Đề bài
Viết cảm nhận của em về bài thơ Mẹ và quả.
Các bạn giúp mình với.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Khổ thơ cuối bài giúp em cảm nhận được tình cảm của tác giả với đất nước mình và nước bạn đó là tình cảm gắn kết, trân trọng và ca ngợi của Tố Hữu dành cho Cuba. Một tình cảm cao đẹp, đáng trân trọng và giúp tình đoàn kết giữa hai dân tộc trở nên khắng khít, bền chặt.
Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về câu ca dao:
Chiều chiều ra đứng ngõ sau,
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều!
***
Hướng dẫn lập dàn ý
I. Mở bài
- Giới thiệu chung về số phận của người phụ nữ xưa: chịu rất nhiều bất hạnh, không được quyền quyết định cuộc đời của mình.
- Có nhiều bài ca dao, tục ngữ nói về thân phận của người phụ nữ, trong đó nổi bật là bài ca dao:
Chiều chiều ra đứng ngõ sau,
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.
II. Thân bài
- Ý nghĩa của bài ca dao:
+ Lời giãi bày của một người phụ nữ vì hoàn cảnh mà phải lấy chồng xa. Những lúc tủi hờn chỉ biết ôm nỗi buồn mà “trông về quê mẹ”.
- Thời gian:
+ Bài ca dao diễn tả tâm trạng của người phụ nữ vào buổi xế chiều.
+ Buổi xế chiều: thời điểm cuối ngày thường gợi nhiều suy nghĩ và thường gợi những nỗi buồn vương vấn. Đây cũng là thời điểm người phụ nữ tự đối diện với lòng mình.
+ “Chiều chiều”: không phải là một buổi chiều cụ thể nào cả mà đó là chỉ thời gian chung chung, giờ khắc của ngày tàn.
- Không gian:
+ “Ngõ sau”: Gợi đến thân phận hèn mọn của phận dâu tôi đòi.
+ “Quê mẹ”: một nơi xa, nơi có những người thân trong gia đình, nơi chứa đựng những yêu thương, những sẻ chia ấm lòng người.
+ “Chín chiều”: là chín bề, nhiều bề.
+ Nỗi đau chín chiều là nỗi đau quặn thắt, không nói nên lời, âm ỉ, dai dẳng làm héo hon lòng người.
⇒ Thời gian “chiều chiều” kết hợp với không gian “ngõ sau” gợi lên tình cảnh tội nghiệp của người phụ nữ: nhỏ bé, thui thủi một mình, đáng thương.
- Nghệ thuật:
+ Sử dụng từ ngữ có kết cấu vòng tròn đối xứng chiều chiều – chín chiều góp phần gợi tả bi kịch của đời người phụ nữ: họ không bao giờ thoát khỏi các vòng khổ đau của định mệnh.
⇒ Tình cảnh và tâm trạng của người phụ nữ: nặng nề, đau xót hơn.
III. Kết bài
- Bài ca dao có sức lay động những nỗi nhớ quê sâu kín của con người.
- Là lời tố cáo những tư tưởng phong kiến đã đẩy người phụ nữ vào những khổ đau của cuộc đời.
Học tốt !!!
#Min
Người phụ nữ xưa phải chịu rất nhiều bất hạnh trong cuộc sống. Họ không có quyền quyết định cho cuộc sống của mình mà phải phụ thuộc vào người chồng người cha. Có rất nhiều câu ca dao tục ngữ nói về thân phận người phụ nữ lúc bấy giờ, trong đó nổi bật là câu ca dao:
"Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều."
Câu ca dao là lời giãi bày tâm sự của một người phụ nữ vì hoàn cảnh mà phải lấy chồng xa. Do ảnh hưởng của những quan niệm phong kiến, người phụ nữ lúc bấy giờ chưa được quyền bình đẳng, phải hứng chịu những đau đớn trong cuộc đời. Việc lấy chồng là việc hệ trọng của đời người nhưng người phụ nữ thời đó phải chấp nhận cảnh cha mẹ đặt đâu con ngồi đó, thậm chí phải lấy chồng lấy vợ từ khi lên năm lên ba. Sống trong nhà chồng người con gái đi lấy chồng xa thường phải chịu nhiều nỗi tủi hờn, đau khổ. Những lúc tủi phận, những lúc nhớ nhà nàng chỉ còn biết thui thủi ôm nỗi buồn mà “trông về quê mẹ”.
Câu ca dao diễn tả tâm trạng người phụ nữ vào buổi chiều. Đó là thời điểm cuối ngày thường gợi nhiều suy nghĩ và thường gợi những nỗi buồn vương vất. Dân gian dùng từ láy Chiều chiều cho ta biết rằng không phải một buổi chiều mà chiều nào cũng vậy, khi thời gian bước vào cái giây khắc của ngày tàn, người phụ nữ lại “đứng ra ngõ sau” để “trông về quê mẹ” mà “ruột đau chín chiều”. Bước vào chiều tà không gian đã nhập nhoạng tối, người phụ nữ lại chọn địa điểm “ngõ sau” rất kín đáo để tự mình đối diện với lòng mình.
“Ngõ sau” chẳng những gợi đến thân phận hèn mọn của phận dâu tôi mà kết hợp với thời gian chiều tối nó còn tạo ra một góc riêng cho người phụ nữ tội nghiệp ấy: một cái góc vừa tối vừa hẹp. Trong khung cảnh ảm đạm, hình ảnh người phụ nữ cô đơn thui thủi một mình càng nhỏ bé, đáng thương hơn nữa. Nàng lặng lẽ “Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”. Nhắc đến “mẹ” là nhắc đến điểm tựa tâm hồn của người con. Nhắc đến “quê mẹ” là nhắc đến những yêu thương, những đồng cảm, những sẻ chia làm ấm lòng người. Đặc biệt, từ “trông” không chỉ có nghĩa là nhìn mà còn có ý nghĩa là trông ngóng. Người phụ nữ “trông về quê mẹ” còn là đang khao khát những tình cảm ấm nồng, còn đang mong ngóng ngày trở về quê mẹ với những người thân yêu nhất của mình. Trong hoàn cảnh bèo dạt mây trôi nơi đất khách quê người, nàng trông về nơi ấy mà ruột đau chín chiều. Chín chiều là “chín bề”, là “nhiều bề”. Nỗi đau “chín chiều” là nỗi đau quặn thắt không nói nên lời, nó âm ỉ, nó dai dẳng làm mòn làm héo con người. Cách sử dụng từ ngữ có kết cấu vòng tròn đối xứng chiều chiều – chín chiều đã góp phần gợi tả bi kịch đời người phụ nữ: họ chẳng bao giờ thoát khỏi cái vòng trong khổ đau định mệnh. Tình cảnh và tâm trạng của người phụ nữ ấy vì thế mà càng nặng nề, đau xót hơn.
“Chiều chiều ra đứng ngõ sau…” là bài ca dao có sức lay động những miền thương miền nhớ dù là sâu kín nhất của con người. Và vì thế, bài ca dao mang trong mình một tinh thần nhân đạo sâu sắc.
Chỉ có hai câu thơ ngắn gọn nhưng chất chứa nhiều ý nghĩa sâu xa, câu ca dao đã lột tả được hết tâm trạng của người phụ nữ khi phải đi lấy chồng xa, tủi phận cô đơn, nhớ quê nhà, nhớ mẹ, bởi ở nơi đó không có chỗ nào là chỗ dựa cho người con gái bất hạnh ấy. Câu ca dao như một lời tố cáo cái xã hội phong kiến thối nát, đẩy người phụ nữ mềm yếu xuống bước đường cùng của cuộc sống.
tui trưa học bài này nên nhấn link mà làm nha;-;
https://tuyensinhso.vn/de-thi-dap-an/de-thi-thu-thpt-quoc-gia-nam-2020-mon-ngu-van-mau-so-11-c51095.html
Tham khảo/:
“Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh là một bài thơ giàu ý nghĩa, đặc biệt là khổ thơ nói về sự thay đổi của trái đất khi trẻ con được sinh ra. Trước đó, trái đất thật là trần trụi: không một dáng cây ngọn cỏ, cũng như không có ánh sáng hay màu sắc. Thì sau khi trẻ con ra đời, trái đất đã hoàn toàn thay đổi. Đầu tiên là sự xuất hiện của mặt trời xuất hiện giúp trẻ con nhìn rõ. Màu xanh của cây cỏ, màu đỏ bông hoa giúp trẻ con nhận biết màu sắc. Và tiếng chim hót, tiếng gió thổi cho trẻ con cảm nhận âm thanh. Sông xuất hiện giúp trẻ con tắm rửa sạch sẽ. Biển lại giúp trẻ con suy nghĩ, cung cấp cá tôm và phương tiện là tàu thuyền để khám phá khắp nơi. Khi trời nắng, những đám mây đem bóng mát cho trẻ em. Và khi trẻ em bắt đầu tập đi thì con đường xuất hiện. Mọi sự việc xuất hiện đều xoay quanh trẻ em. Điều đó đã giúp người đọc hiểu hơn về tầm quan trọng của trẻ em trong cuộc sống.
Tham khảo:
Đọc bài thơ Chuyện cổ tích về loài người của nhà thơ Xuân Quỳnh, em rất ấn tượng với khổ thơ đầu tiên. Ở đó, tác giả vẽ nên một khung cảnh, khi mà cả trái đất chỉ mới có trẻ con mà thôi. Trẻ con chính là sinh vật đầu tiên xuất hiện, như một ngôi sao sáng, như một đốm lửa màu nhiệm. Thế giới xung quanh lúc này xám xịt và lạnh lẽo, trụi trần, chẳng có gì cả. Tác giả đã khắc họa trái đất lúc ấy không cây cỏ, không muông thú, chim chóc, không có màu sắc, không có ánh sáng. Và trẻ con chính là nét bút tươi mới đầu tiên của nơi đây, là mầm non, là hi vọng về một tương lai khác của trái đất. Những hình ảnh thơ ấy, đã gợi lên sự tò mò về những điều mới lạ trên trái đất từ khi có trẻ con. Đó là cách mở đầu hay, thú vị và hấp dẫn.
Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943 tại thôn Ưu Điềm, Xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế trong một gia đình có truyền thống văn hóa và cách mạng. Sau khi tốt nghiệp khoa Văn, Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội năm 1964, ông trở về miền Nam tham gia vào phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên ở thành phố Huế, xây dựng cơ sở cách mạng, viết báo làm thơ.
Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ các nhà thơ chống Mỹ cứu nước. Thơ ông hấp dẫn bạn đọc bởi sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước, con người Việt Nam. Lời thơ Nguyễn Khoa Điềm không hoa mỹ kiêu kỳ mà như lời tự sự, lời tâm tình nhẹ nhàng bình dị nhưng lại có giá trị lay thức, ám ảnh tâm tư bạn đọc lâu dài bởi những triết luận sâu sắc được chuyển hóa qua những hình tượng thơ độc đáo, những tứ thơ có tính phát hiện mới đầy ám ảnh. Mẹ và quả là một bài thơ giản dị nhưng gợi nhiều liên tưởng mang tính nhân văn.
Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời, khi như mặt trăng
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi
Và chúng tôi một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi, mẹ mong chờ được hái
Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh
Nguyễn Khoa Điềm
(Thơ Việt Nam 1945-1985 - Nhà xuất bản văn học Hà Nội -1985)
Bài thơ chia làm ba khổ, tất cả gồm 12 dòng thơ với âm lượng mỗi dòng không đều nhau (5 dòng 7 chữ, 7 dòng 8 chữ). Giai điệu của bài thơ không mượt mà, du dương bởi tác giả ít quan tâm đến việc phối thanh, gieo vần; chủ yếu nhà thơ muốn bày tỏ cảm xúc chân thành, những suy nghĩ nghiêm túc gởi vào trong những hình ảnh thơ bình dị làm chúng ta nhớ mãi.
Nhan đề bài thơ “Mẹ và quả” có vẻ rất đơn giản, nhưng nó không thoáng qua nhẹ nhàng mà đọng lại, gợi thức trong mỗi chúng ta nhiều suy ngẫm về người mẹ trải bao vất vả cưu mang, chăm chút để cho nhiều thứ quả trên đời, trong khi đó đạo sống của con người là “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm mở đầu cho những dòng suy tư cảm xúc về mẹ bằng mấy lời tự sự, như lời tâm tình chia sẻ với chúng ta những kỷ niệm thân thương về mẹ, về mái ấm gia đình bao năm quây quần sinh hoạt bên nhau.
Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời, khi như mặt trăng
Những công việc vun trồng ngày này sang ngày khác, mùa này sang mùa khác của mẹ diễn ra có vẻ đơn giản, nhưng hàm chứa nhiều mong mỏi lớn lao của mẹ. Mẹ trông cậy vào thành quả tốt đẹp, khi đã dày công vun trồng chăm bón với ý thức trách nhiệm cao chứ không bỏ mặc để chúng phát triển tùy tiện. Ý thơ của Nguyễn Khoa Điềm đã gợi ra mảnh vườn xanh tươi, gợi ra bóng dáng cuả mẹ ẩn hiện dưới giàn bí, len lõi giữa những luống khoai, vồng ớt, hàng cà lam lũ, như Nguyễn Duy khi “ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa”, mà hình dung bóng dáng của mẹ tất bật xót xa:
Mẹ ta không có yếm đào
Nón mê thay nón quai thao đội đầu
Rối ren tay bí tay bầu
Váy nhuộm bùn, áo nhuộm nâu bốn mùa
Kết quả công lao khó nhọc của mẹ là “những mùa quả lặn rồi lại mọc” tiếp nối nhau, đem lại cuộc sống no đủ cho đàn con, cho gia đình. Những mùa quả “như mặt trời” rộ chín của cam vàng, ớt đỏ, bí ngô già; “khi như mặt trăng” trắng dịu màu hoa, xanh màu ngọc như quả cà, quả bầu, quả mướp. Lời thơ còn gợi ra một bầu khí quyển thanh khiết, yên bình của chốn hương đồng gió nội quê nhà, giúp cho mỗi chúng ta tạm xa rời thế giới đô thị ồn ào, vội vã, xô bồ; tìm về quê quán ta xưa để được đắm mình trong hoài niệm tuổi thơ hạnh phúc, lâng lâng với dòng sữa ngọt ngào nuôi ta phần xác và lời ru ấm áp của mẹ bồi dưỡng phần hồn trong sáng thanh cao.
Từ vườn cây của mẹ, Nguyễn Khoa Điềm bắt nhịp tự nhiên sang vườn người với những nhận xét so sánh hóm hỉnh mà thâm trầm.
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng những giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi
Từ bàn tay chăm sóc chu đáo và tấm lòng yêu thương, quý mến của mẹ dành cho cây, cho con, nên tất cả đều phát triển tốt đẹp. Những đứa con cao lớn dần lên cả về thể chất lẫn đời sống tâm hồn; còn bí, bầu thì lớn xuống dài to ra. Tất cả đều là sự kết tinh bao nhọc nhằn lao khổ của mẹ. Tác giả đã có một liên tưởng thú vị mang theo tấm lòng biết ơn trân trọng dành cho mẹ khi hình dung bí, bầu “chúng mang dáng những giọt mồ hôi mặn/Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi”.
Ý thơ Nguyễn Khoa Điềm gợi ta nhớ đến bài ca dao nói về nỗi vất vả của mẹ, của người nông dân một nắng hai sương.
Mồ hôi mà rỏ xuống đồng
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương
Mồ hôi mà đổ xuống vườn
Dâu xanh lá tốt vấn vương tơ lòng
Nguyễn Khoa Điềm từng vận dụng chiếc khăn trong ca dao một cách độc đáo trong bài thơ Đất Nước. Nó không vì thương nhớ ai mà “khăn rơi xuống đất”, “khăn vắt lên vai”, “khăn chùi nước mắt”. Ông cho rằng “Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn tay trong nỗi nhớ thầm”. Lần nữa, trong “Mẹ và quả” ông hình dung những giọt mồ hôi nhọc nhằn của mẹ trong việc trồng cây, trồng người nó đã không rơi xuống đất, mà “rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi”. Nhà thơ đã thấu hiểu sâu sắc những giọt lòng đau đáu vì con, thương con của mẹ được liễm kết vào bên trong cõi lòng nhân hậu, hy sinh. Mẹ không than phiền cuộc sống khó khăn, nén tiếng thở dài vất vả, lau vội những giọt mồ hôi nhọc nhằn, chỉ với mong muốn cho các con được hưởng cuộc sống an nhiên hạnh phúc. Mẹ cao cả biết bao!
Từ chuyện bầu bí, mạch thơ chuyển hẳn sang chuyện người con. Dòng ý thức của nhà thơ, với tư cách là một đứa con, ông băn khoăn lo lắng khi “mẹ già như chuối chín cây” mà mình vẫn còn là thứ quả non xanh.
Và chúng tôi, một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ mong chờ được hái
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh
Trên đời này, ai trồng cây mà không mong thu hái mùa quả ngọt. Cây năm nào cũng có quả, mất mùa này còn hy vọng mùa sau. Còn những đứa con là thứ quả vô giá mà người mẹ chăm chút mòn mỏi qua bao năm tháng mới hy vọng đến độ chín - mới chín chắn - vững vàng, thành đạt. Trong góc nhìn quan tâm, bao dung của người mẹ, những đứa con dù tuổi đã lớn nhưng biết đâu vẫn nông nổi, dại khờ. Chỉ một lầm lạc, sai trái là có thể di hại một đời người; nên mẹ luôn dõi theo con từng bước. Chế Lan Viên cũng đã từng nghĩ về mẹ rằng:
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con
Công ơn của cha mẹ lớn lao vô ngần như vậy, nên người con hiếu thảo cần phải biết trách nhiệm trả nghĩa, báo hiếu cho đấng sinh thành hết lòng, chu đáo, như ca dao nhắc nhở:
Mẹ già ở túp lều tranh
Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con
Điều quan trong hơn là những đứa con cần hiểu niềm hạnh phúc lớn lao của cha mẹ là được chứng kiến sự thành đạt của các con. Trách nhiệm của những người con là phải tu dưỡng, học tập, rèn luyện để trở thành nhân cách có đạo đức, có văn hóa, có nghề nghiệp vững chắc, để mẹ yên lòng khi bàn tay đã mỏi. Đó là sự báo hiếu ý nghĩa nhất.
Nhà thơ đã sử dụng phép nói giảm, nói tránh như “ngày bàn tay mẹ mỏi” mà “mình vẫn còn một thứ quả non xanh” làm cho ý thơ nghe có vẻ nhẹ; nhưng thực ra nó có sức nặng lay thức tất cả chúng ta. Những đứa con trên cõi đời này hãy sống sao cho mẹ yên lòng thanh thản. Đừng tự biến mình thành thứ quả sâu, quả độc làm đau lòng mẹ; rồi khi cài lên ngực mình bông hồng trắng, mà hối hận thì đã quá muộn màng!
Vần thơ Mẹ và quả ngân lên như lời tỉ tê tâm sự giản dị, chân thành của Nguyễn Khoa Điềm với mỗi chúng ta về người mẹ yêu kính của thi sĩ. Nhưng dư âm của nó đã tạo ra những con sóng lan tỏa lâu dài trong trường tình cảm, trong ý thức của bạn đọc, từ đó mà mỗi người cần phải biết sống sao cho đúng nghĩa một con người ân tình hiếu thảo.
Bạn thứ nhất trả lời câu hỏi của mình là bạn lấy trên mạng phải ko?