K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 12 2015

Học ko chỉ học từ những kiến thức sách vở, từ nhưũng bài giảng, chừng đó chưa đủ mà cần phải học thêm từ bạn bè, chính bạn bè sẽ là người tận tâm chỉ bảo những điều mà ta khó nói với thầy cô, và bạn bè cũng là nguồn động lực giúp ta có thể vươn lên trong học tập.

17 tháng 3 2018

Nó đều nói đến chuyện hok 

và nó bổ sung cho nha về nghĩa 

- câu 1 thì biết hok ở thầy 

- câu 2 khuyên chúng ta hok ở bn !! 

chúc bn hok tốt !!

17 tháng 3 2018

Nó bổ sung cho nhau

16 tháng 7 2016

Về gia đình Bác Hồ luôn nè.

Ba Bác là : Nguyễn Sinh Sắc

Mẹ Bác là : Hoàng Thị Loan

Chị cả của Bác là : Nguyễn Thị Thanh

Anh ba của Bác là : Nguyễn Sinh Khiêm

Em út của Bác là : Nguyễn Sinh Nhuận

Ông ngoại Bác là : Hoàng Xuân Đường

Bà nội Bác là : Hà Thị Hy 

Đc chưa bạn

16 tháng 7 2016

chuan luon

15 tháng 7 2019

So sánh:

- Giống: đều đề cao việc học tập, học hỏi, chỉ có học tập, biết tìm thầy mới có thể thành tài, đóng góp được cho xã hội

- Khác:

   + Không thầy đố mày làm nên: Khẳng định tầm quan trọng, vai trò của người thầy trong giáo dục

   + Học thầy không tày học bạn: Mở rộng môi trường học, có thể học ở bất cứ đâu, học ngay từ bạn bè

- Lời khuyên răn trong hai câu tục ngữ này không mâu thuẫn, trái ngược nhau mà bổ sung lẫn nhau chặt chẽ, hợp lí khi đề cao việc mở rộng môi trường, phạm vi học hỏi.

11 tháng 7 2019

Hai câu tục ngữ tưởng chừng mâu thuẫn nhưng lại bổ sung ý nghĩa cho nhau: đề cao việc học tập, nói đến vai trò quan trọng của người thầy trong việc dạy dỗ, định hướng tri thức. Không chỉ tìm thầy giỏi mà những người bạn sẽ giúp đỡ chúng ta mở rộng tri thức. Chúng ta phải biết kết hợp học ở cả hai sẽ đem lại hiệu quả hơn.

3 tháng 3 2021

Đã từ lâu, dân tộc ta luôn đề cao truyền thống hiếu học và vai trò của người thầy cũng như thái độ tôn sư trọng đạo luôn được đặt lên. Điều này được thể hiện rất rõ qua câu tục ngữ "Không thầy đố mày làm nên". Bên cạnh đó, những người bạn cũng có tầm quan trọng khôgn kém "Học thầy không tày học bạn". Vậy chúng ta nên hiểu 2 tục ngữ này như thế nào cho đúng.

 Trước hết, ta đến với câu tục ngữ 'Không thầy đố mày làm nên". Câu tục ngữ đã đề caotuyệt đối vai trò, vị trí quyết định của người thầy đối với học trò.  Không có sự giáo dục uốn nắn của thầy thì chúng ta sẽ không bao giờ làm nên bất cứ việc gì cả .Thầy nhiều khi còn quyết định đến cả chuyện tạo dựng sự nghề của học sinh. Thầy ở đây là bất kì ai, bất kỳ người nào giúp ta thêm kiến thức, thêm hiểu biết.

 Thế nhưng, vai trò của người bạn được khẳng định như thế nào qua câu "Học thầy khôg tày học bạn". Câu tục ngữ đã đề cao vai trò của người bạn trong quá trình học tập của mỗi người. Vì bạn bè là người cùng lứa tuổi, cùng trình độ, dễ gần gũi, thân mật, nên bạn giảng giải giúp ta dễ tiếp thu hơn. Học ở bạn những điều hay lẽ phải. Trao đổi thêm với bạn bè để nắm vững thêm điều thầy dạy trên lớp mà mình chưa hiểu hết. Bạn tốt giúp đỡ nhau tận tình thì cũng có vai trò quan trọng trong sự tiến bộ của mỗi người học sinh trong học tập, đời sống. 

Như vậy qua phan tích, có thể thấy hai câu tục ngữ trên khẳng định: học thầy, học bạn đều quan trọng như nhau và cần thiết để bổ sung ý nghĩa cho nhau, phản ánh quan niệm của người xưa về chuyện học. Trong quá trình học tập, chúng ta cần khai thác thật mạnh mặt thuận lợi của thầy, của bạn để không ngừng nâng cao hiểu biết về tất cả mặt.

Vì vậy, bản thân mỗi người học sinh phải lựa chọn cho mình 1 cách học hiệu quả. Học sinh  không nên tuyệt đối hóa vai trò của thầy hay của bạn mà phải đồng thời kết hợp học tập ở cả thầy và bạn để từ đó đem lại kết quả cao nhất. 

 Con người muốn giỏi thì phải học tập toàn diện: học thầy, học bạn, học trong sách vở, học trong thực tế đời sống quanh mình. Đồngthời phải tôn trọng thầy cô, khiêm tốn học hỏi bạn bè để trở thành người trò giỏi, con ngoan, công dân có ích cho xã hội.

3 tháng 3 2021

Dàn ý: 1. Mở bài:

- Quan niệm và thái độ tôn sư trọng đạo của dân tộc ta

- Vai trò của thầy và bạn trong học tập đều quan trọng như nhau.

2. Thân bài: * Giải thích câu: không thầy đố mày làm nên

- Đề cao đến mức tuyệt cú cú đối vai trò của người thầy đối với học sinh.

- Thầy dạy cho học sinh những kiến thức cần thiết. Thầy là người dẫn đường chỉ lối, không chỉ dạy chữ mà còn dạy nhân nghĩa, đạo lí làm người.

- Thầy nhiều khi còn quyết định đến cả chuyện tạo dựng sự nghề của học sinh * Giải thích câu học thầy không tày học bạn Không tày không bằng. Là cách nói nhấn mạnh ý: học hỏi bạn bè là điều hết sức quan trọng và cần thiết đối với mỗi học sinh vì thầy chỉ dạy ở lớp, ở trường, còn phần lớn thời (gian) gian của học sinh là học tập với bạn bè.

- Học ở bạn những điều hay lẽ phải. Trao đổi thêm với bạn bè để nắm vững thêm điều thầy dạy trên lớp mà mình chưa hiểu hết. Bạn tốt giúp đỡ nhau tận tình thì cũng có vai trò quan trọng trong sự tiến bộ của mỗi người học sinh trong học tập, đời sống. * Mối quan hệ giữa hai câu tục ngữ: - Hai câu tục ngữ trên khẳng định: học thầy, học bạn đều quan trọng như nhau và cần thiết để bổ sung ý nghĩa cho nhau, phản ánh quan niệm của người xưa về chuyện học. -

Trong quá trình học tập, chúng ta cần khai thác thật mạnh mặt thuận lợi của thầy, của bạn để không ngừng nâng cao hiểu biết về tất cả mặt. * Mở rộng: Cách học hiệu quả đối với HS

3. Kết bài: - Muốn giỏi thì phải học tập toàn diện: học thầy, học bạn, học trong sách vở, học trong thực tế đời sống quanh mình.

- Phải tôn trọng thầy cô, khiêm tốn học hỏi bạn bè để trở thành người trò giỏi, con ngoan, công dân có ích cho xã hội.

18 tháng 1 2021

Cả hai câu tục ngữ: “Không thầy đố mày làm nên” và “học thầy không tày học bạn” không mâu thuẫn với nhau vì cả hai câu đều có vai trò của người thầy với người học. Trong việc rèn luyện và học tập, người thầy đóng vai trò chủ đạo, tổ chức hướng dẫn và truyền thụ kiến thức bổ ích cho người học. Câu tục ngữ: “không thầy đố mày làm nên” nhằm đề cao vai trò, vị trí và tác dụng quyết định của người thầy, đề cao người thầy là đề cao tinh thần học tập phải học mới có kiến thức. “Thầy” không có nghĩa là người dạy ở trường mà còn là người giỏi hơn, có thể truyền đạt kinh nghiệm của người đi trước. Không có thầy, không được chỉ bảo, dạy dỗ, không được học hành đến nơi đến chốn, người ta không thể làm tốt bất cứ công việc gì. Những hiểu biết tri thức, khoa học mà mỗi người lĩnh hội được nếu không phải một phần do sự chỉ bảo, hướng dẫn, truyền đạt của người thầy. Rõ ràng nếu không có thầy dạy, không có kinh nghiệm của người đi trước thì không có kiến thức,dễ sai lầm, thất bại. Ngược lại,câu tục ngữ: “học thầy không tày học bạn” có vẻ như coi nhẹ vai trò, tác dụng của người thầy và đề cao việc học tập ở bạn bè. Cho rằng việc học ở bạn có kết quả cao hơn học ở thầy. Nhưng ta cũng cần phải nhớ rằng kiến thức của bạn có được cũng từ thầy mà ra. Tuy nhiên, học ở bạn có những thuận lợi mà học ở thầy, cô không có: bạn bè cùng lứa, dễ gần gũi, trao đổi, học tập lẫn nhau. Học ở bạn, bản thân mình sẽ thấy được chỗ tốt, chỗ kém của mình mà từ đó cố gắng vươn lên và tiến bộ.

18 tháng 1 2021

Cả hai câu tục ngữ: “Không thầy đố mày làm nên” và “học thầy không tày học bạn” không mâu thuẫn với nhau vì:

+ Trong việc rèn luyện và học tập, người thầy đóng vai trò chủ đạo, tổ chức hướng dẫn và truyền thụ kiến thức bổ ích cho người học. Không có thầy, không được chỉ bảo, dạy dỗ, không được học hành đến nơi đến chốn, người ta không thể làm tốt bất cứ công việc gì.

+ Học ở bạn có những thuận lợi mà học ở thầy, cô không có: bạn bè cùng lứa, dễ gần gũi, trao đổi, học tập lẫn nhau. Học ở bạn, bản thân mình sẽ thấy được chỗ tốt, chỗ kém của mình mà từ đó cố gắng vươn lên và tiến bộ.

Đây là 1 số tóm tắt mà tớ tìm đc ở 1 số bài văn khác.

Bạn tham khảo phần so sánh sau: 

* Giống nhau: cả hai câu tục ngữ đều đề cao việc học hỏi, học tập mọi lúc mọi nơi để có thể thành công.

* Khác nhau

- “Không Thầy đố mày làm nên” : Khẳng định vai trò lớn lao và tiên quyết của người thầy trong môi trường giáo dục, trong nhà trường

- “Học thầy không tày học bạn”: Câu này là một lời khuyên, khuyên con người phải mở rộng môi trường học, không chỉ học trên trường mà còn phải học hỏi trong đời sống xã hội

=> Hai câu tục ngữ không hề mâu thuẫn với nhau, ngược lại chúng còn hỗ trợ ý nghĩa cho nhau, để đề cao vai trò của việc học tập.