K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 11 2019

Câu 1:

Kiều đã đặt nỗi nhớ Kim Trọng lên trước nỗi nhớ cha mẹ vì :
+ Trong cơn gia biến, Kiều đã hi sinh mối tình đầu đẹp đẽ để cứu gia đình, Kiều đã phần nào “đền ơn sinh thành” cho cha mẹ.
+ Với Kim Trọng , Kiều luôn canh cánh bên mình vì cảm thấy đã phụ tình chàng và có lỗi với chàng khi không giữ được lời hẹn ước. Nỗi đau ấy cứ vò xé tâm can Kiều khiến Kiều luôn nghĩ đến Kim Trọng.
+ và trước cảnh trăng như vậy khiến nàng nhớ tới đêm trăng thề hẹn cùng kim trọng

14 tháng 11 2019

Câu 2:

Ngô gia văn phái là cựu thần nhà Lê vẫn trung thành với nhà Lê không mấy cảm tình với Tây Sơn thậm chí xem Tây Sơn như giặc mà các tác giả vẫn viết về Quang Trung và những chiến công của đoàn quân áo vải một cách cảm tình hào hứng như vậy bởi vì:

- Cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Tây Sơn là sự thật lịch sử mà các tác giả đã được chứng kiến tận mắt, là những trí thức có lương tâm, những người có tâm huyết và tài năng nên các ông không thể không tôn trọng lịch sử. Mặt khác, các tác giả cũng được chứng kiến tận mắt sự thối nát, kém cỏi, hèn mạt của nhà Lê cùng sự độc ác, hống hách, ngang ngược của giặc Thanh nên các ông không thể không thở dài ngao ngán, cảm thấy nhục nhã, ý thức dân tộc không thể không được dâng cao.

- Tất cả những điều đó đã đem đến những trang ghi chép chân thực mà xúc động, tự hào như vậy.

26 tháng 7 2021

Vì vẻ đẹp của Kiều có phần sắc sảo, xinh đẹp hơn Thúy Vân (Thúy Vân mang vẻ đẹp phúc hậu). Tài năng của Thúy Kiều cũng hơn do nàng biết cầm, kì, thi, họa.

10 tháng 7 2018

Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc mà kết tinh tư tưởng, tình cảm và tấm lòng của ông chính là kiệt tác "Đoạn tường tân thanh". Tác phẩm đã thể hiện một tài năng độc đáo trong nghệ thuật tả người mà đoạn trích "Chị em Thúy Kiều" là một ví dụ điển hình. 
" Vân thì trang trọng khác vời 
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang 
Hoa cười ngọc thốt đoan trang 
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da 
Kiều càng sắc sảo mặn mà 
So bề tài sắc lại là phần hơn 
Làn thu thuỷ, nét xuân sơn 
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh..." 
Tuy ngay từ đầu đoạn trích tác giả đã giới thiệu "Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân". Nhưng đến khi miêu tả, Nguyễn Du lại miêu tả Vân trước, Kiều sau. Với Thúy Vân, ông đã sử dụng các hình ảnh ước lệ điển hình để vẽ nên một bức tranh thiếu nữ tuyệt đẹp: khuôn mặt tròn như mặt trăng, giọng nói trong như ngọc, nụ cười đẹp như hoa, da trắng hơn tuyết,... Để từ đó, tác giả miêu tả Kiều. Đây chính là nét đặc sắc và sáng tạo độc đáo của Nguyễn Du so với Thanh Tâm Tài Nhân. Tả Vân làm đòn bẩy để tả Kiều. Vân đã đẹp nhưng kiều còn đẹp hơn:"Kiều càng sắc sảo mặn mà". Vẻ đẹp của kiều càng trở nên nổi bật. Một nét đặc biệt nữa trong nghệ thuật tả người của Nguyễn Du ở đoạn trích này đó là: tác giả đã tả Vân thật cụ thêr, từ khuôn mặt cho đến nước da, còn với Kiều, Tố Như chỉ xuyết điểm vẻ tươi trẻ tràn đầy sức sống với "làn thu thuỷ, nét xuân sơn" và cái tài của nàng. Như vậy, qua phép đòn bẩy(tả Vân trước kiều) và những hình ảnh ước lệ tượng trưng, Nguyễn Du đã miêu tả thành công vẻ đẹp Vân, Kiều, đòng thời khẳng định một tài năng nghẹ thuật lớn

13 tháng 7 2018
Nguyễn Du , một đại thi hảo của dân tộc , nếu thơ văn ông dùng để thổi vào đó bao nhiêu mơ ước , khát vọng , thì Truyện Kiều là nơi ông thổi vào bao nhiêu ưu tư , sầu muộn . Truyện Kiều đã trở thành kiệt tác văn học thiên cổ muôn đời , đặc biệt là bút pháp tả người trong đoạn trích " Chị em Thúy Kiều ". Lời khen về nhan sắc , tác giả đã khéo léo chia đều cho cả hai nhân vật nhưng đâu đó vẫn còn phần ưu ái hơn . Đối với Vân, tác giả đã dùng những cái đẹp nhất trong thiên nhiên để so sánh với vẻ đẹp của nàng " Khuôn trăng đầy đặn , nét ngài nở nang "....nhưng ở Kiều ,ông tập trung miêu tả đôi mắt , ông còn dùng biện pháp nghệ thuật đòn bẩy để nâng vẻ đẹp của Kiều lên , thể hiện ở " So bề tài sắc lại càng đẹp hơn " , nghĩa là tác giả đã mượn bức chân dung của Vân làm nền , làm điểm tựa nâng bức chân dung của Kiều lên . Tác giả miêu tả vẻ đẹp của Kiều vượt quá khuôn phép của thiên nhiên , khiến cho " Hoa thua " , " liễu hờn " . Khẳng định vet đẹp của nàng quá xuất chúng , tài năng quá tuyệt đỉnh , dự báo một tương lai đầy sóng gió , gian truân.
31 tháng 7 2021

mình gạch đầu dòng nha

- Kiều thông minh sắc sảo hơn người / được trời ban cho trí thông minh hơn người.

-Tài năng của Kiều được thể hiện rõ nét như chơi đàn hay (đàn hồ cầm), văn chương giỏi, ...

- Nếu nói sắc là một thì tài là hai.

-Nhan sắc thì :

    + Da trắng ngần như nước mùa thu kiến cho giang sơn, vạn vật, vạn người mê mẩn khiến cho thiên nhiên chỉ cần nhìn cũng ganh tị.

    có vậy thui =]]

31 tháng 7 2021

Viết bài văn nha,tui quên ghi ở trên

: Đọc đoạn trích sau rồi trả lời câu hỏi:“Kiều càng sắc sảo mặn màSo bề tài sắc lại là phần hơnLàn thu thủy nét xuân sơnHoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanhMột hai nghiêng nước nghiêng thànhSắc đành đòi một tài đành họa hai.Thông minh vốn sẵn tính trờiPha mùi thi họa đủ mùi ca ngâmCung Thương làu bậc ngũ âmNghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.Khúc nhà tay lựa nên chương,Một...
Đọc tiếp

: Đọc đoạn trích sau rồi trả lời câu hỏi:

“Kiều càng sắc sảo mặn mà

So bề tài sắc lại là phần hơn

Làn thu thủy nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh

Một hai nghiêng nước nghiêng thành

Sắc đành đòi một tài đành họa hai.

Thông minh vốn sẵn tính trời

Pha mùi thi họa đủ mùi ca ngâm

Cung Thương làu bậc ngũ âm

Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.

Khúc nhà tay lựa nên chương,

Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân.”

Câu hỏi:

Câu 1: Em hiểu thế nào về hình tượng “thu thủy”, “xuân sơn”. Cách nói “làn thu thủy, nét xuân sơn” là cách nói ẩn dụ hay hoán dụ? Vì sao?

Câu 2: Dụng ý của tác giả trong câu “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”? Theo em có nên thay thế từ “hờn” bằng từ “buồn” được không?

Câu 3: Sử dụng câu chủ đề sau để viết đoạn văn:

“Khác với Thúy Vân, Thúy Kiều mang vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà cả về tài lẫn sắc”.

Câu 4: Qua cung đàn của Thúy Kiều (ở câu thơ cuối đoạn trích) em hiểu thêm gì về nhân vật này?

Câu 5: Qua đoạn trích, tác giả Nguyễn Du bày tỏ tình cảm gì với nàng Kiều?

Câu 6: Chép chính xác một câu thơ trong bài thơ em đã học trong chương trình ngữ văn THCS nói về vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Câu 7: Hai nhân vật Thúy Vân và Thúy Kiều có những điểm nào giống và khác nhau?

0

tham khảo:

      Nếu nói đến những tác phẩm ca ngợi người phụ nữ đảm đang, kiều mĩ được miêu tả một cách tỉ mỉ, hiểu tả như hiểu mình thì không thể không nhắc đến " Truyện Kiều " của Nguyễn Du. Nguyễn Du sinh năm 1765 tại Thăng Long, từ nhỏ đến lớn ông được đi tru du nhiều nơi hiểu nhiều chỗ cũng như là được tiếp xúc với cái văn hóa khác nhau. Có lẽ cũng vì vậy ông hiểu xa trông rộng, cảm nhận đặc sắc và cảm xúc của mỗi vùng miền. "Truyện Kiều" của ông được sáng tác bằng chữ nôm và đã và đang để lại nhiều ắn tượng đẹp trong lòng người đọc. "Chị em Thúy Kiều"là một phần của tác phẩm "Truyện Kiều".

         Trong phần trích " Chị em Thúy Kiều "tác giả chủ yếu tả sắc đẹp và tài năng của hai chị em Thúy Văn và Thúy Kiều. Ở trên tác giả miêu tả Thúy Văn tài sắc vạn toàn bao nhiêu thông minh bao nhiêu thì Kiều càng sắc sảo thông minh hơn bấy nhiêu. Không chỉ sắc sảo mặn mà mà tài cũng hơn người. Nàng được miêu tả một cách tỉ mỉ nhưng kiêm tốn nhun nhường. Phải chăng đây là một cô tiên hiền hậu khôn ngoan trong một câu chuyện cổ tích chẳng hạn ? 

                            " Kiều càng sắc sảo mặn mà,

                             So bề tài sắc lại là phần hơn :

                                Làn thu thủy nét xuân sơn 

                        Hoa ghen đua thắm liễu hờn kém xanh " 

          Khác với cô em gái Kiều được miêu tả có một làn da trắng ngần cùng với nhan sắc vạn gười mê rung chuyển đất trời. Khiến cho hoa thơm, cỏ dại, thiên nhiên, đất trời rung chuyển bởi sắc đẹp " nghiêng nước nghiêng thành " của Kiều. Bởi lẽ đó cô khiến cho mọi người mê mẩn như nước hoa trước vẻ đẹp mà còn ở tài năng của Kiều. Nếu nói đến tà năng trước hết nói đến sự thông minh của nàng. Sự thông minh như được trời ban cho, nàng thông minh và khôn ngoan hơn người. Ta thường có câu " nếu Kiều là người thông minh thứ hai thì không có người nào là nhất " cũng giống như nàng bạch tuyết khi đo nhan sắc vậy, nhưng cũng phần nào thể hiện được sự kiêm tốn của nàng. Quay lại với tài năng , Kiều không chỉ thông thạo văn thơ còn chơi đàn giỏi .

                               " Cung thương làu bặc ngũ âm,

                        Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương "

          Nàng là một nữ bậc thể hiện rõ nét nhất của người con gái thời xưa. Vì theo tiêu chí bấy giờ con gái mà biết ngăm thơ đàn ca cung bậc là một người con gái tài năng mĩ miều.

           Con người Kiều là một khắc họa lí tưởng của những mĩ nữ lúc bấy giờ. Ngoài ra tác giả còn ca ngợi vẻ đẹp và tài trí vẹn toàn của Kiều thể hiện rõ thân phận của nàng cùng vẻ đẹp hồn nhiên của trời ban cho.  

tham khảo nhé:

quên ghi

5 tháng 8 2018

 - Tác giả rất tinh tế khi miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều: tác giả miêu tả chân dung Thúy Vân trước để làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Kiều.

    - Với thủ pháp đòn bẩy, tác giả làm nổi bật vẻ của Kiều cả về nhan sắc lẫn tài năng.

       + Ngay trong câu thơ: “Kiều càng sắc sảo mặn mà” tác giả gợi lên sự sắc sảo về trí tuệ và mặn mà về tâm hồn.

       + Với bút pháp ước lệ tượng trưng, bức họa về nàng Kiều với đôi mắt trong sáng, long lanh thể hiện tâm hồn trong trắng, trí tuệ sắc sảo của nàng.

       + Vẻ đẹp của Kiều khiến hoa ghen, liễu hờn dự báo trước cuộc đời đầy sóng gió của Kiều.

       + Thúy Vân tác giả tập trung tả về nhan sắc, với Thúy Kiều, tác giả một phần tả sắc và hai phần để tả về cái tài của nàng.