NÊU TÓM TẮT CUỘC HÀNH TRÌNH CỦA CÁC NHÀ PHÁT KIẾN ĐỊA LÝ Ở CHÂU ÂU
K
Khách
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những câu hỏi liên quan
HH
6 tháng 11 2021
Trình bày về hành trình 4 cuộc phát kiến địa lý tiêu biểu thời kì trung đại ở châu Âu: thời gian, diễn biến và kết quả.
- Gợi ý:
· Nhà thám hiểm B.Điaxơ tìm được đường đến mũi Hảo Vọng
· Nhà thám hiểm C. Côlômbô phát hiện ra châu Mĩ
· Nhà thám hiểm V.Gama tìm được đường đến Ấn Độ
· Nhà thám hiểm Magienlăng đi vòng quanh trái đất
TH
0
19 tháng 10 2016
+ B. Đi-a-xơ đến cực Nam Châu Phi (1487)
+ Va-xcô-đơ-ga-ma đến Tây Nam, Ấn Độ (1498)
+ Cô-lôm-bô tìm ra được Châu Mĩ (1492)
+ P.Ma-Gien-Lan đi vòng quang trái đất (1519-1522)
- Có tác động là thúc đẩy thương nghiệp phát triển, đem lại nguồn lợi khổng lồ cho gia cấp tư sản Châu Âu
1. Những cuộc phát kiến địa lí
* Nguyên nhân:
- Sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất làm cho nhu cầu về hương liệu, vàng bạc, thị trường ngày một tăng.
- Từ thế kỉ XV, con đường giao lưu buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải do người Ả-rập độc chiếm.
=> Vấn đề cấp thiết đặt ra là phải tìm con đường thương mại giữa phương Đông và châu Âu.
- Khoa học - kĩ thuật có những bước tiến quan trọng. Đây chính là tiền đề cho các cuộc phát kiến địa lí.
+ Có những hiểu biết về đại dương, quan niệm đúng đắn về hình dạng Trái Đất.
+ Vẽ được nhiều bản đồ, hải đồ ghi rõ các vùng đất, các hòn đảo có cư dân.
+ Máy đo góc thiên văn, la bàn được sử dụng.
+ Kĩ thuật đóng tàu có những tiến bộ mới, đóng được tàu có bánh lái và hệ thống buồm lớn như loại tàu Ca-ra-ven.
* Những cuộc phát kiến địa lí lớn:
Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha là những nước tiên phong.
- B. Đi-a-xơ (1487), đã dẫn đầu đoàn thám hiểm đi vòng qua cực Nam của châu Phi. Điểm đó được ông đặt tên là mũi lão Tố, sau gọi là mũi Hảo Vọng.
- C. Cô-lôm-bô (1492), dẫn đầu đoàn thuỷ thủ Tây Ban Nha đi về hướng Tây. Ông đã dẫn đến một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê ngày nay, nhưng ông tưởng đây là miền “Đông Ấn Độ”, Cô-lôm-bô được coi là người phát hiện ra châu Mĩ.
- Va-xcô đơ Ga-ma (1497), rời cảng Li-xbon đến Ca-li-cút thuộc bờ Tây Nam Ấn Độ. Trở về Li-xbon, Va-xcô đơ Ga-ma được phong làm Phó vương Ấn Độ.
- Ph. Ma-gien-lan (1519-1522) là người đã thực hiện chuyên đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển.
+ Đoàn tàu của ông đi vòng qua điểm cực Nam của Nam Mĩ (sau này được gọi là eo biển Ma-gien-lan) tiến vào đại dương, mà ông đặt tên là Thái Bình Dương.
+ Tại Phi-líp-pin, ông bị thiệt mạng trong lúc giao tranh với thổ dân.
+ Cuối cùng, đoàn thám hiểm chỉ còn 1 thuyền và 18 thuỷ thủ về đến bờ biển Tây Ban Nha.
* Ý nghĩa:
- Mở ra một trang mới trong tiến trình phát triển của lịch loài người.
- Mở ra những con đường mới, những vùng đất mới, những dân tộc mới, những kiến thức mới, tăng cường giao lưu văn hoá giữa các châu lục.
- Thị trường thế giới được mở rộng, hàng hải quốc tế phát triển.
- Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của quan hệ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.
- Tuy nhiên, các cuộc phát kiến địa lí cũng làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/nhung-cuoc-phat-kien-dia-li-c85a11877.html#ixzz5y5sFyczp
* Những cuộc phát kiến địa lí lớn:
Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha là những nước tiên phong.
- B. Đi-a-xơ (1487), đã dẫn đầu đoàn thám hiểm đi vòng qua cực Nam của châu Phi. Điểm đó được ông đặt tên là mũi lão Tố, sau gọi là mũi Hảo Vọng.
- C. Cô-lôm-bô (1492), dẫn đầu đoàn thuỷ thủ Tây Ban Nha đi về hướng Tây. Ông đã dẫn đến một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê ngày nay, nhưng ông tưởng đây là miền “Đông Ấn Độ”, Cô-lôm-bô được coi là người phát hiện ra châu Mĩ.
- Va-xcô đơ Ga-ma (1497), rời cảng Li-xbon đến Ca-li-cút thuộc bờ Tây Nam Ấn Độ. Trở về Li-xbon, Va-xcô đơ Ga-ma được phong làm Phó vương Ấn Độ.
- Ph. Ma-gien-lan (1519-1522) là người đã thực hiện chuyên đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển.
+ Đoàn tàu của ông đi vòng qua điểm cực Nam của Nam Mĩ (sau này được gọi là eo biển Ma-gien-lan) tiến vào đại dương, mà ông đặt tên là Thái Bình Dương.
+ Tại Phi-líp-pin, ông bị thiệt mạng trong lúc giao tranh với thổ dân.
+ Cuối cùng, đoàn thám hiểm chỉ còn 1 thuyền và 18 thuỷ thủ về đến bờ biển Tây Ban Nha.
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/nhung-cuoc-phat-kien-dia-li-c85a11877.html#ixzz5y5sGxrH1