Từ văn bản "Cổng trường mở ra", nêu cảm nhận của em về vai trò của TINH THẦN TỰ HỌC
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Từ văn bản "Cổng trường mở ra" với câu nói "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra" em hãy nêu suy nghĩ của mình về:
a) Tinh thần tự lập.
b) Thế giới kì diệu khi bước qua cánh cổng trường và làm nổi bật ý về vai trò của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.
Bài làm
a)Câu văn của tác giả ( mình quên tên) đã phần nào phản ánh lên tinh thần tự lập của học sinh - một đức tính nên có.Tác giả đã viết ' đi đi con,thế giới này là của con'.Thật đúng vậy.Chúng ta khi sinh ra,sẽ chịu trách nhiệm sống và làm việc trong thế giới của con.Nhiều thế giới tạo thành xã hội.Người mẹ khuyên nhủ con đi,đi để tự lập,để học tập và tích lũy kiến thức,bổ sung để có thể chịu trách nhiệm với cuộc sống của chính mình.Thế giới này là của con,con sẽ sống,học tập dưới mái trường và giúp ích cho cuộc sống của con,hơn hết,là giúp ích cho những người ta mến thương và tổ quốc nơi ta sinh ra.Bước qua cánh cổng ấy,điều kì diệu sẽ mở ra.Cánh cổng của ngôi trường,ta đi qua bao nhiêu lần.Đôi khi ta cảm thấy nó thật diệu kỳ ! Tại sao ? Vì cánh cổng ấy dẫn ta đến một chân lý:học tập.Học tập luôn không bao giờ thừa thãi,nhưng nếu ta không chịu học tập,ta không hề tự lập mà luôn dựa dẫm vào người khác.Thế giới kỳ diệu ấy sẽ khép lại và chẳng bao giờ mở ra cho những kẻ lười biếng.Tự lập trên con đường ta đi,tự lập để học tập.Chưa bao giờ là đủ nếu ta biết tự lập.Nếu ta tự giác học tập,chẳng phải điểm sổ cũng sẽ lên theo sao.Nếu ta tự lập,học hành thì chẳng bao giờ phải đi nhòm ngó kết quả sự tự lập của người khác.Tự lập và học tập luôn có mối liên kết chặt chẽ với nhau.Đó là lí do người mẹ khuyên nhủ người con trong thầm lặng về thế giới kỳ diệu ấy,và cả cho tương lai của cậu học trò kia nữa.
b)Chúng ta luôn học tập mỗi ngày.Đúng vậy,nó đã trở thành một điều thiết yếu đối với mỗi cuộc sống hiện tại của mỗi học sinh đang cắp sách tới trường.Chúng ta đang trong thế giới của tri thức.Thế giới ấy chứa đựng đằng sau cánh cửa cổng trường.Có thể cổng trường là nơi các bạn ra về và đi đến để học tập,nhưng có lúc nào đó,bạn nghĩ rằng đằng sau cánh cửa này thật kì diệu không ? Là khi nào bạn thấy nó thật bổ ích,là khi nào bạn thấy nó thật đáng trân trọng ?Cánh cổng trường luôn chào đón bạn đến nhưng nó không ngần ngại tiễn những người không học tập.Chúng ta đang hằng ngày đến trường,học tập dưới mái trường.Có khi nào bỗng dưng cảm thấy được học thật sung sướng,có khi nào cảm thấy thật vô cùng cao cả không ?Đúng vậy,học tập chưa bao giờ cấm chúng ta tìm hiểu thêm về chúng.Học tập luôn luôn là cần thiết với mỗi người,đặc biệt là học sinh.Cuộc đời chúng ta gắn bó với ngôi trường như cách chúng ta gắn bó với việc học tập.Mai trường mầm non đón chúng ta khi còn thơ bé,rồi lớn hơn chúng ta bước lên mái trường tiểu học đầy thú vị và nghịch ngợm.Rồi một ngày đã lên cấp 2,chao ôi thật nhanh đến thế,rồi đã đến lúc học để ôn thi cấp 3.Bạn đã bao giờ nhớ đến quãng thời gian bỏ quên mất sự quan trọng của mái trường? Mái trường luôn chứa chấp những niềm vui,thương mến.Niềm vui khi học tập,niềm vui khi được điểm cao ( niềm vui khi được cao hơn đứa mình ghét :) bạn đừng cho vào đấy )Ai đó luôn luôn chào đón chúng ta,trao cho chúng ta những điều mới mẻ,ai đó luôn chờ chúng ta mỗi khi kiểm tra mà không đủ tiết ( ai đó luôn chờ chúng ta nộp tiền học ) Phải,thầy cô luôn chào đón chúng ta,trao đi mà không nhận lại.Chúng ta cứ bước lên bậc thềm của cấp cao hơn,nhưng thầy cổ vẫn ở đó luôn luôn chào đón chúng ta.Mái trường cũng vậy.Sừng sững hiên ngang ở đó,trao cho chúng ta kiến thức và niềm vui rồi vẫn thầm lặng ở đó.Có ai đã nỡ quên đi thầy cô và mái trường ?Thế giới kỳ diệu vẫn luôn ở đó,mái trường vẫn ở đó.Rồi khi ta nhớ về ,ta lại càng trân trọng mái trường ta đã học,đã để lại ký ức vui buồn ở đó...
Deep ghê hong :33 cậu đừng chép mấy cái dòng trong ngoặc á,tớ viết vô cho vui hoy :33
– Qua bài văn, chúng ta cảm nhận được tình máu tử thiêng liêng, đồng thời thấy được tầm quan trọng của nhà trường đối với mỗi con người và toàn xã hội.
Tham khảo nha em:
Nhà trường có vai trò vô cùng quan trọng đối với thế hệ trẻ. Có thể thấy, nhà trường chính là môi trường xã hội thu nhỏ đầu tiên mà tất cả chúng ta được tiếp xúc. Trường học không chỉ cho chúng ta kiến thức về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội mà còn góp phần hình thành những phẩm chất đạo đức cùng các mối quan hệ của con người. Những năm tháng cắp sách đến trường, môi trường học tập là cả thế giới với tất cả chúng ta, nên nếu như có bất kì thương tổn nào xảy đến thì sẽ để lại trong ta ám ảnh khôn nguôi. Từ nơi đây, con trẻ dần hình thành cho mình ước mơ, hoài bão, nuôi dưỡng và bồi đắp bao niềm khát khao cũng như cho ta hiểu về cuộc sống xã hội trong những mối quan hệ thu nhỏ. Không phải ngẫu nhiên mà giáo dục là quốc sách hàng đầu và nhà trường luôn là điều thiêng liêng. Mỗi chúng ta, thế hệ trẻ sẽ góp phần vào sự thiêng liêng ấy và tạo nên hành trang cuộc đời vững chãi.
- Nó cho ta có thể cảm nhận được tình yêu thương của các thầy cô giáo và tình bạn bè.
- Nó dạy cho ta nhìu kiến thức hay và bổ ích.
- Nó dạy chúng ta kĩ năng sống
Và đặc biệt hơn thế nữa trường dạy chúng ta đạo lý làm người.
Từ văn bản Cổng trường mở ra, em nhận thấy vai trò của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người rất quan trọng
Bạn tham khảo:
Thế giới cảm xúc của con người là tổng hòa của những hỉ nộ ái ố, và ba thứ tình cảm chính là tình thân, tình bạn, và tình yêu. Trong số đó tình bạn, tình yêu có thể tan rồi lại hợp, hợp rồi rồi lại tan, ta có thể đau khổ một ngày, một tháng, một năm vì sự ra đi của một người bạn không xứng đáng, một người yêu bội bạc, nhưng ta sẽ đau khổ và hối hận cả đời khi lỡ mất đi người thân yêu duy nhất, mất đi thứ tình cảm trân quý nhất - tình thân. Ba văn bản Cổng trường mở ra, Mẹ tôi, và Cuộc chia tay của những con búp bê là những tác phẩm sâu sắc và thấm thía về tình thân, tình cảm gia đình, ở mỗi một câu chuyện, một bối cảnh chúng ta lại nhìn nhận được một khía cạnh của tình thân, từ đó rút ra được những bài học lớn hạnh phúc gia đình.
Tác phẩm Cổng trường mở ra tựa như những trang nhật ký của một bà mẹ có đứa con ngày mai bước vào lớp một. Tình yêu thương của mẹ đong đầy trong mỗi câu văn, đó là thứ tình cảm dịu dàng, là sự chăm sóc tỉ mẩn từng tí cho đứa con trai yêu dấu. Con bước vào lớp một nhưng người lo lắng hơn cả lại là mẹ, vậy là ngày mai con đã chính thức là học sinh, con dần rời rời xa đôi vòng tay của mẹ để bước vào một môi trường mới, ở đó con sẽ phải tự lập nhiều hơn. Điều những tưởng là bình thường âý nhưng lại khiến mẹ lo lắng, không thể tập trung và mất ngủ, tại sao lại như vậy? Bởi lẽ mẹ quá yêu thương con, mẹ luôn suy nghĩ chu toàn tất cả mọi thứ, mẹ dự đoán cả những gì con sẽ trải qua khi bước vào lớp Một. Hơn ai hết, càng yêu thương con thì mẹ lại càng hiểu rõ tầm quan trọng của nhà trường đối với sự phát triển của con trẻ, bởi mẹ cũng từng có một tuổi thơ như vậy, mẹ luôn hy vọng rằng tại ngôi trường thân thương ấy con sẽ góp nhặt cho mình những kỷ niệm quý giá nhất trong cuộc đời. Mẹ luôn đặt niềm tin tuyệt đối vào đứa con của mình "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra". Có lẽ trên cuộc đời này chẳng còn ai có thể yêu thương con bằng thứ tình cảm dịu dàng và chu đáo hơn mẹ nữa, tình cảm ấy dẫu có là nước biển Đông, hay suối nguồn trong ca dao thì cũng chẳng đủ để đong đếm hết được.
Cuộc chia tay của những con búp bê lại là câu chuyện thấm đẫm nước mắt về tình cảm anh em của hai đứa trẻ tưởng chừng không hiểu ly hôn, hay tan vỡ là gì. Đôi lần tôi tự hỏi rằng cha mẹ của Thành và Thủy có yêu thương và suy nghĩ cho hai anh em không mà nỡ lòng nào để hai đứa trẻ phải đau khổ đến vậy. Câu trả lời là có, thế nhưng có lẽ cái ích kỷ cá nhân, cùng với cách yêu thương mà người lớn cho là đúng, là tốt đã vô tình làm tổn thương con trẻ. Thành và Thủy là hai đứa trẻ ngoan ngoãn, yêu thương và gắn bó với nhau vô cùng, trong cuộc chia tay của cha mẹ chúng không hề có lỗi, thế nhưng "tai họa" và bi kịch lại đổ trực tiếp lên đầu những đứa trẻ ấy. Cuộc chia tay của cha mẹ kéo theo hàng loạt những cuộc chia tay khác, những con búp bê chia tay nhau, Thủy chia tay trường lớp bạn bè, phải từ giã sự nghiệp học hành, về quê kiếm sống, chia tay bố và đau đớn nhất là phải chia tay cả anh trai. Đối với những đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi lớn, cú sốc tinh ấy là quá lớn, sẽ để lại trong tâm hồn chúng những vết sẹo không bao giờ lành. Đọc câu chuyện ta thấy thật thấm thía về tình cảm anh em, chân thành và sâu sắc của Thành và Thủy, bi kịch cha mẹ ly hôn chính là bước đệm đẩy tình cảm ấy lên cao nhất. Đồng thời qua đó, câu chuyện còn để lại trong lòng người đọc bài học sâu sắc về tình cảm gia đình, về việc xử lý những vấn đề phát sinh trong hôn nhân, cho dù có chuyện gì xảy ra, xin hãy đặt cảm xúc của con trẻ lên trên để suy nghĩ. Các bậc cha mẹ đừng để sự ích kỷ của mình làm tổn thương con cái, bởi hơn ai hết trẻ em là đối tượng nhạy cảm và mong manh nhất, chúng cần được bảo vệ, được giáo dục chứ không phải là chịu đựng đau khổ, bất hạnh.
Tác phẩm Mẹ tôi lại là những lời tâm huyết mà người cha mẫu mực dành cho cậu con trai của mình, khi cậu hỗn láo với mẹ. Qua lời của người cha, hình ảnh người mẹ yêu thương con vô bờ bến, sẵn sàng hy sinh hết tất cả hiện lên thật cảm động, chắc ngoài mẹ ra chẳng có ai yêu con như thế nữa. Sự hỗn láo, vô ơn của con với mẹ đã khiến cha đau đớn, bởi hơn ai hết cha thấu hiểu và cảm thông sâu sắc với nỗi vất vả của mẹ từ lúc con sinh ra cho đến khi con lớn khôn. Bố En-ri-cô là một người đàn ông tuyệt vời, ông yêu vợ, cũng yêu con tha thiết, và vô cùng trân trọng gia đình, ông nhận thấy mình phải có trách nhiệm dạy dỗ En-ri-cô để vợ không phải phiền lòng, đồng thời cậu con trai bé bỏng lớn lên sẽ không phải hối hận vì những gì mà bản thân đã gây ra trong quá khứ, sẽ không phải đau khổ cả đời. Đó chính là tình yêu của người bố, thầm lặng, mạnh mẽ và nghiêm khắc, bố En-ri-cô dạy con một cách rất nhân văn, ông không dùng đòn roi, thay vào đó ông lựa chọn viết thư, lời lẽ trong thư vẫn đủ nghiêm khắc, và cũng rất cảm động, in sâu vào trong lòng đứa trẻ, khiến En-ri-cô nhận ra sai lầm và sửa đổi. Bức thư đã đem lại cho người đọc những bài học sâu sắc, bài học về tình mẫu tử thiêng liêng, tình cha thầm lặng, về cách dạy con tuyệt vời và nhân văn, quan trọng nhất là giáo dục cho mỗi một con người về lòng biết ơn với đấng sinh thành. Hơn tất cả tình cha mẹ vẫn là cao cả và thiêng liêng nhất trên thế gian, phận làm con cái chớ vì một chút giận hờn mà làm cha mẹ phải buồn lòng.
Cả ba tác phẩm đều là những câu chuyện, những văn bản sâu sắc nói về tình cảm gia đình ở những khía cạnh và vai trò khác nhau, có tình cảm ấm áp, dịu dàng của mẹ, có sự nghiêm khắc, nhưng bên trong là tình yêu con tha thiết vô cùng của bố, cũng có cả những bi kịch, đan xen là tình cảm anh em ruột thịt đầy cảm động. Gia đình là mái nhà chung, là phần tử cấu tạo nên xã hội, tình thân chính là mối liên kết bền chặt nhất để tạo dựng nên một gia đình hạnh phúc, người trong một nhà cần phải biết yêu thương, sẻ chia lẫn nhau, đừng ai vì lòng ích kỷ cá nhân mà làm người thân của mình phải chịu đau đớn, tổn thương.
1)
Thu về mang cho bầu trời bộ áo mới trong xanh, gửi một chút se lạnh trong làn gió và những tia nắng vàng màu hoa cúc. Như bao bạn học sinh khác, hôm nay em dậy sớm để đến trường dự lễ khai giảng năm học mới. Con đường đất đỏ thân quen hôm nay vui hẳn lên bởi tiếng cười nói của các bạn học sinh mang màu áo trắng tinh khôi. Hương hoa sữa hòa quyện vào mùi cỏ đồng nội thơm lạ kì. Những vòng quay xe đạp đưa em đến trường bằng niềm vui và lòng háo hức...Ồ! Em chợt nhận ra ngôi trường thân yêu của mình nằm giữa những ngôi nhà mái bằng san sát nhau.. Sau ba tháng hè, trường em như khoác trên mình một bộ áo mới: nào là cờ hoa, băng rôn,... Trên cổng chính là dòng chữ đỏ chói “NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG NĂM HỌC MỚI 2012- 2013”. Cánh cổng hôm nay mở rộng đón chào các bạn học sinh vào năm học mới. Bước vào sân trường là không khí náo nức, rộn rã ngày khai giảng chợt ùa vào trong tim. Sân trường hôm nay như nhỏ hơn bởi những dòng người cùng niềm vui, niềm háo hức ngày khai trường về dự lễ. Đây là những bạn học sinh mới bước chân vào ngôi trường THCS với sự hồi hộp và lạ lẫm. Kia là các bạn lớp trên đang vui mừng quàng vai bá cổ nhau sau ba tháng hè dài... Khắp sân trường tràn ngập tiếng nói cười...
2)
Công bằng mà nói, giáo dục đạo đức trong nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng môi trường sư phạm không phải là “ốc đảo” trong xã hội ta, một xã hội có bộ phận không nhỏ bị thoái hóa, biến chất, sống theo lối sống thực dụng, vô cảm. Mặt trái của kinh tế thị trường đã và đang tấn công như vũ bão vào văn hóa truyền thống tốt đẹp của chúng ta. Bước ra khỏi cổng trường, học sinh phải đối mặt với rất nhiều tệ nạn xã hội như cảnh dòng người chen chúc hỗn độn trên đường lúc tan tầm, cảnh đánh chửi nhau như cơm bữa trên hè phố...Và cách đây chưa lâu trẻ em được tận mắt chứng kiến cảnh người lớn phá tan tành phố hoa xuân của Hà Nội.
Khi về nhà, không ít học sinh tận mắt chứng kiến cảnh bố mẹ cãi chửi, thậm chí đánh nhau, được nghe bố mẹ bàn về những mánh lới làm ăn, nghe bố mẹ than phiền những bức xúc ở cơ quan với hàng loạt chuyện ghen ăn, tức ở, chuyện hối lộ, chạy chức chạy quyền...Tất cả những yếu tố trên đã ảnh hưởng đến sự hình thành văn hóa học đường trong nhà trường hiện nay.
Văn hóa học đường được tạo dựng nên bởi nhiều yếu tố nhưng quan trọng nhất, quyết định nhất theo tôi là ba yếu tố. Đó là nhà trường, đội ngũ thầy cô giáo và vai trò của cha mẹ học sinh.
3)
Mẹ không chỉ là người đã cho con một hình hài và nuôi dưỡng con nên người mà mẹ còn là cô giáo đầu đời của con.Mẹ đã phải dành rất nhiều thời gian luôn bên con để cùng con đọc sách, nói chuyện, cười đùa, mẹ dạy con học chữ, dạy con học hát, dạy con đạo lí làm người. Với tâm tình dịu hiền, đảm đang, người mẹ dạy con mình nên người, biết sống theo đạo lí với bản chất lương thiện. Niềm hạnh phúc của người mẹ là mong muốn được nhìn thấy con mình trở thành những người hữu ích cho gia đình, quê hương và xã hội.Trong gia đình, thường thì người cha giáo dục con cái về chí hướng, sự nghiệp và nghị lực; còn người mẹ thường thiên về bồi dưỡng tâm hồn và tình cảm cho con. Nhờ công lao sinh thành, dưỡng dục của những người mẹ hiền, nhiều người con đã thành đạt, hiển vinh, nhiều người con đã thành những anh hùng, thậm chí đã trở thành thiên tài. Một văn hào đã từng nói: “ Không có phụ nữ thì không có người mẹ. Không có người mẹ thì không có các anh hùng”.Một gia đình có nề nếp, gia phong thì cha mẹ là tấm gương cho con cái noi theo. Trong đó, vai trò giáo dục con cái vẫn thuộc về người mẹ đúng như câu tục ngữ mà dân gian vẫn lưu truyền: “Phúc đức tại mẫu”. Dù trong mọi hoàn cảnh nào, mẹ vẫn luôn là người bao dung, che chở, dõi theo bước con đi. Trên bước đường thành công của ***** luôn là hậu phương, là chỗ dựa vững chắc nhất của con về mọi mặt. Mẹ luôn là bờ vai ấm áp để cho con tựa vào, mỗi lúc con vui mẹ vui cùng con, lúc buồn con sà vào lòng mẹ để được mẹ ôm ấp, vỗ về, động viên: ***** hãy mạnh mẽ lên và tiếp bước trên con đường tương lai. Những gì mẹ dành cho con, những gì mẹ dạy cho con sẽ là hành trang con mang theo suốt cuộc đời. Mẹ là người thầy đầu tiên và cũng là người thầy suốt đời của con.Ngày nay, vai trò của người mẹ càng được đề cao. Mẹ không chỉ là người mẹ hiền đảm đang, gìn giữ hạnh phúc gia đình mà còn là những nhà khoa học, những vị lãnh đạo, những cán bộ có năng lực…Chính vì thế, ảnh hưởng của người mẹ đối với việc giáo dục con cái cũng thay đổi theo chiều hướng tích cực.
4)Sống ở đời, ai cũng hiếu, con người ta sinh ra, lớn lên và trưởng thành là nhờ có cha mẹ. Không có cha mẹ sẽ không có chúng ta. Ngay từ khi sinh ra, ta đã phải chịu ơn mẹ mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày. Theo thời gian, ta lớn lên là nhờ có dòng sữa ngọt ngào và miếng cơm manh áo mà cha mẹ đã phải đổ mồ hỏi sôi nước mắt mới mang lại được. Suốt tuổi thơ của ta, ta được cha mẹ nâng niu, chiều chuộng. Những bài học đầu tiên của cha và những lời ru của mẹ đã khiến cho tuổi thơ của ta trôi qua êm đềm. Ngay cừ những bước đi đầu tiên, mới chập chừng vào đời, ta đã có cha mẹ dìu dắt. Cha mẹ là những ngọn đèn mà suốt cuộc đời họ soi sáng con đường cho chung ta đi. Ngày ta thực sự trưởng thành có lẽ chính là ngày vui nhất trong đời cha mẹ. Mặc cho tuổi xuân của mình vùn vụt trôi qua, cha mẹ đã hi sinh cả cuộc đời mình cho con cái, để đánh đổi lấy những sợi tóc bạc ngày một nhiều thêm. Chính vì vậy mà để ghi nhớ đền đáp công lao to lớn của cha mẹ, ta luôn luôn phải hiếu thảo và vâng lời cha mẹ. Khi ở gần cha mẹ, ta phải làm cho cha mẹ vui lòng để bù đắp lại những ngày tháng vất vả mà cha mẹ đã nuôi nâng dạy dỗ ta. Suốt cuộc đời của mình, không lúc nào ta không kính trọng, biết ơn và thương yêu cha mẹ. Khi còn nhỏ, ta phải học tập chăm chỉ, ngoan ngoãn, không để cha mẹ buồn lòng. Khi cha mẹ đau ốm, ta sẽ luôn ở bên cha mọ và tận tình chăm sóc. Khi trưởng thành dù có di đâu, ta cũng luôn nhớ về cha mẹ, và ta phải giáo dục con cháu ta sau này luôn luôn ghi nhớ công ơn của ông bà. Có vậy thì ta mới thực sự là một người con hiếu thảo.
Văn bản "Cổng trưỡng mở ra" và cả văn bản "mẹ tôi" đều đã khắc họa một cách chân thực và cảm động tình yêu thương vô bờ bến của mẹ dành cho con.
Đêm nay, không như những đếm khác, ngày mai là ngyaf tựu trường đầu tiên của con, ắt hản, mẹ sẽ phải lo lắng lắm. Hình ảnh người mẹ đưa con tới trường, chăm sóc con dặn dò con trước khi tới lớp của bài " Công trường mở ra " như người mẹ đang tưởng nhớ lại những ngày đầu tiên của chính mình. Nhưng còn hơn sự hồi hộp, lo lắng của những ngày khai giảng mà mẹ từng trải qua. Những kí ức ấy từ đâu ạt dào về bên mẹ.
Người mẹ En-ri-cô nhân hậu, hết lòng vì con, thậm chí có thể hi sinh cả tính mạng vì con. Cậu bé EN-rin-cô đã hỗn láo với mẹ , vì đứa con trong phút chốc đã quên công lao sinh thành dưỡng dục của người mẹ kính yêu, người bố đã vô cùng giận dữ
Cả 2 văn bản đều toát lên nét đẹp của người mẹ. Chúng đều khuyên răn ta, nên bt yêu thương, kình trọng mẹ, người đã đứt ruột đẻ ra ta, người đã phải chịu đã hằng giờ để cho ta đc ra đời, ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc, mẹ là người sẽ giúp chúng ta bay cao, bay xa trong tương lai.
Bn ơi từ Cổng trường mở ra và Mẹ tôi của bn phải để trong ngoặc kép nhé
Em tham khảo:
Kiến thức chỉ có được qua tư duy của con người, sự hiểu biết chỉ có được nhờ không ngừng học hỏi. Muốn đạt được kết quả trong học tập, nắm vững tri thức, không có gì quan trọng bằng tinh thần tự học. Tự học là tự mình lựa chọn, tiếp cận và tiếp nhận tri thức mà không cần ai nhắc nhở hay dạy bảo. Tự học là quá trình diễn ra song song với quá trình giáo dục ở trường học. Nghĩa là ngoài việc học ở trường, chúng ta còn phải biết tự mình chủ động nghiên cứu kiến thức, tìm tòi, khám phá thế giới tri thức để hoàn thiện bản thân, kiện toàn năng lực, hướng đến sáng tạo. Tự học chính là hành trình của sự tìm kiếm và sáng tạo. Ai có tinh thần tự học, không ngừng nỗ lực lấp đầy tri thức, người ấy sẽ mau chóng tiến bộ, có hiểu biết sâu rộng, vững chắc, tự tin trong học tập và trong làm việc, không ngại khó khăn, thử thách trên con đường chiếm lĩnh tri thức. Người biết tự học thường rất giàu dũng khí, quả cảm trong hành động, có nhiều cống hiến cho xã hội. Bản thân họ sẽ là tấm gương cho người khác noi theo. Người không biết tự học không những luôn phụ thuộc vào sách vở, thầy cô mà kiến thức cũng hạn hẹp, suy nghĩ nông cạn, thiếu sáng tạo và khó làm được những việc lớn lao. Muốn có được tinh thần tự học, không gì quan trọng hơn là tự tin ở bản thân, sống có ước mơ, hoài bão lớn lao, biết sống vì người khác. Hãy nhớ rằng không phải sự nỗ lực nào cũng dẫn ta đến thành công, nhưng chắc chắn mọi nỗ lực sẽ giúp bạn tiến bộ hơn và tạo ra những cơ sở để chiến thắng. Cuộc sống có muôn vàn khó khăn nhưng nếu có đủ dũng khí, bạn sẽ dễ dàng vượt qua được. Nếu bạn có một ước mơ đủ lớn, ý chí sẽ đưa bạn đến thành công.