K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tham khảo!

Yếu tố

Ảnh hưởng

Giải thích

Nước

Trong giới hạn nhất định, cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước.

Nước là dung môi, là môi trường cho các phản ứng hóa học xảy ra, đồng thời, nước cũng hoạt hóa các enzyme hô hấp và cần thiết cho quá trình thủy phân tạo nguyên liệu trực tiếp cho quá trình hô hấp. Do đó, nước trong mô, cơ quan, cơ thể thực vật liên quan trực tiếp đến cường độ hô hấp.

Nhiệt độ

Trong giới hạn nhất định, khi nhiệt độ tăng, cường độ hô hấp cũng tăng.

Nhiệt độ ảnh hưởng đến hoạt động của các enzyme hô hấp, từ đó, ảnh hưởng đến cường độ hô hấp: Nhiệt độ thấp kìm hãm hoạt tính của các enzyme hô hấp dẫn đến cường độ hô hấp giảm. Nhiệt độ quá cao làm biến tính enzyme dẫn đến hô hấp bị ngưng trệ.

Hàm lượng $O_2$

Nếu hàm lượng $O_2$ đủ, quá trình hô hấp diễn ra thuận lợi. Nếu hàm lượng $O_2$ thấp dưới \(10\%\) hô hấp sẽ bị ảnh hưởng; còn dưới \(5\%\) thì cây chuyển sang con đường lên men.

Khí $O_2$ là nguyên liệu của hô hấp nên hàm lượng $O_2$ ảnh hưởng trực tiếp đến cường độ hô hấp. Khi thiếu $O_2,$ các tế bào thực vật sẽ chuyển hóa glucose theo con đường lên men để tạo ra $1$ lượng nhỏ năng lượng cho tế bào thực vật sử dụng. Tuy nhiên, con đường này lại tạo ra lactic acid và ethanol, sự tích lũy lactic acid và ethanol ở nồng độ cao sẽ gây chết các tế bào và cơ thể; đồng thời, nếu tình trạng kéo dài, cây cũng không đủ năng lượng để cung cấp cho các hoạt động sống.

Hàm lượng $CO_2$

Hàm lượng $CO_2$ trong không khí cao sẽ ức chế hô hấp hiếu khí, cây chuyển sang con đường lên men.

Hàm lượng $CO_2$ cao sẽ ảnh hưởng đến sự trao đổi khí dẫn đến ức chế và làm giảm cường độ hô hấp.

Cường độ ánh sáng ảnh hưởng rất lớn đến quang hợp ở thực vật: Nếu ánh sáng mạnh thì quang hợp tăng lên và ngược lại.

Quang hợp phụ thuộc vào nhiệt độ là bởi vì nó chỉ diễn ra ở nhiệt độ 20-30 độ C. Nếu nhiệt độ quá cao hay quá thấp thì quang hợp sẽ gần như không thực hiện được

8 tháng 8 2023

Tham khảo:

Nhiệt độ của đất ảnh hưởng rất lớn đến sự hút nước và muối khoáng của rễ cây. Nhiệt độ không khí ảnh hưởng tới quá trình thoát hơi nước ở lá cây. Ban ngày trời nắng, nhiệt độ tăng cao, thực vật cần thoát hơi nước mạnh giữ cho cây không bị đốt nóng, khi đó quá trình hút nước và muối khoáng của rễ cây tăng lên.

Tham khảo!

Ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm đất và không khí,…) đến hoạt động trao đổi nước và khoáng ở thực vật:

- Ánh sáng: Ánh sáng thúc đẩy khí khổng mở, làm tăng tốc độ thoát hơi nước ở lá, tạo động lực cho quá trình hấp thụ, vận chuyển nước và khoáng ở rễ và thân. Ánh sáng cần cho hoạt động quang hợp tạo chất hữu cơ, cung cấp nguyên liệu cho hoạt động hô hấp, qua đó giải phóng năng lượng cần thiết cho quá trình hấp thụ và vận chuyển chủ động các chất trong cây.

- Nhiệt độ: Trong giới hạn sinh thái về nhiệt độ, tốc độ hấp thụ nước và khoáng tỉ lệ thuận với sự tăng nhiệt độ. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ tăng quá cao (trên \(45^oC\)) thì lông hút có thể bị tổn thương và chết, enzyme tham gia vào hoạt động trao đổi chất bị biến đổi, dẫn đến giảm hoặc dừng hấp thụ nước và khoáng.

- Độ ẩm đất và không khí:

+ Trong giới hạn nhất định, độ ẩm đất tỉ lệ thuận với khả năng hấp thụ nước và khoáng của hệ rễ. Độ ẩm đất quá cao hoặc quá thấp sẽ làm giảm hô hấp và ức chế sinh trưởng của rễ, dẫn đến giảm lượng nước và chất khoáng hấp thụ.

+ Độ ẩm không khí ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động trao đổi nước và khoáng thông qua việc tác động đến quá trình thoát hơi nước: Độ ẩm không khí cao làm giảm tỉ lệ hoạt động và độ mở của khí khổng, từ đó dẫn đến giảm cường độ thoát hơi nước và ngược lại.

20 tháng 4 2016

1. Khí hậu
Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của sinh vật chủ yếu thông qua nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí và ánh sáng.
- Nhiệt độ : Mỗi loài thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định. Loài ưa nhiệt thường phân bổ ở nhiệt đới. xích đạo ; những loài chịu lạnh lại chỉ phân bố ở các vĩ độ cao và các vùng núi cao. Nơi có nhiệt độ thích hợp, sinh vật sẽ phát triển nhanh và thuận lợi hơn.
- Nước và độ ẩm không khí : Những nơi có điều kiện nhiệt, ẩm và nước thuận lợi như các vùng xích đạo, nhiệt đới ẩm, cận nhiệt ẩm, ôn đới ẩm và ấm là những môi trường tốt để sinh vật phát triển. Trái lại, ở hoang mạc do khô khan nên ít loài sinh vật có thể sinh sống ớ đây.
- Ánh sáng quyết định quá trình quang hợp của cây xanh. Những cây ưa sáng thường sống và phát triển tốt ở nơi có đầy đủ ánh sáng. Những cây chịu bóng thường sống trong bóng râm, dưới tán lá của các cây khác.
2. Đất
Các đặc tính lí, hoá và độ phì của đất ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của thực vật.
Ví dụ : Đất ngập mặn thích hợp với các loài cây ưa mặn như sú, vẹt, đước, .... vì vậy rừng ngập mặn chỉ phát triển và phân bố ờ các bãi ngập triều ven biển.
Đất đỏ vàng ở dưới rừng xích đạo có tầng dày, độ ẩm và tính chất vật lí tốt nên i: nhiều loài cây lá rộng sinh trưởng và phát triển.
Địa hình
Độ cao và hướng sườn ảnh hưởng tới sự phân bố thực vật ở vùng núi. Khi lên cao nhiệt độ và độ ẩm thay đổi, do đó thành phần thực vật thay đổi, vật sẽ phân bố thành các vành đai khác nhau. Hướng sườn khác nhau cũng nên sự khác biệt về nhiệt, ẩm và chế độ chiếu sáng, do đó cũng ảnh hưởng tới độ cao xuất hiện và kết thúc của các vành đai thực vật.

4. Sinh vật
Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định đối với sự phát triển và phân bổ của động vật. Động vật có quan hệ với thực vật về nơi cư trú và nguồn thức ăn Nhiều loài động vật ăn thực vật lại là thức ăn của động vật ăn thịt. Vì vậy, các loài động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt phải cùng sống trong một môi trường sinh thái nhất định. Do đó, thực vật có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố động vật: nơi nào thực vật phong phú thì động vật cũng phong phú và ngược lại.
5. Con người
Con người có ảnh hưởng lớn đối với sự phân bố sinh vật. Điều này thể hiện rõ nhất trong việc làm thay đổi phạm vi phân bố nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Ví dụ : con người đã đưa các loại cây trồng như cam, chanh, mía. Từ châu Á và châu Âu... sang trồng ở Nam Mĩ và châu Phi. Ngược lại, các loài như khoai tây, thuốc lá, cao su,... lại được chuyển từ châu Mĩ sang trồng ở châu Á và châu Phi Con người còn đưa động vật nuôi từ lục địa này sang lục địa khác. Ví dụ từ châu Âu, con người đã đưa nhiều loại động vật như bò, cừu, thỏ,... sang nuôi Oxtrây-li-a và Niu Di-lân.
Ngoài ra, việc trồng rừng được tiến hành thường xuyên ờ nhiều quốc gia, đã không ngừng mở rộng diện tích rừng trên toàn thế giới.
Bên cạnh những tác động tích cực đó, con người đã và đang gây nên sự thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, làm mất nơi sinh sống và làm tuyệt chủng nhiều loài động, thực vật hoang dã. Cuộc “Cách mạng xanh” tuy đã có tác động rất tích cực trong nông nghiệp nhưng cũng đã làm một số giống cây trồng của địa phương bị tuyệt chủng.

20 tháng 4 2016

giúp mình với mình tick cho

Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với quá trình hô hấp ở thực vật:

- Trong khoảng giới hạn nhiệt độ từ \(0-35^oC,\) cường độ hô hấp tăng khoảng \(2-2,5\) lần khi nhiệt độ tăng \(10^oC\) Trong đó, nhiệt độ tối ưu cho quá trình hô hấp ở thực vật trong khoảng \(30-40^oC\)

- Khi nhiệt độ quá cao (trên \(40^oC\)), tốc độ hô hấp giảm vì nhiệt độ cao làm biến tính và giảm hoạt tính của enzyme hô hấp.

- Khi nhiệt độ quá thấp \(\left(0-10^oC\right)\) cường độ hô hấp của thực vật khá thấp.

29 tháng 10 2019

Động vật ít chịu ảnh hưởng của khí hậu hơn thực vật do động vật có thể di chuyển được hoặc tự thay đổi để thích nghi với môi trường.

Chọn: B.

8 tháng 8 2023

Nhiệt độ tối ưu (300C → 350C): Là nhiệt độ mà cường độ hô hấp đạt giá trị cao nhất. Nhiệt độ tối đa (400C → 450C), ở nhiệt độ quá cao thì protein bị biến tính, cấu trúc của nguyên sinh chất bị phá hủy, cây chết.

8 tháng 5 2016

Nhiệt độ có ảnh hưởng đến đời sống sinh vật:

Đa số các sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ 0 - 50°c. Tuy nhiên, cũng có một sô sinh vật sống được ở nhiệt độ rất cao (như vi khuẩn ở suối nước nóng chịu được nhiệt độ 70 - 90°C) hoặc nơi cỏ nhiệt độ rất thấp (ấu trùng sâu ngô chịu được nhiệt độ -27°C).

Ví dụ 1. Cây sống ở vùng nhiệt đới, trên bề mặt lá có tầng cutin dày có tác dụng hạn chế thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí cao. ở vùng ôn đới, về mùa đông giá lạnh, cây thường rụng nhiều lá làm giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và giảm sự thoát hơi nước. Chồi cây có các vảy mòne bao bọc, thân và rề cây có các lớp bần dày tạo thành những lớp cách nhiệt bảo vệ cây.

Ví dụ 2. Động vật sống ở vùng lạnh và vùng nóng có nhiều đặc điểm khác nhau :

-    Thú có lông (như hươu, gấu, cừu) sống ở vùng lạnh, lông dày và dài hơn lông cũng cùa loài đó nhưng sống ở vùng nóng.

-    Đôi với chim, thú, so sánh kích thước cơ thê của các cá thể cùng loài (hoặc loài gần nhau) phân bổ rộng ở cà Bấc và Nam Bán cầu, thi các cá thê sống ở nơi nhiệt độ thấp có kích thước cơ thể lớn hơn các cá thể sống ờ nơi ấm áp. Ví dụ : Gấu sông ờ vùng Bắc Cực có kích thước rất to, lớn hơn hẳn gấu sống ở vùng nhiệt đới.

Ví dụ 3. Nhiều loài động vật có tập tính lẩn tránh nơi nóng quá hoặc lạnh quá bằng cách : chui vào hang, ngủ đông hoặc ngủ hè.. Người ta chia sinh vật thành hai nhóm :

-    Sinh vật biến nhiệt có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ cùa môi trường. Thuộc nhóm này có các vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật không xương sống, cá, ếch nhái, bò sát.

-   Sinh vật hằng nhiệt có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Thuộc nhóm này bao gồm các động vật có tổ chức cơ thể cao như chim, thủ và con người.