K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 9 2019

THAM LUẬN VỀ HỌC TẬP

Kính thưa các vị đại biểu.

Kính thưa các thầy cô giáo.

Thưa các bạn Đội viên

          Qua nghe bản báo cáo tổng kết công tác đội năm học 2018 – 2019, phương hướng nhiệm vụ năm học 2019 - 2020 tôi hoàn toàn nhất trí, song tôi xin có một số ý kiến về mặt học tập

 Kính thưa các vị đại biểu.

Kính thưa các thầy cô giáo.

Thưa các bạn Đội viên

          Năm học 2014 - 2015 được cấp trên tạo điều kiện xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường được khang trang sạch đẹp, thuận lợi cho mọi hoạt động của liên đội, trong các chi đội các bạn đã xác định được động cơ và mục đích của việc học. Tuy nhiên vẫn còn những khó khăn cho liên đội như số lượng đội viên ở một số chi đội còn đông, chất lượng học của các bạn chưa đồng đều, nhiều bạn còn lơ là trong việc học, thậm trí một số bạn còn cho rằng đi học là cho bố mẹ, cho thầy cô. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến chất lượng các giờ học và thi kiểm tra cuối học kỳ chưa cao

          Theo tôi để chất lượng học tập của liên đội nâng lên cần có sự  nỗ lực của mỗi bản thân chúng ta. Vậy chúng ta phải nỗ lực phấn đấu như thế nào? Theo ý kiến của tôi

          Thứ nhất: Các bạn cần lập thời gian biểu cho học ở nhà một cách hợp lý

          Thứ hai: Đến lớp trật tự chú ý nghe thầy cô giáo giảng bài, hăng hái tham gia ý kiến xây dựng bài, về nhà học thuộc bài, làm bài tập đầy đủ, đọc trước bài học hôm sau để đến lớp khi thầy cô giảng bài chúng ta sẽ dễ hiểu hơn

          Thứ ba: Đối với những kiến thức cần phải học thuộc, ta sẽ học những ý chính và liên hệ thực tế sau đó phát triển ý, nội dung ra sẽ dễ thuộc và nhớ sâu hơn. Đối với những kiến thức không cần học thuộc nhưng đòi hỏi kỹ năng và sáng tạo thì chúng ta sẽ làm nhiều các bài tập sẽ tự hình thành cho mình những kỹ năng khi gặp những dạng toán đó

          Tuy nhiên chỉ có sự nỗ lực của bản thân thôi chưa đủ, sẽ cần có sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, của ban giám hiệu nhà trường và của các đoàn thể. Và em xin có một số ý kiến đề xuất sau:

-         Thứ nhất: Nhà trường cũng như đoàn xã tạo điều kiện hơn nữa để cho chúng em tham gia các hoạt động ngoại khóa, hoạt động tập thể

-         Thứ hai: Khi cơ sở vật chất nhà trường được hoàn thiện cho chúng em được học tập ở các phòng bộ môn Lý, Hóa, Sinh và được làm các thí nghiệm, chúng em được học môn Âm nhạc, môn Anh văn ở một phòng học riêng

-         Thứ ba: Chúng em được học môn Tin học

-         Thứ tư: Nhà trường xây dựng phòng thư viện và có nhiều cuốn sách hay để cho chúng em được nghiên cứu, tham khảo phục vụ tốt cho việc học tập

          Trước khi ngừng lời cho em xin được kính chúc các thầy cô giáo, các vị đại biểu luôn mạnh khỏe quan tâm hơn nữa đến phong trào của liên đội nói chung và của các chi đội nói riêng, chúc các bạn chăm ngoan, học giỏi

21 tháng 2 2018

Thơ Võ Quảng mang đến cho các em những rung cảm tinh tế, nhẹ nhàng trước khung cảnh quen thuộc mà các em đang sống. Qua thế giới thắm tươi và sinh động của cỏ cây hoa lá, những con vật bé nhỏ, Võ Quảng dạy cho các em cách quan sát và khám phá những cái rất độc đáo, rất riêng biệt trong sinh hoạt hàng ngày. Đó là mầm non nho nhỏ đang nằm ép lặng im giữa thân cây chợt bật dậy giữa trời “khoác áo màu xanh biếc” khi mùa xuân đến. Đó là anh đom đóm với chấm sáng bé nhỏ quen thuộc với các em ở nông thôn “Anh đom đóm chuyên cần. Lên đèn đi gác”. Anh “Đi gác suốt đêm. Lo cho người ngủ”. Trong chuyến đi đó, đom đóm thấy bao điều lạ: “Bờ tre rèm rũ/ Yên giấc cò con/ Một đàn chim non/ Trong cây nổi ngáy/ Ao không động đậy/ Lau lách ngủ yên”.

Bài thơ “Ai dậy sớm” được nhiều trẻ em và cả người lớn thuộc. Có gì bâng khuâng xao xuyến khi buổi mai nhẹ nhàng đến với mọi người: “Ai dậy sớm/ Chạy lên đồi/ Cả đất trời/ Đang chờ đón...”. Thơ viết cho trẻ em của Võ Quảng giàu nhạc điệu, và nhờ nhạc điệu đó làm cho người đọc dễ thuộc, dễ nhớ, dễ cảm xúc, từ đó mà phát huy được chủ đề giáo dục. Các em có thể vừa đọc thơ vừa nhảy múa, vui chơi…

Ở văn xuôi, truyện của Võ Quảng viết cho nhiều lứa tuổi. Với lứa tuổi nhi đồng, ông viết truyện đồng thoại như “Cái mai”, “Bài học tốt”, “Những chiếc áo ấm”. Nhưng có lẽ phần phong phú nhất cũng là tâm huyết nhất là những truyện ông viết cho lứa tuổi thiếu niên. Có lẽ lứa tuổi sắp bước vào đời này có nhiều ước mơ, hoài bão, tác giả muốn trang bị cho các em hành trang đầy đủ hơn, muốn tâm sự với các em nhiều hơn. Tác phẩm của Võ Quảng cũng dài hơi hơn. Ông có 2 truyện vừa: Cái Thăng và Chỗ cây đa làng, viết về thiếu nhi tham gia kháng chiến chống Pháp, và đặc biệt là hai truyện dài Quê nội và Tảng sáng. Để viết Quê nội và Tảng sáng Võ Quảng đã phải chuẩn bị trên 10 năm. Ông huy động tất cả tuổi thơ của mình, một tuổi thơ đầy sống động và gần như được lưu giữ nguyên vẹn trong ký ức. Ông đã dày công làm đề cương, ghi chép các sự kiện, phong cảnh, nhân vật với tính cách và lời ăn tiếng nói cùng những câu ca dao, những phong tục địa phương…

Chúc bạn học giỏi!

20 tháng 2 2018

đây là giải toán chứ đâu phải giải văn đâu mà đưa lên đây ^^'

20 tháng 2 2018

Nhắc đến văn xuôi của Võ Quảng, nhà nghiên cứu Phong Lê từng đánh giá “Quê nội” và “Tảng sáng” của ông xứng đáng xếp vào loại hay nhất trong kho tàng văn học thiếu nhi Việt Nam.

Lấy bối cảnh của những năm kháng chiến chống Pháp, “Quê nội” của nhà văn Võ Quảng là câu chuyện xảy ra tại chính quê hương mình, với hai nhân vật chính tham gia vào tất cả các sự kiện là chú bé Cục và Cù Lao. Ở đó còn có những phận người “đang rỉ ra, đang mục đi” như bà Hiến cả đời ở đợ, ông Bốn Rị chuyên bán thịt chó đã được cách mạng trả lại vị thế làm người.

Trên nền của làng quê ấy, Võ Quảng cũng khắc họa một lớp người đang hăm hở theo cách mạng. Đó là anh Bốn Linh, chú Năm Mùi, chị Ba, anh Bảy Hoành bận bịu với việc nước, việc nhà mà trong lòng vẫn vui phơi phới; là ông Bảy Hóa một thời tha phương không kiếm nổi miếng ăn, bây giờ “đất nước độc lập” về quê sung vào tự vệ quyết một phen sống mái với bọn thực dân nếu chúng dám quay lại bờ sông Thu Bồn này. Tất cả họ hòa vào cách mạng với lòng nhiệt tình và cả bằng niềm tin nhiều khi rất ngây thơ. Qua câu chuyên của thằng Cục với chị Ba, ta có thể thấy rõ niềm tin trong trẻo ấy: “Cũng chỉ ngày mai ngày kia thôi, ruộng đất sẽ về tay nông dân, nhà  máy, hầm mỏ về tay công nhân. Nhà ta khỏi ăn cơm gạo bắp, chị Ba ăn cái gì chị Ba thích, cần xài bao nhiêu cũng được, ăn tiêu tùy cần, làm việc tùy sức”. Hay như việc Cục và Cù Lao luôn tin rằng một ngày tàu bay của Liên Xô chở xi măng, sắt thép qua thì làng Hòa Phước cũng sẽ có nhiều nhà cao tầng như… thành phố.

Dường như trong hình ảnh của Cục và Cù Lao, người đọc như tìm được tất cả những gì sống động, hồn nhiên nhất của tuổi thơ. Mỗi người có một tuổi thơ khác nhau, nhưng chắc hẳn ai cũng có ít nhiều cái ngộ nghĩnh, cái tinh nghịch, cái khôn ranh vụng dại một thời ấy nhưng đều có chung một mong muốn là làm được nhiều việc tốt, muốn được khẳng định về nhân cách, muốn nhanh chóng trở thành người lớn, được giao những việc quan trọng... Ở Cục và Cù Lao, Võ Quảng đã phát hiện ra một cái gì thật nghiêm trang nhưng cũng thật điển hình cho cả một thế hệ trẻ thơ, trong cái vẻ riêng ngộ nghĩnh không lặp lại.

Không hề nhào nặn lại lịch sử, nhưng dưới ngòi bút của Võ Quảng mọi thể hiện đều có mức độ. Có một tí gì mỉa mai, vừa nhẹ nhàng vừa thân ái gửi gắm vào bài diễn thuyết của một cán bộ cơ sở-Năm Mùi. Năm Mùi đấu tranh cho cách mạng và hiểu rõ bà con trong làng xóm của mình. Những lời nói của Năm Mùi không phải những châm ngôn từ sách vở, cũng không hề tỏ ra khoe khoang mà ngược lại, trong nhiều trường hợp Năm Mùi còn thể hiện kinh nghiệm, sự hiểu biết về cuộc sống và con người. Do đó, đây là câu chuyện viết về một địa phương nhưng cũng là chuyện của cả nước, của lịch sử dân tộc.

Theo nhà nhơ Thanh Quế, “Để viết “Quê nội” và “Tảng sáng”, Võ Quảng đã phải chuẩn bị trên 10 năm. Ông đã huy động tất cả tuổi thơ của mình, một tuổi thơ đầy sống động và gần như được lưu giữ nguyên vẹn trong ký ức. Ông đã dày công làm đề cương, ghi chép các sự kiện, phong cảnh, nhân vật với tính cách và lời ăn tiếng nói cùng những câu ca dao, những phong tục địa phương…”. Có lẽ vì vậy mà ngay sau khi ra đời, “Quê nội” đã có sức ảnh hưởng không nhỏ tới bạn đọc Việt Nam cũng như bạn đọc thế giới, đặc biệt là người Pháp qua bản dịch của Alice Kahn.

Những vần thơ của Võ Quảng bình dị nhưng lại rất gần gũi với cuộc sống thường ngày. (Bìa tập thơ Anh Đôm đóm)
Những vần thơ của Võ Quảng bình dị nhưng lại rất gần gũi với cuộc sống thường ngày (bìa tập thơ Anh Đom đóm).

Nhà văn của tuổi thơ - nhà thơ của tuổi hoa

Nổi tiếng với “Quê nội” và “Tảng sáng” nên ít người biết Võ Quảng bắt đầu sự nghiệp sáng tác văn học của mình từ những bài thơ viết cho lứa tuổi nhi đồng. Những vần thơ đã in đậm trong tâm hồn thiếu nhi nhiều thế hệ như “-Cốc, cốc, cốc/ - Ai gọi đó?/ - Tôi là Thỏ/ - Nếu là Thỏ/ Cho xem tai…” (Mời vào); “Mặt trời gác núi/ Bóng tối lan dần/ Anh đóm chuyên cần/ Lên đèn đi gác/ Theo làn gió mát/ Anh đi suốt đêm/ Lo cho người ngủ/ Bờ tre rèm rủ/ Yên giấc cò con/ Một đàn chim non/ Trong cây nổi ngáy/ Ao không động đậy/ Lau lách ngủ yên… (Anh Đom đóm). Những bài thơ bình dị nhưng lại rất gần gũi với cuộc sống thường ngày. Trước những quang cảnh quen thuộc xung quanh cuộc sống của trẻ em nông thôn, Võ Quảng đã dạy cho các em thiếu nhi có được sự quan sát, khám phá rất riêng của tuổi thơ, truyền cho các em thiếu nhi lòng yêu thương thế giới cỏ cây, loài vật, từ đó hướng tới yêu cái thiện, các đẹp trong cuộc sống thường ngày.

Đến với văn học thiếu nhi khá muộn, nói như ông Nguyễn Huy Thắng, Phó giám đốc Nhà xuất bản Kim Đồng: “Võ Quảng đến với văn học thiếu nhi khi đã 37 tuổi, tuy có hơi muộn, nhưng đã đến là ở lại mãi mãi, và cho đến hết đời, chỉ chuyên tâm làm một việc: Viết cho các em”. Thế nên, trong các tác phẩm của mình, cả thơ và văn xuôi, ở thể loại nào, Võ Quảng cũng dành hết tâm hồn và tài năng trong đó.

Với độ tuổi nhi đồng, ngoài những vần thơ ngộ nghĩnh, ông còn có những câu chuyện đồng thoại hồn nhiên, lý giải các hiện tượng tự nhiên trong cuộc sống theo cách đơn giản và dễ hiểu nhất như: “Cái mai”, “Bài học tốt”, “Những chiếc áo ấm”… Câu truyện nào, vần thơ nào cũng tràn ngập một tình yêu thiên nhiên với cây cỏ, chim muông xung quanh cuộc sống thường ngày. Cứ như vậy, ông góp phần làm giàu đời sống tinh thần của con người, bắt đầu từ tuổi thơ. Những câu chuyện của ông rất bình thường, nhưng với giọng văn ngộ nghĩnh, hóm hỉnh lại rất giàu tính giáo dục. Đây là điều mà ít nhà văn, nhà thơ nào làm được.

Gần 50 năm gắn bó với đề tài văn học thiếu nhi, Võ Quảng đã để lại cho nền văn học thiếu nhi Việt Nam nhiều tác phẩm giá trị. Lúc sinh thời, ông đã từng nói: “Thơ có nhiệm vụ phải ghi sâu vào tâm hồn các em tất cả bức tranh đậm đà của đất nước, từ những sự kiện to lớn nhất, cho đến những việc nhỏ nhất, bóng dáng một cánh cò bay, hình ảnh sóng lúa rợp rờn, cây đa, bến nước, tất cả vẻ đẹp của núi sông, đó là lớp phù sa mỡ màng, trên đó mọc lên xanh tươi tình yêu Tổ quốc”. Có lẽ vì thế mà những vần thơ, những trang viết của ông đến giờ vẫn không thấy cũ.

Chân dung nhà văn, nhà thơ Võ Quảng
Chân dung nhà văn, nhà thơ Võ Quảng

Võ Quảng (1920-2007), sinh ngày 1 tháng 3 năm 1920, tại xã Đại Hòa, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Năm 1935, trong khi đang theo học Tú tài ở Quốc học Huế, ông tham gia tổ chức Thanh niên Dân chủ ở Huế; năm 1939 làm tổ trưởng tổ Thanh niên Phản đế ở Huế. Tháng 9 năm 1941, bị chính quyền Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ, sau đó bị đưa đi quản thúc vô thời hạn ở quê nhà. 

Sau khi Cách mạng tháng Tám 1945 nổ ra, ông được chính quyền Việt Minh cử làm ủy viên Tư pháp thành phố Đà Nẵng. Khi quân Pháp tái chiếm Nam Bộ, ông được cử vào chức vụ Phó chủ tịch Ủy ban Hành chính kháng chiến thành phố Đà Nẵng. Từ năm 1947 đến 1954, làm Hội thẩm chính trị (tức là Phó Chánh án) tòa án quân sự miền Nam Việt Nam. Thời gian này, ông cũng có sáng tác một số tác phẩm dành cho thiếu nhi.

Sau khi tập kết ra Bắc, ông được điều về công tác ở chức vụ Ủy viên Ban nhi đồng Trung ương, phụ trách văn học cho thiếu nhi. Ông là một trong những người tham gia sáng lập và từng giữ chức Giám đốc Nhà xuất bản Kim Đồng. Một thời gian sau đó, ông được cử làm Giám đốc Xưởng phim hoạt hình Việt Nam. Năm 1965, ông được kết nạp làm Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 1968, ông về công tác tại Bộ Văn hóa. Năm 1971, về Hội nhà văn Việt Nam, được phân công làm Chủ tịch Hội đồng Văn học Thiếu nhi - Hội nhà văn Việt Nam và giữ chức vụ này đến khi về hưu.

Sự nghiệp văn chương của ông chủ yếu tập trung về đề tài thiếu nhi. Ông cũng là người đầu tiên dịch tác phẩm Don Quixote sang tiếng Việt dưới bút danh Hoàng Huy năm 1959.

Năm 2007, ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.

đây là tất cả những j mk bt về nhà văn võ quảng.

Xã hội ngày càng phát triển, kinh tế đi lên, nhu cầu giao tiếp liên lạc bằng điện thoại di động ngày càng trở nên cần thiết và phổ biến hơn cả, bởi sự tiện dụng và hữu ích của chúng. Các bậc phụ huynh, phần vì muốn liên lạc với con cái được thuận tiện, phần vì muốn quản lý con cái nên cũng mạnh dạn đầu tư cho con em của mình một chiếc điện thoại nhỏ xinh. Tuy nhiên việc các em học sinh còn quá nhỏ, chưa đủ nhận thức về việc sử dụng điện thoại sao cho hợp lý, dẫn tới tình trạng lạm dụng điện thoại di động, khiến chúng trở nên có hại đối với sự phát triển tâm lý và thể chất của các em.

Điện thoại là một phát minh vĩ đại của loài người, xóa nhòa khoảng cách liên lạc, ngày nay, điện thoại còn được tích hợp nhiều chức năng thông minh, hỗ trợ rất tốt cho cuộc sống, phục vụ các mục đích công việc, học tập, giải trí. Tuy nhiên cái gì cũng có mặt lợi và mặt hại của nó, đem đến nhiều lợi ích tốt đẹp, nhưng dần dà điện thoại di động cũng gây những ảnh hưởng tiêu cực đến học sinh, đặc biệt là trong thời buổi công nghệ số, thông tin lan truyền một cách chóng mặt. Học sinh là lứa tuổi đang còn hạn chế về cả ý thức lẫn nhận thức, điện thoại di động đối với các em có một sức hấp dẫn khó có thể chối từ, khác hẳn với đống kiến thức đầy ắp ở trường học. Chính vì thế, để thỏa mãn sự tò mò và thích thú, các em học sinh thường gạt bỏ việc học sang một bên để tập trung khai thác, nghịch điện thoại cả trong giờ học.

Các em ham thích việc lướt web bởi đó là một thế giới muôn màu sắc, ham thích việc nhắn tin tán gẫu với bạn bè hơn là đọc sách, nghe giảng, đơn thuần bởi vì nó vui hơn những tiết học khô khan. Cá biệt, điện thoại còn trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho các em thỏa sức quay cóp, sao chép những tài liệu có sẵn trên mạng mà không chịu tìm tòi suy nghĩ sáng tạo. Điện thoại di động cũng là nơi cung cấp, đưa vào đầu các em học sinh những suy nghĩ không lành mạnh, đặc biệt là từ mạng xã hội, những thông tin không chính thống, những trang web đen, những văn hóa phẩm đồi trụy dễ xâm nhập vào môi trường học đường. Mà ở lứa tuổi học sinh, tâm sinh lý có những biến đổi khác thường, khiêu khích sự tò mò, dẫn tới những nhận thức lệch lạc và sai trái, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển bình thường của tâm lý tuổi vị thành niên.

Nguyên nhân chủ yếu là do xã hội phát triển, nhu cầu liên lạc tăng cao, phụ huynh bận rộn với công việc khó có thể theo sát con mình, nên việc mua sắm điện thoại cho con là để quản lý và liên lạc cho thuận tiện. Một số phụ huynh thì đơn thuần mua điện thoại cho con chỉ vì chiều chuộng con cái thái quá, con đòi hỏi thì cha mẹ đã mềm lòng mà mua ngay cho được, đã thế còn phải là hàng xịn con mới chịu. Việc có điện thoại di động cộng với tâm lý biếng học ham chơi, khiến các em sử dụng điện thoại di động không đúng cách, xem điện thoại là chân lý, là thú vui để trốn tránh việc học tập. Thêm vào đó, việc cha mẹ cho con em sử dụng những chiếc điện thoại có quá nhiều chức năng không cần thiết, trong khi việc cha mẹ muốn và các em cần chỉ đơn thuần là liên lạc với nhau. Sự thừa thãi như vậy mà cha mẹ thì không thể theo sát quản lý, còn các em thì chưa đủ ý thức để nhận biết những cái lợi, cái hại của việc lạm dụng điện thoại di động đã dẫn tới những hậu quả khôn lường.

Hậu quả đầu tiên phải kể đến đó là tình trạng các em học sinh vì quá đam mê điện thoại mà quên mất việc học hành, sao nhãng trong học tập, gây mất trật tự trong lớp, hổng kiến thức vì không tập trung chú ý nghe giảng,... Từ đó, dẫn tới kết quả học tập yếu kém, cha mẹ không tìm hiểu được nguyên nhân, lại gây áp lực la mắng các em thêm nữa, điều đó càng khiến các em ngày một chìm đắm vào chiếc điện thoại, coi nó là một phần của cuộc sống, cứ luẩn quẩn như vậy rất khó có thể giải quyết được triệt để vấn đề. Việc sử dụng điện thoại di động quá nhiều còn dẫn đến những vấn đề tiêu cực về sức khỏe, như các tật ở mắt, loạn thị, cận thị, thậm chí gây mù. Quá chú tâm vào điện thoại mà xa rời thực tế, xa rời xã hội cũng là một trong các nguyên nhân gây trầm cảm, mất tập trung, giảm khả năng suy nghĩ sáng tạo, con người trở nên yếu ớt, nhạy cảm với những tác động bên ngoài. Thêm nữa, chiếc điện thoại di động là nơi cung cấp thông tin tuyệt vời, tuy nhiên nó lại là nguồn với những thông tin không chọn lọc, ở đó có cả những thông tin xấu như bạo lực, các tệ nạn xã hội, các loại văn hóa phẩm đồi trụy, ... Với tâm lý hiếu động, tò mò của các em, những nguồn thông tin bẩn như vậy dễ dàng tiêm nhiễm vào trí óc non nớt, khiến các em có những suy nghĩ không lành mạnh, đặc biệt là tâm lý bắt chước những cái xấu. Điều đó làm gia tăng tình trạng phạm tội ở lứa tuổi học sinh, bạo lực học đường, những hành động vượt khỏi chuẩn mực đạo đức, cãi lời cha mẹ thầy cô, tự cho mình là đúng,... Ngoài ra còn có tình trạng học đòi trên mạng, yêu sớm, tình dục không an toàn, để lại những hậu quả khó có thể khắc phục, để lại bóng đen tâm lý nghiêm trọng.

Chúng ta không thể cấm con em mình sử dụng điện thoại, vì dù xét ở khía cạnh nào đi chăng nữa, điện thoại cũng có rất nhiều lợi ích nếu chúng ta sử dụng đúng cách. Việc cần thay đổi ở đây chính là tìm cách giáo dục, thay đổi nhận thức của học sinh, giải thích và hướng dẫn các em sử dụng điện thoại một cách đúng đắn, lành mạnh. Cha mẹ cần quan tâm gần gũi các em nhiều hơn, quản lý nhưng không có nghĩa là xâm phạm vào sự riêng tư, làm thế chỉ khiến các em thêm chống đối. Đối với nhà trường, cần có những biện pháp không cho học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học, thường xuyên tuyên truyền giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh đến các em, giúp các em có nhận thức rõ ràng, biết lựa chọn nguồn thông tin đúng đắn, tránh xa các loại thông tin xấu.

Với bản thân học sinh chúng ta, cần có ý thức tự giác trong học tập, phân biệt rạch ròi giữa việc chơi và việc học. Sử dụng điện thoại với mục đích đúng đắn, dùng để tra cứu thông tin phục vụ học tập, liên lạc với người thân bạn bè, giải trí lành mạnh. Luôn cố gắng rèn luyện và tu dưỡng đạo đức, không lãng phí quá nhiều thời gian của bản thân vào những trò vô bổ trên điện thoại, mà nên chăm giao tiếp, tiếp xúc với thầy cô bạn bè, quan tâm đến gia đình cha mẹ, dành thời gian đọc sách để nuôi dưỡng tâm hồn.

Hãy nhớ rằng, điện thoại di động chỉ là công cụ bổ trợ cho cuộc sống thêm tốt đẹp, chúng ta đừng biến nó thành thứ phá hủy cuộc sống của chính mình. Hãy sử dụng điện thoại thông minh một cách thật thông minh và thông thái, chúng ta hãy điều khiển điện thoại chứ đừng để điện thoại điều khiển mình. Tương lai của chúng ta có tươi sáng và rực rỡ hay không chính là nhờ vào nhận thức đúng đắn của chúng ta ngày hôm nay.

22 tháng 10 2019

How often do you learn English?

=> I have it four times a week.

2. When did you start learning English?

=> I have learnt it for 5 years.

3. What is your favourite subject?

I love Biology.

4. Why do you Biology?

Because it's very insteresting subject.

5. Do you Maths?

No, I don't.

Học tốt~♤

1 Cách hỏi về trường, lớp

Trước tiên, để hỏi những thông tin cơ bản nhất về chủ đề học tập là trường, lớp một ai đó đang theo học, bạn có thể sử dụng các mẫu câu sau:

  • What school are you in?

/ wʌt skul ɑr ju ɪn /

  • Which school are you in?

/ wɪʧ skul ɑr ju ɪn /

  • What school do you attend?

/ wʌt skul du ju əˈtɛnd /

  • What school do you go to?

/ wʌt skul du ju goʊ tu /

Các câu hỏi trên đều có chung nghĩa: Bạn đang học ở trường nào?/Đâu là ngôi trường bạn đang theo học?. Như bạn thấy, bạn có thể sử dụng cụm “What school” hoặc “Which school” để hỏi, và có thể dùng một trong các cụm “are you in”, động từ “go to” hoặc “attend” để diễn đạt ý nghĩa đang theo học, đang học tại một ngôi trường nào đó.

Tuy nhiên, cũng có một sự khác biệt nhỏ giữa trường hợp sử dụng “What” và “Which”“Which” thường được dùng khi bạn có một danh sách, hoặc một tập hợp đối tượng để người được hỏi có thể lựa chọn từ danh sách, tập hợp đó. Ví dụ, các bạn đang nói chuyện về một nhóm các ngôi trường ở cùng một thành phố A. Khi bạn hỏi một người bạn: “Which school do you go to?”, nghĩa là bạn ấy sẽ cho bạn biết mình đang theo học trường nào trong số các ngôi trường nằm ở thành phố A kia.

Thay vào đó, “What” sẽ được sử dụng khi đối tượng các bạn đang nói đến mang tính khái quát, phạm vi rộng hơn, có thể là bất cứ trường nào chứ không bó hẹp trong một danh sách, tập hợp cụ thể nào cả. Cách hỏi này cũng sẽ mang tính chung hơn. Khi hỏi một người “What school are you in?”, có thể bạn ấy sẽ không nói tên cụ thể của ngôi trường mình học mà chỉ mô tả chung đó là business school (trường dạy kinh doanh), medical school (trường y), v.v.

Ngoài ra, có một lưu ý nhỏ khác về sự khác nhau giữa tiếng Anh – Anh và Anh – Mỹ về nghĩa của từ “school”. Trong tiếng Anh – Mỹ, “school” có ý chỉ tất cả các cấp học, từ mẫu giáo, trung học đến cao đẳng, đại học. Nhưng trong tiếng Anh – Anh, “school” chỉ bao hàm cấp học tiểu học, trung học chứ không bao gồm giáo dục cao đẳng, đại học. Cao đẳng, đại học sẽ được chỉ rõ là “college” và “university”. Do đó, tùy vào tình huống, ngữ cảnh và loại ngôn ngữ sử dụng, bạn hãy sử dụng đúng từ nhé.

Bên cạnh việc hỏi tên trường, bạn có thể hỏi thêm những thông tin, cảm nhận khác liên quan đến trường, lớp của đối phương, ví dụ như:

  • Do you think your college is a good school? (Bạn có thấy trường cao đẳng của mình là một trường học tốt không?)

duː juː θɪŋk jɔː ˈkɒlɪʤ ɪz ə gʊd skuːl /

  • Did you enjoy going to high school? (Bạn có thích/tận hưởng quãng thời gian cấp 3 của mình không?)

/ dɪd ju ɛnˈʤɔɪ ˈgoʊɪŋ tu haɪ skul /

  • How many students does your school have? (Trường bạn có bao nhiêu học sinh?)

/ haʊ ˈmɛni ˈstudənts dʌz jʊər skul hæv /

  • What do you remember about your teachers? (Bạn có nhớ gì/có kỉ niệm gì về giáo viên của mình không?)

/ wʌt du ju rɪˈmɛmbər əˈbaʊt jʊər ˈtiʧərz /

  • Who is your favorite teacher? (Ai là giáo viên ưa thích ở trường của bạn?)

/ hu ɪz jʊər ˈfeɪvərɪt ˈtiʧər /

  • Do you have any teachers you don’t ? (Có giáo viên nào bạn không thích không?)

/ du ju hæv ˈɛni ˈtiʧərz ju doʊnt laɪk /

2 Cách hỏi về ngành học, môn học

Khi nói chuyện, hỏi thông tin một sinh viên cao đẳng, đại học (hoặc người đã tốt nghiệp), ta thường quan tâm đến “major” – chuyên ngành học của họ. Các chuyên ngành khác nhau có chương trình học, tính chất rất khác nhau, đào tạo chuyên môn khác nhau và dẫn đến những nghề nghiệp khác nhau. Bạn có thể sử dụng các mẫu câu sau để hỏi về chuyên ngành học của bạn mình nhé:

  • What do you study? (Bạn học về cái gì/lĩnh vực gì/chuyên ngành nào?)

/ wʌt du ju ˈstʌdi /

  • What is your major? (Chuyên ngành của bạn là gì?)

/ wʌt ɪz jʊər ˈmeɪʤər /

  • What are you majoring in? (Bạn đang theo học chuyên ngành gì?)

/ wʌt ɑr ju ˈmeɪʤərɪŋ ɪn /

  • What did you major in at university? (Bạn đã theo học chuyên ngành gì ở đại học?)

/ wʌt dɪd ju ˈmeɪʤər ɪn æt ˌjunəˈvɜrsəti /

  • Why did you choose the major you did? (Vì sao bạn lại lựa chọn chuyên ngành đó?)

/ waɪ dɪd ju ʧuz ðə ˈmeɪʤər ju dɪd /

Đi vào chi tiết, cụ thể hơn, ta có thể đi vào các môn học – “subject”, “class”. Có một số chủ đề các bạn có thể chia sẻ cùng nhau: những môn phải học, môn sở trường, sở đoản, môn học ưa thích, v.v. Dưới đây mình có đưa ra một số các mẫu câu thường gặp mà bạn có thể tham khảo:

  • What subjects are you good at? (Bạn học giỏi những môn học nào?)

/ wʌt ˈsʌbʤɪkts ɑr ju gʊd æt /

  • What subjects were you bad at? (Bạn học kém những môn học nào?)

/ wʌt ˈsʌbʤɪkts wɜr ju bæd æt /

  • What is your favorite class? (Đâu là lớp học/môn học yêu thích của bạn?)

/ wʌt ɪz jʊər ˈfeɪvərɪt klæs /

  • What is your favorite subject? (Môn học yêu thích của bạn là môn nào?)

/ wʌt ɪz jʊər ˈfeɪvərɪt ˈsʌbʤɪkt /

  • Why do you it? (Vì sao bạn thích môn học đó?)

/ waɪ du ju laɪk ɪt /

  • Do you study any foreign language in school? (Bạn có học thêm ngoại ngữ nào ở trường không?)

/ du ju ˈstʌdi ˈɛni ˈfɔrən ˈlæŋgwəʤ ɪn skul /

  • What classes do you need to take? (Bạn phải học những môn nào/tham gia những lớp học nào thế?)

/ wʌt ˈklæsəz du ju nid tu teɪk /

3 Cách hỏi về thói quen, cuộc sống học tập

Nếu như những thông tin về trường học, chuyên ngành, môn học là những thông tin khá “basic”, “mẫu mực”, thì thói quen, cuộc sống, phương pháp học tập là chủ đề rất mở, không có giới hạn, và đây thường là chủ đề mà các bạn có thể “huyên thuyên” cùng nhau hoài không dứt. Có đến cả tỉ thứ bạn có thể chia sẻ cùng mọi người: giờ giấc đi học, trang phục mỗi ngày, đến trường bằng xe hai bánh hay “hai cẳng”, trải nghiệm những lần “bùng” học, ăn quà trong lớp, ôn thi…, và thường những câu chuyện nhỏ này sẽ giúp các bạn quen, thân nhau nhanh hơn rất nhiều đó!

Trong trường hợp vẫn chưa nghĩ ra chuyện gì để hỏi, bạn hãy thử những câu hỏi này xem:

  • Do you paripate in any extracurricular activities at university? (Bạn có tham gia hoạt động ngoại khóa nào ở trường đại học không?)

/ du ju pɑrˈtɪsəˌpeɪt ɪn ˈɛni ˌɛkstrəkəˈrɪkjələr ækˈtɪvətiz æt ˌjunəˈvɜrsəti /

  • Do you feel that it is harder to study at university than in high school? (Bạn có cảm thấy việc học ở đại học khó hơn ở cấp 3 không?)

/ du ju fil ðæt ɪt ɪz ˈhɑrdər tu ˈstʌdi æt ˌjunəˈvɜrsəti ðæn ɪn haɪ skul /

  • Do you to study in small classes or big classes? (Bạn thích học trong những lớp học quy mô nhỏ hay quy mô lớn (về số lượng sinh viên)?)

/ du ju laɪk tu ˈstʌdi ɪn smɔl ˈklæsəz ɔr bɪg ˈklæsəz /

  • Are you living in the university’s dormitory? (Bạn có đang sống trong kí túc xá của trường không?)

/ ɑr ju ˈlɪvɪŋ ɪn ðə ˌjunəˈvɜrsətiz ˈdɔrməˌtɔri /

  • How is your life in the dormitory? (Cuộc sống của bạn trong kí túc xá thế nào?)

/ haʊ ɪz jʊər laɪf ɪn ðə ˈdɔrməˌtɔri /

  • Have you ever stayed up all night for finals? (Bạn đã bao giờ thức cả đêm để học ôn thi cuối kì chưa?)

/ hæv ju ˈɛvər steɪd ʌp ɔl naɪt fɔr ˈfaɪnəlz /

  • Do you prefer study with other students or study alone? (Bạn thích học nhóm với các bạn khác hay thích tự học một mình hơn?)

/ du ju prəˈfɜr ˈstʌdi wɪð ˈʌðər ˈstudənts ɔr ˈstʌdi əˈloʊn /

  • Have you ever skipped class? (Bạn có trốn học bao giờ không?)

/ hæv ju ˈɛvər skɪpt klæs /

  • Do you usually walk to school? (Bạn có thường đi bộ đến trường không?)

/ du ju ˈjuʒəwəli wɔk tu skul /

  • What kind of clothes do you often wear to school? (Bạn thường mặc quần áo thế nào khi đến trường?)

/ wʌt kaɪnd ʌv kloʊðz du ju ˈɔfən wɛr tu skul /

  • Have you ever considered studying abroad? (Bạn có bao giờ cân nhắc tới chuyện đi du học chưa?)

/ hæv ju ˈɛvər kənˈsɪdərd ˈstʌdiɪŋ əˈbrɔd /