K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 10 2019

Bài 1:

I living in the countryside because of some reasons. Environmentally speaking, it is a peaceful place. The air is fresh. The space is quiet. We can enjoy healthy natural conditions without worrying much about environmental pollution.

As for social security, the countryside is a safer place than a city. While urban security situation is always complicated with all kinds of crimes, rural areas are much more secure because most of countrymen are friendly and ready to help one another.

Moreover, rural life is also easier that in cities. People in cities are easy to get stressed because of pollution, job pressures, competitions, etc ... On the contrary, those bad things are very rare in the countryside. To sum up, except income matters, the countryside is a better residence than cities.

Bài 2:

Have you ever talked to a Cham person? Well, there are many fascinating things about this ethnic group that I want to share with you.   The Cham have a population of about 162 thousand inhabitants living in the provinces of Ninh Thuan, Binh Thuan, Dong Nai and Tay Ninh.   Their language belongs to the Malayo-Polynesian group.   The Cham have a tradition of wet rice cultivation. They are also experienced in fishing and making handicrafts, especially silk and hand-made pottery.   Every year, they hold the Katé festival to commemorate the dead and honour heroes in the Cham community. Various agricultural ceremonies are performed during the year for a new canal, for young rice and for so many other occasions.   Personally, I find the Cham ethnic people very interesting. Experience their way of life if possible, it’s worth your time.  

23 tháng 10 2019

Cảm ơn ạ!!!

9 tháng 1 2022

Tham khảo:

“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Trong gia đình của mình, người mà tôi yêu thương và kính trọng nhất chính là mẹ.

Mẹ tôi năm nay đã bốn mươi tuổi. Nhưng mẹ vẫn còn trẻ trung và xinh đẹp lắm. Dáng người của mẹ mảnh mai. Mái tóc đen nhánh, mềm mại và rất dài. Làn da vẫn còn trắng hồng như ngày nào. Đôi mắt hiền từ luôn nhìn tôi thật trìu mến. Đôi bàn tay mềm mại. Mẹ có một khuôn mặt phúc hậu, ai nhìn cũng cảm thấy quý mến. Đối với tôi, mẹ là người phụ nữ xinh đẹp nhất.

Mọi công việc trong gia đình đều do mẹ chăm lo. Từ giặt quần áo, dọn dẹp nhà cửa hay nấu ăn. Có khi rảnh rỗi, mẹ lại sáng tạo ra những món ăn độc đáo để cho em và bố cùng thưởng thức và đánh giá. Mẹ còn dạy cho tôi cách nấu một vài món ăn đơn giản. Khi thấy mẹ vất vả chăm lo cho gia đình, tôi cảm thấy rất thương mẹ.

Mẹ là một người phụ nữ hiền dịu. Còn nhớ có một lần, trên đường đi học về thì trời đổ mưa rất to. Do chủ quan nên tôi đã không mang áo mưa, mà trường lai cách nhà khá xa. Khi về nhà, tôi đã bị ốm. Thấy tôi như vậy, mẹ đã rất lo lắng. Đêm hôm đó, mẹ luôn ở bên cạnh để chăm sóc cho tôi. Nhìn khuôn mặt lo âu của mẹ lúc đó, tôi cảm thấy rất áy náy. Tôi đã không nghe lời mẹ dặn phải mang áo mưa. Qua kỷ niệm lần đó, tôi đã hiểu ra được sự quan tâm, lo lắng của mẹ và không còn bướng bỉnh nữa.

Hiểu được sự vất vả của mẹ, tôi tự hứa sẽ cố gắng học hành chăm chỉ hơn. Thỉnh thoảng, những lúc rảnh rỗi, tôi còn giúp đỡ mẹ những công việc nhà. Mùng 8 tháng 3 năm nay, tôi và bố đã có một kế hoạch để khiến cho mẹ bất ngờ. Đó cũng là lời cảm ơn dành cho mẹ vì đã vất vả với những công việc nhà trong suốt thời gian qua. Món quà bất ngờ là một bữa ăn do chính tay hai bố con chuẩn bị. Tôi tin chắc mẹ sẽ rất cảm động vì món quà này.

“Lòng mẹ bao la như biển thái bình” - tình yêu của mẹ lớn lao đến biết bao. Mẹ chính là điểm tựa lớn lao nhất để giúp tôi có thể vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.

9 tháng 1 2022

woa nhanh quá cảm ơn rất nhiều

 

23 tháng 8 2023

Overcrowding is a pressing issue that affects many communities around the world. It refers to a situation where the number of people living in a particular area exceeds its capacity. This can occur due to rapid population growth, urbanization, and migration, coupled with insufficient housing infrastructure. The effects of overcrowding are far-reaching and detrimental. Firstly, it poses significant health risks as it increases the likelihood of the spread of diseases. Additionally, overcrowded areas often experience higher crime rates, as the lack of space and resources can lead to heightened tensions. Moreover, overcrowding puts a strain on public services and resources, such as schools, hospitals, and transportation systems. To address this issue, it is crucial to implement effective urban planning and development strategies, along with initiatives to provide affordable housing. Furthermore, improving transportation systems can help distribute the population more evenly. Lastly, population control measures should be considered to manage the growth rate. In conclusion, overcrowding is a complex problem that requires collective efforts from individuals and governments. By taking proactive steps, we can create healthier and more sustainable communities for future generations.

$HaNa♬☘$

16 tháng 12 2019

bạn cứ bịa ra 1 chuyện j đó ví dụ như đi chơi quên h về, điểm thi tốt, làm vỡ bình mà mẹ thích nhất,..... rồi bạn kể tường tận sự việc đó lý do siễn biến kết quả cứ thế mà lm, có j sai mik xin lỗi

16 tháng 12 2019

Cứ bây bia ra , cha cần hay cho lắm đâu nha!

6 tháng 12 2016

1. Mở bài:
Lí Bạch là nhà thơ nổi tiếng của thơ ca lãng mạn cổ điển Trung Hoa.
Thơ ông có một vẻ đẹp kì lạ, khó quên,
Ông viết nhiều về trăng, coi trăng là biểu tượng của quê hương mà ông suốt đời yêu mến.
Bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh được ông sáng tác trong thời gian sống lênh đênh nơi đất khách quê người, trong đêm trăng sáng, chạnh lòng nhớ cố hương.
2. Thân bài:
Tâm trạng của nhà thơ:
Chủ đề bài thơ là trông trăng nhớ quê (vọng nguyệt hoài hương), thường thấy trong thơ cổ điển. Tuy vậy, cách thể hiện của Lí Bạch rất khác lạ. Hai câu đầu: Khung cảnh đêm trăng sáng:

Đầu giường ánh trăng rọi,
Ngỡ mặt đất phủ sương.
(Sàng tiền minh nguyệt quang,
Nghi thị địa thượng sương.)

Ánh trăng rọi sáng vào tận đầu giường như tìm đến với bạn tri âm, tri kỉ.
Vầng trăng tròn đầy, đẹp đẽ là đối tượng để nhà thơ vừa ngắm nhìn, thưởng thức, vừa chia sẻ tâm tình.
Nhà thơ đang có trạng thái mơ màng nên cảm thấy ánh trăng trắng đục như sương đang phủ tràn mặt đất.
Có thể nhà thơ ngắm trăng qua làn nước mắt xúc động, bồi hồi vì trăng đẹp, vì nhớ quê nên mới cảm nhận như thế.
Hai câu sau: Tình cảm tha thiết đối với quê hương:

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.
(Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương.)

Vầng trăng tròn đầy tượng trưng cho sự đoàn tụ.
Ngắm trăng, Lí Bạch mừng như gặp lại cố nhân nhưng vì chua xót cho thân phận cô đơn nơi đất khách quê người của mình nên càng thương nhớ quê hương cách xa ngàn dặm.
Tâm trạng trĩu nặng nỗi sầu, hành động thu gọn trong hai cử chỉ: Ngẩng đầu, cúi đầu… Nỗi nhớ quê hương của nhà thơ thật thiết tha, sâu nặng.
Trong hai câu thơ đều không có chủ ngữ nhưng nhân vật trữ tình – chính là thi sĩ vẫn hiện lên rất rõ nét cả về tư thế lẫn tâm trạng.

3. Kết bài : Bài thơ Tĩnh dạ tứ truyền cho người đọc niềm xúc động chân thành và tình yêu quê hương tha thiết của thi sĩ họ Lí. Nhận xét về bài thơ này, Trương Minh Phi–nhà phê bình nghiên cứu về thơ Đường đã viết: Trong loại thơ nhìn trăng mà thổ lộ tâm tình nhớ quê, bài có khuôn khổ nhỏ nhất, ngôn từ đơn giản tinh khiết nhất là Tĩnh dạ tứ của Lí Bạch, song bài có ma lựclớn nhất được truyền tụng rộng nhất cũng là bài Tĩnh dạ tứ ấy.
6 tháng 12 2016

Lí bạch là 1 nhà thơ nổi tiếng đời đường của Trung Quốc. Những tác phẩm của ông cho đến nay và mai sau vẫn sống mãi trong lòng người đọc. Và một trong những tác phẩm để đời là bài Tĩnh dạ tứ (cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh)
Thơ xưa thường hay nói đến thiên nhiên, thiên nhiên như 1 người bạn để thi nhân có thể chia sẻ tâm sự của mình hoặc cũng có bài thơ viết lên chỉ để ca ngợi thiên nhiên. Thơ Lí Bạch cũng nhắc đến thiên nhiên, đặc biệt là trăng, trăng tràn ngập trong thơ Lí Bạch. Có những bài, trăng như người bạn cung vui chơi với Lí Bạch còn có những bài ánh trăngnhư là cái cớ để ông bày tỏ tâm sự, nỗi lòng của mình và bài thơ Tĩnh dạ tứ là 1 bài như thế.
điều đó được thể hiện ngay ở nhan đề bài thơ. Bài thơ có tựa đề là Tĩnh dạ tứ tức là những suy nghĩ trong 1 đêm rất đẹp, trên trời ánh trăng toả sáng khắp nơi, một thứ ánh sang lung linh huyền ảo vag chính trong khung cảnh thiên nhiên ấy trong lòng Lí Bạch bỗng trào dâng lên nỗi nhó quê hương. Toàn bộ bài thơ là cảm xúc chân thành thiêt tha của tác giả. Ở hai câu thơ đầu:
Đầu giường ánh trăng rọi
Ngỡ mặt đất phư sương

Đọc hai câu thơ này, cảm giac đầu tiên đến với ta đó là sự yên tĩnh, vắng lặng vag thời gian luc này như đã khuya lắm rồi, tất cả như đang chìm sâu vào giấc ngủ, chỉ có ánh trăng âm thầm thực hiện nhiệm vụ của mình. Ánh trăng tràn vào nhà, soi rọi khắp nơi. Ánh trăng bàng bạc ấy khiến ông ngỡnhư là sương đang la đà trên mặt đất. Hình ảnh ấy gợi cho người đọc 1 cảm giác cô đơn và trống vắng. Phải chăng trong lòng thi nhân đang chất chứa 1 nỗi niềm tâm sự, bởi vậy nên ánh trăng đẹp như vậy mà ông cứ ngỡ như mặt đất phủ sương. Đồng thời với sự “nhầm lẫn” ấy ta còn thấy tâm trạng ngỡ ngàng, bất ngờ của thi nhân trước khung cảnh thiên nhiên. Câu thơ thứ ba:
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Câu thơ này vẫn nói đến trăng, nói đến thiên nhiên nhưng từ “ngẩng” dường như ko gợi cho ta cảm giác nhẹ nhàng thanh thản của người ngắm trăng mà đó là cái nhìn chất chứa tâm sự. Trong 3 câu thơ đầu, ta thấy tác giả nhắc nhiều đến thiên nhiên, đến trăng. Khung cảnh thiên nhiên ấy dẫu buồn nhưng vẫn gợi cho ta cảm giác đẹp, 1 vẻ đẹp huyền ảo, lung linh.
Nếu như ở 3 câu thơ đầu thi nhân nhắc nhiều đến trăng, điều đó khiến cho ko ít người ngỡ rằng bài thơ chủ yếu nói về trăng nhưng đến câu thơ cuối tất cả bộc lộ ra rất rõ:
Cúi đầu nhớ cố hương
Chúng ta thấy câu thơ thứ 3 và câu thứ 4 đối nhau ở 2 tư thế “cúi” và “ngẩng”. Cái tình trong bài thơ đã bộc lộ rõ hơn. Rõ ràng đây là 1 bài thơ tả cảnh ngụ tình. Tâm trạng của nhà thơ đã thực sự bộc lộ đó là nỗi nhớ cồn cào quê hương. Như ta đã biết, thuở nhỏ Lí bạch thường lên núi Nga Mi múa kiếm cà ngắm trăng, khi lớn lên trở thành nhà thơ ông lại thường xa quê nay đây mai đó. Thế nhưng dù cho năm tháng trôi qua thì tình cảm của ông đối với quê hương vẫn sâu đậm và tha thiết, chỉ cần nhìn ánh trăng thôi cũng đủ để gợi cho ông những cảm xúc dạt dào, tha thiếtvề chốn cũ. Và ánh trăng “đêm nay” đã khiến cho tâm hồn ông trĩu nặng nỗi nhớ quê, nhớ về nơi ông sinh ra, ở đó có những người thân của ông, nơi đó có biết bao kỉ niệm về những ngày thơ ấu, những năm tháng thăng trầm cua 1 đời người.
Như vậy, có thể thấy toàn bộ bài thơ cảnh và tình luôn song hành và gắn bó với nhau. Đối với Lí Bach thiên nhien luôn là người bạn đồng hành vừa có thể cùng ông vui chơi nhưng cũng có khi lai là nơi để ông trút nỗi tâm sự của mình. Tâm hồn ông luôn tha thiết với thiên nhiên và chính tấm lòng ấy đã gợi cho LÍ Bạch những cái nhing khá độc đáo về thiên nhiên, tứ thiên nhiên nhà thơ lại nhớ về quê hương thân yêu.
Có thể nói, những bài thơ của Lý Bạch đều thể hiện 1 tình yêu quê hương, đất nước câhn thành, thiết tha. Trong đó bài thơ Tĩnh dạ tứ có thể được coi là 1 bài thơ viết về tình yêi quê hương hay nhất, bởi tác giả rất tinh tế lấy ngoại cảnh, thiên nhiên để biểu hiện nỗi nhớ quê cua mình. Bài thơ rất ngắn gọn nhưng mang ý nghĩa sâu sắc, nhớ quê là tâm trạng chung của tất cả những người phải sống xa quê.

22 tháng 10 2019

Hi, my name is......I am .......years old. I am in class ......, .. ........lower secondary school. I playing tennis. I play it in my free time.         Mình chỉ viết đc bây nhiêu thôi. 

23 tháng 10 2019

Cảm ơn bạn có nhiêu dùng nhiêu thôi chứ mik cx k giỏi về phần này

7 tháng 12 2023
Đoạn văn mẫu số 1

Kho tàng ca dao Việt Nam có rất nhiều câu ngợi ca công lao to lớn của những đấng sinh thành. Một trong số đó là bài ca dao:

“Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”

Trước hết, bài ca dao sử dụng hình ảnh so sánh “công cha” với “núi ngất trời”; “nghĩa mẹ” với “nước ở ngoài biển Đông”. Cách so sánh lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, mẫu tử để so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Công cha so với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, nghĩa mẹ so với nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào. Còn nhắc tới “cù lao chín chữ” là nhắc đến công lao của cha mẹ nuôi con vất vả nhiều bề. Chín chữ cù lao gồm có sinh (đẻ), cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt ve), súc (cho bú, cho ăn), trưởng (nuôi cho lớn), dục (dạy dỗ), cố (trông nom), phục (theo dõi tính tình mà uốn nắn), phúc (che chở). Bởi vậy mà đứa con cần phải ghi nhớ công ơn trời bể đó, cũng như sống có trách nhiệm hơn. Bài ca dao giúp mỗi người hiểu hơn về công ơn của cha mẹ.

Đoạn văn mẫu số 2

“Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy”

Bài ca dao giúp tôi hiểu được mối quan hệ gắn bó giữa những người thân trong gia đình. Câu đầu tiên là câu phủ định - “anh em” không phải người xa lạ, từ đó nhằm khẳng định mối quan hệ thân thiết, ruột thịt. Tiếp đến, điệp từ “cùng” giúp nhấn mạnh vào mối quan hệ gắn bó giữa “anh em” - cùng chung cha mẹ, là người thân một nhà. Hai câu tiếp theo là lời khuyên nhủ giá trị. Giữa anh, em cần có sự yêu mến, hòa thuận. Cách so sánh “như thể tay chân” thật độc đáo, bởi “tay” và “chân” đều là những bộ phận có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, không thể tách rời. Cũng giống như anh em có sống hòa thuận thì gia đình mới có thể vui vẻ, hạnh phúc. Bài ca dao tuy ngắn gọn nhưng đã đem đến một bài học quý giá cho chúng ta.

Đoạn văn mẫu số 3

Trong kho tàng ca dao Việt Nam, em cảm thấy vô cùng ấn tượng và yêu thích bài:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

Bài ca dao có hai lớp nghĩa, nghĩa đen miêu tả vẻ đẹp của hoa sen, nghĩa bóng nói về vẻ đẹp phẩm chất của con người. Mở đầu bài thơ, với việc sử dụng câu hỏi tu từ “Trong đầm gì đẹp bằng sen?” là một lời khẳng định vẻ đẹp tuyệt vời của hoa sen trước những loài hoa rực rỡ khác. Tiếp đến là những đặc điểm nổi bật của hoa sen được khắc họa. Những gam màu chủ đạo của hoa sen là màu xanh của lá, màu trắng của hoa, màu vàng của nhị. Đó đều là những màu sắc tươi sáng, gợi sự thanh nhã. Cách sử dụng điệp ngữ “nhị vàng”, “bông trắng” và “lá xanh” nhằm gợi ra hình ảnh tả thực những cánh hoa xếp tầng tầng lớp lớp tạo nên những bông hoa. Câu thơ cuối cùng “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, hoa sen vốn sinh trưởng trong môi trường đầm lầm - một nơi có rất nhiều bùn. Mà đặc tính của bùn là có mùi hôi tanh, rất khó chịu. Mặc dù sống trong môi trường như vậy, nhưng hoa sen vẫn có mùi thơm ngát dịu dàng. Cũng giống như con người Việt Nam có lối sống giản dị, mộc mạc. Nhưng họ lại có phẩm chất tốt đẹp, cao quý. Sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn giữ được tâm hồn thanh cao. Bài thơ sử dụng thể thơ lục bát giàu cảm xúc, ngôn ngữ mộc mạc kết hợp với các biện pháp tu từ thật đặc sắc. Có thể thấy, đây là một bài ca dao ngắn gọn nhưng đã thể hiện được những vẻ đẹp của con người Việt Nam.

Đoạn văn mẫu số 4

Ca dao gửi gắm nhiều bài học giá trị, trong đó em đặc biệt ấn tượng với câu:

“Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy”

Nội dung của câu ca dao nói về mối quan hệ giữa anh, chị và em trong một gia đình. Cụm từ “anh em” mang tính đại diện cho anh, chị và em trong một gia đình. Đầu tiên, tác giả dân gian đã khẳng định rằng “anh em” không phải là những người xa lạ, mà là có máu mủ, ruột thịt. Họ đều cùng một cha mẹ sinh ra, cùng sống trong một gia đình. Đến hai câu tiếp theo, tác giả dân gian khẳng định rằng giữa anh, chị và em cần phải biết “yêu nhau như thể tay chân”. Cách so sánh khá độc đáo, bởi “tay” và “chân” vốn là những bộ phận trên cơ thể của con người, ảnh hưởng lẫn nhau và đều vô cùng quan trọng. Tay có thuận, thì chân mới bước và giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, phát triển. Giống như anh em trong một gia đình, có hòa thuận và yêu thương lẫn nhau. Từ đó, gia đình mới êm ấm, hạnh phúc. Như vậy, bài ca dao đã đem đến cho em một lời khuyên vô cùng hữu ích.

Đoạn văn mẫu số 5

Ca dao đã có rất nhiều câu ca ngợi công ơn lớn lao của cha mẹ. Một trong số đó là bài ca dao:

“Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”

Bài ca dao đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh cái trừu tượng với cái cụ thể. Đó là “công cha” với “núi Thái Sơn”, “nghĩa mẹ” với “nước ở ngoài biển Đông” giúp chúng ta thấy rõ được công lao to lớn của đấng sinh thành. Họ không chỉ ban tặng cho chúng ta sự sống, mà còn nuôi dưỡng và giáo dục chúng ta nên người. Bởi vậy mà lời nhắc nhở “Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi” quả thật đúng đắn. Chín chữ cù lao ở đây gồm có sinh (đẻ), cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt ve), súc (cho bú, cho ăn), trưởng (nuôi cho lớn), dục (dạy dỗ), cố (trông nom), phục (theo dõi tính tình mà uốn nắn), phúc (che chở). Có biết được chín chữ này, chúng ta mới thấu được nỗi vất vả của người cha, người mẹ. Để từ đó, mỗi người cần sống có trách nhiệm hơn, biết hiếu thảo với cha mẹ. Bài ca dao đã gửi gắm một bài học thật ý nghĩa.

Đoạn văn mẫu số 6

Ca dao Việt Nam có rất nhiều bài nói về công ơn của cha mẹ, nhưng tôi cảm thấy yêu thích nhất là bài:

“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Qua bài ca dao, tác giả dân gian đã khẳng định công ơn to lớn của đấng sinh thành, và qua đó khuyên nhủ con cái phải biết hiếu thảo với cha mẹ. Không chỉ nội dung ý nghĩa, mà nghệ thuật được sử dụng cũng khiến tôi cảm thấy ấn tượng. “Công cha” được so sánh với “núi Thái Sơn” - một ngọn núi có thật ở Trung Quốc. Đây là ngọn núi cao, có địa hình hiểm trở và từng trở thành cảm hứng sáng tác của nhiều nhà văn nhà thơ. Khi so sánh công ơn dưỡng dục của người cha với núi Thái Sơn, mỗi người mới hiểu hết được sự lớn lao của cha. Trên hành trình của sự trưởng thành, cha chính là người dạy dỗ con những điều hay lẽ phải, hướng con trở thành một người có đạo đức. Tiếp đến là “nghĩa mẹ” được so sánh với hình ảnh “nước trong nguồn chảy ra” - dòng nước mát mẻ và tinh khiết. Hình ảnh so sánh gợi nhắc về những hy sinh của mẹ. Người mẹ mang nặng đẻ đau suốt chín tháng mười ngày, sinh con ra và chăm sóc con từng miếng ăn giấc ngủ. Con lớn lên nhờ dòng sữa trong trẻo và ngọt ngào của mẹ. Ngay cả khi trưởng thành, dù có bất cứ khó khăn gì, đứa con vẫn đều tìm về bên mẹ để được vỗ về, yêu thương. Như vậy, bài ca dao đã đem đến cho tôi bài học suy ngẫm sâu sắc.

Đoạn văn mẫu số 7

Dân tộc Việt Nam có phẩm chất tốt đẹp, điều đó đã được thể hiện qua bài ca dao:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

Bài ca dao đã mượn hình ảnh hoa sen để ẩn dụ cho phẩm chất của con người. Mở đầu là một câu hỏi tu từ “Trong đầm gì đẹp bằng sen?” như một lời khẳng định rằng trong đầm có nhiều loài hoa rực rỡ, nhưng không có bất cứ loài hoa nào có thể sánh được với hoa sen. Hai câu ca dao tiếp theo vẽ nên vẻ đẹp rất đỗi bình dị mà thanh cao của chúng: lá xanh, bông trắng, nhị vàng. Cách sử dụng điệp ngữ “nhị vàng”, “bông trắng” và “lá xanh” nhằm gợi ra hình ảnh tả thực những cánh hoa xếp tầng tầng lớp lớp tạo nên những bông hoa. Câu thơ cuối cùng “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, hoa sen vốn sinh trưởng trong môi trường đầm lầm - một nơi có rất nhiều bùn. Mà đặc tính của bùn là có mùi hôi tanh, rất khó chịu. Mặc dù sống trong môi trường như vậy, nhưng hoa sen vẫn có mùi thơm ngát dịu dàng. Cũng giống như con người Việt Nam có lối sống giản dị, mộc mạc. Nhưng họ lại có phẩm chất tốt đẹp, cao quý. Sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn giữ được tâm hồn thanh cao. Chỉ một bài ca dao ngắn gọn nhưng đã thể hiện được những vẻ đẹp của con người Việt Nam.

Đoạn văn mẫu số 8

Bài ca dao: “Thân em như trái bần trôi/Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu?” giúp người đọc hiểu hơn về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Mở đầu bằng mô típ quen thuộc - “thân em” gợi cảm giác yếu đuối, mong manh và khiêm nhường. Cùng với đó là hình ảnh so sánh “trái bần trôi” mang nhiều nét tương đồng với cuộc đời và thân phận của người phụ nữ. Trái bần có vị vừa chua, vừa chát cũng giống với cuộc đời lận đận của người phụ nữ xưa. Trái bần đến khi già thường rụng xuống sông ngòi, lênh đênh theo dòng nước. Tiếp đến câu thơ “Gió đạp sóng dồi biết tấp vào đâu?” là một câu hỏi từ, hỏi đấy mà như một lời than thân, trách phận nhiều hơn. Nếu như trái bần trôi giữa dòng nước chẳng biết về đâu. Thì cuộc đời của người phụ nữ cũng như vậy. Lễ giáo phong kiến trọng nam khinh nữ khiến cho người phụ nữ không có quyền làm chủ số phận của bản thân. Họ phải sống phụ thuộc vào những người khác - không có quyền tự do yêu đương, hôn nhân. Bài ca dao giúp chúng ta thêm trân trọng những người phụ nữ hơn.

Đoạn văn mẫu số 9

Ca dao đã có rất nhiều câu ca ngợi công lao to lớn của những đấng sinh thành. Một trong số đó là bài ca dao:

“Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”

Trước hết, bài ca dao sử dụng hình ảnh so sánh “công cha” với “núi ngất trời”; “nghĩa mẹ” với “nước ở ngoài biển Đông”. Cách so sánh lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, mẫu tử để so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Công cha so với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, nghĩa mẹ so với nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào. Còn nhắc tới “cù lao chín chữ” là nhắc đến công lao của cha mẹ nuôi con vất vả nhiều bề. Chín chữ cù lao gồm có sinh (đẻ), cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt ve), súc (cho bú, cho ăn), trưởng (nuôi cho lớn), dục (dạy dỗ), cố (trông nom), phục (theo dõi tính tình mà uốn nắn), phúc (che chở). Bởi vậy mà đứa con cần phải ghi nhớ công ơn trời bể đó, cũng như sống có trách nhiệm hơn. Bài ca dao giúp mỗi người hiểu hơn về công ơn của cha mẹ.

Đoạn văn mẫu số 10

“Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Trấn Võ canh gà Thọ Xương.
Mịt mờ khói toả ngàn sương,
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”

Bài ca dao đã đem đến cho người đọc ấn tượng sâu sắc về vẻ đẹp của khung cảnh hồ Tây. Tác giả dân gian đã vẽ nét một bức tranh đầy thơ mộng, trữ tình. Thiên nhiên hồ Tây hiện lên sinh động, mà lãng mạn. Bầu trời mùa thu trong xanh, khoáng đạt. Những cơn gió khe khẽ đưa làm lay động cành trúc. Âm thanh của tiếng chuông ngân vang hòa cùng tiếng gà gáy báo canh gợi ra một cuộc sống sôi động. Cùng với đó là làn sương khói mờ ảo bao phủ không gian khiến cho khung cảnh thêm thơ mộng. Tiếng chày nhịp nhàng đã gợi ra vẻ đẹp truyền thống của người dân đất Thăng Long xưa với nghề làm giấy ở làng Yên Thái. Cuối cùng là vẻ đẹp của mặt hồ Tây ẩn trong khói sương mịt mù chợt hiện ra như một tấm gương long lanh dưới ánh nắng mai. Những âm thanh nhịp nhàng vang vọng từ tiếng chuông chùa, tiếng gà gáy đến tiếng chày giã giấy cũng báo hiệu cho một ngày mới đã bắt đầu. Sức sống đang trỗi dậy khắp mọi không gian. Bài thơ giúp cho người đọc thêm yêu vẻ đẹp mảnh đất Thăng Long.

Đoạn văn mẫu số 11

“Đường lên xứ Lạng bao xa?
Cách một trái núi với ba quãng đồng.
Ai ơi đứng lại mà trông:
Kìa núi thành Lạng, kìa sông Tam Cờ”

Đến với bài ca dao trên, người đọc cảm thấy ấn tượng về mảnh đất xứ Lạng. Mở đầu bài thơ là một câu hỏi tư từ “Đường lên xứ Lạng bao xa?” nhưng lại giống như một lời gợi mở. Tưởng rằng con đường lên xứ Lạng chẳng cách bao xa. Nhưng thực tế lại “cách một trái núi với ba quãng đồng” cho thấy sự xa xôi, cách trở của mảnh đất này. Từ đó, chúng ta thấy được hết sự hùng vĩ, rộng lớn của mảnh đất xứ Lạng. Những địa danh như núi thành Lạng, những sông Tam Cờ đều là những địa danh nổi tiếng của vùng đất quê hương này. Khi đọc bài ca dao này, chúng ta càng yêu thêm khung cảnh của mảnh đất xứ Lạng.

Đoạn văn mẫu số 12

“Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”

Bài ca dao được viết theo thể thơ lục bát mang âm điệu trầm bổng tựa như lời ru ngọt ngào của người mẹ. Mượn những hình ảnh thiên nhiên để nói đến công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái. Tác giả dân gian đã dùng cái to lớn, vĩ đại của thiên nhiên - đó là “núi”, “biển” để thể hiện công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Người cha có công sinh thành, dưỡng dục và dạy dỗ cho con nhiều điều hay lẽ phải. Người mẹ mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày. Không chỉ vậy, đứa con sinh ra còn được mẹ chăm sóc, bảo vệ từng miếng ăn, cái mặc. Hình ảnh “cù lao chín chữ” muốn nói về công lao của cha mẹ nuôi con vất vả nhiều bề. Và chín chữ ở đây cù lao gồm có sinh (đẻ), cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt ve), súc (cho bú, cho ăn), trưởng (nuôi cho lớn), dục (dạy dỗ), cố (trông nom), phục (theo dõi tính tình mà uốn nắn), phúc (che chở). Câu thơ giống như một lời nhắn nhủ, khuyên bảo con cái phải ghi nhớ công ơn của cha mẹ. Qua bài ca dao, người đọc mới thấu hiểu được công ơn của cha mẹ lớn đến nhường nào.

23 tháng 8 2018

Hầu hết các trường Trung học bây giờ đều được xây dựng khá khang trang hiện đại. Nhưng có một thực trạng đáng buồn là, dù yêu trường đến đâu nhiều teen vẫn quen với việc vô tư xả rác khắp nơi. Từ sân trường đến hành lang lớp học và nhất là trong… ngăn bàn. Giải thích cho việc làm rõ ràng là thiếu văn minh này, một số bạn hồn nhiên phát biểu: "Tiện đâu thì bỏ đó. Cũng đâu có nhiều nhặn gì, chỉ là vài cái vỏ kẹo, vỏ bim bim, ít hạt dưa linh tinh…Hơn nữa, mình đóng tiền vệ sinh để làm gì cơ chứ?”… Khăng khăng với những suy nghĩ đó, các teen này chưa từng một lần thấy ngần ngại khi buông rác dọc lối đi, hay để lại “chiến lợi phẩm” ngay ở chỗ ngồi của mình. 
Oanh, một chuyên gia quà vặt thật thà thú nhận: “Đang ngồi ăn trong lớp, chẳng lẽ lại bỏ vụ buôn dưa đang hồi gay cấn để chạy đi tìm… thùng rác?” Bắt đầu từ một chút lười, một chút ngại đến hình thành thói quen bạ đâu vứt rác đó, vô tình nhiều teen đã biến mình thành những “kẻ phá hoại”, chuyên làm bẩn trường lớp. Lâu ngày nó trở thành một thói quen dễ lây lan. Một bạn, rồi nhiều bạn theo nhau “lười”, và bộ mặt trường lớp cũng từ đó không thể nào ngăn nắp, sạch sẽ được như những khẩu hiệu “xanh- sạch- đẹp” nữa. 
Hằng Nga, một teengirl lớp 10 cho hay: "Đi đến đâu trong trường bạn ấy cũng bắt gặp “vu vơ” những vỏ bim bim, giấy vụn, túi nilon, vỏ chai nước… Thậm chí là bã kẹo cao su cũng “được” dính ngang nhiên trên tường, bàn, ghế…Cực kì khó chịu khi cứ phải nhìn thấy sân trường thấp thoáng rác. Ghê nhất là những ngăn bàn với các chiến lợi phẩm đủ thứ: Vỏ kẹo, vỏ hộp sữa, vỏ hoa quả, thậm chí… muối ớt!!! Không hiểu ý thức của cá bạn ấy bỏ đi đâu nữa.” 
Phiền vì sự vô ý thức của một bộ phận teen ấy đã đành, càng phiền lòng hơn khi “bệnh xả rác” lây lan nhanh chóng. Ở nhiều trường, nó còn là một căn bệnh khó chữa. Số bạn ý thức cao về giữ gìn vệ sinh trường lớp bỗng chốc thành “thiểu số”! Một điều thật trái khoáy nhưng là có thật. 
Thanh Tùng- một boy khá mẫu mực trong chuyện vứt rác đúng nơi quy định rất hay bị bạn bè gọi là Tùng hấp. Cái biệt danh ra đời chỉ vì nhiều khi, Tùng kiên quyết nhặt rác cho vào thùng, dù là mẩu giấy nhỏ! Nhìn thấy bạn bè mình vứt rác bừa bãi, Tùng thẳng thắn lên tiếng. Không ít người vì vậy mà khó chịu ra mặt với cậu bạn. Có kẻ độc miệng còn bảo Tùng cứ “ra vẻ”, teen gì mà như… ông già! 
Trong khi vấn đề rác thải, ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề "hot" trong cộng đồng, thì rất đông teen vẫn còn thờ ơ với nếp sống văn minh xanh - sạch. Tiện đâu vứt đấy, sự vô tư xả rác ra trường lớp bất chấp nội quy học đường, vô tư xả rác ra nhiều nơi công cộng, đường phố khiến teen đã và đang trở thành những “thổ dân” trong mắt mọi người. 
Thùng rác ngay đó mà vẫn cố tình xả rác lung tung thì thật là vô ý thức. (Ảnh minh họa) 
Tại sao không là một greenager ngay từ bây giờ? 
Xả rác bừa bãi ở trường lớp chính là teen tự làm xấu bộ mặt trường mình, cũng là làm “mất giá” thương hiệu trên đồng phục của bạn. Nhiều khi, chính thói quen này đã hại teen dở mếu dở cười. 
Hôm ấy, trên đường từ bến bus đi vào trường, Hồng Hạnh mải miết gặm nốt chiếc bánh mì, còn lại cái túi nilon nho nhỏ, Hạnh thẳng tay cho nó… bay vào không gian. Vừa dợm chân bước đi, thì một anh kính cận gọi với theo: “Em ơi, đánh rơi cái gì kìa!” Hạnh quay lại, lúng túng chưa biết nói gì, anh ấy đã nhặt chiếc túi lên dúi vào tay Hạnh và nói rất khẽ “Thùng rác ở đằng kia cơ cô bé ạ”. Hạnh đỏ bừng mặt. Chiếc túi nóng ran trong tay, xấu hổ chẳng biết giấu mặt vào đâu… 
Còn Huy Thông, một nhân chuyên nhét bã kẹo cao su bừa bãi vào chân ghế, chân bàn đã bị… gậy ông đập lưng ông khi vô tình dựa tay vào lan can, vào bị dính chặt áo vào một mẩu bã kẹo. Thông lớn tiếng chửi “thằng nào đó ý thức bắng … con ruồi!” rồi lập tức im bặt. Chính là cậu ta nhét bã kẹo vào đó mà không nhớ.Trước hình ảnh một lớp học nhem nhuốc rác, một ngôi trường không sạch sẽ, chắc chắn nhiều thầy cô cũng cảm thấy thất vọng và có gì đó “nản” trước đám học trò. Bước vào lớp đã bị cái sự bẩn làm phân tâm, thầy cô cũng khó mà nhiệt tâm giảng bài được thoải mái và trọn vẹn… Thiệt thòi khi ấy, lại chính do teen chịu. Vì có ai mà không yêu nổi một ngôi trường sach sẽ với những greenager chính hiệu? 
Bỏ đi thói quen xả rác bừa bãi ở trường lớp, học làm một greenager sống có trách nhiệm hơn với môi trường xung quanh ngay từ bây giờ thôi, teen nhé!

23 tháng 8 2018

Thấm thoắt dã hơn bốn năm ngồi tren chiếc ghế trường trung học cơ sở. Có lẽ vì vậy mà ngôi trường này đã trở nên vô cùng quen thuộc đối với em.

Từ ngoài đường đi vào trong trường phải qua một con đường ngắn, hai bên đường là hai hàng cây xanh tỏa bóng che mát khiến cho con đường này lúc nào cũng thoáng đãng. Mỗi khi có làn gió nhẹ thổi qua lại làm những tán cây rung rinh như đang nhảy múa trông rất vui mắt. Đi thêm một đoạn nữa là tới cổng trường. Cánh cổng sừng sững hiện ra trước mắt em như một người khổng lồ thân thiện đang dang tay chào đón các cô cậu học trò vào trường.

Sân trường em toàn bộ đều được lát gạch đỏ. Trên sân trường có trồng rất nhiều những cây bóng mát: cây bằng lăng tím thẫm cả một góc sân, cây phượng đỏ rực rỡ như một ngọn đuốc đang bùng cháy,…Còn cả những bồn hoa bé bé xinh xinh nằm rải rác xung quanh sân trường với những bông hoa màu sắc sắc sỡ nữa chứ. Trường em có tổng cộng hai mươi lớp học, lớp nào cũng được trang bị những thiết bị hiện đại phục vụ tốt nhất cho việc học tập và rèn luyện của học sinh.

Tất cả các bức tường đều được sơn màu vàng óng như ánh nắng, vừa tạo được cảm giác tươi sáng lại vừa ấm áp, quen thuộc đối với học sinh. Toàn bộ các cánh cửa của những lớp học bao gồm cửa sổ và cửa đi đều được làm bằng kính giúp giảm nóng và tăng cường tối đa ánh sáng vào trong lớp học phục vụ cho việc học tập của học sinh.

Em rất yêu ngôi trường của em. Từ nay về sau, dù đi đâu và làm gì thì em cũng luôn nhớ về ngôi trường thân yêu này.

18 tháng 5 2019

#)Thắc mắc :

Mấy bài đấy đâu bn ?

     

18 tháng 5 2019

Ý là lấy hộ mình vài bài với