Tả ve mộ liet si
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Ke ve mot chuyen ve que
sao bạn lại hỏi cái này?
nếu bạn ko biết thì có thể hỏi computer đc màk?
vì làm ra dài dòng lắm
Ví dụ 1 Nhà em có rất nhiều người: bố em, mẹ em, anh em, chị em và em.
Ví dụ 2 Nền văn học của Việt Nam có rất nhiều tác phẩm có giá trị về con người trong xã hội cũ như là: Chí Phèo, Tắt đèn, Lão Hạc, Chuyện người con gái Nam Xương, ...
Ví dụ 3 Mẹ em có nhiều phẩm cao đẹp: hiền hậu, tài giỏi, nết na, đảm đang, ...
ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
LIÊN ĐỘI THCS DIỄN HOÀNG Độc Lập - Tự Do- Hạnh Phúc
Diễn Hoàng, ngày tháng năm 2015
KẾ HOẠCH
CHĂM SÓC NGHĨA TRANG LIỆT SĨ – ĐỀN BÀ QUẬN
VỆ SINH MÔI TRƯỜNG XÃ DIỄN HOÀNG NĂM HỌC 2015 - 2016
Căn cứ kế hoạch chỉ đạo xây dựng trường học thân thiện- học sinh tích cực của PGD&ĐT huyện Diễn Châu;
Thực hiện theo kế hoạch của Hội Đồng Đội huyện, phòng GD&ĐT huyện Diễn Châu về việc chăm sóc các Di tích lịch sử của địa phương;
Căn cứ phương hướng kế hoạch, nhiệm vụ năm học 2015 - 2016 của trường THCS Diễn Hoàng;
Thực hiện phương hướng kế hoạch nhiệm vụ năm học 2015 – 2016 của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường THCS Diễn Hoàng;
Liên Đội trường THCS Diễn Hoàng lập kế hoạch chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ, đền Bà Quận xã Diễn Hoàng năm học 2015 - 2016 với các nội dung sau:
I. Mục đích, yêu cầu:
Đây là hoạt động ngoại khóa nhằm thực hiện kế hoạch xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực của bộ GD&ĐT.
Thông qua đó giúp cho các em Đội viên hiểu biết thêm về truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của ông cha ta và biết thêm về các di tích ở địa phương của các em. Đồng thời qua đó thấy rõ hơn các tấm gương anh dũng đã hi sinh trong công cuộc xây dựng và bảo về tổ quốc.
Qua đó bổ trợ đắc lực cho môn lịch sử. Giáo dục lòng tự hào dân tộc, truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” để từ đó giúp các em phấn đấu trong học tập để có kết quả tốt hơn.
Yêu cầu đội viên tham gia phải nắm rõ mục đích và ý nghĩa của hoạt động, đảm bảo tốt kế hoạch đề ra.
II. Nội dung thực hiện : .
a/ Đoàn viên - Đội viên :
- Tham gia dọn vệ sinh khu vực Nghĩa Trang Liệt Sĩ, đền Bà Quận theo sự phân công của thầy cô giáo chủ nhiệm.
- Có trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ, trồng cây, tuyên truyền sâu rộng cho các bạn đội viên tham gia thực hiện theo kế hoạch.
- Tổ chức thành lập câu lạc bộ tình nguyện ngày Chủ nhật “ Xanh, sạch, đẹp ”, tổ chức thảo luận, đăng ký, cam kết thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra.
- Giáo viên chủ nhiệm kết hợp với TPT để thực hiện kế hoạch đề ra một cách nghiêm túc. Giáo viên chủ nhiệm phải có mặt để chỉ đạo trong các buổi học sinh làm vệ sinh ở nghĩa trang, đền Bà Quận và vệ sinh môi trường, đảm bảo sự an toàn trong lao động của học sinh.
b. Biện pháp:
* Đối với TPT
-Tham mưu với BGH nhà trường tổ chức thực hiện
- Phối hợp với các Chi Đội thực hiện nội dung chương trình
- Phối hợp với xã thực hiện theo kế hoạch
* Đối với các Chi Đội:
- Giáo viên chủ nhiệm phải bám sát, hướng dẫn các em lao động an toàn
-Tham gia đầy đủ số lượng, đúng thành phần, đảm bảo thời gian
- Đem đầy đủ dụng cụ
- Phải nắm bắt kế hoạch và nội dung thực hiện.
c. Thực hiện trong năm học 2015 – 2016
- Dọn vệ sinh khuôn viên nghĩa trang liệt sỹ, đền Bà Quận: Mỗi tháng 01 lần
- Vệ sinh khu vực sân học thể chất mỗi tuần 1 lần
Trên đây là kế hoạch chăm sóc nghĩa trang Liệt Sĩ, đền Bà Quận xã Diễn Hoàng đề nghị các tổ chức đoàn, đội, GVCN, các Chi Đội, các bộ phận tài vụ, hành chính và các bộ phận liên quan nghiêm chỉnh thực hiện.
HIỆU TRƯỞNG NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH
TPT
Quế Thanh Hải Nguyễn Đức Trọng
KẾ HOACH CHĂM SÓC NGHĨA TRANG THCS THỤY BÌNH
ĐỘI TN TP HỒ CHÍ MINH
LĐ TRƯỜNG THCS THỤY BÌNH
Số 05 KH/ LĐ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Thụy Bình, ngày 10 tháng 9 năm 2015
KẾ HOẠCH
CHĂM SÓC NGHĨA TRANG LIỆT SĨ DƯƠNG, BÌNH, VĂN
Năm học: 2014 - 2015
- Nhằm hưởng ứng phong trào xây dựng " Trường học thân thiện, học sinh tích cực" do Bộ giáo dục phát động.
- Thực hiện theo kế hoạch của Hội Đồng Đội huyện, phòng GD – ĐT huyện Thái Thụy về việc chăm sóc các Di tích lịch sử của địa phương.
- Thực hiện theo kế hoạch của Liên Đội năm học 2011 – 2012.
I/ Mục đích, yêu cầu:
Đây là hoạt động ngoại khóa nhằm thực hiện kế hoạch xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực của bộ GD&ĐT.
Thông qua đó giúp cho các em Đội Viên hiểu biết thêm về truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của ông cha ta và biết thêm về các di tích ở địa phương của các em. Đồng thời qua đó thấy rõ hơn các tấm gương anh dũng đã hi sinh trong công cuộc xây dựng và bảo về tổ quốc.
Qua đó bổ trợ đắc lực cho môn lịch sử. Giáo dục lòng tự hào dân tộc, truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" để từ đó giúp các em phấn đấu trong học tập để có kết quả tốt hơn.
Yêu cầu đội viên tham gia phải nắm rõ mục đích và ý nghĩa của hoạt động, đảm bảo tốt kế hoạch đề ra.
II/ Thời gian, địa điểm, đối tượng:
- Liên đội phân công thực hiện việc chăm sóc Đài tưởng niệm định kì theo tháng với các khối lớp (1lần/2 tháng).
- Tổ chức dâng hương, thăm viếng Đài tưởng niệm vào các ngày lễ lớn trong năm.
III/ Phân công nhiệm vụ:
-Chỉ đạo chung : Đ/c Hiệu Trưởng
-Lập kế hoạch, nội dung : Đ/c TPT
-Phân công nhiệm vụ và dụng cụ lao động:
+ Các lớp phải đem các dụng cụ sau: 4 bao đựng rác, 1 cuốc bàn, 1 chổi đốt, 1 rựa, còn lại đem chổi sương.
+Nội dung lao động: Nhổ cỏ, nhặt đá trong nghĩa trang, quét rác…
III/ Nội dung chương trình chăm sóc nghĩa trang:
-Ổn định tổ chức.
-Tuyên bố lí do.
-Phân công các Chi Đội về vị trí lao động, tiến hành lao động.
-Nghiệm thu, đánh giá kết quả.
-Nghi lễ, dâng hương, kết thúc buổi lao động.
IV/ Biện pháp:
1/ Đối với TPT
-Tham mưu với BGH nhà trường tổ chức thực hiện
-Phối hợp với các Chi Đội thực hiện nội dung chương trình
-Phối hợp với Phường thực hiện theo kế hoạch
2/ Đối với các Chi Đội:
-GVPT phải bám sát, hướng dẫn các em lao động an toàn
-Tham gia đầy đủ số lượng, đúng thành phần, đảm bảo thời gian
-Đem đầy đủ dụng cụ
-Phải nắm bắt kế hoạch và nội dung thực hiện
Trên đây là kế hoạch chăm sóc nghĩa trang Liệt Sĩ Dương, Bình, Văn đề nghị các tổ chức đoàn, đội, GVPT, các Chi Đội, các bộ phận tài vụ, hành chính và các bộ phận liên quan nghiêm chỉnh thực hiện.
HIỆU TRƯỞNG NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH
Hàng năm cứ vào dịp kỉ niệm ngày thương binh liệt sĩ, trường em lại tổ chức đi thăm các mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ. Chúng em phân công nhau mỗi lớp đi một nhà, lớp em được cử đi thăm gia đình mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Lan.
Mẹ quê ở xã Tịnh Long, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Mẹ sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo giàu lòng yêu nước. Thế rồi, truyền thống yêu nước ấy được nhân lên. Mẹ lập gia đình và một lòng đi theo cách mạng. Chồng và con của mẹ tham gia hoạt động cách mạng, luôn nêu cao tinh thần "quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh", họ đã làm rạng rỡ truyền thống kiên cường, bất khuất của nhân dân Quảng Ngãi. Với tinh thần đó, chồng và hai con của mẹ đã hi sinh trong một cuộc tiến công và nổi dậy ở Tây Nguyên, để lại trong lòng mẹ một nỗi đau thương, mất mát khôn cùng.Năm 1994, Chủ tịch nước đã kí quyết định tặng cho mẹ danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Năm nay mẹ đã ngoài 80 tuổi, mẹ sống cô đơn một mình trong căn nhà tình nghĩa mà xã xây dựng lên. Tuy tuổi cao, mái tóc đã bạc trắng nhưng mẹ vẫn minh mẫn và khỏe mạnh lắm. Có lẽ linh hồn của chống và hai con đã tiếp thêm sức mạnh cho mẹ để mẹ tiếp tục sống trên cõi đời này.
Chúng em mới tới đầu ngõ, mẹ đã đon đả chạy ra chào hỏi. Chúng em lễ phép chào mẹ. Khuôn mặt mẹ đang hằn sâu những nếp nhăn bỗng bụt tươi lên nụ cười đôn hậu. Bạn Uyên - Chi đội trưởng thay mặt liên đội kính cẩn đặt lên bàn thờ chồng và con mẹ một bó hoa huệ thơm ngát, chúng em lần lượt đến bàn thờ và thắp hương với tấm lòng thành kính, biết ơn sâu sắc. Rồi chúng em tặng quà cho mẹ, ngồi quây quần bên mẹ, nghe mẹ kể cuộc đời hoạt động cách mạng của gia đình mẹ, của chồng và con mẹ. Kể đến đấy, mẹ rưng rưng nước mắt, mẹ nghẹn ngào xúc động khi lòng mẹ khơi dậy hình ảnh của người thân đã vĩnh viễn ra đi. Chúng em cũng không cầm được nước mắt. Em thầm nghĩ không gì có thể đền đáp xứng đáng công lao của những người mẹ đã cống hiến những đứa con ruột thịt của mình cho Tổ quốc. Rồi mẹ nói tiếp: Ngày nay mẹ không còn chồng con nhưng bù lại tình thương bao la của các cháu, của cán bộ và nhân dân nên mẹ cũng an lòng. Mẹ mong chúng em học giỏi, thành tài, kế tục sự nghiệp của cha ông. Mẹ gởi lời cám ơn đến ngàng giáo dục thành phố Quảng Ngãi, các cơ quan đoàn thể đã phụng dưỡng mẹ, quan tâm chăm sóc mẹ thật chu đáo về vật chất lẫn tinh thần.
Trò chuyện với mẹ rất lâu, chúng em được nghe rất nhiều chuyện mẹ kể. Tất cả lớp đều im lặng nghe tuàng lời từng câu mẹ nói ra, ai lấy đều rưng rưng xúc động. Rồi cũng đến giờ phải trở về, chúng em xin phép mẹ ra về, mẹ tiễn chúng em ra ngõ và không quên nhắn nhủ một câu: Các cháu chăm học và học thật tốt nhé!
Cái ngày về thăm gia đình mẹ đã luôn khắc ghi trong tâm trí chúng tôi, càng hiểu được những mất mát của cha anh để có ngày hôm nay, tôi càng phải cố gắng học tập thật tốt để trở thành người tài giỏi sau này về xây dựng quê hương đất nước, đền đáp công ơn của những người đã hi sinh cho chúng ta có cuộc sống này.
Sáng chủ nhật tuần trước, lớp em tổ chức đi thăm một số gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương. Tổ em được phân công thăm bà Phan, mẹ liệt sĩ và chú Hiển, thương binh nặng, cụt cả hai chân trong chiến dịch giải phóng Sài Gòn năm 1975.
Nhà bà Phan nằm sâu trong một con hẻm ở đường Bàn Cờ. Bà là mẹ của liệt sĩ Trương Tấn Quang, hi sinh anh dũng trong chiến dịch biên giới Tây Nam. Bản thân bà trước đây cũng là một cơ sở hoạt động cách mạng nội thành và đã từng bị địch bắt giam, tra tấn dã man.
Tuổi già sức yếu, bà Phan sống dựa vào tiền trợ cấp gia đình liệt sĩ và sự đùm bọc của nhân dân trong phường. Cách đây hơn một tháng, phòng Giáo dục quận 3 đã tặng bà ngôi nhà tình nghĩa, thay thế cho căn nhà dột nát chật chội.
Thấy chúng em tới, bà mừng lắm: Các cháu đến thăm bà đấy ư? Khuôn mặt nhăn nheo vụt tươi lên bởi nụ cười đôn hậu. Bạn Thu Hương thay mặt cho tổ hỏi thăm sức khoẻ của bà. Bạn Tiến Thành cắm một bó hoa tươi vào bình rồi kính cẩn đặt lên bàn thờ. Mùi nhang trầm tỏa ấm cả gian nhà. Từ trong ảnh, đôi mắt trong sáng của chú Quang nhìn chúng em trìu mến. Chúng em biếu bà mấy ký đường, vài hộp sữa, chục trứng gà, chục cam và ít thuốc bổ... Bà xúc động cảm ơn chúng em. Em thầm nghĩ là không gì có thể đền đáp xứng đáng công lao của những người mẹ đã cống hiến, hi sinh ...
Qua bao phong ba lịch sử, dân tộc ta đã thể hiện 1 sức sống mãnh liệt" lưng đeo gương tay mềm mại bút hoa". Bên cạnh ý chí độc lập dân tộc, bao giờ cũng sẵn sàng giáng sấm sét vào đầu kẻ thù, chúng ta còn có một tấm lòng yêu, tấm lòng yêu này tiếp thêm sức mạnh cho ý chí ấy và là khởi nguồn cho cho chúng ta tạo nên một nền văn học tuyệt vời. Văn học dân tộc là 1 thứ máu của tổ quốc. Dòng máu dân tộc ấy chảy trong lòng dân tộc ta suốt chiều dài lịch sử, qua biết bao thác, ghềnh và thấm vào tâm hồn của chúng ta hôm nay với 1 sức sống rạo rực, mãnh liệt. Yêu biết bao nền văn học ấy, nền văn học mà nội dung cũng như hình thức đều chứng tỏ sức sống, sự vươn lên của con người Việt Nam.
k hộ mik với nha.
CHÚC BN HOK TỐT!
Văn hóa Việt Nam, văn hóa Bác Hồ là văn hóa của con người, do con người, vì con người. Đó là sự chắt lọc, kế thừa và tiếp kiến liên tục trong dòng thời gian vô tận; văn hóa là sáng tạo, chỉ có sáng tạo mới trở thành văn hóa. Giá trị văn hóa đích thực bao giờ cũng có sức thu hút và cảm hóa mạnh mẽ con người hướng về cái chân, thiện, mỹ, dù chính kiến hay niềm tin có khác nhau. Sức mạnh văn hóa Việt Nam - Văn hóa Bác Hồ đã đem lại cho dân tộc sức sống mãnh liệt. Trải qua một nghìn năm bị đô hộ không những không bị đồng hóa mà còn tích lũy và phát triển trở thành lực lượng vô tận vùng lên giành lại độc lập cho đất nước. Đó là nhờ dân ta đã giữ vững được nền văn hóa của dân tộc. Chúng ta đánh thắng những kẻ địch xâm lược mạnh hơn ta gấp nhiều lần. Đó là nhờ sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, của nền văn hóa Việt Nam, của chủ nghĩa anh hùng kết hợp với trí thông minh, sáng tạo. Sự nghiệp đổi mới giành thắng lợi to lớn có ý nghĩa lịch sử càng chứng tỏ sự bền vững, sức sống, sáng tạo của nền văn hóa Việt Nam - Hồ Chí Minh. Trong tình hình hiện nay đặt ra cho chúng ta phải xây dựng đời sống xã hội “nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
Trong điều kiện sống đầy đủ, người Việt Nam vẫn tiết kiệm, khiêm tốn trong chi tiêu, hưởng thụ. Trong quan hệ xã hội người Việt Nam “Tôn sư trọng đạo”, tôn trọng người có công với dân tộc làm đầu. Giao lưu, đối thoại với các nền văn hóa thế giới, người Việt Nam luôn thể hiện bản lĩnh văn hiến dân tộc, giữ danh dự tâm hồn trong sáng. Tinh thần khiêm tốn học hỏi, cầu thị vì sự tiến bộ và phát triển đất nước, con người trước quan hệ quốc tế luôn được đề cao. Trong quan hệ giữa các dân tộc, giữa các tầng lớp dân cư, các nhóm cộng đồng và cá nhân, thái độ “đói cho sạch, rách cho thơm”, tinh thần “Thương người như thể thương thân” luôn là bản sắc văn hóa trong cuộc sống, ứng xử của người Việt Nam.
Hiện nay đồng tiền đang chi phối mạnh mẽ đến suy nghĩ và hành vi đối xử của con người, nó đang góp phần làm băng hoại các giá trị đạo đức truyền thống nhân văn của nhân dân ta. Điều đáng nói là, nhiều nếp sống thể hiện thuần phong mỹ tục truyền thống của dân tộc ta bị thương mại hóa. Đời sống tinh thần, tâm linh của lễ giáo, nơi tôn nghiêm của các lễ hội cũng trở thành nơi kinh doanh trục lợi của không ít cá nhân và tập thể. Cưới xin là lễ tục truyền thống vô cùng thiêng liêng của mỗi đời người giờ đây cũng trở thành dịp tính toán lời lãi. Người ta đến đám cưới không phải là đến với tình cảm, bạn bè mà là để biếu xén, trả công, trả nợ nhau. Lễ sinh nhật, lễ mừng thọ không còn là ngày kỷ niệm những mốc trưởng thành và hạnh phúc lâu bền, lại là dịp tâng bốc nhau, thực hiện những mục đích đã định.
Kinh tế phát triển, cuộc sống sung túc đem lại một không khí giao tiếp, ứng xử văn minh, lịch sự. Đó là nền tảng và điều kiện cho sự phát triển từng bước vững chắc ở các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa của đất nước. Xã hội ta ngày càng trở nên văn minh, con người ngày càng có được dân chủ với tư cách cá nhân, cũng như với tư cách tập thể. Tất cả những điều đó làm cho mọi hoạt động, mọi quan hệ xã hội ta ngày càng trở nên lành mạnh, song nơi này nơi kia chúng ta thấy nền kinh tế thị trường đang làm nảy sinh quan hệ chủ tớ và ngày càng nặng nề. Không thiếu hiện tượng thủ trưởng dùng quyền hành để áp đặt công việc và cả hành vi cho cán bộ, nhân viên, bắt nhân viên tuân theo mệnh lệnh tuyệt đối của mình. Tình trạng mất dân chủ không chỉ xuất hiện trong công tác mà cả trong quan hệ cá nhân còn rất trầm trọng. Dân chủ nhiều nơi, nhiều lúc chỉ là hình thức.
Ở nhiều địa phương tiếp dân không chu đáo. Những ý kiến, kiến nghị của dân không được giải quyết, còn vòng vo đùn đẩy lên cấp trên. Có nơi còn trù dập cán bộ dưới quyền, hách dịch nhân dân, trù dập những người dũng cảm dám phát hiện, tố cáo, đấu tranh với những hiện tượng và hành vi sai trái của cán bộ lãnh đạo.
Mỗi cấp, mỗi ngành trong tỉnh cùng toàn Đảng, toàn dân “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” hình thành đạo đức tốt đẹp trong giao tiếp, ứng xử. Đẩy mạnh công tác tư tưởng, văn hóa xây dựng nhân cách, nhân văn cao đẹp trong mỗi người, trong tập thể và toàn xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Thứ bảy tuần trước, anh em vừa mua vé đi xem ca nhạc buổi biểu diễn của ca sĩ Noo Phước Thịnh. Em rất háo hức và vui mừng vì ca sĩ đó là thần tượng của em.
Khi đến buổi biểu diễn, em nhìn thấy người đến xem đông như kiến. Sân khấu được trang hoàng rất lộng lẫy. Kĩ thuật ánh sáng rất công phu.
Có đủ các loại đèn: đèn xanh, đèn đỏ, đèn tím, đèn vàng rất rực rỡ. Bỗng tiếng hò reo vang lên. Ca sĩ Noo Phước Thịnh bước lên sân khấu.
Bộ trang phục của Noo Phước Thịnh rất đẹp. Anh mặc một chiếc áo sơ mi trắng, khoác lên trên chiếc áo gi lê hồng pha trắng, dưới mặc quần bò.
Tiếng nhạc nổi lên. Ca sĩ bắt đầu hát. Tiếng hát ngọt ngào, bay bổng. Ánh mắt truyền cảm của anh nhìn vào khán giả một cách vui vẻ và tình cảm.
Đến đoạn ngân vang, giọng anh khỏe hơn, ngân rất vang. Khán giả cổ vũ nồng nhiệt. Đó như là động lực cho anh thêm sức mạnh để hát.
Noo Phước Thịnh nhảy từng bước nhảy rất đẹp, rất đều. Xong buổi biểu diễn, khuôn mặt đẹp trai của anh ướt đẫm mồ hôi. Các fan hâm mộ của anh lên sân khấu tặng cho anh những bó hoa tươi thắm, giúp anh xua tan bớt mệt nhọc.
Em rất thích ca sĩ Noo Phước Thịnh. Anh ấy có những tài năng mà ai cũng muốn có. Ý chí và nghị lực của anh ấy khiến ai cũng ngưỡng mộ.
Em mong sẽ còn có nhiều buổi diễn của Noo Phước Thịnh để mọi người có thể đến thưởng thức.
t**k cho mình nha !!
chúc hok tốt !!
Vào một buổi tối, em được mẹ đưa đi xem ca nhạc Ga-la ở Cung Văn hoá hữu nghị Việt - Xô. Đến giờ mở màn, từ bên trong, một cô gái nhẹ nhàng bước ra cúi đầu chào khán giả. Tiếp đến, âm nhạc vang lên, ánh đèn đủ màu sắc bật sáng cả sân khấu. Rồi tiếng nói thanh thanh của cô gái nào bên trong vọng ra: “Mở đầu chương trình, ca sĩ Ngọc Ánh biểu diễn bài “Lời ru của biển”. Em nói với mẹ: “Cô Ngọc Ánh đã hát trên vô tuyến đấy mẹ ạ!”
Ca sĩ Ngọc Ánh bước lên, cô gọn gàng trong bộ áo dài màu trắng thêu hoa mai nổi bật trên nền áo. Cô có dáng người dong dỏng rất hợp với bộ áo. Khuôn mặt trái xoan của cô rực rỡ trong ánh đèn đủ màu sắc. nét mặt cô như vui hơn, tiếng hát cô trong vắt như dòng suối mát cuốn hút sự theo dõi của khán giả. Trên đôi môi thắm hồng, cô nở một nụ cười duyên dáng. Lúc đó, cô để lộ hàm răng trắng muốt đều đặn, lấp lánh như những viên ngọc xinh. Làn da trắng mịn như cành hồng nhung bởi tô thêm một lớp phấn. Nấp dưới hàng mi dài là đôi mắt long lanh như giọt sương mai, cặp mắt ấy chứa đựng niềm hân hoan của người ca sĩ. Mái tóc đen nhánh, mượt mà của cô dài ngang lưng.
Những động tác uyển chuyển nhẹ nhàng, khi cô giơ tay lên, khi cô bỏ tay xuống. Xem cô Ngọc Ánh biểu diễn mà em không rời mắt khỏi sân khấu. Nghe hát, em như được ca sĩ Ngọc Ánh giới thiệu về biến cả, về thế giới đại dương, cho em hiểu về những con tàu đang lênh đênh trên sóng nước. Em như được bay bổng nơi vùng biển theo lời hát êm đềm của cô.
Chỉ gặp cô được ít phút nhưng em cảm thấy tình cảm giữa em và cô thật gần gũi. Buổi biểu diễn của cô đã để lại trong em một ấn tượng sâu sắc. Ước gì em có được giọng hát hay như cô.
Chúc bạn học tốt!
Tả về mộ hay một ? Một à ?
mộ bạn à