Lập dàn ý cho đề bài cảm nhận của em về hình ảnh con cò trong ca dao
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Người Việt Nam ta từ ngàn xưa đã có tục thờ cúng trời đất, tổ tiên. Dù giàu hay nghèo, trong mỗi nhà đều có một bàn thờ để con cháu quanh năm nhang khói cho ông bà, cha mẹ. Đây là một phong tục đẹp, phản ánh đạo lí: uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây… rất đáng trân trọng và gìn giữ.
Nước ta vốn là một nước nông nghiệp lạc hậu. Phần lớn nông dân sống cuộc đời nghèo khó, quanh năm bát mồ hôi đổi Lấy bát cơm. Hình ảnh những mái nhà bạc phếch, dầu dãi nắng mưa là hình ảnh phổ biến của nông thôn thuở trước. Bao số phận cùng khổ bởi sưu cao thuế nặng, bởi áp bức bất công, bởi nỗi lo cơm áo hằng ngày. Biết lấy gì để báo đáp công lao trời biển của ông bà, cha mẹ? Cái thương, cái nhớ chất chứa trong lòng. Băn khoăn, day dứt lắm mà không làm sao được, chỉ biết buông tiếng thở dài chua xót :
Ngó lên nuộc lạt mái nhà,
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu!
Câu ca dao mộc mạc, giản dị như cách suy nghĩ và biểu hiện tình cảm của người nông dân chất phác, thật thà. Nhớ và thương là những khái niệm trừu tượng đã được cụ thể hóa bằng hình ảnh rất quen thuộc: nuộc lạt (nuộc: nút, môi) trên mái nhà. Khi lợp nhà bằng lá cọ, cỏ tranh hay rơm rạ, người ta thường dùng lạt giang hay lạt tre chẻ mỏng, ngâm nước cho mềm để buộc chặt từng lá cọ, từng tấm tranh, tấm rạ vào rui, mè cho chắc chắn, gió không thể thổi bay. Một mái nhà như thế có bao nhiêu nuộc lạt? Chắc là phải tới con số vài ngàn.
Vào một buổi trưa hè nào đó hoặc lúc nông nhàn, chủ nhà nằm ngửa trên chiếc phản gỗ hoặc chiếc chõng tre kê giữa nhà, vắt tay lên trán mà ngẫm nghĩ sự đời rồi than thân trách phận sao cứ bị cái nghèo đeo đuổi mãi không tha. Đập vào mắt là cái mái nhà chi chít những nuộc lạt, cách bàn thờ tổ tiên, ông bà chỉ một tầm tay. Nhìn bàn thờ trống trơn, nhang tàn khói lạnh mà chạnh lòng thương nhớ, mà áy náy ân hận vì phận làm cháu, làm con chưa trọn. Dòng cảm xúc dâng đầy và nước mắt đã ứa quanh mi, đành chỉ biết tặc lưỡi thở dài, tủi cho người đã khuất và tủi cho người đang sống. Để bày tỏ lòng thành, còn gì hơn sự so sánh: Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu!
Cách so sánh trên thường thấy trong ca dao: Qua đình ngả nón trông đình, Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu; hoặc: Qua cầu ngả nón trông cầu, Cầu bao nhiêu nhịp dạ em sầu bấy nhiêu… Đây là cách biểu hiện tình cảm tự nhiên và chân thành của người lao động.
Chỉ hai câu ca dao mà gói ghém biết bao ý nghĩa, nhưng nổi bật nhất và thấm thía nhất vẫn là lòng biết ơn sâu sắc của con cháu đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Lòng biết ơn ấy là nền tảng của đạo lí, là cơ sở cho mọi điều tốt đẹp trên đời. Đọc câu ca dao, chúng ta càng thêm quý tâm hồn thuần hậu, trong sáng và hiếu nghĩa của người xưa.
Dân tộc Việt Nam ta từ ngàn đời nay vẫn luôn giữ gìn và phát huy những truyền thống quý báu và tốt đẹp như truyền thống yêu nước, chăm chỉ, đoàn kết…trong đó phải kể đến truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. Truyền thống tốt đẹp đó được thể hiện ở tình yêu thương, hiếu nghĩa của con người đối với người thân, người lớn tuổi trong gia đình. Và được thể hiện trong thơ ca, hội họa, âm nhạc…, tất nhiên ca dao cũng không nằm ngoài quy luật này. Khi nói đến vấn đề đạo hiếu trong kho tàng ca dao, chúng ta không thể không nhắc đến câu ca dao:
“Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt, nhớ ông bà bấy nhiêu”
Từ “ngó” nghĩa là nhìn, ngắm. Còn “lạt” là dây làm từ tre, nứa dùng để buộc các thanh gỗ, tre làm mái nhà vào thời xưa. “Nuộc lạt” là các mối buộc của sợi lạt, để buộc chắc được các thanh gỗ, tre lại với nhau thì phải có rất nhiều nuộc lạt. Câu ca dao mượn hành động nhìn lên những nuộc lạt trên mái nhà, để gợi nhắc, thể hiện nỗi nhớ, tình yêu thương, kính trọng dành cho ông bà của mình. Đồng thời nhắc nhở con người ta phải biết yêu thương, hiếu thảo, kính trọng với ông bà, cha mẹ trong gia đình.
Phân tích ca dao về tình cảm gia đình
Nhân vật trữ tình trong câu ca dao đã nhớ về ông bà của mình khi ngước đầu nhìn lên mái nhà - nơi cao nhất trong ngôi nhà. Điều này khẳng định vị trí cao lớn của người thân trong lòng nhân vật trữ tình. Đồng thời còn thể hiện sự kính trọng dành cho họ. Việc nhìn các “nuộc lạt”, mái nhà mà nhớ người thân là một hình ảnh rất dễ liên tưởng. Bởi ngày xưa, khi xây dựng mỗi ngôi nhà thì chủ nhân căn nhà ấy cũng ít nhiều có tham gia vào. Đặc biệt, là những việc đơn giản như chuốt lạt. Có lẽ bàn tay ông, bà của nhân vật trữ tình cũng đã từng đi bẻ tre, nứa về rồi ngồi chuốt từng sợi lạt. Ở đó, người cháu nhìn thấy được hình ảnh ông bà lúc sinh thời. Bởi vậy, ngôi nhà - nơi ông bà từng sinh sống suốt cả cuộc đời, nhìn đâu cũng là hình bóng họ, nhìn đâu cũng có thể gợi nhớ về họ được.
Câu ca dao có sử dụng hình ảnh so sánh một cách tinh tế, không trình bày theo cấu trúc thông thường. Nhân vật trữ tình ví nỗi nhớ sâu nặng dành cho ông bà của mình với số lượng nuộc lạt trên mái nhà. Mà trước giờ có ai đếm hay đếm xuể số lượng các nuộc lạt trên mái nhà được đâu. Và cũng bởi vậy, đã khiến cho nỗi nhớ tưởng như vô hình, vô lượng phần nào được hữu hình hóa. Trở nên dễ tưởng tượng hơn. Cùng với đó, trong câu ca dao còn sử dụng cặp quan hệ từ tăng tiến “bao nhiêu…bấy nhiêu”. Cặp quan hệ này giúp cho mức độ của nỗi nhớ càng thêm to lớn, dày đặc hơn. Mượn sự khổng lồ của số lượng nuộc lạt trên mái nhà, làm đòn bẩy để thể hiện nỗi nhớ da diết của mình.
Câu ca dao đã nói về đạo hiếu - một truyền thống đạo đức tốt đẹp, trân quý của dân tộc ta. Đạo hiếu không phải là những gì to tát, mà chỉ là những điều đơn giản. Là những lời quan tâm hằng ngày, là sự giúp đỡ những công việc gia đình, là tình yêu thương, thấu hiểu… Ngoài ra trong kho tàng ca dao của Việt Nam ta cũng có rất nhiều câu ca dao khác nói về đạo hiếu, như:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
hay “Đạo làm con chớ hững hờ
Phải đem hiếu kính mà thờ từ nghiêm”
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, đạo hiếu vẫn luôn được duy trì và phát huy trong mỗi con người và gia đình. Tuy nhiên, trong xã hội vẫn tồn tại một bộ phận nhỏ cá nhân chưa thực hiện tròn chữ hiếu. Như bỏ hỗn láo với bố mẹ, bỏ mặc bố mẹ, ông bà không quan tâm, chăm sóc… Đây là những trường hợp hết sức đau lòng và cần phải đẩy lùi. Và để làm được điều đó, chúng ta cần đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục về tình cảm gia đình; thường xuyên tổ chức các hoạt động chung cho cả nhà… để thắt chặt tình cảm cho các thành viên.
Như vậy, câu ca dao:
“Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt, nhớ ông bà bấy nhiêu”
đã thể hiện được một đức tính, truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam ta đó là lòng hiếu thảo. Qua đó, chúng ta rút ra được bài học cho bản thân mình, đó là cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Luôn quan tâm, yêu thương, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ của mình.
Con cò bay lả, bay la..., Con cò bay bổng, bay cao. Những câu ca dao bắt đầu bằng con cò đã đi vào tâm hồn con người Việt Nam từ bao đời nay. Con cò thật là gần gũi thân quen với người nông dân.
Con cò hình tượng đẹp trong ca dao. Và mỗi khi nhắc đến con cò với những phẩm chất của nó gợi ta liên tưởng đến hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam chịu thương chịu khó, tận tụy suốt đời vì chồng vì con.
Người nông dân Việt Nam rất gần gũi và gắn bó với con cò. Họ đã từng xem cò như là bạn. Nhìn đàn cò trắng bay trên cánh đồng bát ngát, lòng người cảm thấy phơi phới lạ thường, quên hết nỗi nhọc nhằn sau một ngày làm việc. Dáng cò mảnh khảnh, thân cò gầy gầy, bộ lông, cò trắng muốt. Cò mang một vẻ đẹp thanh thoát làm sao! Nhìn cò đứng bên bờ ruộng rỉa lông, cò chao liệng trên bầu trời lộng gió ta chợt liên tưởng đến dáng vẻ của người phụ nữ. Cũng cái mảnh dẻ ấy, cũng cái thân gảy gầy ấy, ta bắt gặp ở người phụ nữ nông dân Việt Nam, người mẹ, người vợ của nông thôn ngày xưa nét dịu hiền đằm thắm, thanh thoát nhẹ nhàng như thế đấy!
Cái cò bay bổng bay cao
Bay qua cửa Phủ, bay vào Đồng Đăng
Thật đẹp làm sao, qua lời ca dao ta mường tượng ra dáng vẻ của cò mang bóng dáng người phụ nữ Việt Nam đáng yêu!
Nét nổi bật đáng quý ở con cò là đức tính chịu thương, chịu khó, chăm chỉ, cần cù: Thân cò rất vất vả, lặn lội quanh năm kiếm sống.
Trời mưa quả dưa vẹo vọ
Con ốc nằm co
Con tôm đánh đố
Con cò kiếm ăn
Đọc lời ca dao ta lại càng thấm thía. Bài ca dao không chỉ nói lên hình ảnh của người nông dân cần cù chịu đựng gian khổ mà còn thế hiện rõ nỗi khổ nhọc của những người mẹ Việt Nam suối đời tần tảo. Vì đàn con thơ, mẹ phải đem thân cò kiếm ăn trong mưa bão. Mẹ không thể ngơi nghỉ một ngày nào. Cuộc sống cơ hàn vất vả có bà mẹ nào đành lòng để con đói rét lầm than. Nên mặc cho con ốc nằm co, con tôm đánh đáo thì con cò vẫn phải kiếm ăn.
Sống cuộc đời nghèo trong những ngày xưa cũ, người nông dân hay lam hay làm có bao giờ được một ngày sung sướng. Trong đó người phụ nữ lại càng vất vả trăm đường. Đọc lời ca dao:
Cái cò là cái cò con
Mẹ đi xúc tép, để con ở nhà
Ta càng cảm nhận được rõ hơn cuộc sống khó khăn thiếu thốn ấy. Sống trong xã hội phong kiến đầy rẫy những bất công thối nát, người phụ nữ cũng như thân cò nhỏ bé phải đương đầu với bao nỗi đắng cay. Thật tội nghiệp làm sao!
Nước non lận đận một mình
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay
Bài ca dao không hẳn nói về người phụ nữ mà là nói lên số phận, nỗi chua xót tủi nhục của người nông dân nghèo thời ấy. Nhưng cái hình ảnh thân cò lên thác xuống ghềnh kia vẫn gợi lên trong ta hình ảnh của người phụ nữ bởi cái lận đận một mình, bởi cái thân cò "đáng thương" ấy! Nỗi khổ nhục kia lại được nâng cao hơn trong cảnh chiến tranh chết chóc. Chiến tranh đã đem lại bao mất mát cho con người. Bao cảnh tang thương chia cắt: Con xa cha, vợ xa chồng. Chiến tranh đã đem lại nỗi đau thương, khốn khổ cho người phụ nữ, thân cò lại phải lận đận lao đao.
Cái cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non
Nàng về nuôi cái cùng con
Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng
Ở đây hình ảnh con cò lại được tượng trưng cho người phụ nữ. Người vợ lại phải lặn lội thân cò, gánh gạo đưa chồng trong tiếng khóc nỉ non ai oán. Nhưng rồi họ vẫn cam chịu, vẫn phải chấp nhận sự hi sinh. Một thân một mình vất vả nuôi mẹ, nuôi con cho chồng ra chiến trận. Nếu không có một tấm lòng yêu thương tha thiết, đức tính cần cù, nhẫn nhục hi sinh thì làm sao những người phụ nữ bé nhỏ yếu đuối kia lại có thể đem thân cò của mình mà gánh vác hết nỗi vất vả gian lao.
Sống trong xã hội tối tăm đầy cạm bẫy, người phụ nữ bé nhỏ cũng như con cò phải đương đầu với biết bao trở ngại. Nhưng dù cuộc sống có tối tăm thế nào, dù phải gặp hoàn cảnh trái ngang hiểm nghèo đến đâu thì tâm hồn của người phụ nữ vẫn sáng trong, vẫn luôn tinh khiết như con cò trong lời ca dao:
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi Ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con
Từ hình ảnh con cò lặn lội dưới sông tìm kiếm miếng ăn cho đàn cò con bé bỏng, nhân dân ta đã so sánh ngầm với sự tần tảo đảm đang của người phụ nữ. đọc đến bài ca dao trước mắt ta như hiện lên hình ảnh những người vợ, người mẹ phải tất tả giữa dòng đời ngược xuôi để lo cho cuộc sống gia đình với đàn con nheo nhóc, kiếm ăn ban ngày không đủ cò phải đi kiếm ăn cả ban đêm. Vì tối trời, cò đậu phải cành mềm cho nên gặp nạn lộn cổ xuống ao. Người mẹ đã gặp nguy hiểm, đã sa chân vào cạm bẫy. Đứng trước hiểm nguy như ngàn cân treo sợi tóc, cái chết đã kề bên, người mẹ ấy chợt nghĩ đến đàn con của mình nên cất lời van xin kêu cứu. Nhưng thật lạ. Một sức mạnh tiềm ẩn trong lòng mẹ chợt trỗi dậy. Bà mẹ cảm nhận rằng mình không thể chết trong nhục nhã, không thể để đàn con phải xấu hổ vì mình. Con cò mẹ ấy lại cất tiếng van xin một lần nữa. Nhưng không phải xin được sống mà là xin được chết trong sạch. Đọc lời ca dao ta cảm phục vô ngần.
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con
Ta thấy được phẩm chất đáng quý ở người phụ nữ hiện lên trong bài ca. Xin được chết trong vì sợ phải đau lòng cò con. Tấm lòng ấy thật cao quý làm sao! Trước cái chết vẫn nghĩ đến phẩm giá trong sạch của mình. Một tấm lòng kiên định bất khuất tiềm ẩn tự bao đời nay đã được lưu truyền trong huyết quản của người phụ nữ. Người mẹ ấy không muốn đàn con phải xấu hố tủi nhục vì mình. Bà mẹ nghèo vất vả không có gì để lại cho con. Có lẽ chỉ có tâm lòng trong sạch thanh cao là gia tài quý nhất đế cho đàn con sau này luôn tự hào về mẹ mà sống tốt đẹp hơn. Bài ca dao làm xúc động lòng người.
Những lời ca dao ngọt ngào ấy cứ thấm vào lòng mỗi chúng ta. Ta yêu sao những lời ca tiếng hát cùng hình ảnh con cò chịu thương, chịu khó ấy. Càng đọc, càng thấm ta càng thấu hiểu hơn nỗi khó khăn nhọc nhằn của mẹ mình. Người đã vất vả cả đời vì chồng con không một lời than oán. Mẹ ta đang lặn lội thân cò đế cho ta được ăn ngon mặc đẹp. Còn thân mẹ, mẹ có kể gì đâu. Ta chợt nhớ đến câu thơ của Tú Xương:
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông
Ca dao dân ca Việt Nam nhiều lần nhắc đến con cò, cái cò bay lả bay la, cái cò lặn lội bờ sông... cái cò gần gũi và quen thuộc, hiền lành và chịu khó, gắn bó với dân cày ta. Cánh cò là hình ảnh quê hương. Đàn cò là hình ảnh thân thuộc của quê ta, sớm sớm chiều chiều cánh cò trắng nổi bật trên nền xanh của ngô, lúa, nương dâu. Cánh cò tô một vẻ đẹp của cảnh làng xóm thanh bình:
Con cò bay lả bay la
Bay từ cửa Phủ, bay ra cánh đồng
Non cao, biển rộng, sông dài, đâu đâu trên đất nước ta cũng có hình ảnh con cò thân thuộc.
Hình ảnh con cò được nâng lên thành biểu tượng cho những đức tính tốt đẹp của người nông dân như siêng năng, cần mẫn, lam lũ, chịu khó, hiền lành, chất phác... Có được hạt gạo dẻo thơm thì phải một nắng hai sương, đắng cay muôn phần thấm bao mồ hôi. Cuộc sống của họ chẳng khác nào:
Con cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về
Cò về đến luỹ cò ơi
Con mày bỏ đói ai nuôi hỡi cò!
Cuộc đời của cò thật sương gió, bầy con nheo nhóc bơ vơ. Con cò vừa chịu thương chịu khó nhưng cuộc đời đầy cám cảnh cò ơi!
Người nông dân thức khuya dậy sớm lam lũ trong cảnh:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. Rồi bới đất vặt cỏ mà vẫn lam lũ. Cuộc sống cái cò cũng vậy:
Trời mưa quả dưa vẹo vọ
Con ốc nằm co
Con tôm đánh đáo
Con cò kiếm ăn
Quả dưa, con ốc, con tôm, con cò là những tạo vật, là cách nói so sánh ví von về những con người trong xã hội cũ. Trong mưa gió hình như quả dưa trở nên biến dạng méo mó vẹo vọ, con ốc nằm co, con tôm gặp mưa bật nhảy lên đánh đáo. Chỉ riêng có cái cò là vẫn chủ động trong công việc của mình là kiếm ăn.
Cái cò, không hẳn chỉ nói về số phận long đong vất vả mà còn là đại diện cho tầng lớp dân nghèo thấp cổ bé họng quanh năm tần tảo làm ăn. Đôi khi cái cò cũng là nguồn cảm hứng ca ngợi quê hương đất nước, tình yêu trai gái thắm thiết thuỷ chung trên ruộng lúa nương dâu, bên giếng nước gốc đa, sân đình những đêm trăng sáng... Nhìn bầy cò chao liệng trên đồng quê, họ hát lên những câu hát giao duyên tình tứ, gửi gắm nỗi nhớ thương niềm mơ ước về hạnh phúc lứa đôi:
Một đàn cò trắng bay quanh,
Cho loan nhớ phượng cho mình nhớ ta
Mình nhớ ta như cà nhớ muối
Ta nhớ mình như Cuội nhớ trăng
Loan nhớ phượng, mình nhớ ta... là những mối tình quê thật đẹp. Họ ước mơ đoàn tụ, sống bên nhau thuỷ chung son sắc cả cuộc đời. Nhìn bầy cò gần gũi, khăng khít với nhau trong cuộc sống, họ liên tưởng và ước mơ một cuộc sống gia đình hạnh phúc. Cuộc sống của bầy cò cũng hồn nhiên, chất phác, đậm đà chất dân quê như chính những con người lao động vậy.
Gặp lúc chiến binh trai tráng trong làng tòng quân đánh giặc bảo vệ hoà bình cho quê hương xóm làng. Ra đi bỏ lại sau lưng quê nghèo nương lúa bờ tre thân thuộc. Đặc biệt, trong mỗi gia đình họ bỏ lại vợ trẻ con thơ. Hình ảnh con cò lặn lội, đi xúc tép, lên thác xuống ghềnh tượng trưng cho những cảnh đời lận đận, những đức tính tần tảo, siêng năng, chịu thương chịu khó của người phụ nữ Việt Nam xưa và nay.
Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non
Hay
Nước non lận đận một mình
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay
Ai làm cho bể kia đầy
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con!
Những năm trước Cách mạng Tháng Tám, đời sống nhân dân ta vô cùng cực khổ. Sau luỹ tre làng là những chị Dậu long đong lận đận trong sự vật lộn với miếng cơm manh áo. Có biết bao nước mắt đã chảy, một đời cò! Họ là những thân cò không hơn không kém, nước mắt nỉ non trên vai gánh nặng quá sức hỏi rằng: cò ơi chịu được hỡi cò? Những tiếng khóc than, ai oán như vọng vào năm tháng?.
Nhìn bầy chim hiền lành cùng kiếm ăn trên đồng ruộng: con cò, con vạc, con nông, giữa chúng có một tình bạn cay đắng ngọt bùi cùng san sẻ. Nhìn bầy chim ấy họ như thấy chúng đang trò chuyện với nhau, tâm sự cùng nhau về những ước mơ trong cuộc sống. Chúng là hiện thân cho tình làng nghĩa xóm, tình bè bạn tương thân tương ái.
Cái cò, cái vạc, cái nông
Ba con cùng béo vặt lông con nào
Cuộc sống và số phận của cò trải bao trắc trở, nó không đơn thuần là sự khó khăn vất vả trong sinh nhai, mà với cò tai hoạ có thể rình rập, hoạn nạn xảy ra thường xuyên:
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con
Tiếng kêu cứu của cò trong đêm sao mà tha thiết thế. Tiếng kêu ấy cũng ai oán như tiếng kêu của những người dân hiền lành lương thiện dưới ách áp bức, bóc lột của bọn cường hào địa chủ. Nhưng điều làm cho ta cảm động là phẩm chất trong sáng cao quý thà chết trong còn hơn sống đục, trong sạch giữa cuộc đời cay đắng.
Cay đắng hơn trong đám tang con cò, cuộc đời hắt hiu nghèo khổ của những người nông dân một thời lam lũ lại hiện ra:
Cái cò chết tối hôm qua
Có hai hạt gạo với ba đồng tiền
Một đồng thuê trống, thuê kèn,
Một đồng mua mã đốt đèn thờ vong.
Một đồng mua mớ rau răm,
Đem về thái nhỏ thờ vong con cò.
Cuộc sống bế tắc, túng bấn tưởng như không bao giờ ngóc đầu lên được. Những tiếng than thở, những giọt nước mắt trong số phận bi thảm là những cảnh đời, những số phận của người nông dân xưa. Qua những dòng thơ về đám ma cò chính là biểu hiện lẽ sống có tình có nghĩa vẹn tròn sau trước.
Ngoài ra còn một số bài ca dao trào phúng mượn hình ảnh con cò để chế giễu những thói hư tật xấu trong nhân dân. Hay ăn quà như: con cò kỳ, thô bạo như con cò quăm.. Những bài ca dao này có tác dụng giáo đục sâu sắc:
Cái cò là cái cò quăm
Mày hay đánh vợ, mày nằm với ai
Có đánh thì đánh sớm mai,
Chớ đánh chập tối chẳng ai cho nằm!
Con cò trong ca dao dân ca là hình ảnh quen thuộc, nó gắn liền với tâm hồn nhân dân ta. Cái cò đáng yêu, hiền lành in đậm vào mỗi người dân Việt Nam.
Đồng xanh như không thể vắng bóng cò bay lả bay la rập rờn cũng như cuộc đời không thể thiếu lời ru của bà của mẹ. Từ cánh cò trong ca dao giúp ta thêm yêu cuộc sống của người nông dân chân lấm tay bùn. Tất cả đã gắn bó với chúng ta như máu thịt:
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.
“Con cò mà đi ăn đêm,
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Ông ơi ông vớt tôi nao,
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con”.
=> Hình ảnh con cà: Dù gặp tai họa chưa chắc đã thoát hiểm: tính mạng nghìn cân treo sợi tóc. Trước cái chết cầm chắc trong tay, thế mà cò chỉ nghĩ đến bầy con thơ, thương bầy con nhỏ tội nghiệp. Cò giàu tình thương yêu, giàu đức hy sinh và vị tha. Cò cam chịu số phận. Những phẩm chất ấy của cò cũng như những đức tính của nhà nông quê ta. Người nhà quê tuy nghèo khổ nhưng tâm thế của họ đẹp lắm, đáng tự hào lắm!
Ca dao, dân ca là tấm gương phản ánh đời sống tâm hồn phong phú của nhân dân lao động. Nó không chỉ thể hiện tình cảm gắn bó thiết tha đối với quê hương, đất nước… mà còn là tiếng thở than về số phận bất hạnh và những cảnh ngộ khổ cực, đắng cay.
Những câu hát than thân ngoài ý nghĩa than thân trách phận còn có ý nghĩa, phản kháng, tố cáo sự thối nát, bất công của xã hội phong kiến đương thời. Điều đó được thể hiện chân thực và sinh động qua hệ thống hình ảnh, ngôn ngữ đa dạng, phong phú. Ba câu hát sau đây là những ví dụ tiêu biểu:
1. Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
Ai làm cho bể kia đầy,
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con ?
2. Thương thay thân phận con tằm,
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
Thương thay lũ kiến li ti,
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.
Thương thay hạc lánh đường mây,
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.
Thương thay con cuốc giữa trời,
Dầu kêu ra máu có người nào nghe.
3. Thân em như trái bần trôi,
Gió dập sóng dồi, biết tấp vào đâu?
Cả ba câu hát đều sử dụng thể thơ lục bát cổ truyền với âm hưởng ngậm ngùi, thương cảm, cùng với những hình ảnh so sánh hoặc ẩn dụ thường thấy trong ca dao để diễn tả thân phận bé mọn của lớp người nghèo khổ trong xã hội cũ (con cò, con tằm, con kiến, trái bần…). Mở đầu mỗi câu thường là những cụm từ như Thương thay… Thân em như… và nội dung ý nghĩa được thể hiện dưới hình thức câu hỏi tu từ.
– Thời gian: chiều chiều không gian: ngõ sau, phù hợp với tâm trạng nhân vật đang day dứt, khắc khoải, tủi thân, tủi phận một mình nơi đất khách, không biết chia sẻ cùng ai.
– Những câu ca dao chứa đựng nghĩa tình sẽ sống mãi trong lòng người đọc.
Hình ảnh bà Tú qua bốn câu thơ đầu
- Công việc: Buôn bán
- Địa điểm: ở mom sông
- “Quanh năm”: Suốt cả năm, từ năm nay đến năm khác, không trừ ngày nào, dù mưa hay nắng.
- Hình ảnh ẩn dụ “thân cò”, trong không gian thời gian “khi quãng vắng”, tính chất công việc “lặn lội”: Gợi nên không gian heo hút, rợn ngợp, chứa đầy âu lo, nguy hiểm và nỗi vất vả đơn chiếc của bà Tú.
- Từ “eo sèo”, “đò đông” gợi cảnh chen chúc, bươn trải trên sông nước của những người bán hàng nhỏ. Sự cạnh tranh đến mức sát phạt nhau, lời qua tiếng lại với nhau. Hình ảnh “đò đông” còn ẩn chứa những sự bất trắc không ngờ.
⇒ Hoàn cảnh kiếm sống lam lũ, vất vả với một không gian sinh tồn bấp bênh, khó khăn. Sự vất vả, đơn chiếc, bươn trải trong cảnh chen chúc làm ăn của bà Tú
Tham khảo :
Ca dao dân ca Việt Nam nhiều lần nhắc đến con cò, cái cò bay lả bay la, cái cò lặn lội bờ sông... cái cò gần gũi và quen thuộc, hiền lành và chịu khó, gắn bó với dân cày ta. Cánh cò là hình ảnh quê hương. Đàn cò là hình ảnh thân thuộc của quê ta, sớm sớm chiều chiều cánh cò trắng nổi bật trên nền xanh của ngô, lúa, nương dâu. Cánh cò tô một vẻ đẹp của cảnh làng xóm thanh bình:
Con cò bay lả bay la
Bay từ cửa Phủ, bay ra cánh đồng
Non cao, biển rộng, sông dài, đâu đâu trên đất nước ta cũng có hình ảnh con cò thân thuộc.
Hình ảnh con cò được nâng lên thành biểu tượng cho những đức tính tốt đẹp của người nông dân như siêng năng, cần mẫn, lam lũ, chịu khó, hiền lành, chất phác... Có được hạt gạo dẻo thơm thì phải một nắng hai sương, đắng cay muôn phần thấm bao mồ hôi. Cuộc sống của họ chẳng khác nào:
Con cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về
Cò về đến luỹ cò ơi
Con mày bỏ đói ai nuôi hỡi cò!
Cuộc đời của cò thật sương gió, bầy con nheo nhóc bơ vơ. Con cò vừa chịu thương chịu khó nhưng cuộc đời đầy cám cảnh cò ơi!
Người nông dân thức khuya dậy sớm lam lũ trong cảnh:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. Rồi bới đất vặt cỏ mà vẫn lam lũ. Cuộc sống cái cò cũng vậy:
Trời mưa quả dưa vẹo vọ
Con ốc nằm co
Con tôm đánh đáo
Con cò kiếm ăn
Quả dưa, con ốc, con tôm, con cò là những tạo vật, là cách nói so sánh ví von về những con người trong xã hội cũ. Trong mưa gió hình như quả dưa trở nên biến dạng méo mó vẹo vọ, con ốc nằm co, con tôm gặp mưa bật nhảy lên đánh đáo. Chỉ riêng có cái cò là vẫn chủ động trong công việc của mình là kiếm ăn.
Cái cò, không hẳn chỉ nói về số phận long đong vất vả mà còn là đại diện cho tầng lớp dân nghèo thấp cổ bé họng quanh năm tần tảo làm ăn. Đôi khi cái cò cũng là nguồn cảm hứng ca ngợi quê hương đất nước, tình yêu trai gái thắm thiết thuỷ chung trên ruộng lúa nương dâu, bên giếng nước gốc đa, sân đình những đêm trăng sáng... Nhìn bầy cò chao liệng trên đồng quê, họ hát lên những câu hát giao duyên tình tứ, gửi gắm nỗi nhớ thương niềm mơ ước về hạnh phúc lứa đôi:
Một đàn cò trắng bay quanh,
Cho loan nhớ phượng cho mình nhớ ta
Mình nhớ ta như cà nhớ muối
Ta nhớ mình như Cuội nhớ trăng
Loan nhớ phượng, mình nhớ ta... là những mối tình quê thật đẹp. Họ ước mơ đoàn tụ, sống bên nhau thuỷ chung son sắc cả cuộc đời. Nhìn bầy cò gần gũi, khăng khít với nhau trong cuộc sống, họ liên tưởng và ước mơ một cuộc sống gia đình hạnh phúc. Cuộc sống của bầy cò cũng hồn nhiên, chất phác, đậm đà chất dân quê như chính những con người lao động vậy.
Gặp lúc chiến binh trai tráng trong làng tòng quân đánh giặc bảo vệ hoà bình cho quê hương xóm làng. Ra đi bỏ lại sau lưng quê nghèo nương lúa bờ tre thân thuộc. Đặc biệt, trong mỗi gia đình họ bỏ lại vợ trẻ con thơ. Hình ảnh con cò lặn lội, đi xúc tép, lên thác xuống ghềnh tượng trưng cho những cảnh đời lận đận, những đức tính tần tảo, siêng năng, chịu thương chịu khó của người phụ nữ Việt Nam xưa và nay.
Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non
Hay
Nước non lận đận một mình
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay
Ai làm cho bể kia đầy
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con!
Những năm trước Cách mạng Tháng Tám, đời sống nhân dân ta vô cùng cực khổ. Sau luỹ tre làng là những chị Dậu long đong lận đận trong sự vật lộn với miếng cơm manh áo. Có biết bao nước mắt đã chảy, một đời cò! Họ là những thân cò không hơn không kém, nước mắt nỉ non trên vai gánh nặng quá sức hỏi rằng: cò ơi chịu được hỡi cò? Những tiếng khóc than, ai oán như vọng vào năm tháng?.
Nhìn bầy chim hiền lành cùng kiếm ăn trên đồng ruộng: con cò, con vạc, con nông, giữa chúng có một tình bạn cay đắng ngọt bùi cùng san sẻ. Nhìn bầy chim ấy họ như thấy chúng đang trò chuyện với nhau, tâm sự cùng nhau về những ước mơ trong cuộc sống. Chúng là hiện thân cho tình làng nghĩa xóm, tình bè bạn tương thân tương ái.
Cái cò, cái vạc, cái nông
Ba con cùng béo vặt lông con nào
Cuộc sống và số phận của cò trải bao trắc trở, nó không đơn thuần là sự khó khăn vất vả trong sinh nhai, mà với cò tai hoạ có thể rình rập, hoạn nạn xảy ra thường xuyên:
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con
Tiếng kêu cứu của cò trong đêm sao mà tha thiết thế. Tiếng kêu ấy cũng ai oán như tiếng kêu của những người dân hiền lành lương thiện dưới ách áp bức, bóc lột của bọn cường hào địa chủ. Nhưng điều làm cho ta cảm động là phẩm chất trong sáng cao quý thà chết trong còn hơn sống đục, trong sạch giữa cuộc đời cay đắng.
Cay đắng hơn trong đám tang con cò, cuộc đời hắt hiu nghèo khổ của những người nông dân một thời lam lũ lại hiện ra:
Cái cò chết tối hôm qua
Có hai hạt gạo với ba đồng tiền
Một đồng thuê trống, thuê kèn,
Một đồng mua mã đốt đèn thờ vong.
Một đồng mua mớ rau răm,
Đem về thái nhỏ thờ vong con cò.
Cuộc sống bế tắc, túng bấn tưởng như không bao giờ ngóc đầu lên được. Những tiếng than thở, những giọt nước mắt trong số phận bi thảm là những cảnh đời, những số phận của người nông dân xưa. Qua những dòng thơ về đám ma cò chính là biểu hiện lẽ sống có tình có nghĩa vẹn tròn sau trước.
Ngoài ra còn một số bài ca dao trào phúng mượn hình ảnh con cò để chế giễu những thói hư tật xấu trong nhân dân. Hay ăn quà như: con cò kỳ, thô bạo như con cò quăm.. Những bài ca dao này có tác dụng giáo đục sâu sắc:
Cái cò là cái cò quăm
Mày hay đánh vợ, mày nằm với ai
Có đánh thì đánh sớm mai,
Chớ đánh chập tối chẳng ai cho nằm!
Con cò trong ca dao dân ca là hình ảnh quen thuộc, nó gắn liền với tâm hồn nhân dân ta. Cái cò đáng yêu, hiền lành in đậm vào mỗi người dân Việt Nam.
Đồng xanh như không thể vắng bóng cò bay lả bay la rập rờn cũng như cuộc đời không thể thiếu lời ru của bà của mẹ. Từ cánh cò trong ca dao giúp ta thêm yêu cuộc sống của người nông dân chân lấm tay bùn. Tất cả đã gắn bó với chúng ta như máu thịt:
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.
(Nguyễn Đình Thi)
Tham khảo thôi nhé:
Qua những câu ca dao, ta thấy con cò hiện lên như là một hiện thân của hình ảnh người phụ nữ Việt Nam chịu thương chịu khó, tận tụy suốt đời vì chồng vì con. Người vợ, người mẹ ấy cặm cụi như thân cò, lặn lội sớm hôm, vẫn chịu muôn ngàn đắng cay kiếm miếng ăn cho đàn cò con bé bỏng, để cho chồng có thể bằng bạn, bằng người. Mỗi bài ca dao nói về thân phận con cò lại đã vẽ lên hình tượng một người vợ, người mẹ giàu đức hy sinh.
Tham khảo:
Ca dao dân ca Việt Nam nhiều lần nhắc đến con cò, cái cò bay lả bay la, cái cò lặn lội bờ sông... cái cò gần gũi và quen thuộc, hiền lành và chịu khó, gắn bó với dân cày ta. Cánh cò là hình ảnh quê hương. Đàn cò là hình ảnh thân thuộc của quê ta, sớm sớm chiều chiều cánh cò trắng nổi bật trên nền xanh của ngô, lúa, nương dâu. Cánh cò tô một vẻ đẹp của cảnh làng xóm thanh bình:
Con cò bay lả bay la
Bay từ cửa Phủ, bay ra cánh đồng
Non cao, biển rộng, sông dài, đâu đâu trên đất nước ta cũng có hình ảnh con cò thân thuộc.
Hình ảnh con cò được nâng lên thành biểu tượng cho những đức tính tốt đẹp của người nông dân như siêng năng, cần mẫn, lam lũ, chịu khó, hiền lành, chất phác... Có được hạt gạo dẻo thơm thì phải một nắng hai sương, đắng cay muôn phần thấm bao mồ hôi. Cuộc sống của họ chẳng khác nào:
Con cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về
Cò về đến luỹ cò ơi
Con mày bỏ đói ai nuôi hỡi cò!
Cuộc đời của cò thật sương gió, bầy con nheo nhóc bơ vơ. Con cò vừa chịu thương chịu khó nhưng cuộc đời đầy cám cảnh cò ơi!
Người nông dân thức khuya dậy sớm lam lũ trong cảnh:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. Rồi bới đất vặt cỏ mà vẫn lam lũ. Cuộc sống cái cò cũng vậy:
Trời mưa quả dưa vẹo vọ
Con ốc nằm co
Con tôm đánh đáo
Con cò kiếm ăn
Quả dưa, con ốc, con tôm, con cò là những tạo vật, là cách nói so sánh ví von về những con người trong xã hội cũ. Trong mưa gió hình như quả dưa trở nên biến dạng méo mó vẹo vọ, con ốc nằm co, con tôm gặp mưa bật nhảy lên đánh đáo. Chỉ riêng có cái cò là vẫn chủ động trong công việc của mình là kiếm ăn.
Cái cò, không hẳn chỉ nói về số phận long đong vất vả mà còn là đại diện cho tầng lớp dân nghèo thấp cổ bé họng quanh năm tần tảo làm ăn. Đôi khi cái cò cũng là nguồn cảm hứng ca ngợi quê hương đất nước, tình yêu trai gái thắm thiết thuỷ chung trên ruộng lúa nương dâu, bên giếng nước gốc đa, sân đình những đêm trăng sáng... Nhìn bầy cò chao liệng trên đồng quê, họ hát lên những câu hát giao duyên tình tứ, gửi gắm nỗi nhớ thương niềm mơ ước về hạnh phúc lứa đôi:
Một đàn cò trắng bay quanh,
Cho loan nhớ phượng cho mình nhớ ta
Mình nhớ ta như cà nhớ muối
Ta nhớ mình như Cuội nhớ trăng
Loan nhớ phượng, mình nhớ ta... là những mối tình quê thật đẹp. Họ ước mơ đoàn tụ, sống bên nhau thuỷ chung son sắc cả cuộc đời. Nhìn bầy cò gần gũi, khăng khít với nhau trong cuộc sống, họ liên tưởng và ước mơ một cuộc sống gia đình hạnh phúc. Cuộc sống của bầy cò cũng hồn nhiên, chất phác, đậm đà chất dân quê như chính những con người lao động vậy.
Gặp lúc chiến binh trai tráng trong làng tòng quân đánh giặc bảo vệ hoà bình cho quê hương xóm làng. Ra đi bỏ lại sau lưng quê nghèo nương lúa bờ tre thân thuộc. Đặc biệt, trong mỗi gia đình họ bỏ lại vợ trẻ con thơ. Hình ảnh con cò lặn lội, đi xúc tép, lên thác xuống ghềnh tượng trưng cho những cảnh đời lận đận, những đức tính tần tảo, siêng năng, chịu thương chịu khó của người phụ nữ Việt Nam xưa và nay.
Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non
Hay
Nước non lận đận một mình
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay
Ai làm cho bể kia đầy
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con!
Những năm trước Cách mạng Tháng Tám, đời sống nhân dân ta vô cùng cực khổ. Sau luỹ tre làng là những chị Dậu long đong lận đận trong sự vật lộn với miếng cơm manh áo. Có biết bao nước mắt đã chảy, một đời cò! Họ là những thân cò không hơn không kém, nước mắt nỉ non trên vai gánh nặng quá sức hỏi rằng: cò ơi chịu được hỡi cò? Những tiếng khóc than, ai oán như vọng vào năm tháng?.
Nhìn bầy chim hiền lành cùng kiếm ăn trên đồng ruộng: con cò, con vạc, con nông, giữa chúng có một tình bạn cay đắng ngọt bùi cùng san sẻ. Nhìn bầy chim ấy họ như thấy chúng đang trò chuyện với nhau, tâm sự cùng nhau về những ước mơ trong cuộc sống. Chúng là hiện thân cho tình làng nghĩa xóm, tình bè bạn tương thân tương ái.
Cái cò, cái vạc, cái nông
Ba con cùng béo vặt lông con nào
Cuộc sống và số phận của cò trải bao trắc trở, nó không đơn thuần là sự khó khăn vất vả trong sinh nhai, mà với cò tai hoạ có thể rình rập, hoạn nạn xảy ra thường xuyên:
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con
Tiếng kêu cứu của cò trong đêm sao mà tha thiết thế. Tiếng kêu ấy cũng ai oán như tiếng kêu của những người dân hiền lành lương thiện dưới ách áp bức, bóc lột của bọn cường hào địa chủ. Nhưng điều làm cho ta cảm động là phẩm chất trong sáng cao quý thà chết trong còn hơn sống đục, trong sạch giữa cuộc đời cay đắng.
Cay đắng hơn trong đám tang con cò, cuộc đời hắt hiu nghèo khổ của những người nông dân một thời lam lũ lại hiện ra:
Cái cò chết tối hôm qua
Có hai hạt gạo với ba đồng tiền
Một đồng thuê trống, thuê kèn,
Một đồng mua mã đốt đèn thờ vong.
Một đồng mua mớ rau răm,
Đem về thái nhỏ thờ vong con cò.
Cuộc sống bế tắc, túng bấn tưởng như không bao giờ ngóc đầu lên được. Những tiếng than thở, những giọt nước mắt trong số phận bi thảm là những cảnh đời, những số phận của người nông dân xưa. Qua những dòng thơ về đám ma cò chính là biểu hiện lẽ sống có tình có nghĩa vẹn tròn sau trước.
Ngoài ra còn một số bài ca dao trào phúng mượn hình ảnh con cò để chế giễu những thói hư tật xấu trong nhân dân. Hay ăn quà như: con cò kỳ, thô bạo như con cò quăm.. Những bài ca dao này có tác dụng giáo đục sâu sắc:
Cái cò là cái cò quăm
Mày hay đánh vợ, mày nằm với ai
Có đánh thì đánh sớm mai,
Chớ đánh chập tối chẳng ai cho nằm!
Con cò trong ca dao dân ca là hình ảnh quen thuộc, nó gắn liền với tâm hồn nhân dân ta. Cái cò đáng yêu, hiền lành in đậm vào mỗi người dân Việt Nam.
Đồng xanh như không thể vắng bóng cò bay lả bay la rập rờn cũng như cuộc đời không thể thiếu lời ru của bà của mẹ. Từ cánh cò trong ca dao giúp ta thêm yêu cuộc sống của người nông dân chân lấm tay bùn. Tất cả đã gắn bó với chúng ta như máu thịt:
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.
(Nguyễn Đình Thi)