K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 8 2019

Câu 1 (Trang 8 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Tóm tắt: trước ngày tựu trường của con người mẹ không ngủ được. Khi đứa con đã ngủ say, người mẹ bồi hồi nhớ lại những hoạt động trong ngày của con và nhớ về cả những kỉ niệm của chính bản thân mình trong ngày khai trường đầu tiên. Người mẹ nghĩ về tương lai của đứa con, rồi liên tưởng tới ngày khai giảng ở Nhật- một ngày hội thực sự của toàn xã hội- nơi mà mọi người thể hiện sự quan tâm tới thế hệ tương lai.

Câu 2 (trang 8 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con khác nhau:

- Con: háo hức thu xếp đồ chơi, tối lên giường mẹ chỉ dỗ một lát là con đã ngủ

- Mẹ: trằn trọc không ngủ được, mẹ hoài niệm về ngày tựu trường của mình và lo lắng cho tương lai của đứa con.

Câu 3 (trang 8 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Người mẹ không ngủ được:

- Trằn trọc nghĩ tới ngày khai trường đầu tiên của con

- Bồi hồi nghĩ về những kỉ niệm trong ngày khai trường của bản thân

- Nghĩ về ý nghĩa ngày khai trường đầu tiên đối với mỗi người

Câu 4 (trang 8 sgk ngữ văn 7 tập 1)

- Xét về mặt hình thức thì giống lời người mẹ nhìn đứa con đang ngủ và tâm sự. Nhưng đứa con đang ngủ nên có thể coi đây là lời tự nhủ ( nói với chính mình, ôn lại kỉ niệm)

→ Chứng tỏ tình yêu thương tha thiết của người mẹ dành cho con. Mẹ dỗ dành cho con ngủ và sau đó gánh mọi nỗi muộn phiền, băn khoăn, lo lắng.

- Cách viết này có tác dụng làm nổi bật tâm trạng, khắc họa được tình cảm, tâm tư những điều khó nói trong sâu thẳm khó nói bằng lời nói trực tiếp.

Câu 5 (trang 8 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Câu văn quan trọng nhất trong bài: “Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm… chệch cả hàng dặm sau này”

- Câu văn nhấn mạnh tầm quan trọng của nhà trường đối với việc giáo dục. Giáo dục cần tâm huyết, đúng đắn đường hướng để không làm ảnh hưởng tới cả một thế hệ.

Câu 6 (trang 8 ngữ văn 7 tập 1)

Thế giới kì diệu:

- Đó là thế giới của tri thức, kiến thức. Giáo viên chính là người giúp học sinh tiếp cận kho tri thức của nhân loại, tri thức kinh điển, mới mẻ nhất…

- Đó là thế giới của tâm hồn, tình cảm, thế giới của tình thầy trò, tình bạn.

→ Nhà trường nơi nâng đỡ cho em về tri thức, tình cảm, tư tưởng đạo lí, tình bạn, tình thầy trò…

LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 9 ngữ văn 7 tập 1)

Cuộc đời học sinh có rất nhiều ngày khai trường nhưng ngày khai trường để vào học lớp Một là ngày có dấu ấn sâu đậm nhất trong tâm hồn mỗi người.

Bởi vì:

- Học sinh lớp Một được trải nghiệm mọi cảm giác bỡ ngỡ, hào hứng, lo lắng... Điều gì đầu tiên cũng thiêng liêng và ấn tượng.

- Học sinh lớp Một luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt bởi đây là lứa tuổi có sự chuyển biến nhận thức mạnh mẽ khi thay đổi môi trường.

Bài 2 (trang 9 ngữ văn 7 tập 1)

Viết đoạn văn theo hệ thống ý sau:

- Sự chuẩn bị trước ngày khai trường

- Cảm xúc tối trước ngày khai trường

- Khung cảnh đường đến trường

- Suy nghĩ và cảm xúc khi rời vòng tay mẹ bước vào bên trong cánh cổng trường.

- Cảnh vật ngôi trường mới ( cây cối, sân trường, lớp học, bạn bè mới, thầy cô…)

- Cảm xúc khi nghe thầy cô phát biểu ngày khai trường

- Cảm xúc khi gặp cô giáo chủ nhiệm lớp

7 tháng 9 2020

Bố cục:

   - Đoạn 1 (Từ đầu … thế giới mà mẹ vừa bước vào) : Tâm trạng người mẹ trước ngày khai trường.

   - Đoạn 2 (Còn lại) : Vai trò của nhà trường trong giáo dục thế hệ trẻ.

Câu 1 (trang 8 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Tóm tắt

   Những tâm tình, lo âu của người mẹ với đứa con nhỏ yêu dấu trong đêm trước ngày khai trường vào lớp Một của con.

Câu 2 (trang 8 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Tâm trạng khác biệt giữa người mẹ và đứa con được biểu hiện :

Người mẹĐứa con
“trằn trọc không ngủ được”, thao thức, lo lắng.vô tư, háo hức, “không có mối bận tâm nào khác”

Câu 3 (trang 8 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   - Người mẹ không ngủ vì: bận tâm nhiều điều về con, mẹ hiểu tầm quan trọng của buổi lễ khai trường, đó là bước ngoặt lớn của của đời con; mẹ muốn ghi lại trong lòng con cái rạo rực khi nghĩ về ngày khai trường.

   - Chi tiết cho thấy ngày khai trường đã để lại dấu ấn thật sâu đậm trong tâm hồn người mẹ: vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng “Hằng năm … dài và hẹp” ; mẹ còn nhớ như in cảm giác nôn nao, hốt hoảng khi tách cánh tay bà ngoại để vào lớp.

Câu 4* (trang 8 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Người mẹ không phải đang nói trực tiếp với con hay với ai cả mà là đang nói với chính mình. Cách viết này làm nổi bật tâm trạng, khắc họa tâm tư tình cảm yêu thương khó nói bằng lời.

Câu 5 (trang 8 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Câu văn nói lên tầm quan trọng của nhà trường với thế hệ trẻ : “thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”

Câu 6 (trang 8 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Thế giới kì diệu với sự hiểu biết của em, đó là thế giới bao la, thế giới của biển tri thức dạy em cách làm người, dạy em bao điều lí thú, không bao giờ thiếu những tình cảm hồn nhiên trong sáng, thế giới ngập tràn tình thầy trò và tình bạn hữu.

Câu 7 (trang 8 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Cảm nghĩ của em về đoạn cuối:

    + Đoạn văn thể hiện cảm xúc, ước vọng của người mẹ.

    + Thâu tóm cô đúc nội dung của toàn bài.

    + Như lời người mẹ đang thì thầm nói với đứa con của mình trong giây phút buông tay con ở cổng trường.

    + Ngôn ngữ, hình ảnh trong đoạn văn rất giàu đẹp tính biểu cảm.

Luyện tập

Câu 1 (trang 9 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Tán thành, vì :

   - Lớp Một là lớp đầu tiên của hệ thống giáo dục 12 năm học.

   - Đánh dấu một bước mới trong sự trưởng thành của trẻ.

7 tháng 9 2020

Câu 1 (Trang 8 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Tóm tắt: trước ngày tựu trường của con người mẹ không ngủ được. Khi đứa con đã ngủ say, người mẹ bồi hồi nhớ lại những hoạt động trong ngày của con và nhớ về cả những kỉ niệm của chính bản thân mình trong ngày khai trường đầu tiên. Người mẹ nghĩ về tương lai của đứa con, rồi liên tưởng tới ngày khai giảng ở Nhật- một ngày hội thực sự của toàn xã hội- nơi mà mọi người thể hiện sự quan tâm tới thế hệ tương lai.

Câu 2 (trang 8 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con khác nhau:

- Con: háo hức thu xếp đồ chơi, tối lên giường mẹ chỉ dỗ một lát là con đã ngủ

- Mẹ: trằn trọc không ngủ được, mẹ hoài niệm về ngày tựu trường của mình và lo lắng cho tương lai của đứa con.

Câu 3 (trang 8 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Người mẹ không ngủ được:

- Trằn trọc nghĩ tới ngày khai trường đầu tiên của con

- Bồi hồi nghĩ về những kỉ niệm trong ngày khai trường của bản thân

- Nghĩ về ý nghĩa ngày khai trường đầu tiên đối với mỗi người

Câu 4 (trang 8 sgk ngữ văn 7 tập 1)

- Xét về mặt hình thức thì giống lời người mẹ nhìn đứa con đang ngủ và tâm sự. Nhưng đứa con đang ngủ nên có thể coi đây là lời tự nhủ ( nói với chính mình, ôn lại kỉ niệm)

→ Chứng tỏ tình yêu thương tha thiết của người mẹ dành cho con. Mẹ dỗ dành cho con ngủ và sau đó gánh mọi nỗi muộn phiền, băn khoăn, lo lắng.

- Cách viết này có tác dụng làm nổi bật tâm trạng, khắc họa được tình cảm, tâm tư những điều khó nói trong sâu thẳm khó nói bằng lời nói trực tiếp.

Câu 5 (trang 8 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Câu văn quan trọng nhất trong bài: “Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm… chệch cả hàng dặm sau này”

- Câu văn nhấn mạnh tầm quan trọng của nhà trường đối với việc giáo dục. Giáo dục cần tâm huyết, đúng đắn đường hướng để không làm ảnh hưởng tới cả một thế hệ.

Câu 6 (trang 8 ngữ văn 7 tập 1)

Thế giới kì diệu:

- Đó là thế giới của tri thức, kiến thức. Giáo viên chính là người giúp học sinh tiếp cận kho tri thức của nhân loại, tri thức kinh điển, mới mẻ nhất…

- Đó là thế giới của tâm hồn, tình cảm, thế giới của tình thầy trò, tình bạn.

→ Nhà trường nơi nâng đỡ cho em về tri thức, tình cảm, tư tưởng đạo lí, tình bạn, tình thầy trò…

18 tháng 9 2018

https://h.vn/hoi-dap/question/101819.html

bn qua đây cs nha

mk cx cs bài giống câu

nek

.xixi

12 tháng 8 2017

Link soạn bài: Soạn bài : CỔNG TRƯỜNG MỞ RA |

Hoặc : Soạn bài: Cổng trường mở ra |

2 link khác nhau hoàn toàn nhé!

12 tháng 8 2017

1. Sau khi đọc, hãy tóm tắt nội dung của văn bản Cổng trường mở ra bằng một vài câu ngắn gọn. (Trả lời câu hỏi: Tác giả viết về cái gì, việc gì?)

Tóm tắt nội dung của văn bản:

Bài văn ghi lại tâm trạng cùng sự lo lắng chu đáo của người mẹ trong đêm ngủ không được trước ngày khai trường vào lớp một của con mình.

2. Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con có gì khác nhau? Điều đó biểu hiện ở những chi tiết nào trong bài?

Trong đêm trước ngày khai trường, hai mẹ con là tâm trạng khác nhau, Mẹ cứ trằn trọc không ngủ được; suy nghĩ triền miên, nhớ lại kỉ niệm xưa, còn con tuy háo hức nhưng thanh thản, nhẹ nhàng đi vào giấc ngủ.

3. Theo em, tại sao người mẹ lại không ngủ được? Chi tiết nào chứng tỏ ngày khai trường để lại ấn tượng thật sâu đậm trong tâm hồn người mẹ.

Mẹ không ngủ được, một phần do cũng háo hức ngày mai là ngày khai trường của con một phần do nhớ lại những kỉ niệm thuở mới cắp sách đến trường của mình.

Ngày khai trường đã dể lại dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn người mẹ đến nỗi cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng: “Hàng năm, cứ vào cuối thu ... Mẹ tôi âu yếm nắm lẩy tay tôi, dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”.

4. Có phải người mẹ đang trực tiếp nới với con không? Theo em, người mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì?

Trong bài này, bà mẹ không trực tiếp nói với con hay với ai khác. Bà mẹ đang nhìn con ngon giấc và suy nghĩ với chính minh, bất chợt những kĩ niệm cũ tràn về. Cách viết này đã khắc họa tâm trạng cũng như suy nghĩ sâu kín của bà mẹ mà đôi khi khó nói ra bằng những lời trực tiếp.

5. Câu văn nào nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ?

Câu văn trong bài nói lên vai trò và tầm quan trọng to lớn của nhà trường đối với thế hệ trẻ: “Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hường đến cả một thế hệ mai sau và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này”.

6. Người mẹ nói: “Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Đã bảy năm bước qua cánh cổng trường, bây giờ em hiểu thế giới kì diệu đó là gì?

Bà mẹ nói: “Bước qua cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Em đã học qua năm lớp một, bây giờ em hiểu thế giới kì diệu đó là gì?

Đây là câu hỏi nhằm làm nổi bật vị trí và vai trò của nhà trường đối với học sinh. Các em có thể trả lời theo những cách riêng của mình. Sau đây là một vài gợi ý:

Thế giới kì diệu đó là thế giới do nhà trường mở ra, trong đó:

- Học sinh được vui thú cùng nhau, tràn đầy tình cảm thân yêu của thầy cô và của bè bạn.

Học sinh biết thêm nhiều kiến thức về cuộc sông, về cách ứng xử với mọi người...

- Đặc biệt, các em biết đọc chữ, viết chữ ghi lại tiếng nói dân tộc. Điều này sẽ giúp các em đọc được nhiều sách báo và học được nhiều điều bổ ích nữa.


12 tháng 8 2017
CỔNG TRƯỜNG MỞ RA (Lí Lan) I. VỀ TÁC PHẨM Tác phẩm là một văn bản nhật dụng. Về tính chất, văn bản nhật dụng đề cập những yếu tố gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống hằng ngày của con ngư­ời và xã hội đư­ơng đại nh­ư thiên nhiên, môi trường, dân số, sức khoẻ, quyền trẻ em, hiểm hoạ ma tuý... Ph­ương thức biểu đạt của văn bản nhật dụng rất đa dạng. Có thể là bút kí, phóng sự, ghi chép, thư­ tín... II. Về tác giả Lý Lan (sinh ngày 16 tháng 7 năm 1957) là một nữ nhà văn, nhà thơ và dịch giả tiếng Anh của Việt Nam.

Lý Lan sinh ra tại Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Quê mẹ ở Lái Thiêu, quê cha ở huyện Triều Dương, thành phố Sán Đầu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Tám năm đầu đời Lý Lan sống ở quê mẹ, sau khi mẹ mất thì gia đình về Chợ Lớn định cư.

Lý Lan học khoảng một năm ở trường làng, nửa năm ở trường Trung Chánh, và Tiểu học Chợ Quán, Trung học Gia Long, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, và cao học (M.A.) Anh văn ở Đại học Wake Forest (Mỹ).

Từ năm 1980 Lý Lan bắt đầu dạy ở trường Trung học Cần Giuộc (Long An), năm 1984 chuyển về trường Trung học Hùng Vương, Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1991 chuyển qua trường Trung học Lê Hồng Phong, năm 1995 sang dạy ở Đại học Văn Lang đến năm 1997 thì nghỉ dạy.

Lý Lan lập gia đình với Mart Stewart, một người Mỹ và hiện định cư ở cả hai nơi, Hoa Kỳ và Việt Nam.

Truyện dài đầu tay của Lý Lan là Chàng Nghệ sĩ in trên báo Tuổi Trẻ và được viết trong hoàn cảnh chưa đầy đủ giải thưởng (năm 1978). Lan tiếp tục viết và đăng truyện trên báo Tuổi Trẻ, Văn Nghệ Giải Phóng, Khăn Quàng Đỏ.

Tập truyện ngắn đầu tay Cỏ Hát (in chung với Trần Thùy Mai) xuất bản năm 1983 (Nhà xuất bản Tác phẩm Mới, Hà Nội). Tập truyện thiếu nhi Ngôi Nhà Trong Cỏ (Nhà xuất bản Kim Đồng, Hà Nội, 1984) được giải thưởng văn học thiếu nhi của Hội Nhà văn Việt Nam. Tập thơ Là Mình Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 2005) được giải thưởng thơ Hội Nhà Văn TP HCM.

Tùy bút Cổng trường mở ra của Lý Lan được in trong Sách giáo khoa lớp 7, tập 1 của Việt Nam.

III. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Ngày mai con đến trường. Người mẹ thức suốt đêm, suy nghĩ triền miên về ngày đi học đầu tiên của con trong khi đứa con, vì còn nhỏ nên rất vô tư, chỉ háo hức một chút, sau đó đã ngủ ngon lành. Điều khiến người mẹ không ngủ được không phải vì quá lo lắng cho con.

2. Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con có những biểu hiện khác nhau. Đứa con vô cùng háo hức vì ngày mai được vào lớp Một. Nhưng “cũng như trước một chuyến đi xa, trong lòng con không còn mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ”. Trong khi đó, người mẹ cứ bâng khuâng, trằn trọc mãi mà không ngủ được (mẹ không tập trung được vào việc gì cả; mẹ lên giường và trằn trọc,…).

3. Người mẹ trằn trọc không phải vì quá lo lắng cho con mà là vì đang sống lại với những kỉ niệm xưa của chính mình. Ngày khai trường của đứa con đã làm sống dậy trong lòng người mẹ một ấn tượng thật sâu đậm từ ngày còn nhỏ, khi cũng như đứa con bây giờ, lần đầu tiên được mẹ (tức bà ngoại của em bé bây giờ) đưa đến trường. Cảm giác chơi vơi hốt hoảng khi nhìn người mẹ đứng ngoài cánh cổng trường đã khép còn in sâu mãi cho đến tận bây giờ.

4*. Xét về hình thức bề ngoài, về cách xưng hô thì dường như người mẹ đang nói với đứa con nhưng trong thực tế, mẹ đang tự nói với mình. Đối thoại hoá ra độc thoại, nói với con mà lại là tâm sự với chính lòng mình – đó là tâm trạng của những người mẹ yêu thương con như yêu máu thịt, một phần cuộc sống của mình. Cách nói ấy vừa thể hiện được tình cảm mãnh liệt của người mẹ đối với đứa con, vừa làm nổi bật tâm trạng, khắc hoạ được tâm tư tình cảm, diễn đạt được những điều khó nói ra được bằng những lời trực tiếp.

5. Vẫn bằng giọng đối thoại, tác giả đã khéo léo chuyển hướng để nói về tầm quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển của các thế hệ mai sau. Nêu lên một hiện tượng về sự quan tâm của các quan chức Nhật đối với giáo dục, tác giả đi đến khái quát: "Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này".

6. "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra". Câu văn này đã nói lên ý nghĩa to lớn của nhà trường trong cuộc đời mỗi con người. Như trong một câu chuyện cổ tích kì diệu, phía sau cánh cổng kia là cả một thế giới vô cùng hấp dẫn đối với những người ham hiểu biết, yêu lao động và yêu cuộc sống, thế giới của tri thức bao la, của tình bạn, tình thầy trò nồng ấm tha thiết, chắp cánh cho chúng ta bay cao, bay xa tới những chân trời của ước mơ và khát vọng.

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. Tóm tắt

Đêm trước ngày đưa con đến trường, người mẹ không ngủ. Ngắm nhìn con ngủ say, lòng người mẹ bồi hồi xúc động: nhớ lại những hành động của con ban ngày, nhớ về thuở nhỏ với những kỉ niệm sâu sắc trong ngày khai giảng đầu tiên... Lo cho tương lai của con, người mẹ liên tưởng đến ngày khai trường ở Nhật - một ngày lễ thực sự của toàn xã hội -nơi mà ai cũng thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến thế hệ tương lai. Đó cũng là tình cảm, niềm tin và khát vọng của người mẹ đối với tương lai của đứa con.

2. Cách đọc

Cần bám sát diễn biến tâm trạng của người mẹ để lựa chọn giọng đọc cho phù hợp:

- Đoạn từ đầu đến "trong ngày đầu năm học": tác giả sử dụng cả ba phương thức tự sự, miêu tả và biểu cảm nhưng tự sự là chủ yếu. Với đoạn này cần đọc giọng nhẹ nhàng.

- Nội dung chính của đoạn tiếp theo (từ "Thực sự mẹ không lo lắng..." đến "cái thế giới mà mẹ vừa bước vào") là sự hồi tưởng của người mẹ về những kỉ niệm trong ngày khai trường đầu tiên. Nội dung này được thể hiện chủ yếu qua phương thức biểu cảm kết hợp với tự sự. Đọc đoạn văn với tiết tấu chậm, thể hiện tâm trạng bồi hồi, xao xuyến của người mẹ.

- Đoạn cuối cùng nói về ngày khai trường ở Nhật. Phương thức tự sự là chủ yếu, giọng đọc cần rõ ràng, không cần diễn cảm nhiều như đoạn trên. Tuy nhiên, ở câu kết thúc văn bản, tác giả lại sử dụng phương thức biểu cảm, do đó khi đọc cần hạ giọng để thể hiện tâm trạng xao xuyến của người mẹ.

3. Ngày khai trường để vào lớp Một là ngày có dấu ấn sâu đậm nhất trong tâm hồn của mỗi con người. Có thể nêu ra các lí do sau: - Đó là ngày khai trường đầu tiên của một người học sinh. - Háo hức vì được đến học ở ngôi trường mới, được quen nhiều bạn mới, thày cô mới. - Là dấu mốc đầu tiên đánh dấu một bước trưởng thành của con người. 4. Để viết được đoạn văn cần: - Chọn lọc chi tiết gây ấn tượng nhất (hoặc quan trọng nhất với bản thân em). - Kể lại sự vệc, chi tiết ấy. - Chú ý các biện pháp liên kết câu, các câu mở đoạn, kết đoạn và các câu triển khai sao cho đoạn văn được kết nối rõ ràng, rành mạch và gợi cảm.
12 tháng 8 2017

1. Sau khi đọc, hãy tóm tắt nội dung của văn bản Cổng trường mở ra bằng một vài câu ngắn gọn. (Trả lời câu hỏi: Tác giả viết về cái gì, việc gì?)

Tóm tắt nội dung của văn bản:

Bài văn ghi lại tâm trạng cùng sự lo lắng chu đáo của người mẹ trong đêm ngủ không được trước ngày khai trường vào lớp một của con mình.

2. Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con có gì khác nhau? Điều đó biểu hiện ở những chi tiết nào trong bài?

Trong đêm trước ngày khai trường, hai mẹ con là tâm trạng khác nhau, Mẹ cứ trằn trọc không ngủ được; suy nghĩ triền miên, nhớ lại kỉ niệm xưa, còn con tuy háo hức nhưng thanh thản, nhẹ nhàng đi vào giấc ngủ.

3. Theo em, tại sao người mẹ lại không ngủ được? Chi tiết nào chứng tỏ ngày khai trường để lại ấn tượng thật sâu đậm trong tâm hồn người mẹ.

Mẹ không ngủ được, một phần do cũng háo hức ngày mai là ngày khai trường của con một phần do nhớ lại những kỉ niệm thuở mới cắp sách đến trường của mình.

Ngày khai trường đã dể lại dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn người mẹ đến nỗi cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng: “Hàng năm, cứ vào cuối thu ... Mẹ tôi âu yếm nắm lẩy tay tôi, dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”.

4. Có phải người mẹ đang trực tiếp nới với con không? Theo em, người mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì?

Trong bài này, bà mẹ không trực tiếp nói với con hay với ai khác. Bà mẹ đang nhìn con ngon giấc và suy nghĩ với chính minh, bất chợt những kĩ niệm cũ tràn về. Cách viết này đã khắc họa tâm trạng cũng như suy nghĩ sâu kín của bà mẹ mà đôi khi khó nói ra bằng những lời trực tiếp.

5. Câu văn nào nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ?

Câu văn trong bài nói lên vai trò và tầm quan trọng to lớn của nhà trường đối với thế hệ trẻ: “Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hường đến cả một thế hệ mai sau và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này”.

6. Người mẹ nói: “Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Đã bảy năm bước qua cánh cổng trường, bây giờ em hiểu thế giới kì diệu đó là gì?

Bà mẹ nói: “Bước qua cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Em đã học qua năm lớp một, bây giờ em hiểu thế giới kì diệu đó là gì?

Đây là câu hỏi nhằm làm nổi bật vị trí và vai trò của nhà trường đối với học sinh. Các em có thể trả lời theo những cách riêng của mình. Sau đây là một vài gợi ý:

Thế giới kì diệu đó là thế giới do nhà trường mở ra, trong đó:

- Học sinh được vui thú cùng nhau, tràn đầy tình cảm thân yêu của thầy cô và của bè bạn.

Học sinh biết thêm nhiều kiến thức về cuộc sông, về cách ứng xử với mọi người...

- Đặc biệt, các em biết đọc chữ, viết chữ ghi lại tiếng nói dân tộc. Điều này sẽ giúp các em đọc được nhiều sách báo và học được nhiều điều bổ ích nữa.


22 tháng 7 2018

2 tiết nha bn

29 tháng 6 2019

Câu 1 (Trang 8 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Tóm tắt: trước ngày tựu trường của con người mẹ không ngủ được. Khi đứa con đã ngủ say, người mẹ bồi hồi nhớ lại những hoạt động trong ngày của con và nhớ về cả những kỉ niệm của chính bản thân mình trong ngày khai trường đầu tiên. Người mẹ nghĩ về tương lai của đứa con, rồi liên tưởng tới ngày khai giảng ở Nhật- một ngày hội thực sự của toàn xã hội- nơi mà mọi người thể hiện sự quan tâm tới thế hệ tương lai.

Câu 2 (trang 8 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con khác nhau:

- Con: háo hức thu xếp đồ chơi, tối lên giường mẹ chỉ dỗ một lát là con đã ngủ

- Mẹ: trằn trọc không ngủ được, mẹ hoài niệm về ngày tựu trường của mình và lo lắng cho tương lai của đứa con.

Câu 3 (trang 8 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Người mẹ không ngủ được:

- Trằn trọc nghĩ tới ngày khai trường đầu tiên của con

- Bồi hồi nghĩ về những kỉ niệm trong ngày khai trường của bản thân

- Nghĩ về ý nghĩa ngày khai trường đầu tiên đối với mỗi người

Câu 4 (trang 8 sgk ngữ văn 7 tập 1)

- Xét về mặt hình thức thì giống lời người mẹ nhìn đứa con đang ngủ và tâm sự. Nhưng đứa con đang ngủ nên có thể coi đây là lời tự nhủ ( nói với chính mình, ôn lại kỉ niệm)

→ Chứng tỏ tình yêu thương tha thiết của người mẹ dành cho con. Mẹ dỗ dành cho con ngủ và sau đó gánh mọi nỗi muộn phiền, băn khoăn, lo lắng.

- Cách viết này có tác dụng làm nổi bật tâm trạng, khắc họa được tình cảm, tâm tư những điều khó nói trong sâu thẳm khó nói bằng lời nói trực tiếp.

Câu 5 (trang 8 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Câu văn quan trọng nhất trong bài: “Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm… chệch cả hàng dặm sau này”

- Câu văn nhấn mạnh tầm quan trọng của nhà trường đối với việc giáo dục. Giáo dục cần tâm huyết, đúng đắn đường hướng để không làm ảnh hưởng tới cả một thế hệ.

Câu 6 (trang 8 ngữ văn 7 tập 1)

Thế giới kì diệu:

- Đó là thế giới của tri thức, kiến thức. Giáo viên chính là người giúp học sinh tiếp cận kho tri thức của nhân loại, tri thức kinh điển, mới mẻ nhất…

- Đó là thế giới của tâm hồn, tình cảm, thế giới của tình thầy trò, tình bạn.

→ Nhà trường nơi nâng đỡ cho em về tri thức, tình cảm, tư tưởng đạo lí, tình bạn, tình thầy trò…

Luyện tập

Bài 1 (trang 9 ngữ văn 7 tập 1)

Cuộc đời học sinh có rất nhiều ngày khai trường nhưng ngày khai trường để vào học lớp Một là ngày có dấu ấn sâu đậm nhất trong tâm hồn mỗi người.

Bởi vì:

- Học sinh lớp Một được trải nghiệm mọi cảm giác bỡ ngỡ, hào hứng, lo lắng... Điều gì đầu tiên cũng thiêng liêng và ấn tượng.

- Học sinh lớp Một luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt bởi đây là lứa tuổi có sự chuyển biến nhận thức mạnh mẽ khi thay đổi môi trường.

Bài 2 (trang 9 ngữ văn 7 tập 1)

Viết đoạn văn theo hệ thống ý sau:

- Sự chuẩn bị trước ngày khai trường

- Cảm xúc tối trước ngày khai trường

- Khung cảnh đường đến trường

- Suy nghĩ và cảm xúc khi rời vòng tay mẹ bước vào bên trong cánh cổng trường.

- Cảnh vật ngôi trường mới ( cây cối, sân trường, lớp học, bạn bè mới, thầy cô…)

- Cảm xúc khi nghe thầy cô phát biểu ngày khai trường

- Cảm xúc khi gặp cô giáo chủ nhiệm lớp

1 tháng 7 2019

I. VỀ TÁC PHẨM:

Tác phẩm là một văn bản nhật dụng.

Về tính chất, văn bản nhật dụng đề cập những yếu tố gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống hằng ngày của con ngư­ời và xã hội đư­ơng đại nh­ư thiên nhiên, môi trường, dân số, sức khoẻ, quyền trẻ em, hiểm hoạ ma tuý…

Ph­ương thức biểu đạt của văn bản nhật dụng rất đa dạng. Có thể là bút kí, phóng sự, ghi chép, thư­ tín…

Các bài học: Cổng trường mở ra của Lí Lan, Mẹ tôi (trích Những tấm lòng cao cả) của Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, Cuộc chia tay của những con búp bê của Khánh Hoài, Ca Huế trên sông Hương của Hà Ánh Minh thuộc kiểu văn bản nhật dụng.

II. TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK

1. Sau khi đọc, hãy tóm tắt nội dung của văn bản Cổng trường mở ra bằng một vài câu ngắn gọn. (Trả lời câu hỏi: Tác giả viết về cái gì, việc gì?)

Trả lời:

Tóm tắt nội dung của văn bản:

Bài văn ghi lại tâm trạng cùng sự lo lắng chu đáo của người mẹ trong đêm ngủ không được trước ngày khai trường vào lớp một của con mình.

2. Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con có gì khác nhau? Điều đó biểu hiện ở những chi tiết nào trong bài?

Trả lời:

- Trong đêm trước ngày khai trường, hai mẹ con là tâm trạng khác nhau: Mẹ cứ trằn trọc không ngủ được; suy nghĩ triền miên, nhớ lại kỉ niệm xưa, còn con tuy háo hức nhưng thanh thản, nhẹ nhàng đi vào giấc ngủ.

- Biểu hiện:

+ Đứa con vô cùng háo hức vì ngày mai được vào lớp Một. Nhưng "cũng như trước một chuyến đi xa, trong lòng con không còn mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ".

+ Trong khi đó, người mẹ cứ bâng khuâng, trằn trọc mãi mà không ngủ được (mẹ không tập trung được vào việc gì cả; mẹ lên giường và trằn trọc,…).

3. Theo em, tại sao người mẹ lại không ngủ được? Chi tiết nào chứng tỏ ngày khai trường để lại ấn tượng thật sâu đậm trong tâm hồn người mẹ.

Trả lời:

- Lí do người mẹ không ngủ được:

+ Ngày khai trường vào lớp Một là ngày thực sự quan trọng đối với con và với mẹ, đối với mỗi đời người.

+ Mẹ muốn khắc ghi vào lòng con cảm xúc rạo rực, bâng khuâng, xao xuyến của ngày khai trường

⟹ kỉ niệm đẹp của cuộc đời.

+ Ngày khai trường của con đã làm sống dậy trong tâm tưởng của mẹ ngày khai trường của mình, tiếng đọc bài trầm bổng và cảm giác chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại.

+ Mẹ nghĩ tới ngày khai trường ở Nhật Bản với sự quan tâm của toàn xã hội và của các quan chức nhà nước.

+ Mẹ bâng khuâng nghĩ tới giây phút hạnh phúc cầm tay con dắt tới cổng trường để con bước vào thế giới kì diệu.

- Ngày khai trường đã dể lại dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn người mẹ đến nỗi cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng: “Hàng năm, cứ vào cuối thu ... Mẹ tôi âu yếm nắm lẩy tay tôi, dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”.

4. Có phải người mẹ đang trực tiếp nới với con không? Theo em, người mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì?

Trả lời:

Trong bài này, bà mẹ không trực tiếp nói với con hay với ai khác. Bà mẹ đang nhìn con ngon giấc và suy nghĩ với chính mình, bất chợt những kỉ niệm cũ tràn về. Cách viết này đã khắc họa tâm trạng cũng như suy nghĩ sâu kín của bà mẹ mà đôi khi khó nói ra bằng những lời trực tiếp.

5. Câu văn nào nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ?

Trả lời:

Câu văn nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ là câu văn kết thúc tác phẩm: "Đi đi con, hãy can đảm lân, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra".

- Giải thích từ - cụm từ:

+ Can đảm: Là có tinh thần mạnh mẽ, không sợ gian khó hay nguy hiểm, khó khăn.

+ Thế giới này: Bao gồm tất cả nhân loại khắp năm châu bốn biển.

+ Thế giới kì diệu: Kì là lạ, diệu là đẹp. Kì diệu: vừa rất lạ, vừa rất đẹp.

⟹ Ý của cả câu: Niềm tin vào vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người, tin vào con đường đi lên bằng học vấn, tin vào tương lai tươi sáng đang chờ con của người mẹ. Cổng trường mở ra đồng nghĩa với việc cánh cửa tâm hồn trí tuệ của con người mở ra.

6. Người mẹ nói: “Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Đã bảy năm bước qua cánh cổng trường, bây giờ em hiểu thế giới kì diệu đó là gì?

Trả lời:

Bà mẹ nói: “Bước qua cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Em đã học qua năm lớp một, bây giờ em hiểu thế giới kì diệu đó là gì?

Đây là câu hỏi nhằm làm nổi bật vị trí và vai trò của nhà trường đối với học sinh. Các em có thể trả lời theo những cách riêng của mình. Sau đây là một vài gợi ý:

Thế giới kì diệu đó là thế giới do nhà trường mở ra, trong đó:

- Học sinh được vui thú cùng nhau, tràn đầy tình cảm thân yêu của thầy cô và của bè bạn.

- Học sinh biết thêm nhiều kiến thức về cuộc sống, về cách ứng xử với mọi người...

- Đặc biệt, các em biết đọc chữ, viết chữ ghi lại tiếng nói dân tộc. Điều này sẽ giúp các em đọc được nhiều sách báo và học được nhiều điều bổ ích nữa.

LUYỆN TẬP

1. Một bạn cho rằng, có rất nhiều ngày khai trường nhưng ngày khai trường để vào lớp Một là ngày có ấn tượng sâu đậm nhất trong tâm hồn mỗi con người. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?

Trả lời:

Em rất tán thành ý kiến trên. Vì đó là lần đầu tiên có sự thay đổi lớn lao trong cuộc đời, em phải sang sinh hoạt trong một môi trường mới lạ. Ngày ấy, tâm trạng em vừa háo hức vì có quần áo mới, cặp sách mới; vừa hồi hộp lo lắng, rụt rè, vụng về trước khung cảnh trường mới, thầy cô mới, bạn bè mới.

2. Hãy nhớ lại và viết thành đoạn văn về một kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên của mình.

Trả lời:

Các em tham khảo phần trích sau đây để viết thành đoạn văn về một kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên cua mình:

“Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc trôi đi, lòng tôi lại náo nức những kỉ niệm mơn man của buổi trưa tựu trường.

Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yểm nắm Lấy tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần nầy tôi tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi dang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.

Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dúm nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thầm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.



17 tháng 8 2019

Câu 1

Bố cục: 2 đoạn

- Đoạn 1 (Từ đầu … đến “ngày đầu năm học”): Tâm trạng của hai mẹ con trong đêm trước ngày khai giảng.

- Đoạn 2 (Còn lại): Tình cảm của mẹ đối với con và cảm nghĩ của mẹ về vai trò của nhà trường, xã hội trong việc giáo dục trẻ em.

Nội dung chính: Văn bản thể hiện tấm lòng, tình cảm của người mẹ đối với con. Nêu lên vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người.

Trả lời câu 1 (trang 8, SGK Ngữ văn 7, tập 1):

Tóm tắt:

Văn bản ghi lại tâm trạng miên man của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho con trước ngày khai trường vào lớp Một. Đứa con nhỏ thì vô tư, chỉ háo hức một chút sau đó ngủ ngon lành. Còn người mẹ trằn trọc không ngủ được, vừa nghĩ đến tâm trạng của con, vừa sống lại với tuổi thơ đến trường của bản thân, vừa nghĩ tới ngày khai trường long trọng ở Nhật Bản và tưởng tượng đến giây phút dắt tay con đến trường để con bước vào thế giới kì diệu. Đó cũng là tình cảm, niềm tin và khát vọng của người mẹ đối với tương lai của đứa con.

Câu 2

Trả lời câu 2 (trang 8, SGK Ngữ văn 7, tập 1):

Điểm khác nhau trong tâm trạng của mẹ và con đêm trước ngày khai trường:

Mẹ

Con

- Không tập trung được vào việc gì cả.

- Suốt buổi tối thao thức, bồn chồn, trằn trọc không ngủ được, nhớ lại ngày khai giảng đầu tiên của mình:

Mẹ lên giường và trằn trọc", “mẹ không lo nhưng vẫn không ngủ được”,…

- Vô tư, hồn nhiên, háo hức, không có mối quan tâm nào khác ngoài việc thức dậy cho kịp giờ:

“Giấc ngủ dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo”,“Gương mặt thanh thoát, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo”.

Câu 3

Trả lời câu 3 (trang 8, SGK Ngữ văn 7, tập 1):

- Nguyên nhân người mẹ không ngủ được:

+ Mẹ bận tâm nhiều điều về con.

+ Mẹ hiểu tầm quan trọng của buổi lễ khai trường, đó là bước ngoặt lớn của đời con.

- Chi tiết chứng tỏ ngày khai trường đã để lại dấu ấn thật sâu đậm trong tâm hồn người mẹ: “Hằng năm cứ vào cuối thu… Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”. Mẹ nhớ như in cảm giác nôn nao, hốt hoảng khi rời cánh tay bà ngoại để vào lớp.

Câu 4

Trả lời câu 4 (trang 8, SGK Ngữ văn 7, tập 1):

- Người mẹ không trực tiếp nói với con mà chỉ đang thầm thì tâm sự với chính mình.

- Cách viết này làm cho việc thể hiện nội tâm nhân vật chân thực hơn.

Câu 5

Trả lời câu 5 (trang 8, SGK Ngữ văn 7, tập 1):

Câu văn nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ: “Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này”.

Câu 6

Trả lời câu 6 (trang 8, SGK Ngữ văn 7, tập 1):

Em hiểu thế giới kì diệu đó là thế giới của kiến thức, của chân trời khoa học, đồng thời cũng là thế giới của tình thầy trò và của những ước mơ.



17 tháng 8 2019

tặngTên bí mật https://www.vietjack.com/soan-van-7/cong-truong-mo-ra.jsp

19 tháng 5 2017

Soạn bài từ ghép I.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi 1.

Các loại từ ghép. Ví dụ 1: Mẹ còn nhớ sự nôn nao hồi hộp khi cùng “bà ngoại” đi tới gần ngôi trường… Nhận xét về từ: - Bà ngoại: + Bà là tiếng chín, ngoại là tiếng phụ. + Tiếng ngoại bổ sung cho tiếng bà. + Bà ngoại dùng để phân biệt với bà nội + Nghĩa của từ bà ngoại hẹp hơn nghĩa của từ bà. Ví dụ 2: … Các mùi “thơm phức” của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ… Nhận xét về từ: - Thơm phức: + Thơm là tiếng chính, phức là tiếng phụ. + Tiếng phức bổ sung cho tiếng thơm + Thơm phức dùng để phân biệt với thơm lừng, thơm tho, thơm ngát… + Nghĩa của từ thơm phức hẹp hơn nghĩa của từ thơm. 2.

Nghĩa của từ ghép. Ví dụ: - Áo quần: + Do hai tiếng tạo thành + Tiếng áo và tiếng quần đều có nghĩa. + Cả hai tiếng đều dùng để chỉ vật dụng trang phục của con người. = > Từ áo và từ quần nghĩa hẹp hơn so với từ áo quần. - Trầm bổng: + Cả hai tiếng đều ngang hàng nhau. + Không có tiếng nào phụ. + Là âm thanh khi cao khi thấp rất êm tai. - Xét riêng từng tiếng: + Trầm: âm thanh ở âm vực thấp + Bổng: âm thanh ở âm vực cao = > Nghĩa hẹp hơn so với từ trầm bổng. II. Luyện tập Câu 1. Xếp các từ ghép suy nghĩ, lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, ẩm ướt, đầu đuôi, cười nụ, cây cỏ theo bảng phân loại. - Những từ thuộc từ ghép chính phụ: lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, cười nụ. - Những từ thuộc từ ghép đẳng lập: suy nghĩ, ẩm ướt, đầu đuôi, chài lưới, cây cỏ. Câu 2. Điền thêm tiếng vào sau các tiếng dưới đây để tạo từ ghép chính phụ. Búp bi Thước kẻ Mưa phùn Làm quen Ăn cơm Trắng tinh Vui tai Nhát gan Câu 3. Điền thêm tiếng vào sau các tiếng dưới đây để tạo từ ghép đẳng lập. Từ Ghép Núi Sông Rừng Mặt Mũi Mày Ham Muốn Thích Học Hỏi Hành Xinh Đẹp Tươi Tươi Trẻ Cười Câu 4. - Ta có thể nói: một cuốn sách, một cuốn vở bởi vì sách, vở là danh từ chỉ sự vật cụ thể tồn tại dưới dạng có thể đếm được, có thể kết hợp với số từ. - Còn sách vở là từ ghép đẳng lập, có tính chất hợp nghĩa mang tính khái quát, không thể kết hợp với số từ, cho nên không thể nói: một cuốn sách vở. Câu 5. a. Có phải mọi thứ hoa có màu hồng đều gọi là hoa hồng không? - Không phải mọi thứ hoa có màu hồng đều gọi là hoa hồng. - Hoa hồng ở đây dùng để gọi tên một loài hoa, như: hoa lan, hoa cúc, hoa hồng, hoa đào… - Hoa hồng có rất nhiều loại: hoa hồng bạch, hoa hồng vàng, hoa hồng đỏ. b. Em Em nói “Cái áo dài của chị em ngắn quá!”. Nói như thế có đúng không? Tại sao? - Em Nam nói “Cái áo dài của chị em ngắn quá!” là hoàn toàn đúng. - Bởi lẽ áo dài ở đây là một từ ghép phân loại chỉ một loại áo có tà rất dài tới quá đầu gối, khác với tà áo sơ mi thường ngắn ngang mông. c. Có phải mọi loại cà chua đều chua không? Nói “Quả cà chua này ngọt quá!” có được không? Tại sao? Cà chua là một danh từ chỉ một loại quả giống quả: cà pháp, cà bát, cà tím, chứ không phải là quả cà có vị chua. - Nói: “Quả cà chua này ngọt quá!” hoàn toàn được. d. Có phải mọi loại cá màu vàng đều là cá vàng không? Cá vàng là loại cá như thế nào? - Không phải mọi loại cá có màu vàng đều gọi là cá vàng. - Cá vàng là một loại cá cảnh thường được nuôi trong chậu, hoặc bể. Chúng có mắt lồi, thân tròn, ngắn, đuôi rất to đẹp và dài và có nhiều màu sắc khác nhau: đỏ, đen, bạc nhưng phổ biến là màu vàng. Câu 6. - Bốn từ ghép này thuộc hai loại từ ghép đẳng lập và ghép chính phụ, ta phải dựa trên đặc điểm của từng loại từ ghép để phân tích và so sánh nghĩa. - Ghép chính phụ: mát tay, nóng lòng. + Mát: mát mẻ. Tay: bộ phận của cơ thể con người. + Mát tay: người dễ đạt được kết quả trong công việc, ví dụ như: mát tay chăn nuôi, mát tay chữa bệnh. + Nóng lòng: cảm thấy bồn chồn, lo lắng không yên, linh cảm điều gì đó chẳng lành. - Ghép đẳng lập. + Gang thép: nghĩa là cứng cỏi, vững vàng. + Tay chân: người đắc lực, thân tín nhưng có hàm ý không tôn trọng. = > Như vậy, từ nghĩa cụ thể từng từ, đến nghĩa của từ ghép có sự khác biệt, nó không đơn giản là nghĩa của từng tiếng cộng lại. Cả 4 từ ghép này đều mang nghĩa bóng nhiều hơn là nghĩa gốc. Câu 7. Đây là những từ ghép chính phụ có ba tiếng, cách thức cấu tạo của chúng giống như từ ghép có hai tiếng. Nghĩa là có tiếng làm thành tố chính và có tiếng làm thành tố phụ. Câu 8. Học / hành - > học hành Ăn / uống - > ăn uống Đi / đứng - > đi đứng Sách / vở - > sách vở Hội / họp - > hội họp Nhà / cửa - > nhà cửa Câu 9. 1. Người làm nghề dạy học 2. Người chuyên sáng tác văn xuôi 3. Người chuyên nghề viết báo 4. Nơi trình diễn những tiết mục nghệ thuật sân khấu 5. Nhà làm bằng kính 6. Nhà có sàn để ở 7. Dùng làm vật tặng, biếu 8. Làm tốt điều lành để cứu giúp người khác 9. Bắt đầu tiếp xúc để quen biết Nhà giáo Nhà văn Nhà báo Sân khấu Nhà kính Nhà sàn Quà biếu Việc thiện Làm quen

29 tháng 5 2017

CỔNG TRƯỜNG MỞ RA

I. Mục tiêu bài học

- Hiểu , cảm nhận và thấm thía được tình cảm thiêng liêng , sâu nặng của người mẹ đối với con nhân ngày khai trường.

- Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với học sinh.

II. Tìm hiểu nội dung

Cổng trường mở ra là một bài văn kí của Lý Lan được trích từ báo Yêu trẻ thành phố Hồ Chí Minh. Đây là bài văn ghi lại tâm trạng lo lắng không ngủ được của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho con trước ngày khai giảng bước vào lớp 1.

Đại ý của bài : Bài văn viết về tâm trạng lo lắng không ngủ được của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho con trước ngày khai giảng bước vào lớp1 .

III. Trả lời Câu Hỏi

1. Bài văn nêu lên tâm trạng lo lắng không ngủ được của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho con trước ngày khai giảng vào lớp 1 , đồng thời cũng nói lên kí ức về tuổi thơ sóng dậy trong lòng người mẹ.

2. Tâm trạng của người mẹ và đứa con đối lập nhau.

- Người mẹ : Không ngủ được, không tập trung được vào việc gì cả, lên giường và trằn trọc lo lắng...

- Đứa con : Ngủ dễ dàng, gương mặt thanh thoát , đôi môi hé mở, thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo.

3. Người mẹ không ngủ được bởi 2 lí do :

- Lí do thứ nhất : Người mẹ lo lắng cho con vì đây là lần đầu tiên con bước chân vào nhà trường để học lớp 1 .

+ Mẹ không tập trung được vào việc gì cả.

+ Mẹ lên giường và trằn trọc.

+ Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được.

- Lí do thứ 2 : Người mẹ nhớ về kí ức tuổi thơ, về ngày khai trường năm xưa của chính mình.

+ Cái ấn tượng khắc sâu mãi trong lòng một con người về cái ngày " hôm nay tôi đi học " .

+ Ấn tượng của mẹ về buổi khai trường đầu tiên ấy rất sâu đậm .

+ Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại...

4.

- Trong bài, người mẹ không nói trực tiếp với con, Trong lúc nhìn con ngủ, mẹ như tâm sự với con nhưng thực ra đang nói với chính mình. Những kí ức , những hồi tưởng , những kỉ niệm của quá khứ , của buổi " đi học đầu tiên " bỗng sống dậy trong tâm hồn người mẹ.

- Cách viết này làm nổi bật tâm trạng, khắc họa được tâm tư tình cảm , những điều sâu lắng khó nói bằng lời trực tiếp của nhân vật .

5. Câu văn nói lên vai trò và tầm quan trọng to lớn của nhà trường đối với thế hệ trẻ :

" Ai cũng biết rằng mỗi lần sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này "

6. Đã 6 năm bước qua cánh cổng trường , em hiểu thế giới kì diệu đó là :

- Trường học là ngôi nhà thứ 2 của em . Ở đó có thầy cô giáo, có bạn bè thân thích . Trường học là nơi đã cung cấp cho em những tri thức khoa học, những tư tưởng , đạo lí về tình bạn, tình thầy trò để em có thể trở thành người tốt, điều hay và đó cũng chính là thế giới kì diệu mà em đã khám phá ra .

5 tháng 9 2016

1. Ngày mai con đến trường. Người mẹ thức suốt đêm, suy nghĩ triền miên về ngày đi học đầu tiên của con trong khi đứa con, vì còn nhỏ nên rất vô tư, chỉ háo hức một chút, sau đó đã ngủ ngon lành. Điều khiến người mẹ không ngủ được không phải vì quá lo lắng cho con.

2. Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con có những biểu hiện khác nhau. Đứa con vô cùng háo hức vì ngày mai được vào lớp Một. Nhưng “cũng như trước một chuyến đi xa, trong lòng con không còn mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ”. Trong khi đó, người mẹ cứ bâng khuâng, trằn trọc mãi mà không ngủ được (mẹ không tập trung được vào việc gì cả; mẹ lên giường và trằn trọc,…).

3. Người mẹ trằn trọc không phải vì quá lo lắng cho con mà là vì đang sống lại với những kỉ niệm xưa của chính mình. Ngày khai trường của đứa con đã làm sống dậy trong lòng người mẹ một ấn tượng thật sâu đậm từ ngày còn nhỏ, khi cũng như đứa con bây giờ, lần đầu tiên được mẹ (tức bà ngoại của em bé bây giờ) đưa đến trường. Cảm giác chơi vơi hốt hoảng khi nhìn người mẹ đứng ngoài cánh cổng trường đã khép còn in sâu mãi cho đến tận bây giờ.

4*. Xét về hình thức bề ngoài, về cách xưng hô thì dường như người mẹ đang nói với đứa con nhưng trong thực tế, mẹ đang tự nói với mình. Đối thoại hoá ra độc thoại, nói với con mà lại là tâm sự với chính lòng mình – đó là tâm trạng của những người mẹ yêu thương con như yêu máu thịt, một phần cuộc sống của mình. Cách nói ấy vừa thể hiện được tình cảm mãnh liệt của người mẹ đối với đứa con, vừa làm nổi bật tâm trạng, khắc hoạ được tâm tư tình cảm, diễn đạt được những điều khó nói ra được bằng những lời trực tiếp.

5. Vẫn bằng giọng đối thoại, tác giả đã khéo léo chuyển hướng để nói về tầm quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển của các thế hệ mai sau. Nêu lên một hiện tượng về sự quan tâm của các quan chức Nhật đối với giáo dục, tác giả đi đến khái quát: "Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này".

6. "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra". Câu văn này đã nói lên ý nghĩa to lớn của nhà trường trong cuộc đời mỗi con người. Như trong một câu chuyện cổ tích kì diệu, phía sau cánh cổng kia là cả một thế giới vô cùng hấp dẫn đối với những người ham hiểu biết, yêu lao động và yêu cuộc sống, thế giới của tri thức bao la, của tình bạn, tình thầy trò nồng ấm tha thiết, chắp cánh cho chúng ta bay cao, bay xa tới những chân trời của ước mơ và khát vọng.

5 tháng 9 2016

xin lỗi chữ hơi khó đọc một tí

Hỏi đáp Ngữ văn