K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 8 2019

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
(Bà Huyện Thanh Quan)

Cách chơi chữ dùng từ đồng âm.

Mênh mông muôn mẫu một màu mưa

Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ

Dùng cách điệp âm

2 tháng 8 2019

VD:

Bà già đi chợ Cầu Đông

Bói xem một quẻ có chồng lợi chăng?

Thầy bói gieo quẻ mà rằng

Lợi thì có lợi nhưng răng không còn.

+ Dùng lối nói trại âm

Sánh vơi Na va ranh tướng Pháp ( Danh tướng)

Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương.

+ Dùng lối nói lái

VD: Khi đi cưa ngọn khi về cũng cưa ngọn ( Con ngựa)

+ Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa

Đi tu Phật bắt ăn chay

Thịt chó ăn được, thịt cầy thì không. --> Đồng nghĩa.

3 tháng 11 2017

No , it ín,t

12 tháng 7 2021

THAM KHẢO NHA EM:

- Cách sử dụng thành ngữ:

+ Thành ngữ có cấu tạo từ một loại đơn vị là “từ”.

+ Thành ngữ là những tổ hợp từ cố định, kết hợp với nhau theo một cấu trúc chặt chẽ, có thể có vần điệu và đối xứng (về số lượng tiếng).

+ Thành ngữ là một cụm từ cố định (cho nên không viết hoa từ đầu cụm), nêu ra một khái niệm một cách có hình ảnh, chẳng hạn: “đẹp như tiên”, “mẹ tròn con vuông”, “trăm năm hạnh phúc” ...

- Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, … làm câu văn hấp dẫn và thú vị.

VD: 

"Không răng đi nữa cũng không răng,
Chỉ có thua ngừơi một miếng ăn.
Miễn đựơc nguyên hàm nhai tóp tép,
Không răng đi nữa cũng không răng."

                                 (Tôn Thất Mỹ)

- Các lối chơi chữ thường gặp:

+ Dùng từ ngữ đồng âm (như bài thơ trên của Tôn Thất Mỹ)

+ Dùng lối nói trại âm (gần âm):

"Sánh với Na-va “ranh tướng” Pháp

Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương."

                                          (Tú Mỡ)

+ Dùng cách điệp âm:

" Mênh mông muôn mẫu một màu mưa

 Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ."

                                         (Tú Mỡ)

+ Dùng lối nói lái:

"Con cá đối bỏ trong cối đá,

Con mèo cái nằm trên mái kè

Trách cha mẹ em nghèo, anh nỡ phụ duyên em."

                                                            (Ca dao)

+ Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa:

* Trái nghĩa:

"Ngọt thơm sau lớp vỏ gai,

Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng.

Mời cô mời bác ăn cùng,

Sầu riêng mà hóa vui chung trăm nhà."

                                              (Phạm Hổ)

* Đồng nghĩa:

"Chuồng gà kê sát chuồng vịt"

(kê, yếu tố Hán Việt, có nghĩa là “gà”)

* Gần nghĩa (cùng trường nghĩa):

 "Chàng Cóc ơi ! Chàng Cóc ơi !

Thiếp bén duyên chàng có thế thôi

Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé

Ngàn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi."

 

                                      (Hồ Xuân Hương)

(Các từ dùng trong bài đều là họ nhà cóc: nhái bén, chẫu chàng, nòng nọc, chẫu chuộc).

9 tháng 5 2022

Nhiệt dung riêng của nước là 4200J/Kg.K

Nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/Kg.K

Nhiệt dung riêng của nước đá là 1800J/Kg.K

20 tháng 12 2016

Đọc thơ Nguyễn Khuyến ta chẳng thấy mấy bài vui bởi tâm trạng ông mang nặng nỗi buồn trước cảnh đất nước thương đau, trước thói đời lắm nỗi éo le. Nỗi buồn ấy càng sâu càng đậm từ khi ông cáo quan về ở ẩn. Nhưng ta niềm vui bất chợt khi đọc Bọn đến chơi nhà. Ẩn chứa trong bài thơ là một tình bạn bằng hữu tâm giao cao quý vượt lên mọi nghi thức đời thường. Cái nghèo vật chất không lấn át được tình cảm ấm áp chân thành.

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Bác đến chơi đây, ta với ta.

Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật nhưng sự phát triển của ý thơ khá bất ngờ không theo cấu trúc (đề, thực, luận, kết) thường thấy ở thơ Đường. Có lẽ đây cũng là một điều rất đặc biệt như chính tình bạn của họ.

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Câu thơ mở đề giản dị, tự nhiên như lời chào hỏi thân tình của hai người bạn thân lâu lắm mới gặp nhau. Tuổi già thường cảm thấy cô đơn nên người ta khao khát có bạn để chuyện trò, giãi bày tâm sự. Vì vậy khi có bạn đến thăm thì quá đỗi vui mừng. Cách xưng hô thân mật bằng bác, cách gọi thân mật dân dã gợi sự nể trọng cũng như thân tình thể hiện sự gắn bó trọng tình giữa chủ và khách. Câu thơ giống như lời chào quen thuộc hàng ngày: đã lâu rồi nay có dịp bác đến chơi nhà, thật là vui quá. Tôi, bác chẳng xa lạ gì thôi thì mong bác thông cảm cho! Ngày còn ở chốn quan trường việc có bạn tới thăm là lẽ thường nhưng giờ ông đã từ quan, có bạn đến tận nhà thăm thì hẳn phải là thân thiết lắm bởi thói đời: giàu thời tìm đến, khó thời ***** lui. Vui sướng, xúc động nhà thơ đã lấy sự sung túc, giàu có của tình bạn thay vào cái túng thiếu về vật chất để tiếp bạn.

Thông thường theo phép tắc xã giao khi bạn đến nhà dù là thân hay sơ thì trước hết trầu nước sau là cơm rượu đãi bạn. Nhưng sau lời chào bạn Nguyễn Khuyến nhắc đến một loạt những khó khăn của gia đình:

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Nhà thơ như đang phân trần với bạn về sự tiếp đãi chưa chu đáo của mình.

Phần thực, luận tính hệ thống của ngôn ngữ thơ rất chặt chẽ, nhất quán ở một cách nói. Có tất cả mà cũng chẳng có gì để đãi bạn thân. Có ao và có cá, có vườn và gà, có cà và cải, có mướp và bầu, nhưng ... Bức tranh vườn hiện lên sống động vui tươi. Một nếp sống thôn dã chất phác, cần cù, bình dị đáng yêu. Một cuộc đời thanh bạch ấm áp cây đời và tình người. Ta cảm thấy Nguyễn Khuyến đang dắt tay bạn mình ra thăm vườn cây, ao cá và hơn thế mong bạn cảm thông với cuộc sống của mình chăng?

Các từ (sâu, cả, rộng, thưa), các trạng từ chỉ tình trạng (khôn, khó), các trạng từ chỉ sự tiếp diễn của hành động (chửa, mới, vừa, đương) hô ứng bổ trợ cho nhau một cách thần tình, khéo léo, dung dị và tự nhiên. Những từ ngữ này biểu hiện một cuộc sống dung dị, tự nhiên gần gũi đáng yêu.

Dân gian có câu:

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Phải chăng cái nghèo của cụ Tam Nguyên Yên Đổ lại đến mức ấy ư? Nhà thơ đã cường điệu hoá cái nghèo của mình. Một ông quan to triều Nguyễn về ở ẩn, với một cơ ngơi chín sào tư thố là nơi ở thì không thể “miếng trầu” cũng không có. Rõ ràng đây là lời bông đùa hóm hỉnh với bạn. Đồng thời để bày tỏ một cuộc sống thanh bạch, một tâm hồn thanh cao của một nhà nho khước từ lương bổng của giặc Pháp, lui về sống cuộc đời bình dị giữa xóm làng quê hương.

Những vật chất bình thường nhất mang ra tiếp bạn đều không có, mà thay vào đó là tình cảm chân thành tha thiết. Tình bạn của họ được vun đắp, dựng xây trên cơ sở của tình cảm, lòng yêu thương kính trọng. Vật chất là quan trọng nhưng không phải là tất cả. Thật xúc động khi đọc nhưng dòng thơ thể hiện tình cảm của Nguyễn Khuyến với bạn:

Bác Dương thôi đã thôi rồi

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta

Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước

Bác với tôi hôm sớm cùng nhau

Tình cảm của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê thật cảm động, họ tri kỷ tri âm với nhau cũng xuất phát từ đó. Đúng vậy, trong bài thơ này những nghi thức xã giao vật chất dần bị bóc để lộ ra hạt ngọc lung linh - ấy là tâm hồn, tình cảm cao quý của họ.

Bác đến chơi đây, ta với ta

Câu kết là sự “bùng nổ” ý và tình. Tiếp bạn chẳng cần có mâm cao cỗ đầy, sơn hào hải vị mà chỉ cần có một tấm lòng.

Lần thứ hai chữ bác xuất hiện, bác không quản ngại đường xá xa xôi đến thăm bạn thì thật đáng quý. Tình bạn là trên hết, không gì mua được. Mong tiếp bạn bằng những thứ thật sang, thật bất ngờ nhưng rồi chỉ có ta với ta. Họ hiểu nhau, họ tuy hai nhưng là một, cái đồng điệu ấy chính là sự xem thường vật chất, trọng tình cảm, trọng tình bằng hữu.

Tôi và bác chỉ cần gặp nhau để trò chuyện tâm sự là đã đủ. Tình cảm của họ bộc lộ một cách trọn vẹn, tràn đầy và lắng đọng.

Ta với ta trong bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan là sự bắt gặp đối diện với chính mình, chính tâm trạng cô đơn u hoài của nữ sĩ. Còn ta với ta trong bài thơ này là sự bắt gặp của hai tâm hồn, hai con người.

Có một số bài thơ của Nguyễn Khuyến viết về bạn khi đọc ta mới thấy hết được ý vị của nó:

Từ trước bảng vàng nhà có sẵn

Chẳng qua trong bác với ngoài tôi

Bài thơ Bạn đến chơi nhà là bài thơ hay viết về tình bạn, một tình bạn thắm thiết keo sơn. Một tâm hồn thanh bạch cao quý của hai con người hòa là một, một cách sống thanh cao trọng tình trọng nghĩa. Tình bạn của họ thật cảm động chứ không như Nguyễn Bỉnh Khiêm đã từng lên án Còn bạc còn tiền còn đệ tử - Hết cơm hết rượu hết ông tôi. Tình bạn cao quý ấy còn chói ngời mãi, là điển hình cho tình bằng hữu xưa nay.

Khép lại bài thơ, ai ai cũng xúc động trước tình bạn cao quý của họ. Lời thơ dung dị, ý thơ chất chứa bao tình cảm thân thương trìu mến tạo nên nét đặc sắc của bài thơ.



 

21 tháng 12 2016

Nguyễn Khuyến là nhà thơ nôm kiệt xuất của dân tộc ta đầu thế kỉ 20. Ông là tác giả của chùm thơ thu nổi tiếng: Thu điếu , thu vịnh , và thu ẩm. Ngoài ra , ông còn để lại nhiều bài thơ hay nói lên tình bạn cao quý , chân thành và cảm động. “Bạn đến chơi nhà” là một trong những bài thơ nôm tiêu biểu ấy.
Câu nhập đề rất tự nhiên, mộc mạc , giản dị nhưng lại biểu lộ sự vồn vã, vui mừng khôn xiết của một người đã quá lâu rồi mới gặp lại bạn tri âm.

“Đã bấy lâu nay bác tới nhà”

Chữ “bác” gợi lên thái độ niềm nở, thân mật, và trân trọng, một cách xưng hô thân tình. Ta như cảm nhận được những giọt lệ đang ứa ra ở khóe mắt đôi bạn già tri kỉ đã quá lâu rồi mới được gặp nhau. Sự xa cách, nhớ mong làm nỗi bật niềm xúc động, niềm vui sướng vô hạn khi gặp lại bạn.

“Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa”

Nối tiếp sự vui mừng khôn xiết là một nụ cười rạng rỡ nhưng cũng vô cùng hóm hĩnh. Nhà thơ đã tự tạo ra một tình huống éo le. Đoạn thơ như vẽ lên một bức tranh thân thuộc của khu vườn nơi thôn dã. Có ao cá, có gà, có cà, có cải, có mướp, có bầu…,có hai người bạn già đang cầm tay nhau đi dạo trong vườn, tận hưởng thú vui dân dã của một ông quan về ở ẩn. Có tất cả mà cũng chẳng có gì để đãi bạn. Ta có cảm giác như ông đang phân giải với bạn, nhưng cũng có cảm giác ông đang nói lên cuộc sống thanh bạch của chính mình. “Miếng trầu là đầu câu chuyện” thế mà Nguyễn Khuyến thì “Đầu trò tiếp khách trầu không có”, sự thiếu thốn đã được ông nâng cao một cách hóm hỉnh, hài hước đến tột đỉnh. Tất cả để khẳng định :

“ Bác đến chơi đây, ta với ta”

Mọi cái đều “không có” ,chỉ có duy nhất một thứ, đó là tình bạn thắm thiết mà không một thứ vật chất nào có thể thay thế được. Tình bạn là trên hết. Tình bạn được xây dựng từ sự cảm thông , tôn trọng lẫn nhau, không vụ lợi. Cuộc đời một con người có được bao nhiêu người bạn thân như thế. Đoạn thơ như dạy cho chúng ta phải biết nuôi dưỡng tình bạn trong sáng như thế nào. Hãy trải lòng ra để sống với mọi người, đừng để vật chất làm hoen ố những tình cảm vốn rất đẹp trong mỗi chúng ta.
Tóm lại, bài “Bác đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến được viết bằng lời thơ giản dị, mộc mạc nhưng thanh thoát, nhẹ nhàng, tự nhiên, nói lên được tình bạn thâm giao, trong sáng, chân tình. Nó có tác dụng giúp chúng ta nhìn nhận lại chính bản thân mình, không bị cuộc sống vật chất của xã hội phát triển lôi kéo, giúp chúng ta luôn giữ được một tình bạn trong sáng, thủy chung, và cao đẹp vốn là bản chất của dân tộc Việt.

22 tháng 2 2022

C

22 tháng 2 2022

C