K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

đọc đoạn trích trả lời câu hỏi (1)Đôi cánh của chim ưng bẩm sinh không hề cứng rắn, khỏe mạnh, chim ưng mẹ sẽ dùng mỏ bẻ gãy cánh chim non, trong giai đoạn đó, đúng là nó sống không bằng chết. Sau một khoảng thời gian, xương cánh tăng sinh từ chỗ gãy sẽ to khỏe hơn nhiều so với trước đây. Tuy nhiên, còn chưa kịp bình phục hẳn, chim mẹ sẽ lại đẩy chim non vẫn còn đang run rẩy khiếp sợ xuống...
Đọc tiếp

đọc đoạn trích trả lời câu hỏi

(1)Đôi cánh của chim ưng bẩm sinh không hề cứng rắn, khỏe mạnh, chim ưng mẹ sẽ dùng mỏ bẻ gãy cánh chim non, trong giai đoạn đó, đúng là nó sống không bằng chết. Sau một khoảng thời gian, xương cánh tăng sinh từ chỗ gãy sẽ to khỏe hơn nhiều so với trước đây. Tuy nhiên, còn chưa kịp bình phục hẳn, chim mẹ sẽ lại đẩy chim non vẫn còn đang run rẩy khiếp sợ xuống dưới vách núi, có con ngã mà chết, có con ráng chịu đau vỗ cánh bay lên, do vỗ cánh trong đau đớn, nên xương cánh ngày càng khỏe mạnh hơn. Trong suốt 40 năm sau đó, chim ưng lại ngạo nghễ vô song, gần như không có địch thủ. Câu chuyện này minh chứng cho người bình thường làm chuyện phi thường!

(2)Dù bạn không phải là chim ưng, nếu có thể trải qua quá trình lột xác ấy , sớm muộn gì bạn cũng sẽ thành chim ưng ! Nếu bạn đã là một con chim ưng mà hiện tại chưa có khoảng trời ao ước thì xin tặng bạn một câu ngạn ngữ của Nga :"Chim ưng có thể bay thấp như gà, nhưng sẽ không như vậy mãi mãi "! Khalil Gibran đã từng nói rằng "cuộc sống là tối tăm, trừ phi được khích lệ , khích lệ mà mù quáng trừ phi có tri thức;Tri thức là uổng phỉ, trừ phi có lao động"

1) chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn

2)phân thích mặt tích cực và tiêu cực trong cách rèn luyện con của chim ưng mẹ

3)Đâu là hình ảnh tương phản với chim ưng ? Cặp hình ảnh tương phản này biểu tượng cho những loại người nào?

4)giải thích câu ngạn ngữ của Nga ;"Chim ưng có thể bay thấp như gà, nhưng sẽ không như vậy mãi mãi "!

0
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:“Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắngNếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấmNếu là người, tôi sẽ chết cho quê hương.Là chim, tôi sẽ cất cao đôi cánh mềmTừ Nam ra ngoài Bắc báo tin nối liềnLà hoa, tôi nở tình yêu ban sớm Cùng muôn trái tim ngất say hòa bình.Là mây, theo làn gió tôi bay khắp trờiNghìn xưa oai hùng đó nên xin tiếp lờiLà...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

“Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng

Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương

 Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm

Nếu là người, tôi sẽ chết cho quê hương.

Là chim, tôi sẽ cất cao đôi cánh mềm

Từ Nam ra ngoài Bắc báo tin nối liền

Là hoa, tôi nở tình yêu ban sớm Cùng muôn trái tim ngất say hòa bình.

Là mây, theo làn gió tôi bay khắp trời

Nghìn xưa oai hùng đó nên xin tiếp lời

Là người, xin một lần khi nằm xuống

 Nhìn anh em đứng bên cắm cao ngọn cờ.”

(Trích “Tự nguyện”, nhạc và lời:Trương Quốc Khánh)

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.

Câu 2. Anh chị hiểu thế nào về hai hình ảnh “bồ câu trắng” và “đóa hướng dương”

Câu 3. Chỉ ra một biện pháp tu từ chủ yếu và nêu hiệu quả của biện phấp tu từ đó.

Câu 4. Trong văn bản có câu: “Là người xin một lần khi nằm xuống/ Nhìn anh em đứng bên cắm cao ngọn cờ” Anh/chị có đồng ý với lẽ sống, nhận thức đó không?

0
6 tháng 8 2019

trời mưa ngày một to hơn, gió thổi ào ào ngoài những bụi cây, những tiếng sấm cứ tiếp đuôi nhau nổ vang lên như đang rất dận dữ. Nhưng điều đó hầu như là tôi chẳng cảm thấy gì vì tôi được ngồi trong một ngôi nhà ấm áp, ăn những đồ ăn ngon và nóng hổi, không khí đó mới đầm ấm và hạnh phúc làm sao. Khi ăn xong mẹ tôi nói tôi ra đóng cửa sổ, tôi chạy lại bên cạnh cánh cửa, nó thật là khó đóng làm sao, những giọt nước mưa cứ ùa ùa tuôn vào khuôn mặt tôi. Rồi tôi chợt nhìn thấy trên cái cây cạnh cửa sổ có một tổ chim, hai chú chim, chim mẹ và chim con dường như đang rất lạnh, chim mẹ dang đôi cánh của mình ra, ôm chầm lấy con và cuốn chặt con nằm gọn trong lồng ngực ấm áp của mình,chim mẹ cứ thế mà đón nhận lấy hết những cơn gió lạnh buốt, những giọt mưa ướt át và những gì tồi tệ nhất của cơn bão. Tại sao nó lại làm vậy? Tại sao ư?.... Vì nó là một người mẹ, có thể hi sinh cho con của mình kể cả phải đánh đổi cả tính mạng. 
Sau cơn mưa trời lại sáng, khi những tia nắng ấm áp đầu tiên chiếu xuống những tán lá, những ngọn cây và chiếu xuống cả tổ của hai mẹ con chim nhỏ. Chim mẹ rũ đôi cánh ướt át của mình và bay ra ngoài đón những món quà mà thiên nhiên ban tặng, còn chú chim con, chú vẫn nằm yên, nhìn chú ngủ thật là ngon, và bạn biết đấy đôi cánh của chú vẫn khô nguyên vì bao nhiêu sự lạnh lẽo mà chú đáng ra phải chịu đã được đôi cánh của mẹ chú hứng chịu cả rồi.

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầuMột hôm có một con Cáo ở đâu mà tới bắt chim Én ở đầu nhà chú bé. Con Én non nớt bị rơi xuống đất gãy cánh. Chú bé vội lao ra cứu con chim. Chú ôm ấp vỗ về con Én nhỏ, làm cho nó một cái tổ khác và chăm cho con Én ăn. Nhờ sự chăm sóc tận tình của chú bé, con Én đã khỏi đau…Mùa xuân tươi đẹp đã tới. Con Én nhỏ tìm về ngôi nhà đơn sơ nhưng đầm ấm tình thương của...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu

Một hôm có một con Cáo ở đâu mà tới bắt chim Én ở đầu nhà chú bé. Con Én non nớt bị rơi xuống đất gãy cánh. Chú bé vội lao ra cứu con chim. Chú ôm ấp vỗ về con Én nhỏ, làm cho nó một cái tổ khác và chăm cho con Én ăn. Nhờ sự chăm sóc tận tình của chú bé, con Én đã khỏi đau…Mùa xuân tươi đẹp đã tới. Con Én nhỏ tìm về ngôi nhà đơn sơ nhưng đầm ấm tình thương của chú bé. Nó kêu lên thành tiếng mừng vui khi thấy chú bé đang ngồi đan sọt giữa sân. Đôi cánh Én chao liệng sà xuống và Én thả trước mặt chú bé một hạt bầu. Chú bé vùi hạt bầu xuống đất. Chẳng bao lâu hạt bầu đã nảy mầm thành cây. Cây bầu lớn nhanh như thổi, ra hoa, kết quả. Nhưng lạ chưa, quả bầu to khổng lồ, cả nhà chú bé mới khiêng về được một quả, khi bổ ra… Ôi! Thật kì diệu! Trong quả bầu đầy vàng bạc, châu báu và thức ăn ngon!

 (Truyện cổ tích Quả bầu tiên)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính  của đoạn trích

Câu 2. Xác định các cụm danh từ, cụm động từ trong câu văn được gạch chân

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích

Câu 4. Nêu nội dung chính của đoạn trích.

1
23 tháng 3 2022

1. PTBĐ: Tự sự.

2. CDT: sự chăm sóc tận tình của chú bé; Mùa xuân tươi đẹp

CĐT: đã khỏi đau; đã tới.

3. BPTT: Nhân hóa. => Tác dụng: Miêu tả Én có hành động như con người, nhớ người đã giúp đỡ mình, biết trả ơn; làm cho hình ảnh sinh động hơn; thể hiện quan niệm của dân gian... (HS phân tích, diễn giải thêm)

4. ND chính: Chú bé giúp đỡ Én con và được trả ơn.

* Bài 1:  Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:                          Tiếng vọng           Con chim sẻ nhỏ chết rồi           Chết trong đêm cơn bão về gần sáng          Đêm ấy tôi nằm trong chăn nghe cánh chim đập cửa          Sự ấm áp gối chăn đã giữ chặt tôi          Và tôi ngủ ngon lành đến lúc bão vơi.           Chiếc tổ cũ trong ống tre đầu nhà chiều gió hú           Không còn nghe tiếng cánh chim về          Và...
Đọc tiếp

* Bài 1:  Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi: 

                         Tiếng vọng 

          Con chim sẻ nhỏ chết rồi 

          Chết trong đêm cơn bão về gần sáng 

         Đêm ấy tôi nằm trong chăn nghe cánh chim đập cửa 

         Sự ấm áp gối chăn đã giữ chặt tôi 

         Và tôi ngủ ngon lành đến lúc bão vơi. 

          Chiếc tổ cũ trong ống tre đầu nhà chiều gió hú 

          Không còn nghe tiếng cánh chim về 

         Và tiếng hót mỗi sớm mai trong vắt. 

          Nó chết trước cửa nhà tôi lạnh ngắt 

          Một con mèo hàng xóm lại tha đi 

          Nó để lại trong tổ những quả trứng 

          Những con chim non mãi mãi chẳng ra đời. 

         Đêm đêm tôi vừa chợp mắt 

          Cánh cửa lại rung lên tiếng đập cánh 

          Những quả trứng lại lăn vào giấc ngủ 

         Tiếng lăn như đá lở trên ngàn. 

           (Nguyễn Quang Thiều, SGK Tiếng Việt 5, tập một - NXB Giáo dục, 2008) 

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. 

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 

Câu 2: Chỉ ra yếu tố tự sự và miêu tả có trong bài thơ. 

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 

Câu 3: Xác định thể thơ của văn bản? Vì sao em biết? 

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 

Câu 4: Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên.  

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 

2. Bài 2: Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi: 

                 “Nắng trong mắt những ngày thơ bé 

                 Cũng xanh mơn như thể lá trầu 

                 Bà bổ cau thành tám chiếc thuyền cau 

                 Chở sớm chiều tóm tém 

                 Hoàng hôn đọng trên môi bà quạnh thẫm 

                 Nắng xiên khoai qua liếp vách không cài 

                 Bóng bà đổ xuống đất đai 

                 Rủ châu chấu, cào cào về cháu bắt 

  Rủ rau má, rau sam 

                 Vào bát canh ngọt mát 

                 Tôi chan lên suốt dọc tuổi thơ minh”. 

                                     (Thời nắng xanh, Trương Nam Hương) 

 Câu 1: Chỉ ra yếu tố tự sự và miêu tả có trong bài thơ? 

 …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 

 Câu 2: Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên.  

 …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 

 …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 

 …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 

 …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 

 Câu 3: Xác định thể thơ của bài thơ trên  

 …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 

 …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 

 Câu 4: Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên.  

0
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:   KHÚC BẢY chúng tôi không mệt đâu nhưng cỏ sắc mà ấm quá!   tuổi hai mươi thằng em tôi sững sờ một cánh chim mảnh như nét vẽ nhiều đổi thay như một thoáng mây khi chúng tôi nằm nó vẫn ngồi nguyên đó ngậm im lìm một cọng cỏ may   những dấu chân rồi lùi lại phía sau dấu chân in trên đời chúng tôi những tháng năm trẻ nhất mười tám hai mươi sắc như...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

 

KHÚC BẢY

chúng tôi không mệt đâu

nhưng cỏ sắc mà ấm quá!

 

tuổi hai mươi thằng em tôi sững sờ

một cánh chim mảnh như nét vẽ

nhiều đổi thay như một thoáng mây

khi chúng tôi nằm nó vẫn ngồi nguyên đó

ngậm im lìm một cọng cỏ may

 

những dấu chân rồi lùi lại phía sau

dấu chân in trên đời chúng tôi những tháng năm trẻ nhất

mười tám hai mươi sắc như cỏ

dày như cỏ

yếu mềm và mãnh liệt như cỏ

 

cơn gió lạ một chiều không rõ rệt

hoa chuẩn bị âm thầm trong đất

nơi đó nhất định mùa xuân sẽ bùng lên

hơn một điều bất chợt

 

chúng tôi đã đi không tiếc đời mình

(nhưng tuổi hai mươi làm sao không tiếc)

nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?

 

cỏ sắc mà ấm quá, phải không em?

(Thanh Thảo, trích Chương 1. Chiếc áo ngắn, trường ca Những người đi tới biển, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2015, tr. 138 – 139)

Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Căn cứ vào đâu để xếp đoạn thơ vào thể thơ đó?

0
29 tháng 9 2023

Theo em, câu chuyện muốn nói với chúng ta: “Ở hiền thì gặp lành.”

Chọn C.