K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
26 tháng 7 2019

Bài 1. 

a. Câu thơ sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác qua từ "nghe" để bộc lộ những diễn biến tinh tế trong tâm hồn của nhân vật trữ tình. "Nghe" vốn là hoạt động của thính giác nhưng lại được sử dụng để cảm nhận những tâm trạng khác, đó là "Nghe trời nằng nặng, nghe ta buồn buồn", "Nghe đi rời rạc trong hồn". Những nỗi niềm, những cảm xúc đều được tâm hồn lắng nghe và thấu hiểu.

b. Câu thơ trên cũng sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác qua từ "ngọt bùi". Bởi "lời mẹ hát" vốn được cảm nhận bằng thính giác, còn "ngọt bùi" vốn được cảm nhận bằng "vị giác" nhưng ở đây tác giả đã sử dụng nhiều giác quan để cảm nhận âm giai của những lời mẹ hát. Lời ru của mẹ ngọt ngào, gửi gắm biết bao tâm tình, là bầu sữa thơm nuôi lớn đời con về tinh thần. Như vậy, phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã khiến cho cách diễn đạt được sâu sắc hơn.

Bài 2.

a. Câu thơ sử dụng phép hoán dụ qua hình ảnh: Thôn Đoài - Thôn Đông, cau thôn Đoài - giầu không.

=> Đây là phép hoán dụ lấy vật bị chứa đựng để chỉ vật bị chứa đựng. Thực chất, "thôn Đoài" là để chỉ những người ở thôn Đoài, mà cụ thể hơn là người con trai. Còn "thôn Đông" là để chỉ những người ở thôn Đông, thực chất là để chỉ cô gái. Thông qua hình ảnh hoán dụ này, chàng trai muốn nói: lòng mình luôn hướng về cô gái, còn cô gái liệu có hướng đến chàng trai, có dành tình cảm cho chàng trai hay không. Cách diễn đạt kín đáo, tinh tế của ca dao này đã phần này tỏ bày được tình cảm của chàng trai muôn đời với cô gái muôn thuở. (Hoán dụ lấy vật chứa đựng để chỉ vật bị chứa đựng)

b. Phép hoán dụ qua hình ảnh "áo chàm" để chỉ những người Việt Bắc khi chia tay cán bộ Cách mạng về xuôi. Áo chàm vừa làm hữu hình bóng những người dân Việt Bắc nghĩa tình, vừa thể hiện được sự luyến tiếc, bịn rịn. Đây thực sự là cuộc chia tay lịch sử, gói gọn ân tình của 15 năm kháng chiến. Hình ảnh hoán dụ đã làm nỗi nhớ trở nên khái quát, rộng lớn hơn. Đó không phải là cuộc chia tay của một người mà là cuộc chia tay của cả một nhóm người, của đồng bào với cán bộ. (Hoán dụ lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật)

c. Câu thơ sử dụng phép hoán dụ qua hình ảnh "thắp lên lửa hồng". Hàng râm bụt theo nghĩa tả thực có thể thấy: khi hoa nở sẽ tạo nên màu đỏ rực. Tác giả liên tưởng như những đốm lửa đang thắp lên hai bên hàng rào. Cách diễn đạt này đã khiến bông hoa không chỉ hiện lên ở trạng thái tĩnh, được miêu tả qua màu sắc mà còn hiện lên ở trạng thái động, vừa sinh động, vừa cựa quậy. (Hoán dụ về phẩm chất)

d. Câu thơ sử dụng phép hoán dụ qua hình ảnh "đầu xanh" và "má hồng". "Đầu xanh" để chỉ người có mái tóc đen, ý chỉ người còn trẻ. "Má hồng" để chỉ phận nữ nhi, người con gái đẹp, có nhan sắc. Qua hình ảnh hoán dụ này, tác giả kín đáo nói về sự bất hạnh của người con gái đẹp. Qua đó, tác giả nhằm khái quát lên chân lí: Hồng nhan thì bạc mệnh. Những người có vẻ đẹp, tài năng thì thường chịu cuộc đời sóng gió, không mấy êm ấm.

25 tháng 4 2022

Tham khảo:

"Đã nghe rét mướt luồn trong gió,

Đã vắng người sang những chuyến đò”

   Cấu trúc câu thơ song hành và cách diễn tả cũng rất mới. Có chuyển đổi cảm giác giữa xúc giác và thính giác. Như vậy, sự cảm nhận của thi nhân về rét, về gió, về cái xa vắng không chỉ bằng giác quan mà còn bằng cả linh hồn nữa. Chữ "luồn" đã cụ thể hóa cái rét, cảm nhận được nó bằng trực giác. Rét mướt luồn trong gió thu hiu hắt chứ không phải là gió rét. Rõ ràng là chưa rét đậm, rét tê tái, đúng là cái rét, cái lành lạnh những chiều thu, những đêm tàn thu.



 

27 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Biện pháp tu từ nhân hóa “…nàng trăng tự ngẩn ngơ”: Việc sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa nhằm khắc họa tính cách của trăng y hệt như một người con gái đang suy nghĩ điều gì để rồi tự "ngẩn ngơ". 

- Biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “Đã nghe rét mướt…”. Việc sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, tác giả đã chuyển xúc giác sang thính giác để nghe "lời thu nói". 

→ Làm cho khổ thơ thêm sinh động và hấp dẫn. 

10 tháng 12 2021

link tham khảo:

https://pnrtscr.com/kprkc7

10 tháng 12 2021

tào lao

10 tháng 12 2021

link tham khảo:

https://pnrtscr.com/kprkc7

10 tháng 12 2021

Nhân hóa

Làm cho sự vật, hiện tượng trở nên sinh động, đặc sắc hơn

Tăng tính biểu cảm cho sự diễn đạt

10 tháng 12 2021

nhân hóa, làm câu văn thêm sinh động và hấp dẫn

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
1 tháng 8 2018

Đoạn thơ đã sử dụng biện pháp nhân hóa "tiếng thơ đỏ nắng", "mái chèo nghe vọng sông xa", "trăng thở" nhằm nói về cảm nhận của tác giả về cuộc sống và cảnh vật quanh mình, những bài học mà thầy truyền đạt, về những câu chuyện cổ tích mà bà kể,... Phép nhân hóa cho thấy tác giả có trí tưởng tượng rất phong phú và tâm hồn dạt dào tình cảm, tình yêu cuộc sống.

Bài 1: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong các ví dụ sau:a) Trên đường hành quân xa    Dừng chân bên xóm nhỏ    Tiếng gà ai nhảy ổ:    “Cục... cục tác cục ta”    Nghe xao động nắng trưa    Nghe bàn chân đỡ mỏi    Nghe gọi về tuổi thơ. ( Biện pháp tu từ: Ẩn dụ: Chuyển đổi cảm giác; Điệp từ: Nghe )b) Chồng ta áo rách ta thương    Chồng người áo gấm xông hương mặc người. ( Biện pháp...
Đọc tiếp

Bài 1: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong các ví dụ sau:

a) Trên đường hành quân xa

    Dừng chân bên xóm nhỏ

    Tiếng gà ai nhảy ổ:

    “Cục... cục tác cục ta”

    Nghe xao động nắng trưa

    Nghe bàn chân đỡ mỏi

    Nghe gọi về tuổi thơ. ( Biện pháp tu từ: Ẩn dụ: Chuyển đổi cảm giác; Điệp từ: Nghe )

b) Chồng ta áo rách ta thương

    Chồng người áo gấm xông hương mặc người. ( Biện pháp tu từ: Hoán dụ )

c) Mặt trời xuống biển như hòn lửa

    Sóng đã cài then đêm sập cửa. ( Biện pháp tu từ: So sánh; Nhân hóa )

Bài 2: Viết đoạn văn về mẹ có sử dụng các từ biểu cảm: yêu; tự hào; hạnh phúc; mong muốn; không phai mờ; làm sao quên được; ấn tượng nhất.

Mọi người giúp mk làm bài nhé ngày mai mk phải nộp rồi ạ!!! Ai làm đúng mk xin cảm ơn và tặng cho người đó 3 tick đc ko ạ??? ( KO CHÉP MẠNG ).

Mk xin cảm ơn nhiều ạ!!!


  

3

1a,

- Điệp ngữ cách quãng"nghe" lặp lại 3 lần mở đầu 3 dòng thơ liên tiếp đề nhấn mạnh âm thanh của tiếng gà trưa tác động đến người chiến sĩ trên đường hành quân, thể hiện nỗi xúc động từng đợt trào dâng trong lòng anh khi nghe âm thanh quen thuộc của quê hương
- Phép liệt kê, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: người lính ko chỉ nghe âm thanh tiếng gà = thính giác mà còn cảm nhận bằng thị giác, = cảm giác, cảm xúc của tâm hồn,=hồi ức. Khi nghe âm thanh tiếng gà quen thuộc, người chiến sĩ có cảm giác như nắng trưa cũng lung linh xao động, thấy khỏe lên, bàn chân đỡ mỏi, con đường hành quân bớt xa. Tiếng gà trưa đã đánh thức những kỉ niệm tuổi thơ với bà , gia đinh, quê hương, tiếng gà như 1 sợi dây vôi hình nối liền quá khứ với hiện tại...
- Đoạn thơ ngắn nhưng khắc họa được tâm hồn nhạy cảm cùng tình yêu quê hương đất nước thắm thiết, sâu nặng của người lính.

1b

Chồng em áo rách em thương 
Chồng người áo gấm xông hương mặc người 
Câu ca dao nói về tình vợ chồng thủy chung sắt son, keo sơn gắn bó. Qua đó ngầm ca ngợi đứa tính thương chồng thương con, thủy chung của người phụ nữ Việt Nam.

Chồng ta áo rách ta thương 
Chính là tình cảm yêu thương chân thành vô vị lợi mà người vợ dành cho chồng, không màng đến tiền bạc vật chất. Chồng dù nghèo, áo rách nhưng vẫn thương hết lòng.

Chồng người áo gấm xông hương mặc người 
Giàu sang phú quý vật chất dồi dào nhưng những thứ đó là của người khác, chứ không thuộc về chồng mình. Người phụ nữ có chồng trong bài không so sánh chồng mình với chồng người khác, không vì cái áo rách mà tủi thân với áo gấm xông hương … “Mặc người” là một sự khằng định chắc chắn cho tấm lòng thương chồng, thủy chung của người phụ nữ. Dù thế nào, cũng một lòng một dạ thương yêu gắn bó với chồng của mình. Ngoài ra, từ biện pháp đối chữ “chồng ta” và “chồng người”, áo rách và áo gấm, thương = mặc (bỏ mặc) làm cho câu ca dao trở nên sống động và dí dỏm.