Đóng vai mụ vợ trong câu chuyện ''Ông lão đánh cá và con cá vàng'' kể về cuộc sống của mình sau khi bị cá vàng trừng phạt
MÌNH ĐANG CẦN GẤP!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tôi vô cùng tức giận trước lòng tham của mụ vợ ông lão đánh cá khi mụ ta muốn làm Long Vương ngự trị trên biển và bắt tôi hầu hạ. Không thể tha thứ cho kẻ vô ơn này, tôi đã để mụ ta trở lại với chiếc máng lợn cũ sứt mẻ...
Sinh ra và lớn lên trên vùng biển rộng lớn mênh mông, tôi là chú cá vàng thần kì tự do và hạnh phúc. Tôi không nghĩ sẽ có một lúc nào đó mình bị mất tự do nên ngày nào cũng tung tăng bơi lội. Tôi thoả thích vừa bơi vừa ngắm đất trời và khám phá các ngõ ngách của vùng biển. Bỗng một hôm, mải rong chơi, tôi mắc vào lưới của một ông lão đánh cá hiền lành. Tôi van xin và được ông lão thả ra. Vô cùng cảm kích, tôi muốn trả ơn ông lão. Nhưng ông lão chẳng muốn gì, còn cầu mong trời phù hộ cho tôi mặc dù cả ngày nay ông chưa bắt được gì ngoài bùn và rong biển. Tôi tự nhủ, nếu ông lão có bất cứ điều ước nào tôi sẽ sẵn lòng giúp đỡ. Gặp được người nhân hậu như ông lão thật may mắn cho tôi.
Nhưng không may cho ông lão, khi về nhà kể lại cho vợ nghe, ông đã bị mụ ta mắng ngay là đồ ngốc. Rồi bắt ông ra biển gặp tôi đòi một cái máng lợn mới. Thương ông lão hiền lành, tôi đáp ứng ngay yêu cầu của mụ vợ. Nhưng cứ mỗi lần như thế, mụ ta lại đòi hỏi những thứ lớn hơn. Lần thứ hai, mụ ta đòi một cái nhà rộng Ngay lập tức, túp lều của ông lão biến thành ngôi nhà đẹp, có cổng lớn bằng gỗ lim, trong ngoài sáng sủa, có lò sưởi, quét vôi trắng xóa... Khi điều mong muốn này được đáp ứng, vợ ông lão nghĩ ngay đến việc đòi một thứ khác. Đến lần thứ ba, mụ muốn thay đổi thân phận mình từ một nông dân quèn thành bà nhất phẩm phu nhân. Cũng như hai lần trước, tôi đồng ý. Vợ lão đã biến thành một người khác, đứng trên thêm cao, mình khoác áo lông, đầu đội mũ nhiễu hoa, cổ quấn ngọc trai, tay đeo nhẫn vàng, chân đi giày đỏ. Ông lão tưởng như thế đã làm thoả mãn yêu cầu của vợ mình. Còn tôi, tôi vẫn chờ đợi ông lão đến để xem yêu cầu thứ tư của mụ là gì, bởi một người có lòng tham không đáy sẽ không dừng lại khi chưa đạt đến đích cao nhất. Quả như thế. Lần thứ tư, mụ ta muốn mình làm nữ hoàng. Tôi vẫn chấp nhận. Thế là mụ ta biến thành một nữ hoàng thực sự ngồi bên bàn tiệc sang trọng. Lần này mụ ta đã quên hẳn người chồng tốt bụng của mình, ra lệnh đuổi ông đi. Bình yên được mấy tuần, ông lão lại lóc cóc đến tìm tôi. Tôi không ngạc nhiên mà thấy thương thay cho ông lão. Lần này yêu cầu của mụ vợ làm ông đau khổ và sợ hãi. Mụ ta muốn làm Long Vương ngự trên mặt biển và bắt tôi phải hầu hạ. Có lẽ mụ ta đã đi qúa giới hạn mà không biết. Tôi là một chú cá vàng thần kì tự do của biển cả, tôi mang niềm vui đến cho người khác nhưng lòng tốt của tôi đã không được trân trọng. Danh dự của tôi bị xúc phạm nặng nề. Vì vậy, dù ông lão là ân nhân nhưng tôi cũng không thể thoả mãn yêu cầu của mụ ta như những lần trước nữa. Tôi lặng im không nói gì, quẫy đuôi lặn sâu dưới đáy biển. Tôi quyết định lần này sẽ dành cho mụ vợ một sự bất ngờ. Và khi ông lão trở về nhà, hết cả cái máng lợn mới, mất cả ngôi nhà rộng, lâu đài và cung điện nguy nga, hết cả ngôi vị nhất phẩm phu nhân, nữ hoàng cao quí. Trước mặt ông lão chỉ còn túp lều nát ngày xưa và trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi bên cái máng lợn sứt mẻ.
Đối xử với ân nhân của mình như thế, cá vàng tôi cũng đau khổ lắm. Nhưng đạo lí không cho phép tôi dung túng mụ vợ tham lam kia. Lòng tham, ích kỉ và sự bội ơn phải chịu sự trừng phạt thích đáng.
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/dong-vai-ca-vang-trong-truyen-ong-lao-danh-ca-va-con-ca-vang-ke-lai-cau-chuyen-ay-c33a1877.html#ixzz5buAuDHN3
Tôi vô cùng tức giận trước lòng tham của mụ vợ ông lão đánh cá khi mụ ta muốn làm Long Vương ngự trị trên biển và bắt tôi hầu hạ. Không thể tha thứ cho kẻ vô ơn này, tôi đã để mụ ta trở lại với chiếc máng lợn cũ sứt mẻ...
Sinh ra và lớn lên trên vùng biển rộng lớn mênh mông, tôi là chú cá vàng thần kì tự do và hạnh phúc. Tôi không nghĩ sẽ có một lúc nào đó mình bị mất tự do nên ngày nào cũng tung tăng bơi lội. Tôi thoả thích vừa bơi vừa ngắm đất trời và khám phá các ngõ ngách của vùng biển. Bỗng một hôm, mải rong chơi, tôi mắc vào lưới của một ông lão đánh cá hiền lành. Tôi van xin và được ông lão thả ra. Vô cùng cảm kích, tôi muốn trả ơn ông lão. Nhưng ông lão chẳng muốn gì, còn cầu mong trời phù hộ cho tôi mặc dù cả ngày nay ông chưa bắt được gì ngoài bùn và rong biển. Tôi tự nhủ, nếu ông lão có bất cứ điều ước nào tôi sẽ sẵn lòng giúp đỡ. Gặp được người nhân hậu như ông lão thật may mắn cho tôi.
Nhưng không may cho ông lão, khi về nhà kể lại cho vợ nghe, ông đã bị mụ ta mắng ngay là đồ ngốc. Rồi bắt ông ra biển gặp tôi đòi một cái máng lợn mới. Thương ông lão hiền lành, tôi đáp ứng ngay yêu cầu của mụ vợ. Nhưng cứ mỗi lần như thế, mụ ta lại đòi hỏi những thứ lớn hơn. Lần thứ hai, mụ ta đòi một cái nhà rộng Ngay lập tức, túp lều của ông lão biến thành ngôi nhà đẹp, có cổng lớn bằng gỗ lim, trong ngoài sáng sủa, có lò sưởi, quét vôi trắng xóa... Khi điều mong muốn này được đáp ứng, vợ ông lão nghĩ ngay đến việc đòi một thứ khác. Đến lần thứ ba, mụ muốn thay đổi thân phận mình từ một nông dân quèn thành bà nhất phẩm phu nhân. Cũng như hai lần trước, tôi đồng ý. Vợ lão đã biến thành một người khác, đứng trên thêm cao, mình khoác áo lông, đầu đội mũ nhiễu hoa, cổ quấn ngọc trai, tay đeo nhẫn vàng, chân đi giày đỏ. Ông lão tưởng như thế đã làm thoả mãn yêu cầu của vợ mình. Còn tôi, tôi vẫn chờ đợi ông lão đến để xem yêu cầu thứ tư của mụ là gì, bởi một người có lòng tham không đáy sẽ không dừng lại khi chưa đạt đến đích cao nhất. Quả như thế. Lần thứ tư, mụ ta muốn mình làm nữ hoàng. Tôi vẫn chấp nhận. Thế là mụ ta biến thành một nữ hoàng thực sự ngồi bên bàn tiệc sang trọng. Lần này mụ ta đã quên hẳn người chồng tốt bụng của mình, ra lệnh đuổi ông đi. Bình yên được mấy tuần, ông lão lại lóc cóc đến tìm tôi. Tôi không ngạc nhiên mà thấy thương thay cho ông lão. Lần này yêu cầu của mụ vợ làm ông đau khổ và sợ hãi. Mụ ta muốn làm Long Vương ngự trên mặt biển và bắt tôi phải hầu hạ. Có lẽ mụ ta đã đi qúa giới hạn mà không biết. Tôi là một chú cá vàng thần kì tự do của biển cả, tôi mang niềm vui đến cho người khác nhưng lòng tốt của tôi đã không được trân trọng. Danh dự của tôi bị xúc phạm nặng nề. Vì vậy, dù ông lão là ân nhân nhưng tôi cũng không thể thoả mãn yêu cầu của mụ ta như những lần trước nữa. Tôi lặng im không nói gì, quẫy đuôi lặn sâu dưới đáy biển. Tôi quyết định lần này sẽ dành cho mụ vợ một sự bất ngờ. Và khi ông lão trở về nhà, hết cả cái máng lợn mới, mất cả ngôi nhà rộng, lâu đài và cung điện nguy nga, hết cả ngôi vị nhất phẩm phu nhân, nữ hoàng cao quí. Trước mặt ông lão chỉ còn túp lều nát ngày xưa và trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi bên cái máng lợn sứt mẻ.
Đối xử với ân nhân của mình như thế, cá vàng tôi cũng đau khổ lắm. Nhưng đạo lí không cho phép tôi dung túng mụ vợ tham lam kia. Lòng tham, ích kỉ và sự bội ơn phải chịu sự trừng phạt thích đáng.
#học_tốt
Cá vàng trừng trị mụ vợ vì hai tội: tham lam và bội bạc, trong đó lòng tham đã làm mụ mù quáng, trở nên ích kỉ, xấu xa và tàn nhẫn. Còn sự bội bạc, vô ơn đã dẫn đến sự trừng trị dành cho mụ.
Cảm nhận của em về nhân vật mụ vợ
Truyện cổ dân gian Nga “ông lão đánh cá và cơn cả vàng” có giá trị phê phán sâu sắc. Nó đã giễu cợt và lên án những kẻ hám vàng, hám danh vị và quyền lực mà mất hết tất cả tính người. Mụ vợ ông lão đánh cá là một người đàn hà ghê gớm và đáng ghét như vậy.
Sau 3 lần đòi cá vàng cho mụ được cái máng lợn mới, một cái nhà rộng, được làm nhất phẩm phu nhân, mụ lại muốn làm nữ hoàng. Được khoác áo long, đau đội mũ nhiễu hoa, cổ quấn ngọc trai, tay đeo nhẫn vàng, chân đi giày đỗ… giàu sang phú quý nhất đời, thố mà mụ vẫn chưa thỏa mãn. Tính nết thay đoi, mụ trở thành kẻ ác độc xấu xa. Mụ chửi mắng kẻ hầu người hạ. Mụ biến ông chồng hiền lành thành một tên nô lệ quét dọn chuồng ngựa. Với lòng tham vô đáy, mụ muốn được thành nữ hoàng. Lạ thay, lần thứ 4, cá vàng vẫn thỏa mãn yêu cầu của mụ. Mụ ăn tiệc trong cung điện nguy nga, uống rượu quý, ăn những thứ bánh ngon lành, chung quanh có vệ binh gươm giáo chỉnh tề đứng hầu.
Mụ vợ sai vệ binh đuổi ông chồng khôn khổ đi. Làm nữ hoàng được ít tuần, mụ lại nổi cơn thịnh nộ sai người đi bắt ông lão đến. Mụ lại sai lão đi gặp cá vàng. Mụ đòi làm Long Vương ngự trên mặt biển, bắt cá vàng phải hầu hạ mụ và làm theo ý mụ. Mụ khát quyền lực, khát quyền uy đến cực độ. Cá vàng đã “quẫy đuôi lặn sâu xuống đáy biển”. Và lần này, cảnh tượng biển thật dữ dội: cơn giông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm. Phải chăng trời đã trừng phạt? Ông lão đánh cá trở về chỉ thấy nữ hoàng hôm nào nay đã trở thành một người đàn bà rách rưới ngồi trước cái máng lợn ăn sứt mẻ. Lâu đài cung điện biến đâu mất. Như một cơn ác mộng.
Thói đời hiền quá hóa ngu, tham thì thâm. Đọc truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”, ta càng ghê tởm về lòng tham vô độ của người đời. Tham vàng bạc, tham quyền lực đến táng tận lương tâm là nguồn gốc mọi tội ác, làm mất tính người! Mụ vợ ông lão đánh cá khác nào một con quỷ đội lốt người!
Cũng như Tiên, Bụt, Thần, Thánh… trong các truyện cổ dân gian Việt Nam, hình tượng biển trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” cho ta nhiều ấn tượng. Biển cũng biểu lộ tình cảm, thái độ, nó tượng trưng cho đạo lí và sức mạnh của công lí.
Chuyện ông lão đánh cá bắt được con cá vàng, không giết thịt nó, ông đã thả nó về với biển. Con cá biết nói, muốn đền ơn ông lão đánh cá phúc hậu. Nghe cá vàng nói: “Ông sinh phúc thả tôi trở biển, tôi sẽ xin đền ơn ông, ông muốn gì cũng được”, ông lão nói: “Trời phù hộ cho ngươi! Ngươi trở về biển khơi mà vùng vẫy. Ta không đòi gì cả, ta cũng chẳng cần gì”. Ông đã thương con cá vàng như thương con người trong hoạn nạn.
Đền ơn đáp nghĩa là đạo lí làm người. Xưa nay, người giàu lòng nhân ái “làm ơn há dễ trông người trả ơn?’ Ồng lão đánh cá rất hiền lành, chất phác, bị bắt buộc phải làm theo lệnh mụ vợ tham lam. Lần thứ nhất ông gọi cá xin cho mụ vợ một cái máng lợn mới. “Biển gợn sổng êm ả”. Biển như mang niềm vui được trả ơn người. Lần thứ hai, “Biển xanh đã nổi sổng” khi nghe ông lão nói: “Mụ đòi một tòa nhà đẹp”. Biển mếch lòng nhưng vẫn chiều lòng mụ.
Biển cảm thông vì mụ đang sông trong túp lều rách nát. Lần thứ ba, “Biển xanh nổi sóng dữ dội” khi mụ vợ ông lão đánh cá đòi làm nhất phẩm phu nhân.
Biển giận nhưng vẫn cho mụ vợ ông lão đánh cá toại nguyện. Lần thứ tư, “Biển xanh nổi sổng mà mịt” khi mụ ta đồi làm nữ hoàng. Kì lạ thay, biển bất bình nổi giận nhưng vẫn cho người đàn bà tham lam vô độ được làm nữ hoàng. Và lần thứ năm, “mật cơn giông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm ” khi mụ vợ ông lão đòi làm Long Vương ngự trên mặt biển, bắt cá vàng phải hầu hạ mụ, làm theo ý muốn của mụ. Biển đã nổi giận lôi đình, trừng phạt kẻ lòng tham vô đáy, táng tận lương tâm, được voi đòi tiên.
Cùng với con cá vàng biết nói và có phép lạ, hình tượng biển đã tạo nên màu sắc hoang đường kì diệu của truyện “Ông lão đánh cá vù con cá vàng”. Biển đã tượng trứng cho đạo lí và sức mạnh của công lí.
Cảm nhận về nhân vật ông lão :
Ông lão đánh cá là một trong hai nhân vật chính của truyện, một nhân vật đối lập với nhân vật mụ vợ.
Đọc tác phẩm, ta thấy mến ông lăo bởi cái bản tính lương thiện. Bản tính ấy được thể hiện ở những chi tiết rất nhỏ, mà nếu không chú ý kĩ, thì có thể ta sẽ bỏ qua. Ấy là một công việc lao động chân chính: thả lưới đánh cá trên biển. Một công việc không mấy dễ dàng được lão chọn và cần mẫn với nó. Tuy nhiên cái bản tính ấy càng được bộc lộ rõ kể từ khi gặp cá vàng.
Đầu tiên là việc thả cá vàng trở lại biển khơi. Đối với một người đánh cá, bắt được cá là mục đích của họ. Hơn nữa, vợ chồng lại rất nghèo (chỉ có một cái máng lợn sứt mẻ và một túp lều rách nát). Và ngày hôm ấy, đã hai lần kéo lưới, lão vẫn chỉ gặp bùn và rong biển. Lần thứ ba kéo được cá vàng (chắc sẽ bán được nhiều tiền vì con cá đẹp đến thế cơ mà). Thế nhưng, trước sự kêu van tha thiết của cá vàng, ông đã thả nó xuống biển mà không đòi hỏi gì (mặc dù cá vàng có hứa với ông lão là sẵn sàng đền ơn ông, muốn gi cũng được). Lòng thương người của ông thật là chân thành và trong sáng, sự cứu giúp người khác một cách vô tư, hào hiệp, không hề tính toán thiệt hơn, không mong đền ơn báo đáp. Việc làm ấy thể hiển bản tính lương thiện, hiền hậu của người lao động.
Tiếp theo, năm lần ông lảo đi ra biển nhờ cá vàng giúp đỡ theo yêu cầu của mụ vợ, ông cũng không đòi hỏi gì cho riêng mình, vẫn bằng lòng với cuộc sống vốn có của mình, tự kiếm sống bằng bàn tay lao động của mình. Thậm chí, khi mụ vợ đối xử tệ bạc với mình (quát mắng và bắt quét dọn chuồng ngựa), ông lão có thể xin cá vàng ban cho mình quyền lực lớn hơn: làm hoàng đế để mụ vợ không dám xem thường và sai khiẹn ông (vì mụ mới chỉ làm bà nhất phẩm phu nhân), ông lão vẫn không đòi hỏi gì, ở con người ông lão, chưa bao giờ lòng tham xuất hiện (dù chỉ là trong ý nghĩ). Thật là một tâm hồn trong sáng đáng trân trọng.
Nhìn về góc độ cổ tích, ông lão đánh cá là hình tượng nhân vật tượng trưng cho cái thiện, cho phẩm chất tốt đẹp của con người. Tuy nhiên, dưới con mắt và ngòi bút nghệ thuật của Pu- skin, nhân vật ông lão có thêm một tầng ý nghĩa mới. Ông là hình ảnh của nhân dân Nga cam chịu và nhẫn nhục.
Trong suốt câu chuyện, tả chưa thấy ông lão đánh cá một lần dám cãi lại, dám làm trái ý mụ vợ tham lam bội bạc. Bất cứ yêu cầu, đòi hỏi gì của mụ vợ cũng được ông răm rắp thực hiện. Hình bóng ông lão hết “lóc cóc”, rồi lại “lủi thủi” đi ra biển vừa đáng thương, vừa đáng giận. Đáng giận hơn nữa là cả khi mụ vợ bội bạc với chính ông (chửi mắng, đối xử như nô lệ, rồi đánh đuổi đi), ông lão cũng không hề dám kêu ca, phàn nàn, không dám phản ứng lại.
Tất cả những gì mụ vợ được hưởng (của cải, danh vọng, quyền lực), lẽ ra phải là của ông, chỉ có ông mới xứng đáng được hưởng (vì ông chính là ân nhân của cá vàng, người có công lớn với cá vàng). Thế mà ông lại cam chịu nhường lại những quyền lực đó cho kẻ khác (một kẻ đã không có công lao gì). Đến khi đã nhường hết công lao cho mụ vợ, lại bị đối xử tệ bạc, ông vẫn cam chịu.
Từ hình tượng ông lão đánh cá giản dị đơn thuần, Pu-skin muốn cảnh báo nhân dân Nga một điều to lớn hơn : nếu cứ nhu nhược thì sẽ suốt đời bị áp bức cực khổ. Một lời cảnh báo kín đáo và vô cùng thấm thía.
Dù còn có những hạn chế nhất định, nhân vật ông lão đánh cá vẫn là hình ảnh của nhân dân, hình ảnh của cái thiện. Ông lão đánh cá là nhân vật để lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng người đọc.
Chúc bạn học tốt :>
1, Mụ vợ đã vô cùng tham lam, ỉ lại và được đà làm quá. Thậm chí còn muốn người khác phải phục tùng theo ý thích của mụ.
2, Lòng tham và bội bạc đều là hai tội nặng như nhau. Vì nếu để lòng tham lấn áp con người, lấn áp trái tim thì người đó sẽ ko còn nhân tính, ko còn lòng người chứ đừng nói đến biết ơn. Còn về sự bội bạc thì khi một con người lấy oán báo ơn, thì người đó cũng ko còn nhân cách.
3, Cá nghĩ: '' Đủ rồi, đường đường là thái tử thủy quốc, ta mang ơn cứu mạng ông nhưng ta ko thể tiếp tục đền đáp bằng vật chất hay quyền lực cho ông có bao nhiêu cũng ko đủ. Vậy thì hãy để ta đền đáp cho ông về tình yêu thương, ta sẽ dạy cho người vợ tham lam, độc ác, bội bạc củ ông một bài học để bà ta biết tất cả những thứ bf ta có được từ ta đều là nhờ lòng tốt của ông.''
4, Cá vàng trừng phạt mụ vợ về như lúc ban đầu, sự trừng phạt này đã hết sức thỏa đáng rồi, vì khi mụ có được gàn như tất cả rồi mất sạch đi mọi thứ, thì mụ ta mới cảm thấy hối tiếc, cảm thấy sót xa về sự tham lam, bội bạc của mình, và ân hận về sự ngu dốt khi đứng núi này trông núi nọ và có phúc mà ko biết hưởng.
5, Là con người ko được tham lam, bội bạc, phải biết tôn trọng những gì mà mình đang có và đã có.
1) mụ vợ bắt con cá vàng làm theo mọi ý muốn của mụ thể hiện mụ là một con người có lòng tham vô đáy, không coi ai ra gì và chỉ biết nghĩ đến bản thân
2) giữa lòng tham và bội bạc sự bội bạc sẽ là tội nặng hơn bởi vì bà ta bỏ cả người chồng của mình, chửi bới quát mắng thậm chí là còn đối xử tệ bạc với ông lão, với người mà bà ta ở chung suốt bấy lâu
3) cá nghĩ mụ vợ thật tham lam mụ không những muốn có quyền lực mà muốn có cả của cải vật chất. bà ta sẽ phải nhân sự trừng trị của ta.
4) sự trừng phạt đó không hề thỏa đáng. sự trừng phạt đó thích đáng cho lòng thamcuar bà ta nhưng không thể thích đáng cho sự bội bạc mà bà ta đã đối xử với chồng của mình
5)qua câu chuyện trên khuyên ta sống phải biết nghĩ cho mình và cả người khác. sự tham lam, bội bac, ích kỉ sẽ nhân được kết cục không tốt đẹp.
Ông lão đánh cá và con cá vàng là một truyện cổ tích nổi tiếng của nước Nga và của thế giới. Người đọc dành tình cảm yêu mến, cảm thông với ông lão và vô cùng bất bình, căm giận bởi sự tham lam và bội bạc của mụ vợ. Trước hết, mụ là con người hết sức tham lam. Ông lão là ân nhân của con cá vàng tuy nhiên ông không hề đòi hỏi sự đền đáp nào, điều đó xuất phát từ tấm lòng nhân hậu, vị tha của ông. Tuy nhiên, mụ vợ đã quát mắng lão và có những đòi hỏi về vật chất, danh vọng với con cá vàng. Từ những đồ dùng vật chất như chiếc máng lợn mới đến ngôi nhà rộng, rồi mụ muốn trở thành nữ hoàng và Long Vương ngự trên mặt biển để bắt cá vàng phải hầu hạ mụ. Lòng tham của mụ ngày càng tăng lên, đó là những đòi hỏi quá đáng, vượt qua mọi giới hạn. Biển xanh từ nổi sóng đến nổi sóng dữ dội, mù mịt, ầm ầm như thể hiện thái độ căm phẫn với sự tham lam vô độ của mụ. Không những vậy, mụ vợ còn là người hết sức bội bạc. Cá vàng là “ân nhân” đã cho mụ một cuộc sống sung túc, đầy đủ nhưng mụ vẫn muốn cá phải hầu hạ, làm theo những ham muốn của mình. Còn ông lão, người chồng đã gắn bó từ những ngày nghèo khó nhưng mụ cũng đối xử không ra gì: mắng mỏ, quát nạt bắt lão quét dọn chuồng ngựa, tát lão và khi trở thành nữ hoàng đã đuổi ông lão đi. Vì lòng tham đã khiến mụ mù quáng, đánh mất lương tri, quên đi hết tình nghĩa vợ chồng. Kết cục, vì sự tham lam vô độ và bội bạc mà mụ vợ đã tự để mất đi những cơ hội, những của cải mà cá vàng ban tặng. Mụ trở về với túp lều rách nát và chiếc máng sứt mẻ, đó như hình phạt đích đáng dành cho con người xấu xa. Truyện là bài học sâu sắc, khuyên răn con người đừng vì những ước mơ ngông cồng về danh vọng, tiền tài mà đánh mất chính mình và mất đi cả những người yêu thương.
sai sot gi noi minh :b
ông lão đối với cá vàng rất tử tế.Thái độ của cá vàng cũng giống như thái độ của thiên nhiên với những đòi hỏi quá đáng của mụ và sau mỗi lần ông ra biển thì biển ngày càng dữ dội hơn :
-Biển gợn sóng êm ả
-Biển xanh đã nổi sóng
-Biển xanh nổi sóng dữ dội
-Biển xanh nổi sóng mù mịt
-Một cơn dông tố kinh hoàng ...
Và những lần như thế thể hiện thái độ của thiên nhiên đối với ông lão
Câu 1 :
Thái độ của mụ vợ sau khi đạt được ý muốn là bội bạc với chồng , tát chồng , mắng chửi chồng , đuổi chồng ra khỏi nhà.
Câu 2 :
nhân vật ông lão có phẩm chất : Hiền lành , thật thà , nhân hậu
Kham khảo
Soạn bài Ông lão đánh cá và con cá vàng ngắn nhất | Soạn văn 6
Vào thống kê
hc tốt
Ông lão: " Bà đã thấy tác hại của việc quá tham lam chưa?"
Bà lão: " Rồi, tôi thấy rồi."
Ông lão: " Lúc đầu nhìn cá vàng ấy, tôi ước sao cho vợ chồng mình mãi được hạnh phúc. Nhưng bà thấy đấy, chỉ vì mải ham mê vật chất của cải, chỉ nghĩ đến bản thân mình, bây giờ chúng ta phả ngồi đây mà suy ngẫm về cuộc sống này. Tôi và bà đã chung sống nhiều năm rồi, tôi biết bà tham lam chỉ vì ham muốn của mình thôi. Tôi biết rõ tính bà, bởi vì tôi chính là chồng bà. Khi con cá thực hiện điều ước đó, tôi đành nghĩ thà sống trong cuộc sống bần hàn mà tôi với bà bên nhau còn hơn. Bà thấy đấy, sự việc cũng ra nông nỗi này rồi. Bà hãy xem đây là 1 bài học đắt giá mà bà phải trả."
Bà lão: " Con người ai cũng có lúc tham lam. Có lẽ con cá đã cho tôi 1 bài học nhớ đời. Dù sao thì tôi vẫn thích cuộc sống này hơn. Nào, ông chồng của tôi, hãy tha lỗi cho tôi và cùng sống thật hạnh phúc nhé!"
Chúc bạn học tốt!
1.Mở bài:Giới thiệu nhân vật và hoàn cảnh xảy ra câu chuyện :
- Từ biển xanh trở về, ông lão buồn bã, lo sợ vì cá vàng không cho vợ lão được làm Long Vương. - Đến nơi, ông sửng sốt khi thấy lâu đài, cung điện biến mất, mụ vợ lão đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ.2. Thân bài :Kể lại cuộc trò chuyện giữa hai vợ chồng ông lão .- Nhắc lại những việc làm của vợ, của cá vàng trước đó đối với họ. - Ông lão chia sẻ những điều không hợp lí, những yêu cầu quá đáng của vợ. - Mụ vợ ân hận về sự tham lam quá quắt ; sự bội bạc đến tàn nhẫn của mình với chồng và với cá vàng. - Ông lão an ủi vợ. - Vợ ông lão hứa sẽ thay đổi tâm tính, không phạm những sai lầm như trước.3. Kết bài: Hai vợ chồng ông lão cùng nhận thức ra và tâm niệm sẽ sống nhân hậu ; biết ơn những người đã giúp đỡ mình. Mik chỉ biết làm tới đây thui. Nếu cậu hay thì tick cho mik nhé!
Cứ nghĩ lại hồi ấy, tôi lại thấy hối hận biết bao nhiêu. Giá như lúc đó, tôi không quá tham lam, không có ảo tưởng điên rồ để bây giờ lại trở về con số không, làm mất lòng tin của chồng mình thì tốt biết bao! Và chắc hẳn bây giờ các cháu đã biết tôi là ai, tôi chính là mụ vợ thật đáng ghét trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng.
Hồi ấy, vợ chồng sống rất an bình. Tôi ở nhà may vá lưới và làm những công việc nhà, tôi còn nuôi được một con lợn mập mạp. Ông lão nhà tôi thì đi đánh cá, hôm có, hôm không. Tuy hai vợ chồng tôi già lại sống cảnh nghèo túng trong một túp lều lụp xụp trên bờ biển nhưng cuộc sống của chúng tôi vẫn đầm ấm. Cho đến một ngày…
Tội đang loay hoay trước cái máng lợn vừa bị mẻ một miếng lớn thì ông lão đi đánh cá về. Ông ấy vui vẻ kể cho tôi nghe về chuyện con cá vàng biết nói, nó hứa đáp ứng mọi yêu cầu nhưng ông lão không cần gì cả. Lúc đầu, tôi không tin, nghĩ ông ấy đùa, nhưng thấy thế, tôi tin là thật. Một cơn giận bùng lên, trong đầu tôi có ý nghĩ: "Nếu có con cá vàng ấy nói thật thì sao lão ngốc nghếch đến mức không xin gì cả? Tôi vội nói với lão chồng:
- Ông thật quá ngu ngốc! Ông nhìn xem nhà cửa chúng ta thế nào, cả cái máng cho lợn ăn cũng tả tơi. Ông hãy ra biển xin ngay con cá vàng một cái máng lợn ăn mới đi!
Thế là chồng tôi đi ra biển. Tôi không biết ông ấy có xin con cá được không nhưng vẫn háo hức muốn nhìn thấy phép màu của con cá lạ. Tôi đợi một phút, hai phút rồi năm phút chẳng thấy gì. Bỗng, một luồng sáng bao quanh cái máng lợn.
Rồi khi ánh sáng biết mất... Trời! Trước mắt tôi, cái máng lợn mới loanh chẳng sứt mẻ gì cả hiện ra. Chồng tôi chạy về đến túp lêu và vô cùng thích thú khi thấy cái máng mới. Tôi nhìn quanh và tự hỏi: "Có con cá có phép thuật như vậy tại sao mình phải sống trong một túp lều lồi tàn rách nát này cơ chứ?". Tôi nói với chồng:
- Thì đã có máng lợn mới rồi. Nhưng ông có thấy chúng ta đang sống trong một cái lều rách nát không? Hãy đi mau ra biển và xin con cá một ngôi nhà mới. Nhanh lên!
Thế là chồng tôi lại chạy ra biển. Tôi trông theo cái bóng khuất dần của chồng và mong chờ. Quả nhiên, chỉ một lát sau, tôi bàng hoàng khi thấy mình không còn ngồi trong túp lều tối tăm nữa mà là một ngôi nhà khang trang với đầy đủ tiện nghi và sáng sủa. Tôi sung sướng ngắm mái nhà sơn đỏ với ống khói nhô cao. Tôi quả thật chưa bao giờ dám nghĩ mình có được ngôi nhà đẹp vậy.
Nhưng niềm vui chẳng kéo dài. Chỉ vài ngày là tôi cáu kỉnh vì ý nghĩ: "Thế khi đã có nhà mới rồi, mình vẫn phải làm những công việc nhà ư? Không! Không thể như thế! Tôi muốn có người hầu kẻ hạ”. Thế là tôi đanh mặt lại và nghiêm giọng nói với ông lão:
- Tại sao tôi lại lấy ông cơ chứ? Ông chỉ là một gã đàn ông ngu ngốc. Tôi không muốn làm một mụ nông dân quèn nữa, tôi muốn trở thành nhất phẩm phu nhân. Ông hãy đi mau ra biển và xin con cá. Nhanh lên!
Chồng tôi kêu lên:
- Bà có điên không vậy? Đã có nhà mới rồi thế mà còn muốn là nhất phẩm phu nhân ư?
Lúc đầu, ông ta lên giọng thế, nhưng tôi chỉ dọa nạt một hồi là ông phải đi. Trong chốc lát, tôi choáng váng khi thấy mình đang ở trong một tòa nhà tráng lệ. Trên người tôi, một bộ váy áo mềm mại, lấp lánh, nhìn quanh những cô gái đang quỳ dưới chân tôi. Một cô gần tôi nhất nói: "Thưa nhất phẩm phu nhân! Phu nhân còn cần gì nữa không ạ?" Thì ra điều tôi mong muốn đã thành hiện thực. Thế là từ bây giờ tôi có thể chơi bời thoải mái rồi!
Tôi đứng lên thềm cao, sai phái gia nhân việc này việc nọ. Tôi thấy mình thật cao quý. Bỗng tôi nhìn thấy chồng tôi, cái vẻ mặt nhếch nhác, quần áo tồi tàn đến phát ghét. Tôi đuổi ông ta xuống chăm sóc cho ngựa.
Vui vẻ được mấy hôm, rồi tôi lại nghĩ: "Dù làm nhất phẩm phu nhân đi nữa thì vẫn phải cúi mình trước những ông hoàng bà chúa! Mình phải làm nữ hoàng cho cả thiên hạ quỳ xuống dưới chân!". Thế là tôi cho gọi ông chồng đến và bắt ông ta phải đi xin con cá vàng cho tôi làm nữ hoàng. Ông lão giãy lên nói:
- Thôi tôi xin mụ. Mụ ăn chẳng biết đường ăn nói chẳng biết đường nói mà đòi làm nữ hoàng ư?
Tức điên người, tôi tát cho ông ta một cái trời giáng, đây là lần đầu tiên tôi đánh ông chồng. Tôi gào to:
- Mày dám cãi một bà nhất phẩm phu nhân à? Có đi không hay là ta sai người lôi đi?
Nhìn ông lão lủi thủi đi, tôi hả hê lắm. Thế là chỉ trong giây phút tôi đã trở thành nữ hoàng, điều mà tôi nằm mơ cũng không được. Đầu đội vương miện, tôi nhấm nháp những món ăn của phương xa mà thị nữ dâng lên. Ông lão đã trở về, nhìn tôi cười:
- Tâu nữ hoàng, bây giờ nữ hoàng đã vừa lòng rồi chứ ạ?
Tôi không thèm trả lời, ra lệnh đuổi lão đi.
Nhưng chỉ vài hôm, tôi chán làm nữ hoàng, liền sai người đi tìm ông chồng, bắt ông ta đòi con cá vàng cho tôi làm vua của biển cả. Ông ấy không dám nói một lời, lủi thủi đi. Tôi mơ màng nghĩ đến cảnh mình làm Long Vương ngự trên mặt biển, con cá vàng hầu hạ bên người tôi và làm theo mọi ý muốn của tôi. Đầu óc tôi quay cuồng, lâu đài biến mất, kẻ hầu người hạ, vàng hạc cũng tan, tất cả trở về như cũ, tôi là một bà lão nghèo nàn, mặc cái váy vá ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ trước túp lều lụp xụp.
Dù bây giờ, ông chồng tôi đã tha thứ cho tôi nhưng không hao giờ tôi lại tha thứ cho mình. Đây chính là một hài học thật xứng đáng đối với tôi. Mong rằng đừng ai phạm sai lầm như tôi. Xin chào tạm biệt các bạn.
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/trong-vai-mu-vo-hay-ke-lai-chuyen-ong-lao-danh-ca-va-con-ca-vang-c33a1878.html#ixzz5y4UFdeF5