau chiến công này được mô tả phóng đại và như một điệp khúc vang vọng niềm tự hào về người anh hùng tiêu biểu của cộng đồng: Và người ta bàn tán không cùng, rằng Đăm Săn quả thật là một tù trưởng dũng cảm, không bao giờ chịu lùi bước. Chàng ta mang chăn choàng trên vai, tay đeo vòng, cầm gươm chạm trỗ sắc bén... Đăm Săn hùng cường ngay từ trong lòng mẹ ,vẻ đẹp ấy chỉ có thể xuất hiện trong sử thi anh hùng, chỉ có ngôn ngữ sử thi mới đem lại những vẻ đẹp độc đáo đến thế.

      Đoạn trích đã đem lại cho ta những cách nhìn độc đáo về người anh hùng Đăm Săn trong chiến công bảo vệ buôn làng, đem lại bình yên cho bến nước. Lời kể chuyện hấp dẫn cùng ngôn ngữ miêu tả khoa trương tạo được dấu ấn đặc sắc, chứa đựng những giá trị nhân văn đặc trưng của sử thi. Sử thi anh hùng Đăm Săn quả thật đã hình thành ý thức và tình cảm cộng đồng vững bền của dân tộc Ê-đê, thành di sản quý báu của Tây Nguyên và dân tộc Việt Nam, đánh dấu thời đại sử thi rực rỡ với vẻ đẹp một đi không trở lại.

23 tháng 4 2017

Cuộc đời Chí có bước ngoặt khi gặp Thị Nở:

+ Ban đầu Chí gặp Thị và bị hấp dẫn đơn giản vì Chí là thằng say “ngứa ngáy” thịt da, hai người ân ái với nhau. Sau đó, Chí đau bụng rồi Thị dìu Chí vào nhà tìm manh chiếu rách đắp cho Chí

+ Chí tỉnh dậy sáng hôm sau và cảm thấy lòng “bâng khuâng”, “mơ hồ buồn” khi nghe thấy âm thanh quen thuộc của sự sống

- Ý nghĩa trong cuộc gặp Chí Phèo- Thị Nở:

+ Đó là những giây phút Chí được trở lại “làm người”, mong được sống hạnh phúc

+ Sự săn sóc, quan tâm của người đàn bà xấu xí, khốn khổ khơi dậy bản chất lương thiện vốn bị chèn ép từ lâu trong con người Chí

+ Tác giả thể hiện được tư tưởng nhân đạo sâu sắc của mình đối với hình tượng người nông dân bị tha hóa khi sáng tạo ra chi tiết gặp gỡ của Chí Phèo với Thị Nở

+ Giúp Chí tỉnh táo nhìn lại cuộc đời trong quá khứ, hiện tại, tương lai, ước mơ có gia đình nhỏ, với cuộc sống giản dị

+ Chí ý thức được sự cô độc, bất hạnh của đời mình, và khát khao được sống cuộc đời của con người

Truyện cô bé bán diêm” là một tác phẩm tiêu biểu của An-dec-xen. Dưới ngòi bút đầy chất thơ của nhà văn, cô bé bán diêm đã phải chết. Em bé đã chết mà đôi má vẫn hồng và đôi môi đang mỉm cười. Hình ảnh cái chết đấy thật đẹp đã thể hiện sự hạnh phúc, mãn nguyện của cô bé, có lẽ em đã thanh thản, tại nguyện vì chỉ mình em được sống trong những điều huy hoàng, kì diệu. Cái chết của em bé bán diêm thể hiện tấm lòng nhân hậu, nhân ái của nhà văn dành cho số phận trẻ thơ, đó là sự cảm thông yêu thương và trân trọng thế giới tâm hồn. Thực tế em bé đã chết rất tội nghiệp, đó là cái chết bi thảm, làm nhức nhối trong lòng người đọc, em đã chết trong đêm giao thừa rét mướt, em nằm ngoài đường sáng mùng một đầu năm trong khi mọi người vui vẻ ra khỏi nhà, kẻ qua người lại mà không hề ai quan tâm đến em, em đã chết vì lạnh, vì đói ở một xó tường, đó là cái chết đau đớn nhưng chắc chắn sẽ thanh thản về tâm hồn. Như vậy, bằng ngòi bút nhân ái lãng mạng của nhà văn, qua cái chết của cô bé bán diêm tác giả muốn tố cáo phê phán xã hội thờ ơ lạnh lùng với những nỗi bất hạnh của những người nghèo khổ bất hạnh, đặc biệt đối với trẻ thơ. Đồng thời, nhà văn còn muốn gửi gắm thông điệp tới người đọc: đó là hãy biết san sẻ yêu thương đừng phũ phàng hoặc vô tình trước nỗi đau bất hạnh, cay đắng của các em bé. Cái chết của em sẽ mãi ám ảnh trong lòng người đọc, khơi dậy cho ta về tình yêu thương con người.

Với lối viết bay bổng, nhẹ nhàng, An-déc-xen đã trở thành nhà văn nổi tiếng của mọi người, mọi nhà, mọi thời đại.

Từ khóa tìm kiếm:

cảm nghĩ về cái chết của cô bé bán diêm, cảm nhận về cái chết của cô bé bán diêm, cái chết của cô bé bán diêm có ý nghĩa gì, cái chết của cô bé bán diêm, suy nghĩ về cái chết của cô bé bán diêm, đoạn văn về cái chết của cô bé bán diêm

Bài làm

Truyện cô bé bán diêm" là một tác phẩm tiêu biểu của An-dec-xen. Dưới ngòi bút đầy chất thơ của nhà văn, cô bé bán diêm đã phải chết. Em bé đã chết mà đôi má vẫn hồng và đôi môi đang mỉm cười. Hình ảnh cái chết đấy thật đẹp đã thể hiện sự hạnh phúc, mãn nguyện của cô bé, có lẽ em đã thanh thản, tại nguyện vì chỉ mình em được sống trong những điều huy hoàng, kì diệu. Cái chết của em bé bán diêm thể hiện tấm lòng nhân hậu, nhân ái của nhà văn dành cho số phận trẻ thơ, đó là sự cảm thông yêu thương và trân trọng thế giới tâm hồn. Thực tế em bé đã chết rất tội nghiệp, đó là cái chết bi thảm, làm nhức nhối trong lòng người đọc, em đã chết trong đêm giao thừa rét mướt, em nằm ngoài đường sáng mùng một đầu năm trong khi mọi người vui vẻ ra khỏi nhà, kẻ qua người lại mà không hề ai quan tâm đến em, em đã chết vì lạnh, vì đói ở một xó tường, đó là cái chết đau đớn nhưng chắc chắn sẽ thanh thản về tâm hồn. Như vậy, bằng ngòi bút nhân ái lãng mạng của nhà văn, qua cái chết của cô bé bán diêm tác giả muốn tố cáo phê phán xã hội thờ ơ lạnh lùng với những nỗi bất hạnh của những người nghèo khổ bất hạnh, đặc biệt đối với trẻ thơ. Đồng thời, nhà văn còn muốn gửi gắm thông điệp tới người đọc: đó là hãy biết san sẻ yêu thương đừng phũ phàng hoặc vô tình trước nỗi đau bất hạnh, cay đắng của các em bé. Cái chết của em sẽ mãi ám ảnh trong lòng người đọc, khơi dậy cho ta về tình yêu thương con người.Tác phẩm khiến người đọc cảm thấy bi thương cho số phận cô bé, nhưng đồng thời qua ngòi bút nhân văn của nhà văn An-dec-xen, người đọc cảm thấy sự thanh thản với nụ cười vẫn mãi trên môi em.

# Học tốt #

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

Giá trị văn hóa và triết lí nhân sinh: Hiện tượng xã hội nông thôn Việt Nam trước cách mạng một bộ phận nông dân lao động lương thiện bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa. Nhà văn đã kết án đanh thép cái xã hội tàn bạo tàn phá cả thể xác và tâm hồn người nông dân lao động, đồng thời khẳng định bản chất lương thiện của họ, ngay trong khi họ bị vùi dập mất cả nhân hình, nhân tính.

11 tháng 1 2022

Tham khảo

 

Nam Cao sáng tác từ trước năm 1940, nhưng chỉ sau khi truyện ngắn Chí Phèo ra đời, ông mới được biết đến như một cây bút hiện thực xuất sắc. Cũng từ khi Chí Phèo ngật ngưỡng bước ra từ trang viết của Nam Cao, nhân vật này đã để lại dấu ấn khó quên và nỗi day dứt, ám ảnh không nguôi trong lòng người đọc.

Với tác phẩm Chí Phèo, Nam Cao xứng đáng là một trong những tên tuổi lớn của trào lưu văn học hiện thực giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám 1945 như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng… Cùng viết về đề tài nông dân nhưng các tác phẩm của Nam Cao, đặc biệt là truyện ngắn Chí Phèo đã đạt tới một giá trị nhân đạo sâu sắc thông qua một hình thức mới mẻ. Nếu như các nhà văn khác đi sâu vào phản ánh phong tục hay đời sống cùng cực của nông dân dưới thời thực dân phong kiến thì Nam Cao lại chú trọng đến việc thể hiện nỗi đau đớn của những tâm hồn, nhân cách bị xúc phạm, bị hủy diệt. Đồng thời, ông cũng kín đáo bênh vực và khẳng định nhân phẩm của những con người cùng khổ. Chí Phèo là nhân vật thể hiện rõ nhất cái nhìn mới mẻ của Nam Cao về người nông dân trước Cách mạng.

Chí Phèo vốn là một thanh niên hiền lành, lương thiện nhưng đã bị bọn cường hào ở làng Vũ Đại đẩy vào bước đường cùng. Là đứa con hoang bị bỏ rơi từ lúc mới lọt lòng, Chí được một bác phó cối không con đem về nuôi. Bác phó cối chết, Chí tứ cố vô thân, hết đi ở cho nhà này lại đi ở cho nhà khác. Không cha không mẹ, không một tấc đất cắm dùi, Chí lớn lên như cây cỏ, chẳng được ai ban cho chút tình thương. Thời gian làm canh điền cho nhà lí Kiến, Chí được tiếng là hiền như đất. Dù nghèo khổ, không được giáo dục nhưng Chí vẫn biết đâu là phải trái, đúng sai, đâu là tình yêu và đâu là sự dâm đãng đáng khinh bỉ. Mỗi lần bị mụ vợ ba lí Kiến bắt bóp chân, Chí chỉ thấy nhục chứ yêu đương gì. Cũng như bao nông dân nghèo khác, Chí từng mơ ước một cuộc sống gia đình đơn giản mà đầm ấm: Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm. Thế nhưng cái mầm thiện trong con người Chí sớm bị quật ngã tả tơi và không sao gượng dậy được.

 

Có ai ngờ anh canh điền chất phác ấy đã thực sự bị tha hóa bởi sự ghen ghét, tù đày, để rồi biến thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Vì ghen tuông vô lối, lí Kiến đã nhẫn tâm đẩy Chí vào tù và nhà tù thực dân đã nhào nặn Chí thành một con người khác hẳn. Đây là nguyên nhân trực tiếp tạo nên bước ngoặt đau thương và bi kịch trong cuộc đời Chí. Nhưng nguyên nhân sâu xa chính là xã hội đương thời với những thế lực bạo tàn luôn tìm cách vùi dập những người nông dân thấp cổ bé họng như Chí. Chí bị đẩy vào con đường bần cùng hóa, lưu manh hóa là tất yếu.

Ra tù, Chí biến thành một con người hoàn toàn khác trước, với một cái tên sặc mùi giang hồ là Chí Phèo: Hắn về lớp này trông khác hẳn, mới đầu chẳng ai biết hắn là ai. Trông đặc như thằng sắng đá… Cái đầu thì trọc lốc. Cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà lại rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết! Hắn mặc cái quần nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chuỳ, cả hai cánh tay cũng thế. Nhà tù thực dân tiếp tay cho tên cường hào lí Kiến, bắt bỏ tù một anh Chí hiền lành, vô tội, để rồi thả ra một gã Chí Phèo lưu manh, côn đồ. Từ một người lương thiện, Chí bị biến thành quỷ dữ.

Trở về làng Vũ Đại, cái mảnh đất quần ngư tranh thực, cá lớn nuốt cá bé ấy, Chí Phèo không thể hiền lành, nhẫn nhục như trước nữa. Hắn đã nắm được quy luật của sự sinh tồn: những kẻ cùng đinh càng hiền lành càng bị ức hiếp đến không thể ngóc đầu lên được. Phải dữ dằn, lì lợm, tàn ác mới mong tồn tại. Hắn đã mượn men rượu để tạo ra những cái đó. Hắn chìm ngập trong những cơn say triền miên và làm những việc như rạch mặt ăn vạ, đâm chém người cũng trong cơn say. Chí Phèo đã bị bá Kiến – kẻ thù của hắn biến thành con dao trong tay đồ tể.

Với nhân vật Chí Phèo, Nam Cao đã phản ánh chân thực và sinh động bi kịch bị hủy diệt tâm hồn và nhân phẩm của những người nông dân nghèo khổ. Chí Phèo đã sa lầy trong vũng bùn của sự tha hóa: Có lẽ hắn cũng không biết rằng hắn là con quỷ dơ của làng Vũ Đại, để tác quái cho bao nhiêu dân làng. Hắn biết đâu hắn đã phá vỡ bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát bao cảnh yên vui, đạp đổ bao nhiêu hạnh phúc, làm chảy máu và nước mắt của bao nhiêu người lương thiện. Tất cả dân làng Vũ Đại quay lưng với hắn, khinh bỉ và ghê tởm hắn. Người ta sợ bộ mặt đầy những vết sẹo ngang dọc gần giống như mặt thú dữ của hắn, sợ con quỷ trong tâm hồn hắn.

Sự tha hóa của Chí Phèo một mặt tố cáo sự tàn bạo của xã hội thực dân phong kiến đã không cho con người được làm người, mặt khác thể hiện giá trị nhân đạo mới mẻ của Nam Cao trong cách nhìn nhận số phận người nông dân trước Cách mạng.

 

Đi sâu vào bi kịch tinh thần của nông dân, Nam Cao nhận ra vẻ đẹp ẩn chứa trong sâu thẳm tâm hồn họ. Chí Phèo bị bạo lực đen tối hủy diệt nhân phẩm nhưng trong đầu óc hắn vẫn le lói ánh lửa thiên lương và khát khao được làm người. Cái độc đáo của Nam Cao chính là ở chỗ tác giả đã để cho nhân vật Chí Phèo chênh vênh giữa hai bờ Thiện – Ác. Đằng sau bộ mặt dở người dở thú là nỗi đớn đau, vật vã của một kẻ sinh ra là người mà bị cự tuyệt quyền làm người. Trong cơn say, Chí Phèo cất tiếng chửi trời, chửi đời… Tiếng chửi của hắn như một thông điệp phát đi cầu mong có sự đáp lại nhưng cả làng Vũ Đại chẳng ai thèm chửi nhau với hắn. Rút cục, chỉ có ba con chó dữ và một thằng say rượu. Người ta coi hắn chẳng khác gì một con chó dại.

Những lúc tỉnh rượu, nỗi lo sợ xa xôi và sự cô đơn tràn ngập lòng hắn. Hắn thèm được làm hòa với mọi người biết bao! Mối tình bất chợt với Thị Nở có thể nói là món quà nhân ái mà Nam Cao ban tặng cho Chí Phèo. Tình yêu của Thị Nở đã hồi sinh Chí Phèo, đánh thức lương tri và khát vọng làm người của hắn. Lần đầu tiên trong đời, hắn sợ cô đơn và hắn muốn khóc khi nhận bát cháo hành từ tay Thị Nở. Lần đầu tiên sau bao nhiêu năm, những âm thanh quen thuộc của cuộc sống vọng đến tai hắn và ngân vang trong lòng hắn, khiến hắn càng thèm được làm một con người bình thường như bao người khác và khấp khởi hi vọng Thị Nở sẽ mở đường cho hắn.

Nhưng cánh cửa cuộc đời vừa mới hé mở đã bị đóng sập lại trước mặt Chí Phèo. Bà cô Thị Nở – đại diện cho dân làng Vũ Đại – đã dứt khoát không chấp nhận Chí Phèo. Từ hi vọng, Chí Phèo rơi xuống vực thẳm tuyệt vọng. Lần đầu tiên trong đời hắn ý thức sâu sắc về số phận bất hạnh của mình. Hắn lại đem rượu ra uống để mong cơn say làm vơi bớt khổ đau, tủi nhục nhưng khốn nỗi càng uống hắn càng tỉnh. Hắn thực sự muốn làm người nhưng cả làng Vũ Đại tẩy chay hắn, không ai coi hắn là người. Hắn cũng không thể tiếp tục làm quỷ dữ bởi đã ý thức sâu sắc về bi kịch đời mình.

Để giành lại sự sống cho tâm hồn, Chí Phèo buộc phải từ bỏ thể xác. Chí Phèo chết trên ngưỡng cửa trở về cuộc sống của một người lương thiện. Cái chết vật vã, đau đớn và câu hỏi cuối củng của Chí Phèo: Ai cho tao lương thiện? còn làm day dứt và ám ảnh lương tâm người đọc cho đến tận ngày nay.

Đó cũng là câu hỏi lớn của Nam Cao: Làm thế nào để con người được sống đích thực là con người trong cái xã hội tàn bạo ấy?

Với truyện ngắn Chí Phèo, Nam Cao đã đạt tới tầm cao của tư tưởng nhân đạo khi nhìn nhận và đánh giá người nông dân trước Cách mạng. Nhà văn không dừng ở hiện tượng bên ngoài mà đi sâu vào thể hiện bản chất bên trong của con người. Nam Cao cũng đã chứng tỏ bút lực già dặn của mình qua tài nghệ xây dựng hình tượng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Ý nghĩa xã hội của hình tượng Chí Phèo rất lớn và sức sống của nó cũng thật lâu dài. Có thể nói tác phẩm và nhân vật đã tôn vinh tên tuổi Nam Cao trong lịch sử văn chương của nước ta.

11 tháng 1 2022

viết một đoạn văn nói về chí phèo không phải bài văn ạ