Trình bày suy nghĩ của em về quyền lợi mà em được hưởng; chỉ ra sự quan tâm, chăm sóc của chính quyền địa phương của các tổ chức xã hội nơi em ở hiện nay đối với trẻ em. Liên tưởng tới trách nhiệm của mình
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Quyền mà em đã được hưởng:
– Được cha mẹ nuôi dưỡng, chăm sóc, thương yêu.
– Được bảo vệ, được học tập, vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao.
– Được tham gia bày tỏ ý kiến của mình.
– Em biết ơn cha mẹ, thầy, cô giáo, những người đã chăm sóc, dạy dỗ và đem lại cuộc sống hạnh phúc cho em.
Em đã được hưởng đầy đủ các quyền đó qua sự chăm sóc, dạy dỗ của ông bà, bố mẹ
Quyền mà em đã được hưởng:
- Được cha mẹ nuôi dưỡng, chăm sóc, thương yêu.
- Được bảo vệ, được học tập, vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao.
- Được tham gia bày tỏ ý kiến của mình.
- Em biết ơn cha mẹ, thầy, cô giáo, những người đã chăm sóc, dạy dỗ và đem lại cuộc sống hạnh phúc cho em.
REFER
Mỗi người trong chúng ta ai cũng có ước mơ cho dù là nhỏ bé hay vĩ đại thì những ước mơ ấy đều đáng quý, đáng trân trọng bởi đó là trụ cột tinh thần, là sức mạnh vô hình tạo động lực cho chúng ta vươn lên để đạt đến điều ta mong muốn, hướng đến ngày mai đầy hy vọng. Song đã bao giờ chúng ta tự hỏi chúng ta đang mong chờ, khao khát những điều tuyệt vời, điều ta chưa có mà vô tình quên đi những điều giản đơn xung quanh? Tôi cũng như những người khác đã và đang ước mơ tha thiết những điều tôi chưa đạt được. Khi còn bé, tôi say sưa với cuốn truyện cổ tích và ước gì một ngày nào đó mình sẽ được biến thành một nàng công chúa xinh đẹp, một cô tiên với bao phép lạ kỳ hay có được lâu đài đầy ắp bánh kẹo. Lớp Năm, tôi bắt đầu tìm đọc về những học sinh đạt giải trong các kì thi quốc gia và ước mơ mình được như họ. Lớn hơn, nói chính xác là lúc tôi bắt đầu đọc sách “Hạt giống tâm hồn” về chuyên đề “Từ những điều bình dị”, tôi bỗng nhận ra rằng: Tại sao tôi chưa bao giờ nghĩ sẽ làm gì đó để ba mẹ tôi vui sau cả ngày làm việc mệt mỏi, tại sao ý nghĩ làm cách nào để chị em tôi không còn cãi nhau vì những điều vụn vặt chưa từng xuất hiện trong suy nghĩ của tôi? Cuốn sách ấy như thước phim quay chậm khiến tôi để tâm hơn những điều đơn giản, được trải nghiệm cảm xúc với từng mẩu chuyện nhỏ về những con người bình dị, tinh thần vượt lên, niềm tin chiến thắng…
Cách nhìn nhận hạnh phúc từ những điều quen thuộc là điều mà tôi nhận được từ cuốn sách này. Người ta thường nói hạnh phúc ở xa xôi lắm, hạnh phúc là khi ta có được mọi thứ tốt nhất song qua những câu chuyện sau trong “Hạt giống tâm hồn”, ta sẽ có cách nhìn khác. Nếu người thợ làm thuê trong mẩu truyện “Cây giữ phiền muộn” đặt một chậu cây nhỏ trước nhà để mỗi khi đi làm về, anh ta sẽ chạm vào nhánh cây như lời nhắc nhở: sự phiền muộn, bực tức trong công việc không thuộc về mái ấm của anh và anh sẽ trở nên vui vẻ, dành những lời yêu thương, hành động ân cần cho vợ con anh thì cậu bé trong “Lời nói và vết đinh” lại luôn nóng nảy và cư xử cộc cằn với mọi người.
Một hôm, cha của cậu bé ấy đã đưa cho cậu túi đinh và bảo khi nóng giận hãy đóng đinh vào hàng rào gỗ và suy nghĩ về việc mình làm. Ngày đầu tiên, số đinh mà cậu ta đóng rất nhiều nhưng dần dần cậu ta ít đóng đinh vào rào ít đi cho đến ngày không cần dùng đến chiếc đinh nào, cậu ta thấy mình đã thay đổi, không còn nóng nảy chạy đi khoe với cha. Người cha tiếp tục bảo rằng mỗi ngày cậu giữ được bình tĩnh hãy nhổ một chiếc đinh ra. Nhiều ngày trôi qua, khi cậu bé vui vẻ nói rằng đinh đã được gỡ hết, lúc này người cha mới chỉ vào hàng rào: “Hàng rào sẽ chẳng còn nguyên vẹn như xưa nữa. Những điều con thốt ra trong lúc giận dữ sẽ để lại trong lòng người khác những vết thương”. Ta thấy đấy: lời nói tuy “chẳng mất tiền mua”, rất đỗi bình thường nhưng “lời nói thiện ý sưởi ấm cả ba tháng mùa đông” còn lời nói cáu gắt lại khiến mọi người tổn thương.
Nếu lời nói đem mọi người đến gần nhau thì tình yêu thương sẽ khiến quan hệ giữa người và người trở nên đẹp hơn, gắn bó hơn. Cuộc sống hiện đại đầy những lo toan đã khiến một người cha cáu gắt với đứa con trai nhỏ khi nó cứ đi theo ông và hỏi: “Bố ơi, một giờ làm việc bố kiếm được bao nhiêu tiền?”. Để con trai không làm phiền ông nghỉ ngơi, ông bực dọc trả lời là mười ngàn yên những đứa con trai vẫn không buông ông và hỏi xin năm ngàn. Đến lúc này, sự nóng giận lên đến cực điểm, ông quay lại nạt nó: “A, thì ra hỏi bố đi làm được bao nhiêu tiền là vì vậy phải không? Đi ra chỗ khác chơi. Bố đang mệt!”. Đứa con sợ hãi nhìn cha rồi im lặng ra sau nhà. Sau khi tắm rửa, cơm nước và đã bình tâm, người cha nhớ lại hành động của mình khi chiều và thấy tội nghiệp con. Ông đến bên giường con, đưa nó năm ngàn và hỏi nó định mua gì. Đứa con liền cảm ơn bố và mò mẫm dưới gối, lấy ra một số tiền lẻ và hớn hở reo lên: “Thế là con đủ mười ngàn rồi! Bố bán cho con một giờ làm việc của bố đi. Con muốn bố chơi với con mà lúc nào bố cũng bận làm việc”. Người cha bàng hoàng, không biết trả lời như thế nào trước câu nói ấy. Ông sững sờ là vì không biết từ bao giờ ông lao vào công việc mà quên mất thời gian yêu thương con mình hay vì không nhận ra những gì thật sự ý nghĩa mà con trai mong đợi ở ông? Khi ta mang đến cho một người nào đó cũng chính là mang lại hạnh phúc cho bản thân. Vậy thử hỏi tại sao ta không kiềm chế cái tôi, sự nóng giận của bản thân và dành thời gian yêu thương những người xung quanh ta để họ cảm thấy hạnh phúc từ những lời nói, hành động ân cần, tình yêu thương thực sự - điều kỳ diệu mà ta luôn xem là bình thường, quen thuộc?
Hạnh phúc đó không cần phải đem ra cân đo đong đếm, là điều mà bao người mong muốn mà chỉ cần ta biết cách thay đổi cách nhìn theo một chiều hướng tốt hơn là ta đang giữ hạnh phúc trong tay. “Bài học từ người thầy dạy võ” sẽ cho ta thấy điều ấy. Câu chuyện bắt đầu từ việc một cậu bé mười tuổi quyết định học judo cho dù cánh tay trái của cậu bị mất trong tai nạn xe hơi. Thật lạ khi cậu có cố gắng bao nhiêu thì sau ba tháng tập luyện, thầy chỉ dạy cho cậu một thế võ duy nhất. Cuối cùng không còn kiên nhẫn, cậu đã hỏi thầy lý do song người thầy chỉ trả lời: “Đây là thế võ duy nhất thầy dạy con, cũng chính là thế võ duy nhất con cần phải học”. Tuy chưa hiểu nhưng cậu vẫn tin thầy và tiếp tục học. Nhiều tháng sau, võ sư dẫn cậu đến tham dự một cuộc thi Judo, cậu đã thực sự bất ngờ khi lần lượt hạ gục các đối thủ và giành chiến thắng. Trên đường về, cậu lấy hết can đảm hỏi thầy lý do gì khiến điều ấy xảy ra. Lúc này, người thầy ôn tồn bảo rằng cách duy nhất để đối phương phá thế võ mà hằng ngày cậu luyện tập là nắm vào tay trái của cậu, trong khi cậu không hề có tay trái. Đôi khi, điểm yếu của ai đó nhưng nhìn trên phương diện khác sẽ trở thành điểm mạnh, lợi thế của họ. Song vấn đề đặt ra là liệu con người ta có đủ lạc quan, dũng khí để đối diện với khó khăn, biến đau thương thành hạnh phúc hay không?
Hạnh phúc không phải tùy vào người khác, tùy vào số phận mà tùy vào chính bản lĩnh, bản thân của ta. Cho dù thế nào thì hạnh phúc tuyệt vời nhất vẫn là bắt nguồn từ cách nhìn thiện cảm, suy nghĩ lạc quan của ta với những việc, những người ta gặp. Nếu ta chưa biết cách yêu thương những người thân quen, để tâm đến những điều mắt thấy tai nghe mỗi ngày thì nên học cách làm điều ấy bởi không có sự quan tâm, tình yêu thương với những người thân - tình cảm được cho là nguồn cội cho những tình cảm khác thì ta còn yêu thương gì được nữa. Khi con người ta hạnh phúc thì họ sẽ có đủ niềm tin và nghị lực đương đầu với mọi thử thách, khó khăn trong cuộc đời. Tình yêu thương giữa người với người, những hạnh phúc chân thành mà họ đem đến cho nhau tựa như cơn gió tuy nhẹ nhàng nhưng đủ sức đẩy chiếc thuyền ra biển lớn, là điểm tựa tinh thần không thể thiếu khi ta yếu lòng, gục ngã. Mỗi khi gấp cuốn sách “Hạt giống tâm hồn” lại, lòng tôi như vẫn còn bao dư ba về các số phận, những con người với hoàn cảnh khác nhau, những lời khuyên, câu ngạn ngữ vô giá… “Hạt giống tâm hồn” như thước phim quay chậm khiến tôi có cơ hội nhìn lại bản thân, hoàn thiện bản thân hơn. Nó khiến tôi nhìn lại cuộc sống trên nhiều phương diện. Tôi như trưởng thành hơn, ít cáu gắt với ba mẹ khi bị mắng hay giận dỗi lúc không vừa ý việc gì bởi tôi biết cuộc đời là hữu hạn mà tình yêu gia đình dành cho tôi là vô hạn, tôi biết đứng lên sau thất bại bởi tôi biết rằng tôi sẽ không thể thành công vào mai sau nếu chỉ nghĩ đến thất bại hôm nay…
“Hạt giống tâm hồn” như chính cái tên của nó, gieo vào lòng người đọc những hạt giống và rồi để họ tự nhận thức, cảm nhận và tự gieo trồng theo cách của họ. Tôi mong sẽ ngày càng nhiều người tìm đọc đến “Hạt giống tâm hồn” như tôi và gieo trồng những hạnh phúc giản đơn trong tâm hồn mình!
Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, em thích nhất là truyện Em bé thông minh. Truyện kể về việc một ông vua nọ muốn tìm người tài cứu nước nên đã sai viên quan đi dò la khắp nơi. Một hôm nọ, viên quan đi qua cánh đồng ở một làng kia, thấy bên vệ đường có hai cha con đang làm ruộng, viên quan liền lại gần và hỏi người cha rằng trâu của ông một ngày cày được bao nhiêu đường. Người cha chưa biết trả lời thế nào thì đứa con đã hỏi lại viên quan rằng ngựa của ông ta một ngày đi được mấy bước. Quan nghe đến đấy thì nghĩ bụng đã tìm ra nhân tài, liền về bẩm báo với nhà vua. Vua nghe chuyện thấy mừng nhưng vẫn muốn thử tài cậu bé một lần nữa. Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực ra lệnh phải nuôi cho ba con trâu đẻ thành chín con, năm sau đem nộp bằng không cả làng phải chịu tội. Cậu bé thấy vậy bảo làng giết thịt trâu và đồ hai thúng gạo nếp ăn còn mình cùng cha lên kinh đô gặp vua. Đến hoàng cung, cậu bé đã thuyết phục vua hiểu rõ lí do trâu đực không thể đẻ con và được vua ban thưởng hậu hĩnh. Lúc bấy giờ, nước láng giềng muốn xâm lược nước ta, để dò xét họ liền sai sứ giả mang một cái vỏ ốc vặn dài hai đầu với lời thách đố xuyên được sợi chỉ qua. Vua sai viên quan đến hỏi cậu bé và câu đố được giải khiến sứ giả nước láng giềng kinh ngạc. Những thử thách được tạo ra nhằm giúp nhân vật bộc lộ tài năng, phẩm chất và trí thông minh của mình. Đến cuối câu chuyện, em bé được phong làm trạng nguyên, và sống ở một dinh thự cạnh hoàng cung để tiện hỏi han. Đó là phần thưởng xứng đáng mà cậu bé nhận được. Truyện đề cao trí thông minh được đúc kết từ kinh nghiệm thực tế trong đời sống, giúp người đọc hiểu rõ tầm quan trọng việc tích lũy kiến thức từ đời sống.
Tấm Cám là một trong những truyện cổ tích mà em yêu thích nhất. Truyện kể về số phận của Tấm - một cô gái hiền lành. Mồ côi cha mẹ, Tấm phải sống cùng dì ghẻ và em gái cùng cha khác mẹ là Cám. Hàng ngày, Tấm phải làm lụng vất vả nhưng vẫn bị mẹ con Cám ngược đãi. Nhưng Tấm đều được Bụt hiện lên giúp đỡ. Một lần, nhà vua mở hội. Dì ghẻ trộn thóc với gạo bắt tấm phải nhặt cho xong mới được đi hội. Tấm không biết làm thế nào liền ngồi khóc. Bụt hiện lên giúp Tấm - nhờ đàn chim sẻ nhặt thóc, có quần áo đẹp đi dự hội. Trên đường đi, Tấm đánh rơi chiếc hài. Nhà vua nhặt được, đem lòng yêu mến người mang hài, truyền cho ai đi vừa sẽ lấy làm vợ. Duy chỉ có Tấm đi vừa nên trở thành vợ vua. Những tưởng cuộc sống của Tấm sẽ được hạnh phúc, nhưng mẹ con Cám vẫn không tha cho nàng. Đến ngày giỗ cha, Tấm về nhà thì bị mẹ con Cám bày mưu giết chết. Tấm hóa thành chim vàng anh bay vào cung vua. Nhưng cũng bị Cám giết chết, từ chỗ lông chim mọc lên một cây xoan đào. Vua thấy cây tỏa bóng mát thì sai người mắc võng, hằng ngày đều nằm nghỉ dưới gốc cây. Cám thấy vậy liền chặt cây làm thành khung cửi dệt vải. Khi Cám đang dệt thì khung cửi kêu lên: “Cót ca cót két/Lấy tranh chồng chị/Chị khoét mắt cho”. Cám sợ hãi đốt khung cửi. Từ chỗ tro đó mọc lên một cây thị chỉ có duy nhất một quả. Có bà lão hàng nước đi quả thấy quả thị liền bảo: “Thị ơi thị, rụng vào bị bà, bà đem bà ngửi, chứ bà không ăn”. Bà lão vừa dứt lời thì quả thi rơi xuống. Kỳ lạ là từ đó, cứ mỗi lần đi chợ về, bà lão đều thầy nhà cửa sạch sẽ, cơm nước tinh tươm. Bà quyết tâm rình xem có điều gì lạ đang xảy ra thì phát hiện ra Tấm chui ra từ quả thị. Bà lão rón rén lại gần rồi xé nát vỏ quả thị. Từ đó Tấm ở với bà hàng nước. Một hôm, nhà vua đi qua ghé vào thấy miếng trầu têm cánh phượng giống của Tấm, liền gặng hỏi bà lão. Tấm và nhà vua gặp lại nhau. Khi trở về hoàng cung, Cám thấy chị xinh đẹp hơn xưa liền hỏi Tấm. Cám làm theo thì chết bỏng. Tấm sai người đem xác Cám đi làm mắm rồi đem cho dì ghẻ. Dì ghẻ biết mắm được làm từ xác của con mình thì lăn đùng ra chết. Đọc đến đây, người đọc sẽ cảm thấy hả hê khi người xấu phải chịu tội, còn người tốt thì được đến đáp. Truyện Tấm Cám giúp cho người đọc hiểu ra bài học: “Ở hiền gặp lành”, “Ác giả ác báo”.
Trạng ngữ: Hằng ngày, Một lần, Một hôm
Tham khảo nha em:
Thật vậy, đi bộ là một môn thể thao mang lại rất nhiều lợi ích cho con người. Khi đi bộ, ta hoàn toàn được tự do, tuỳ theo thích của mình, không hề bị lệ thuộc vào bất cứ ai, bất cứ cái gì. Điều chủ động nhất là ta thích đi đâu thì đi, dừng lúc nào thì dừng hay hoạt động nhiều ít thế nào là tuỳ ở ta. Không những thế, ta có thể quan sát khắp nơi, có thể ngắm những gì mà ta yêu thích: “Quay sang phải, sang trái, ta xem tất cả những gì ta thấy hay hay. Bất cứ đâu ta thích, ta lưu lại đấy, lúc nào chán, ta bỏ đi luôn.” Chính bởi ta hoàn toàn không bị bất cứ thứ gì ràng buộc như con đường, phương tiện hay bất cứ ai.
Đối với Ru-xô, lợi ích quý giá nhất của việc đi bộ đó chính là được trau dồi vốn kiến thức về tất cả các lĩnh vực như nông nghiệp, địa lí, tự nhiên. Nếu ta là một người yêu nông nghiệp thì chắc hẳn sẽ phải tìm hiểu cách trồng trọt những sản vật mà nơi ta đi qua. Còn nếu ta là một người đam mê môn Địa lí thì điều tất yếu đó là ta nhất định sẽ tìm hiểu khí hậu của những nơi mà ta đi qua. Hay ta sưu tập những mẩu đá, hoa, quả, những thứ ta yêu thích thì chắc hẳn ta là một người có hứng thú với tự nhiên học. Thật không thể tin được nếu ta có cơ hội được đi bộ ngao du mà lại không xem xét những tài nguyên mà ta giẫm chân lên, bỏ qua những gì mà trái đất đang phô bày trước mắt một cách phong phú. Một điều chắc chắn là những người có vốn tri thức được trau dồi qua những chuyến ngao du sẽ có cái nhìn gần gũi, sâu rộng hơn về vạn vật xung quanh, hiểu sâu rộng hơn, tường tận hơn về thiên nhiên bao la rộng lớn.
Không những thế, đi bộ còn mang lại một lợi ích không kém phần quan trọng và qu giá cho những ai tham gia môn thể thao này đó chính là tăng cường sức khoẻ, tính khí trở nên hoà đồng, vui vẻ hơn. Và đi bộ cũng rất tốt cho những ai có những căn bệnh như tim, mạch, cao huyết áp,… Ngoài ra, đối với phái đẹp, đi bộ còn làm cho dáng vẻ cân đối, thon thả,. Đặc biệt, đi bộ còn giúp ta có cảm giác khoan khoái, hài lòng với tất cả, không còn thấy buồn bã, cáu kỉnh. Sau mỗi lần đi bộ, ta ăn cảm thấy ngon miệng hơn, ngủ ngon hơn và sâu giấc hơn. Bên cạnh đó, đi bộ không gây tốn kém lại rất dễ thực hiện, thế nên mọi lứa tuổi đều có thể dễ dàng tham gia môn thể thao này. Cũng chính vì vậy, mặc dù ngày nay có rất nhiều môn thể thao mới xuất hiện, hay và hấp dẫn nhưng đi bộ vẫn được mọi người lựa chọn và yêu thích nhất.
Đi bộ với những lợi ích kể trên thì không ai trong chúng ta có thể phủ nhận đi bộ rất có lợi đối với đời sống sức khoẻ , tinh thần của con người. Ru-xô quả là một thiên tài của nước Pháp, ông đã hiểu được cái lợi, cái tốt sẽ có được từ việc đi bộ cách đây hàng trăm năm. Qua bài “Đi bộ ngao du”, em đã hiểu được thêm rằng đi bộ là rất có ích đối với con người. Nó làm cho đời sống sức khoẻ cũng như đời sống tinh thần mỗi người được cải thiện. Do đó em nhất định sẽ cố gắng tham gia vào môn thể thao này để có được sức khoẻ tốt hơn, học tập tốt hơn.
Trong trích đoạn “Đi bộ ngao du”, nhà văn Ru- xô đã chỉ ra lợi ích của việc đi bộ, cũng như những lợi thế của việc đi bộ so với đi ngựa cũng như dùng các phương tiện khác. Trước hết, đi bộ có thể đi mọi nơi mà ta mong muốn, không phải lệ thuộc vào ai, vào phương tiện gì: “ Ta ưa đi lúc nào thì đi, ta thích dừng lúc nào thì dừng, ta muốn hoạt động nhiều hay ít thế nào là tùy”. Như vậy, việc đi bộ khiến cho ta được tự do về con người, được làm theo những ý muốn của mình, đây chính là lợi ích lớn nhất của việc đi bộ ngao du. Và đã là ngao du thì yếu tố chủ động phải được đặt lên hàng đầu, đi ngựa sẽ phải phụ thuộc nhiều vào các yếu tố đường xá, sức khỏe của ngựa, không phải phụ thuộc vào những gã phu trạm.
Đi bộ ngao du thì ta không bị phụ thuộc vào bất cứ thứ gì, bất kì cái gì, ta được tự do về con người, tự do về tâm hồn, làm toàn bộ những việc theo ý thích: “ Ta quan sát khắp nơi; ta quay sang phải, sang trái; ta xem xét tất cả những gì thấy hay hay; ta dừng lại ở tất cả các khía cạnh….” . Và quan trọng nhất là không bị lệ thuộc: “Tôi chẳng phải phụ thuộc vào những con ngựa hay những gã phu trạm. Đi bộ ngao du ta sẽ có cơ hôi khám phá những điều mới mẻ, có thể tự tìm cho mình những con đường riêng biệt, điều này rất phù hợp với những con người ưa tìm tòi, thử thách: “Tôi chẳng cần chọn những lối đi có sẵn hay những con đường thuận tiện; tôi đi qua bất cứ nơi nào con người có thể đi qua; tôi xem tất cả những gì con người có thể xem….”
1. Quyền trẻ em theo quy định của pháp luật quốc tế
Trong Bộ luật Nhân quyền quốc tế, quyền trẻ em được chế định chủ yếu trong Công ước về quyền trẻ em (CRC, năm 1989) và hai Nghị định thư không bắt buộc bổ sung CRC được thông qua năm 2000 (Nghị định thư về buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em và văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em, Nghị định thư về sự tham gia của trẻ em trong xung đột vũ trang). Trong đó khái niệm “Trẻ em” được xác định là những người dưới 18 tuổi. Tuy nhiên, đây là một điều luật mở cho các quốc gia thành viên. Theo đó, các quốc gia thành viên có thể quy định các quyền trẻ em được bắt đầu ngay khi mang thai hay sau khi ra đời; và về độ tuổi được coi là trẻ em thấp hơn 18 tuổi so với quy định của CRC.
Quyền trẻ em được quy định dưới 04 dạng, trong đó 02 dạng đầu là quyền trực tiếp; hai dạng sau, tạm gọi là quyền gián tiếp hay quyền thụ động:
- Quyền: được sống và phát triển, có họ tên và quốc tịch,...
- Tự do (hay quyền cơ bản): tự do tiếp nhận thông tin, tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo,...
- Trách nhiệm của cha mẹ và xã hội: thực hiện các quyền trẻ em, có quyền và nghĩa vụ định hướng và đưa ra những chỉ dẫn phù hợp,...
- Bảo vệ của cha mẹ và xã hội: khỏi sự bóc lột và lạm dụng tình dục, khỏi bị mua bán và bắt cóc, khỏi bị tra tấn và tước đoạt tự do, khỏi ảnh hưởng của xung đột vũ trang,...
Nội dung quyền trẻ em trong CRC được phân thành 04 nhóm: a/ Nhóm quyền được sống hay được tồn tại (các Điều 5, 6, 24, 26, 27); b/ nhóm quyền được bảo vệ (các Điều 2, 7, 8, 9, 10, 11, 16, 19, 20, 21, 22, 23, 25, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40); c/ nhóm quyền được phát triển (các Điều 17, 18, 28, 29, 31, 32); d/ nhóm quyền được tham gia (các Điều 12, 13, 14, 15, 17, 30).
2. Một số quyền cơ bản của trẻ em được quy định trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và Hiến pháp năm 2013
Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước của Liên Hiệp quốc về Quyền trẻ em vào ngày 20/02/1990.
Ở Việt Nam, quyền trẻ em đã được hiến định từ Hiến pháp năm 1946 (trực tiếp là các Điều 14, 15 và được hàm chứa trong một số điều khác), và trong tất cả các Hiến pháp năm 1959, năm 1980, năm 1992 (gồm cả lần sửa đổi, bổ sung vào năm 2001), năm 2013. Trong Hiến pháp năm 1992, quyền trẻ em được chế định trực tiếp trong Điều 40 và được hàm chứa trong một số điều khác (Điều 50,...). Quyền trẻ em cũng được thể chế hóa trong nhiều bộ luật và luật, mà tập trung là Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và trong Hiến pháp năm 2013, quyền trẻ em được quy định trực tiếp tại khoản 1, Điều 37. Cụ thể:
Thứ nhất, quyền được khai sinh và có quốc tịch[4]
Mọi trẻ em khi sinh ra đều có quyền được khai sinh. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân. Giấy khai sinh có giá trị toàn cầu[5]. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân sau này mà có nội dung ghi về họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh[6].
Thứ hai, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng
Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, để phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức[7]. Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội[8], theo đó:
- Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình[9].
- Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường và các tổ chức xã hội trong việc giáo dục con[10].
- Cha mẹ hướng dẫn con chọn nghề; tôn trọng quyền chọn nghề, quyền tham gia hoạt động xã hội của con[11].
- Khi con gặp khó khăn không thể tự giải quyết được, cha mẹ có thể đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện việc giáo dục con[12].
- Cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự[13].
- Cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây ra[14].
Cha mẹ Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội[15], tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Thứ ba, quyền được sống chung với cha mẹ
Trẻ em có quyền sống chung với cha mẹ. Không ai có quyền buộc trẻ em phải cách ly cha mẹ, trừ trường hợp vì lợi ích của trẻ em[16]. Các trường hợp trẻ em buộc phải cách ly cha mẹ được pháp luật quy định, gồm:
- Cha và mẹ đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù.
- Cha mẹ bị Tòa án quyết định hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyết định không cho cha mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
- Trẻ em bị quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục…
Khi phải sống cách ly cha mẹ, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của trẻ em được bảo đảm như sau:
- Trong trường hợp, cha và mẹ đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù, thì trẻ em phải sống cách ly cha, mẹ và được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các tổ chức chính trị - xã hội chăm sóc, nuôi dưỡng thay thế, trừ trẻ em dưới ba mươi sáu tháng tuổi.
- Trong trường hợp bị Tòa án quyết định hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên, thì trong thời gian thi hành quyết định của Tòa án, trẻ em được giúp đỡ, bảo vệ lợi ích; Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con, thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật Dân sự[17].
- Trong các trường hợp này, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức việc chăm sóc, nuôi dưỡng thay thế cho trẻ em phải sống cách ly cha mẹ theo các hình thức giao cho người thân thích của trẻ em, giao cho gia đình thay thế hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em tại địa phương để chăm sóc, nuôi dưỡng thay thế.
- Cơ quan có chức năng bảo vệ và chăm sóc trẻ em các cấp có trách nhiệm xác minh điều kiện, hoàn cảnh sống, khả năng kinh tế của người thân thích, gia đình thay thế, cơ sở trợ giúp trẻ em để đề xuất người chăm sóc, nuôi dưỡng thay thế đối với trẻ em phải sống cách ly cha mẹ; liên hệ và thực hiện quyết định của Ủy ban nhân dân cùng cấp trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng thay thế; thường xuyên kiểm tra điều kiện sống của trẻ em phải sống cách ly cha mẹ sau khi giao cho người chăm sóc, nuôi dưỡng thay thế.
- Trong thời gian trẻ em ở trường giáo dưỡng hoặc cơ sở cai nghiện, cha mẹ, người giám hộ của trẻ em này có trách nhiệm thường xuyên thăm hỏi, động viên, giúp đỡ; trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện phải tạo điều kiện để trẻ em giữ mối liên hệ với gia đình, gia đình thay thế; Ủy ban nhân dân, các cơ quan, đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội cấp xã, nơi có trẻ em vào trường giáo dưỡng hoặc cơ sở cai nghiện, có biện pháp cụ thể để giúp đỡ trẻ em tiến bộ và tái hòa nhập gia đình, cộng đồng khi trở về.
Thứ tư, quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể nhân phẩm và danh dự[18],[19]
Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự; thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai nạn cho trẻ em. Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em đều bị xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Thứ năm, quyền được chăm sóc sức khỏe[20]
Trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ. Trẻ em dưới sáu tuổi được chăm sóc sức khoẻ ban đầu, được khám bệnh, chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập.
Thứ sáu, quyền được học tập[21]
Trẻ em có quyền được học tập, đối với bậc tiểu học trẻ em không phải đóng học phí, theo đó:
- Giáo dục tiểu học và giáo dục trung học cơ sở là các cấp học phổ cập[22]. Gia đình, Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm cho trẻ em thực hiện quyền học tập; học hết chương trình giáo dục phổ cập; tạo điều kiện cho trẻ em theo học ở trình độ cao hơn.
- Nhà trường và các cơ sở giáo dục khác có trách nhiệm thực hiện giáo dục toàn diện về đạo đức, tri thức, thẩm mỹ, thể chất, giáo dục lao động hướng nghiệp cho trẻ em; chủ động phối hợp chặt chẽ với gia đình và xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- Cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông phải có điều kiện cần thiết về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để bảo đảm chất lượng giáo dục.
- Nhà nước có chính sách phát triển giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông; chính sách miễn, giảm học phí, cấp học bổng, trợ cấp xã hội để thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.
Thứ bảy, quyền được vui chơi giải trí hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch[23]
Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí lành mạnh, được hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi, theo đó:
- Gia đình, nhà trường và xã hội có trách nhiệm tạo điều kiện để trẻ em được vui chơi, giải trí, hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi.
- Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quy hoạch, đầu tư xây dựng điểm vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao cho trẻ em thuộc phạm vi địa phương. Không được sử dụng cơ sở vật chất dành cho việc học tập, sinh hoạt, vui chơi, giải trí của trẻ em vào mục đích khác làm ảnh hưởng đến lợi ích của trẻ em.
- Nhà nước có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ trẻ em vui chơi, giải trí.
- Xuất bản phẩm, đồ chơi, chương trình phát thanh, truyền hình, nghệ thuật, điện ảnh nếu có nội dung không phù hợp với trẻ em thì phải thông báo hoặc ghi rõ trẻ em ở lứa tuổi nào không được sử dụng.
Thứ tám, quyền được phát triển năng khiếu[24]
Trẻ em có quyền được phát triển năng khiếu. Mọi năng khiếu của trẻ em đều được khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển, theo đó:
- Gia đình, nhà trường và xã hội có trách nhiệm phát hiện, khuyến khích, bồi dưỡng, phát triển năng khiếu của trẻ em.
- Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia bồi dưỡng, phát triển năng khiếu của trẻ em; tạo điều kiện cho nhà văn hoá thiếu nhi, nhà trường và tổ chức, cá nhân thực hiện việc bồi dưỡng, phát triển năng khiếu của trẻ em.
Thứ chín, quyền có tài sản[25]
Trẻ em có quyền có tài sản, quyền thừa kế theo quy định của pháp luật. Tài sản riêng của trẻ em bao gồm tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của trẻ em, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của trẻ em và thu nhập hợp pháp khác. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của trẻ em cũng là tài sản riêng của trẻ em. Cha mẹ có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo quản lý, bảo vệ, định đoạt tài sản riêng của trẻ em[26] và đảm bảo quyền dân sự của trẻ em về tài sản, theo đó:
- Cha mẹ, người giám hộ có trách nhiệm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em; đại diện cho trẻ em trong các giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật.
- Cha mẹ, người giám hộ hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan phải giữ gìn, quản lý tài sản của trẻ em và giao lại cho trẻ em theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp trẻ em gây ra thiệt hại cho người khác thì cha mẹ, người giám hộ phải bồi thường thiệt hại do hành vi của trẻ em đó gây ra theo quy định.
....
Hiến pháp năm 2013 - một trong những thành tựu của gần 30 năm đổi mới của Việt Nam (1986 - 2016): “Đây là văn kiên pháp lý và đạo luật đặc biệt quan trọng phản ánh ý chí của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta, tạo cơ sở chính trị - pháp lý vững chắc cho công cuộc xây dựng bảo vệ phát triển và hội nhập quốc tế của đất nước trong thời kỳ đổi mới”[27].
Việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung và thông qua Hiến pháp năm 2013 là một bước tiến lớn trong nhận thức và tư duy lý luận của Đảng, Nhà nước và Nhân dân về vị trí và vai trò của Hiến pháp trong việc công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm thực hiện các quyền con người, quyền công dân. Hiến pháp năm 2013 đã có hiệu lực kể từ ngày 01/1/2014, các quy định về quyền con người, quyền công dân (trong đó, có quy định về quyền của trẻ em) trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, văn hóa - giáo dục, lao động - việc làm… cũng đã được quy định và khẳng định trong Hiến pháp năm 2013 với những đổi mới đáng kể[28].
Ngày 28/11/2013, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 64/2013/QH13 Nghị quyết quy định một số điểm thi hành Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam[29], Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 1246/QĐ-TTg ngày 24/7/2014 về việc Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 75/2014/QH13 ngày 24/6/2014 của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XIII[30] đối với việc triển khai thi hành Hiến pháp; công tác xây dựng, thẩm định, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và kiểm soát thủ tục hành chính[31]. Theo đó, các luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật khác được ban hành liên quan đến quyền con người, quyền công dân, quyền được học tập, lao động, làm việc và nghỉ ngơi[32]…, được ban hành trước ngày Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực đã và đang được rà soát lại để sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới phù hợp với các quy định của Hiến pháp năm 2013, trong đó: “Ưu tiên ban hành các luật về quyền con người - Tôn trọng, bảo vệ quyền con người, quyền công dân là mục tiêu xuyên xuốt của Nhà nước ta”[33]./.
có 4 nhóm quyền cơ bản của trẻ em googm quyền sống còn,tham gia,bảo vệ và phát triển
Trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên, nhân vật Dế Mèn đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc. Đầu tiên, chúng ta phải kể đến ngoại hình ấn tượng của Dế Mèn. Nhân vật này được tác giả Tô Hoài xây dựng và khắc họa là có hình thể đẹp, cơ thể cường tráng khỏe mạnh vô cùng. Đôi càng thì mẫm bóng, những cái vuốt ở chân thì cứng dần và nhọn hoắt. Không những vậy, đôi râu của Dế Mèn thì lúc nào cũng rung rinh đầy tự hào, dáng đi thì lúc nào cũng oai vệ và trịnh trọng. chính vì vậy, Dế Mèn lúc nào cũng cảm thấy tự hào về thân hình của mình. Tuy nhiên, Dế Mèn lại là kẻ hung hăng hống hách và vô cùng tự phụ. Điều này thể hiện qua việc Dế Mèn thường xuyên đi trêu chọc những người xung quanh và còn vô cùng khinh thường người bạn Dế Choắt xấu xí, và yếu đuối hơn mình. Hơn nữa, chính Dế Mèn là người gây ra cái chết của Dế Choắt khi để Choắt lĩnh hậu quả việc mình làm. Tóm lại, Dế Mèn là người có thân hình đẹp nhưng tính cách thì hung hăng, hống hách coi trời bằng vung và phải nhận lấy bài học đường đời đầu tiên của mình