K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 8 2019

Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, về cơ bản, Mỹ có một số nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của mình đó là

- Mĩ đã đề ra “chiến lược toàn cầu”, chiến lược này với mục tiêu tối thượng đó là tiến hành chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào dân tộc và thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới trên cơ sở những lý luận của học thuyết Tơ-ru-man.

- Theo đó, Mỹ viện trợ để lôi kéo các nước về phe mình, qua đó chi phối các nước, đồng thời lập liên minh về quân sự nhằm tạo bức tường bao vây và chống phá Liên Xô và các nước XHCN. Đi kèm với đó là Mỹ kích động và can thiệp chiến tranh vào nhiều quốc gia.

- Tất cả các hành động của Mỹ đều nhằm xác lập trật tự thế giới “đơn cực” do Mĩ chi phối và khống chế.

Liên hệ với Việt Nam:

- Có thể khẳng định, Việt Nam là một quốc gia tương đối trọng điểm trong chính sách của Mỹ, vì vấn đề địa chính trị, địa quân sự nên Mỹ phải can thiệp vào Việt Nam và biến Việt Nam trở thành nơi chịu rất nhiều tác động của chính sách đối ngoại của Mỹ sau Thế Chiến II.

- Ngay từ thời sau Cách mạng tháng Tám, Hồ chủ tịch viết nhiều lá thư gửi Tổng thống Mỹ yêu cầu giúp đỡ và bàn về nhiều vấn đề tuy nhiên Mỹ bác bỏ hoàn toàn vì lý do Việt Nam là cộng sản, là đối tượng của Mỹ.

- Từ những năm 1947-1948 đặc biệt năm 1950 Mỹ ngày càng nhúng tay vào giúp Pháp trong chiến tranh xâm lược trở lại nước ta của Pháp.

- Mỹ đề ra học thuyết Đô-mi-nô, cho rằng chủ nghĩa cộng sản thắng thế ở Việt Nam sẽ dẫn tới hiệu ứng đô-mi-nô cho phong trào cộng sản ở Đông Nam Á.

- Sau hiệp định Giơ-ne-vơ Mỹ can thiệp mạnh vào Việt Nam, lập nên chính quyền ngụy Sài Gòn Việt Nam Cộng hòa để chống lại nguy cơ thống nhất Việt Nam, ngăn chặn làn sóng cộng sản.

- Đến năm 1965, khi tiến hành Chiến tranh cục bộ, Mỹ trực tiếp cho quân tham chiến tại nước ta, trực tiếp can thiệp mạnh vào Việt Nam.

- Không những vậy, Mỹ còn lôi kéo các nước Đông Nam Á để thành lập khối SEATO – Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (một dạng như NATO tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương) nhằm chống lại Việt Nam cũng như làn sóng cộng sản từ Việt Nam và các nước xã hội chủ nghĩa.

Nhìn chung, Việt Nam là một trong những điểm nóng trong chính sách đối ngoại của Mỹ trong chiến lược toàn cầu của mình. Mỹ muốn chia cắt Việt Nam, ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản tràn vào Đông Nam Á, nơi có vị trí địa lý, địa chính trị quan trọng, nơi có nhiều hàng hóa lưu thông, nơi tiếp nối Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Một chiến thắng ở Việt Nam sẽ thể hiện sự thắng thế của Mỹ trong việc ngăn chặn và bao vây phe cộng sản. Tuy nhiên, Mỹ đã thất bại thảm hại.

Những nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai :

1. Thực hiện "Chiến lược toàn cầu".

*Mục tiêu:

- Chống phá các nước xã hội chủ nghĩa.

- Đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc.

- Thiết lập sự thống trị của Mĩ trên thế giới.

*Biện pháp:

Mĩ tiến hành "viện trợ" để lôi kéo, không chế các nước; lập ra các khối quân sự; chạy đua vũ trang, gây chiến tranh xâm lược…

*Hệ quả:

- Gặp nhiều thất bại nặng nề, tiêu biểu nhất là thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

- Thực hiện được một số mưu đồ như góp phần làm tan rã chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu.

2. Thiết lập trật tự thế giới đơn cực.

Sau khi Liên Xô bị sụp đổ, dựa vào ưu thế về quân sự, kinh tế, khoa học - kĩ thuật... Các giới cầm quyền Mĩ ráo riết tiến hành nhiều chính sách, biện pháp để xác lập trật tự thế giới một cực do Mĩ hoàn toàn chi phối và khống chế. Nhưng giữa tham vọng và khả năng thực hiện vẫn có khoảng cách không nhỏ



15 tháng 3 2021

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các đời tổng thống Mĩ bắt đầu từ Tru-man đã thi hành "chiến lược toàn cầu" phản cách mạng, nhằm chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc và thiết lập sự thống trị của Mĩ trên thế giới. Thực hiện chiến lược toàn cầu, Mĩ tiến hành "viện trợ" để lôi kéo, không chế các nước ; lập ra các khối quân sự ; chạy đua vũ trang, gây chiến tranh xâm lược.
Trong việc thực hiện "chiến lược toàn cầu", Mĩ đã gặp nhiều thất bại nặng nề, tiêu biểu nhất là thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Mặt khác, Mĩ cũng thực hiện được một số mưu đồ như góp phần làm tan rã chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu.
Sau khi Liên Xô bị sụp đổ, dựa vào ưu thế về quân sự, kinh tế, khoa học - kĩ thuật...
Các giới cầm quyền Mĩ ráo riết tiến hành nhiều chính sách, biện pháp để xác lập trật tự thế giới một cực do Mĩ hoàn toàn chi phối và khống chế. Nhưng giữa tham vọng và khả năng thực hiện vẫn có khoảng cách không nhỏ.

26 tháng 1 2018

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các đời tổng thống Mĩ bắt đầu từ Tru-man đã thi hành "chiến lược toàn cầu" phản cách mạng, nhằm chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc và thiết lập sự thống trị của Mĩ trên thế giới. Thực hiện chiến lược toàn cầu, Mĩ tiến hành "viện trợ" để lôi kéo, không chế các nước ; lập ra các khối quân sự ; chạy đua vũ trang, gây chiến tranh xâm lược..

- Trong việc thực hiện "chiến lược toàn cầu", Mĩ đã gặp nhiều thất bại nặng nề, tiêu biểu nhất là thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Mặt khác, Mĩ cũng thực hiện được một số mưu đồ như góp phần làm tan rã chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu.

- Sau khi Liên Xô bị sụp đổ, dựa vào ưu thế về quân sự, kinh tế, khoa học - kĩ thuật... Các giới cầm quyền Mĩ ráo riết tiến hành nhiều chính sách, biện pháp để xác lập trật tự thế giới một cực do Mĩ hoàn toàn chi phối và khống chế. Nhưng giữa tham vọng và khả năng thực hiện vẫn có khoảng cách không nhỏ.

30 tháng 12 2022

đối nội: +đảng dân chủ và quốc dân đảng thay nhau lên nắm quyền

             + thực hiện nhiều đạo luật phản động

đối ngoại:+dựa vào tiềm năng Ktế và khối quan sự giàu mạnh sau CTTG2 dưới chính quyền mĩ đề ra chiến lược "chiến lược toàn cầu" nhằm chống phá các nước XH chủ nghĩa,đầy lùi phong trào giải phóng dân tộc

+thiết lập sự thống trị trên thế giới

 

7 tháng 7 2019

Sau chiến tranh, chính phủ Mỹ đã ban hành hàng loạt đạo luật phản động trong đó có đạo luật Tap-Hác-Lây nhằm mục đích chống phong trào công nhân và Đảng cộng sản Mỹ hoạt động. Đồng thời chống lại phong trào đình công và loại bỏ những người có tư tưởng tiến bộ ra khỏi bộ máy nhà nước.

Đáp án cần chọn là: B

13 tháng 8 2018

Đáp án A

Những năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai, ưu tiên hàng đầu của các nước Tây Âu lúc bấy giờ là củng cố chính quyền của giai cấp tư sản, ổn định tình hình chính trị - xã hội, hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi nền kinh tế và liên minh chặt chẽ với Mĩ. Từ những năm 1950 đến năm 1973, các nước Tây Âu đa phần vẫn tiếp tục chính sách liên minh chặt chẽ với Mĩ.

=> Đặc điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là liên minh chặt chẽ với Mĩ, ủng hộ Mĩ trong các vấn đề quốc tế.

31 tháng 10 2018

Đáp án A

23 tháng 3 2018

ĐÁP ÁN A

26 tháng 8 2018

Đáp án B