chỉ ra và phân tích hiệu quả sử dụng của các biện pháp tu từ sau
1, Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hát mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
cho con rợp cánh vườn bay
2, công cha như núi thái sơn
nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
một lòng thờ mẹ kính cha
cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
'GIÚP VS Ạ'
1. Câu thơ sử dụng phép so sánh và điệp ngữ nhằm đưa ra hàng loạt những định nghĩa về quê hương. Phép so sánh qua từ "là" và cấu trúc câu định nghĩa "Quê hương là" được điệp lại 2 lần đã khiến cho khái niệm về quê hương vốn trừu tượng lại trở nên hữu hình, cụ thể. Quê hương là những gì thân thuộc và gắn bó máu thịt với cuộc sống đời thường.
2. Câu ca dao sử dụng phép so sánh. Tác giả so sánh cái trừu tượng là "công cha", "nghĩa mẹ" với cái cụ thể, lớn lao, kì vĩ của thiên nhiên là "núi Thái Sơn", là "nước trong nguồn". Núi Thái Sơn cao lớn. Nước trong nguồn lúc nào cũng đầy ắp nước, không thể đong đếm. Phép so sánh này đã góp phần làm hữu hình hóa công lao sinh thành, dưỡng dục như trời biển của mẹ cha. Sâu sa hơn nhằm nhắc nhở mỗi người con phải biết ơn, ghi nhớ, đền đáp những tình cảm, công lao của cha mẹ.