K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 10 2021

tham khảo

- Thơ về tình mẫu tử là một chủ đề không bao giờ vơi cạn.

- Mây và sóng là một trong những bài thơ được nhà thơ Ta-Go nói về tình mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp của một đứa trẻ dành cho mẹ của mình.

tb)


* Cả bài thơ như lời thủ thỉ của em bé đang kể cho mẹ nghe về những cuộc vui rong chơi của mình ở trên bầu trời.

- Em bé ngước nhìn lên bầu trời, tưởng tượng mình đang chơi với mây, với bình minh vàng,vầng trăng bạc,… cuộc sống trên mây thật hấp dẫn, thú vị đối với một đứa trẻ như em.

- Cậu bé kể lại cuộc vui của mình với mẹ và mẹ em đang lắng nghe con kể. Tuy hình ảnh người mẹ không hiện diện trực tiếp trong thơ nhưng lại hiện hữu, dõi theo con trong xuyên suốt cả bài thơ.

- Chơi vui nhưng trong tâm trí,suy nghĩ của bé luôn hướng về mẹ yêu:

“Mẹ đang đợi mình ở nhà
Làm sao có thể rời mẹ mà đến được”

=> Có niềm hạnh phúc nào hơn khi được bên cạnh mẹ mình, những người yêu thương mình cho được, mặc dù bên ngoài biết bao điều hay, hấp dẫn đang đợi.

* Tình yêu mẹ vẫn luôn song hành trong tâm hồn đứa trẻ, chính mẹ, tình yêu thương của mẹ dành cho em đã trở thành sợi dây vô hình buộc chặt em bé ở lại với mẹ.

- “Con là mây,mẹ là trăng”: tình mẫu tử thiêng liêng ấy càng được biểu hiện sâu đậm, con luôn bên mẹ như trăng với mây, ví mẹ như trăng ôm ấp con qua bao tháng ngày.

- Cuộc đối thoại của những người trong sóng thủ thỉ cùng em về một cuộc chơi, mặc sóng vẫy gọi, chào mời nhưng em quyết định không đi vì mẹ muốn em ở nhà, em không thể nào rời mẹ.

- Với em, mẹ là nguồn sóng, là niềm vui,là nụ cười của em. Mẹ luôn là phật sống của đời con, mẹ cho con tình yêu cao quý, mẹ là lý trí của đời con.

- “Con là sóng và mẹ là bến bờ kì lạ”: Lòng mẹ bao dung như bến bờ. Hình ảnh bến bờ để sóng lăn, lăn mãi rồi sẽ cười tan như hình ảnh mẹ luôn vỗ về,ôm ấp con. Mẹ bây giờ như là bờ đê để con ước ao bao điều.

- Cậu bé khẳng định: “Và không ai trên thế gian này / Biết mẹ con ta ở chốn nao”.

=> Dù thế gian có thay đổi nhưng tình mẹ con vẫn mãi muôn đời theo thời gian.

* Nghệ thuật

- Hình thức đối thoại lồng độc thoại, hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng, kết cấu thơ lặp lại và sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa càng làm cho bài thơ sinh động, sâu sắc hơn trong mắt người đọc.

c, Kết bài

- Bài thơ như một bức tranh thiên nhiên màu sắc được vẽ bằng tình mẫu tử thiêng liêng. Nó là điểm tựa hướng con tới tương lai tương sáng.

- Gợi nhắc mỗi chúng ta về cuộc đời bao giờ cũng có những cám dỗ, điều quan trọng là ta phải biết vượt qua nó.

- Khẳng định một lần nửa tình mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp, đáng để trân trọng.

19 tháng 3 2021

4.Có thể nêu sự thành công trong việc xây dựng hình ảnh thiên nhiên ở những mặt sau : – Sinh động (đầy sức sống ; âm thanh, màu sắc đa dạng, phong phú). – Chân thực (sóng “cười vang”, sóng “ca hát”, sóng “ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao” : đặc điểm của sự vật luôn được tôn trọng). – Vừa thể hiện rõ tình cảm yêu thiên nhiên, vừa qua phép so sánh để làm nổi bật được tầm vóc vũ trụ của tình mẫu tử. – Lối nói ẩn dụ, cách chuyển trường từ vựng “thiên nhiên” sang trường từ vựng “con người”… ; ý nghĩa, tác dụng của việc chuyên trường từ vựng ấy.

14 tháng 11 2018

- Kết cấu bài thơ như một câu chuyện kể tạo ấn tượng thú vị với hình thức đối thoại lồng trong lời kể của em bé.

 

15 tháng 10 2021

tham khảo

2 phần 

- Phần 1: (Từ đầu đến “xanh thẳm”): Cuộc trò chuyện của em bé với mây và sóng

 

- Phần 2: (Còn lại): Cuộc trò chuyện của em bé với sóng và mẹ.

ko muốn ghi nhìu thanghoa

Trong đoạn 1,2 của "Mây và sóng", ta thấy được nét hồn nhiền vui tươi của trẻ thơ cùng tình mẫu tử bao la của người mẹ. Lời kể của em bé thật hồn nhiên, ngây thơ làm sao: “Mẹ ơi, trên mây có người gọi con”, “Trong sóng có người gọi con”. Đối với một đứa trẻ, thế giới của người “trên mây” và “trong sóng” kì diệu và khơi gợi trí tò mò của một đứa trẻ. Vậy nên em đã luôn tự hỏi cách thể đến với thế giới ấy: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Đó chính là khao khát rất trẻ thơ được khám phá thế giới bên ngoài. Mặc dù lời mời gọi của người “trên mây” hay “trong sóng” vô cùng hấp dẫn nhưng em không nỡ rời xa mẹ của mình. Qua hai hình ảnh ẩn dụ mây và sóng ta thấy đứa trẻ hồn nhiên nhưng hiểu chuyện biết cách yêu thương người mẹ của mình

Phần I: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (6 điểm) Câu 1. Bài thơ Mây và sóng viết theo thể thơA. năm chữB. bảy chữC. tự doD. lục bátCâu 2. Hai bài thơ Chuyện cổ tích về loài người và Mây và sóng có những điểm gì khác nhau? A. Mây và sóng có câu thơ kéo dài, không bị hạn chế về số tiếng trong mỗi câu thơ, trong khi Chuyện cổ tích về loài người mỗi câu thơ có 5 tiếng.B. Mây và sóng có yếu tố miêu tả,...
Đọc tiếp

Phần I: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (6 điểm) 

Câu 1. Bài thơ Mây và sóng viết theo thể thơ

A. năm chữ

B. bảy chữ

C. tự do

D. lục bát

Câu 2. Hai bài thơ Chuyện cổ tích về loài người và Mây và sóng có những điểm gì khác nhau? 

A. Mây và sóng có câu thơ kéo dài, không bị hạn chế về số tiếng trong mỗi câu thơ, trong khi Chuyện cổ tích về loài người mỗi câu thơ có 5 tiếng.

B. Mây và sóng có yếu tố miêu tả, còn Chuyện cổ tích về loài người không có. 

C. Mây và sóng có cả lời thoại của nhân vật, còn Chuyện cổ tích về loài người không có.

D. Chuyện cổ tích về loài người có các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá, điệp ngữ, còn Mây và sóng không có. 

Câu 3. Những dấu hiệu nào cho thấy bài thơ Mây và sóng được viết từ điểm nhìn của một em bé? 

A. Nội dung bài thơ là nói về tình cảm mẹ con. 

B. Các từ ngữ xưng hô trong bài thơ (mẹ, con, tôi, bạn, em). 

C. Các nhân vật mây và sóng được nhân hoá để trò chuyện với “con”.

D. Giọng thơ nhẹ nhàng, thủ thỉ. 

Câu 4. Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong bài Mây và sóng?

A. Điệp ngữ 

B. Điệp cấu trúc 

C. Ẩn dụ 

D. So sánh 

E. Nhân hoá 

F. Đảo ngữ

Câu 5. Trò chơi mà mây và sóng rủ em bé chơi có gì hấp dẫn? Chúng cho thấy đặc điểm gì của trẻ em? 

Câu 6. Lời từ chối của em bé với mây và sóng có ý nghĩa gì? 

Câu 7. Tại sao em bé khẳng định các trò chơi với mẹ là “trò chơi thú vị hơn”, “trò chơi hay hơn” so với những lời rủ rong chơi của mây và sóng?

Câu 8. Em bé đã chơi hai trò chơi tưởng tượng, trong đó em bé và mẹ đều “đóng những vai” khác nhau. Theo em, tại sao tác giả lại để “con là mây”, “con là sóng" còn “mẹ là trăng”, “mẹ là bến bờ"? Hãy ghi lại một số đặc điểm của máy, sóng, trắng, bờ bến để thấy rõ hơn sự tinh tế và tình cảm, cảm xúc được tác giả thể hiện trong bài thơ.

Câu 9. Hãy ghi lại các động từ, cụm động từ được dung để kể về mây, song, mẹ, con trong bài thơ và nhận xét về tác dụng của chúng. 

Câu 10. Trong ca dao Việt Nam, có nhiều câu nói về tình cảm, công ơn của cha mẹ với con cái. Em hãy tìm và ghi lại ít nhất 3 câu ca dao trong số đó. 

Phần II: LÀM VĂN (4 điểm) 

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả.  

0
30 tháng 3 2018

Chọn đáp án: A

30 tháng 10 2021

Nét tương đồng:

Đều có thái độ sống : uống nước nhớ nguồn ,ân nghĩa thuỷ chung

  -  Nét khác nhau

 + Câu hỏi tu từ gợi nhắc người đọc thấy được nỗi khắc khoải của đứa cháu khôn nguôi nhớ về bà, nỗi nhớ thường trực và mãnh liệt.

  +mang ý nghĩa nghiêm khắc nhắc nhở, là sự trách móc trong lặng im. Chính cái im phăng phắc của vầng trăng đã đánh thức con người, làm xáo động tâm hồn người lính năm xưa. 

16 tháng 7 2018

- Những hình ảnh không xuất hiện ở sáu câu thơ đầu bài thơ Thu điếu : cá, ánh mặt trời.

- Trong bức tranh thu này, cảnh vật hiện ra đều rất đỗi bình dị, dân dã. Khung cảnh ấy vẫn thường hiển hiện vào mỗi độ thu về trên những làng quê và đi vào tâm thức của bảo người, nhưng lần đầu tiên được Nguyễn Khuyến vẽ ra với nguyên cái thần thái tự nhiên của nó và khiến ta không khỏi ngỡ ngàng, xúc động. Đó là một mùa thua trong trẻo, thuần khiết, mát lành.