Lê - Nin mệnh danh chủ nghĩa đế quốc Anh, Pháp, Đức là gì? Giải thích vì sao Lê - Nin lại mệnh danh như thế? Help meee =((
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án: C
Giải thích: Nước Anh có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhờ vào vực xâm chiếm và bóc lột, trải dài từ Niu Di-lân, Ô-xtray-li-a, Ấn Độ, Ai cập, Xu Đăng, Nam Phi, Ca-na-da và nhiều vùng đất khác ở châu Á, châu Phi và các đảo trên đại dương
Nhận xét của Lê-nin rất đúng, nó dã phản ánh rất rõ ràng bản chất và xu hướng vận động của chủ nghĩ đế quốc ở các nước này
* Chủ nghĩa đế quốc Anh:
- Giai cấp thống trị Anh đẩy mạnh tốc độ xâm lược để mở rộng thuộc địa, đặc biệt ở châu Á và châu Phi.
- Trước năm 1914, thuộc địa Anh trải khắp địa cầu, chiếm tới 1/4 diện tích lục địa và 1/4 dân số thế giới. Người ta ví nước Anh là nước “Mặt trời không bao giờ lặn”.
- Đế quốc Anh tồn tại và phát triển dựa trên sự bóc lột một hệ thống thuộc địa rộng lớn và giàu có nằm rải rác khắp các châu lục.
⟹ Lênin gọi chủ nghĩa đế quốc ở Anh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.
Câu 7. Vì sao Lê- nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”?
A. Nước Anh là “đế quốc mà Mặt Trời không bao giờ lặn”
B. Tư sản Anh chú trọng đầu tư vào các thuộc địa.
C. Chủ nghĩa đế quốc Anh xâm chiếm và bóc lột một hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới.
D. Chủ nghĩa đế quốc Anh có một nền công nghiệp phát triển nhất thế giới.
- Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là ''chủ nghĩa đế quốc thực dân'' vì đẩy mạnh xâm lược thuộc địa là chính sách ưu tiên hàng đầu của giới cầm quyền Anh. Năm 1914, khi thế giới đã bị các nước đế quốc chia xong thuộc địa thì thuộc địa Anh rộng tới 33 triệu km2 với 400 triệu người, bằng \(\frac{1}{4}\)dân số và diện tích thế giới. Nước Anh thời bấy giờ được gọi là ''đế quốc mà Mặt trời không bao giờ lặng'' bởi lẽ diện tích thuộc địa quá lớn (trải dài từ Niu Di-lân, Ôx-trây-li-a, Ấn Độ, Ai Cập, Xu-đăng, Nam Phi, Ca-na-đa và 1 số nước khác ở châu Á, châu Phi và các đảo ở đại dương)
- Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Pháp là ''chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi'' vì Pháp xuất khẩu 60 tỉ phrăng, trong đó hơn 1 nửa cho nước Nga vay, còn lại cho Thổ Nhĩ Kì, các nước cận Đông, Trung Âu và Mĩ La-tinh vay, chỉ có 2-3 tỉ đưa vào thuộc địa (1914)
- Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Đức là ''chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến'' : nhà nước thi hành chính sách đối nội, đối ngoại phản động : đề công chủng tộc Đức, đàn áp phong trào công nhân, truyền bá bạo lực, tích cực chạy đua vũ trang. Nước Đức phát triển rực rỡ sau khi thế giới đã bị các nước đế quốc chia xong thuộc địa. Đức như ''con hổ đói đến bàn tiệc muộn'', giới cầm quyền Đức hung hãn đòi dùng vũ lực để chia lại thị trường, cac khu vực ảnh hưởng trên thế giới.
lê-nin mệnh danh CNĐQ
-Anh là CNĐQ THỰC DÂN vì nước anh có hệ thống thuộc địa rộng lớn, được gọi là" đế quốc má mặt trời không bao giờ lặn'', trải dài từ Niu Di-lân,Ô-xtrây-li-a,Ấn Độ,Ai Cập, Xu-đăng, Nam Phi và các đảo trên đại dương
-Pháp là CNĐQ CHO VAY LÃI vì 2/3 số tư bản trong nước thuộc về 5 ngân hàng , phần lớn đầu tư ra nước ngoài. Năm 1914, Pháp xuất khẩu 60 tỉ phrăng, trong đó hơn 1 nửa cho nước Nga vay ,còn lại cho Thổ Nhĩ KÌ, các nước cận Đông , trung âu và mĩ la tinh vay chỉ có 2-3 tỉ đưa vào thuộc địa
-Đức lá CNĐQ QUÂN PHIỆT , HIẾU CHIẾN VÌ đức theo thể chế liên bang . đức là nhà nước chuyên chế dưới sự thống trị của quý tộc địa chủ và tư sản . Nhà nước thi hành chính sách đối nội đối ngoại : đề cao chủng tộc đức , đàn áp nhân dân, truyền bá vũ lực , tích cực chậy đua vũ trang. Nước Đức tiến sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa khi phần lớn đất đai trên TG trở thành thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của anh,pháp.Đức như con hổ đói đến bàn tiệc muộn , giới cầm quyền Đức hung hãn đòi dùng vũ lực để chia lại thị trường, chia lại các khu vực có ảnh hưởng trên TG