K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 6 2019

len mang co het

25 tháng 8 2023

Để miêu tả cánh diều, tác giả dùng BPNT:

+ Điệp cấu trúc câu: điệp "cánh diều no gió" ở đầu câu thơ.

+ So sánh: trời như cánh đồng.

+ Ẩn dụ: dây diều, hố bom.

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:THẢ DIỀUCánh diều no gióSáo nó thổi vangSao trời trôi quaDiều thành trăng vàng. Cánh diều no gióTiếng nó trong ngầnDiều hay chiếc thuyềnTrôi trên sông Ngân. Cánh diều no gióTiếng nó chơi vơiDiều là hạt cauPhơi trên nong trời. Trời như cánh đồngXong mùa gặt háiDiều em – lưỡi liềmAi quên bỏ lại. Cánh diều no gióNhạc trời reo vangTiếng diều xanh lúaUốn...
Đọc tiếp

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

THẢ DIỀU

Cánh diều no gió

Sáo nó thổi vang

Sao trời trôi qua

Diều thành trăng vàng.

 

Cánh diều no gió

Tiếng nó trong ngần

Diều hay chiếc thuyền

Trôi trên sông Ngân.

 

Cánh diều no gió

Tiếng nó chơi vơi

Diều là hạt cau

Phơi trên nong trời.

 

Trời như cánh đồng

Xong mùa gặt hái

Diều em – lưỡi liềm

Ai quên bỏ lại.

 

Cánh diều no gió

Nhạc trời reo vang

Tiếng diều xanh lúa

Uốn cong tre làng.

 

Ơi chú hành quân

Cô lái máy cày

Có nghe phơi phới

Tiếng diều lượn bay?

(Trần Đăng Khoa)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Cánh diều được so sánh với những hình ảnh nào?

A. trăng vàng, chiếc thuyền, lưỡi liềm, sao trời

B. trăng vàng, chiếc thuyền, hạt cau, lưỡi liềm

C. trăng vàng, chiếc thuyền, sông Ngân, hạt cau

4
15 tháng 3 2017

Đáp án B

3 tháng 12 2021

câu B ok

5 tháng 6 2018

Mỗi khoảnh khắc, hình ảnh trôi qua trước mắt ta đều mang một thông điệp sâu sắc của cuộc sống. Bất chợt, một cơn mưa mùa thu gợi cho ta bao mộng ước, một chiếc lá khẽ rơi đem đến cho con người những suy ngẫm về cuộc đời. Và một cánh diều bay lưng trời cũng đủ đánh thức trong tôi biết bao kỉ niệm của tuổi thơ.

Ở quê tôi, sau mỗi độ thu hoạch lúa, khoảng tháng 10, tháng 11 là đến mùa thả diều của những đứa trẻ con trong xóm. Ngày đó, chiều nào cũng vậy, vừa tan học là bọn tôi chạy ù về nhà, có đứa vội đến mức không kịp thay quần áo và ăn cơm mà ngay lập tức mang diều ra những cánh đồng đã gặt ở gần nhà để chơi. Chúng tôi mê thả diều đến tối mịt mà vẫn chưa về, đợi đến khi ba mẹ xách roi ra gọi mới chịu về.

Rặng tre, bờ ruộng thường là nơi bọn trẻ con xóm tôi tụ tập để làm diều. Khung diều thường được làm từ tre. Tre thì đã có sẵn, chỉ việc lựa cành dẻo, vót rồi đem phơi nắng. Lúc phơi, phải lưu ý đến độ giòn, độ dẻo để khi uốn thành khung, tre không bị gãy.

Sau khi uốn khung xong, người ta dán giấy và gắn đuôi cho diều. Giấy dán cũng không phải mua vì chúng tôi tận dụng những quyển vở không còn xài. Đuôi diều thì chỉ việc cắt dài giấy ra rồi dùng keo kết lại với nhau. Tuỳ theo kích cỡ của diều, ta có thể nối đuôi dài hay ngắn. Cuối cùng, ta buộc dây vào diều và mang ra đồng.

Làm diều phải tỉ mỉ là vậy nhưng thả diều còn đòi hỏi “nghệ thuật” hơn. Có những con diều trông rất to, rất đẹp nhưng lại bay không cao bằng những con diều bé hơn. Vì vậy, muốn diều bay cao, người thả phải “chạy mồi” một quãng.

Khi diều bay lên không trung, ta sẽ nới dây từ từ, cho đến khi diều ở lưng chừng bầu trời thì ta cố định dây lại. Những đứa trẻ trong xóm tôi thường hay tụ tập với nhau để thi thả diều. Con diều nào bay cao nhất thì chủ nhân của nó sẽ được tôn làm đại ca

Tôi nhớ mãi hình ảnh thằng An năm nào. Nó thắng cuộc trong một lần thi thả diều nhưng rồi diều của nó lại bị đứt dây và bay đi mất hút. Nhìn nó tiếc đứt ruột mà bọn tôi không sao nhịn được cười.

Sau cuộc thi, tôi hay nằm nghỉ bên những đám rạ người ta vừa mới gặt. Không có cái cảm giác nào thú vị bằng việc nằm ngửa bên rạ, ngước mắt lên nhìn những cánh diều đang vi vu trong gió. Cái cảm giác mát mẻ, lâng lâng như muốn bay lên cùng diều. Và cũng chính cái cảm giác đó đã khiến tôi không sao quên được mỗi khi nhìn thấy một cánh diều đang bay trong gió. Đó dường như đã trở thành một cái thú vui của trẻ con thôn quê như chúng tôi mà trẻ em ở thành thị ít có được.

Bây giờ, trẻ con, dù ở nông thôn hay thành thị cũng không phải vất vả làm diều như chúng tôi ngày xưa vì ở chợ, người ta bán cả diều đã được làm sẵn. Những con diều này đẹp, to hơn, nhiều màu sắc và cũng đa dạng hơn về hình dáng các con vật. Không gian thả diều cũng không còn được rộng rãi, thoáng đãng như trước bởi những cánh đồng giờ đã biến thành vuông tôm, khu dân cư đông đúc.

Những đứa trẻ cùng nhau thả diều năm nào giờ đã khôn lớn, mỗi đứa mỗi nơi. Không biết có còn ai nhớ đến những kỉ niệm của ngày xưa không nhưng riêng tôi, tôi vẫn nhớ như in những kỉ niệm đẹp của thời thơ ấu – cái thời “tuổi thơ con thả trên đồng".

thay đổi một số câu cũng được kick nha

5 tháng 6 2018

KO ai giúp mik sao ?

19 tháng 2 2016

- Phép so sánh: Diều / hạt cau; Trời/ cánh đồng sau mùa gặt hái ; Diều/ lưỡi liềm…
- Phân tích tác dụng của phép so sánh:
+ Diều/ hạt cau->Gợi tả hình dạng của cánh diều và hình ảnh cánh diều khi đang bay bổng tít trên trời cao
+ Trời/ cánh đồng sau mùa gặt hái-> Gợi tả vẻ quang đãng, mênh mông của bầu trời
+Diều/ lưỡi liềm…-> Gợi tả dáng cong, mảnh của cánh diều khi bay xuống thấp
=> Một loạt phép so sánh mới lạ, độc đáo đã tái hiện sinh động cảnh thả diều qua con mắt nhìn ngộ nghĩnh của trẻ thơ; thể hiện năng lực quan sát, trí tưởng tượng phong phú,cách miêu tả tinh tế, tình yêu thiên nhiên của nhà thơ…

 

' Cánh diều no gió Tiếng nó chơi vơi Diều là hạt cau Phơi trên long trời . Trời như cánh đồng Sau mùa gặt hái Diều êm - lười niềm Ai quên bỏ lại " Dựa vào đoạn thơ và trí tưởng tượng của em ,hãy tả lại 1 bài văn ngắn tả lại cảnh đó o l m . v n Tiếng Việt lớp 5 ' Cánh diều no gió Tiếng nó chơi vơi Diều là hạt cau Phơi trên long trời . Trời như cánh đồng ...
Đọc tiếp

' Cánh diều no gió

Tiếng nó chơi vơi

Diều là hạt cau

Phơi trên long trời .

Trời như cánh đồng

Sau mùa gặt hái

Diều êm - lười niềm

Ai quên bỏ lại "

Dựa vào đoạn thơ và trí tưởng tượng của em ,hãy tả lại 1 bài văn ngắn tả lại cảnh đó

o l m . v n

Tiếng Việt lớp 5

' Cánh diều no gió

Tiếng nó chơi vơi

Diều là hạt cau

Phơi trên long trời .

Trời như cánh đồng

Sau mùa gặt hái

Diều êm - lười niềm

Ai quên bỏ lại "

Dựa vào đoạn thơ và trí tưởng tượng của em ,hãy tả lại 1 bài văn ngắn tả lại cảnh đó

o l m . v n

Tiếng Việt lớp 5

' Cánh diều no gió

Tiếng nó chơi vơi

Diều là hạt cau

Phơi trên long trời .

Trời như cánh đồng

Sau mùa gặt hái

Diều êm - lười niềm

Ai quên bỏ lại "

Dựa vào đoạn thơ và trí tưởng tượng của em ,hãy tả lại 1 bài văn ngắn tả lại cảnh đó

o l m . v n

Tiếng Việt lớp 5

' Cánh diều no gió

Tiếng nó chơi vơi

Diều là hạt cau

Phơi trên long trời .

Trời như cánh đồng

Sau mùa gặt hái

Diều êm - lười niềm

Ai quên bỏ lại "

Dựa vào đoạn thơ và trí tưởng tượng của em ,hãy tả lại 1 bài văn ngắn tả lại cảnh bau troi vao 1 buoi chieu

2

Quê hương nào chẳng có cánh diều bay trong những ngày hè êm ả. Từ bao đời nay, thú chơi diều đã trở thành một trò chơi truyền thống của làng quê Việt Nam. Già, trẻ, lớn, bé ai mà chẳng có những kỷ niệm thiết tha. Tuổi thơ nào mà chẳng ôm ấp một cánh diều lộng gió trong cả những giấc mơ. Không hiểu sao, mỗi khi nhắc đến thời thơ ấu, người ta không thể không nhắc đến những cánh diều bay bay trong giai điệu ngân vang, réo rắt của sáo trúc. Phải chăng nó đã trở thành bóng hình dân tộc níu bước quay về những mảnh hồn đang sống xa quê.Thú chơi diều rất đa dạng về hình thức, phong vị. Diều có chiếc nhỏ bằng cái quạt nan, có chiếc to bằng cánh phản. Có chiếc diều ta đua bạn đua bè khóc ngằn ngặt để bố phải đi tìm sợi dây, mảnh giấy làm cho chơi trong chốc lát buổi chiều hè nắng vàng rộm, gió vi vu. Cũng có những chiếc diều phải kỳ công gọt rũa, nắn khung, uốn dáng để trong buổi hội làng vinh dự đón mừng giải nhất cho rượu tràn, pháo nổ suốt đêm thâu. Khó tả làm sao cái cảm giác sung sướng đến bàng hoàng khi nắm chắc trong tay sợi dây dù căng níu một cánh diều trên bầu trời lộng gió. Cánh diều nâng giấc tuổi thơ, dìu những chú bé con vào trong giấc ngủ nhẹ nhàng, êm ái. Tiếng sáo trúc vi vu như điệu nhạc bổng trầm, thổi vào lòng ta tiếng nói tuổi thơ mà ta đã đi qua dẫu biết rằng không thể nào trở lại.Những bàn tay như múa trên bàn phím vi tính đã thay thế rồi những bàn tay chẻ tre, gọt gỗ, khoét sáo, dựng khung... Xã hội đang chuyển động với nhịp độ mãnh liệt theo bước tiến của khoa học kỹ thuật, lớp trẻ cần phải học tập và rèn luyện để xứng đáng với vị trí chủ nhân đất nước tương lai. Nhưng nên chăng song song với điều đó hãy giữ lại cho trẻ một tuổi thơ ngập tràn những kỷ niệm êm đềm - một tuổi thơ bay bổng với cánh diều lồng lộng giữa trời

4 tháng 7 2019

Ai là con dân đất Việt đều sẽ cảm thấy bồi hồi nhớ quê hương khi nghe đâu đó vang vọng giai điệu:

“Quê hương là cánh diều biếc

Tuổi thơ con thả trên đồng

Quê hương là con đò nhỏ

Êm đềm khua nước ven sông.”

Tôi cũng bồi hồi nghĩ về những cánh diều bay lơ lửng giữa không trung, những cánh diều chiều hè lưu giữ bao kỉ niệm buồn vui.

Khi được bà ngoại đưa cho một chú đô-rê-mon bằng vải, tôi thích lắm. Nhưng tôi chẳng rõ mình có thể chơi thế nào với chú ta. Chú đô-rê-mon này có hình thù kì lạ. Chú chẳng làm bằng nhựa hay được nhồi bông như tôi từng thấy mà chú được dựng từ một bộ khung bằng tre. Người ta khéo léo may, dán những miếng vải sắc màu lên bộ khung đó. Chiều về, anh Bi – anh họ tôi đến và dẫn mấy anh em ra bãi cỏ ven sông. Hôm nay nắng lạ! Nắng ngớt chói chang, thay vào đó là những tia nắng dịu nhẹ. Gió thổi lớn. Đám chuồn chuồn đua nhau bay liệng giữa không trung. Anh tôi bảo đây là diều sáo. Hình đô-rê-mon đội hình tam giác là phần diều, đuôi chú đô-rê-mon là phần sáo. Chỉ cần có gió, cánh diều sẽ vi vút bay cao. Người ta thật khéo léo khi nối liền thân diều với một cuộn dây tròn. Dây được cuộn vào thanh gỗ to từng ngón tay cái. Khi một cơn gió đến, anh tôi từ từ thả chiếc diều lên cao. Anh cầm thanh gỗ nhả từng vòng dây. Chú đô-rê-mon lạ kì kia cứ thể bay lên tít trên cao, hòa vào đám chuồn chuồn. Tôi được cầm vào thanh gỗ, khẽ đưa tay thả dây. Mấy sợi vải ở các mép diều cứ phấp phới bay. Cánh diều rộng bằng cái chổi sể ban nãy bây giờ chỉ còn bằng chiếc quạt nan của bà. Chúng tôi cứ thế rong ruổi trên bãi cỏ để diều cứ chao cánh bay liệng.

Chiếc diều đô-rê-mon là món đồ chơi tôi thích nhất. Tôi chỉ mong hè mau tới để được thỏa mình vui cùng những cánh diều. Có lẽ vì diều đã gắn bó với tuổi thơ của chúng ta nên ai đó mới có câu ca “Quê hương là con diều biếc…”

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
28 tháng 11 2023

- Chú ý viết đúng chính tả và từ ngữ dễ sai như chơi vơi, nong trời, no gió.

14 tháng 4 2018

- Phép so sánh: Diều / hạt cau; Trời/ cánh đồng sau mùa gặt hái ; Diều/ lưỡi liềm…
- Phân tích tác dụng của phép so sánh:
+ Diều/ hạt cau->Gợi tả hình dạng của cánh diều và hình ảnh cánh diều khi đang bay bổng tít trên trời cao
+ Trời/ cánh đồng sau mùa gặt hái-> Gợi tả vẻ quang đãng, mênh mông của bầu trời
+Diều/ lưỡi liềm…-> Gợi tả dáng cong, mảnh của cánh diều khi bay xuống thấp
=> Một loạt phép so sánh mới lạ, độc đáo đã tái hiện sinh động cảnh thả diều qua con mắt nhìn ngộ nghĩnh của trẻ thơ; thể hiện năng lực quan sát, trí tưởng tượng phong phú,cách miêu tả tinh tế, tình yêu thiên nhiên của nhà thơ…

Dựa vào đoạn thơ trên, ta rút ra đề bài sau :

Đề bài : Tả cảnh thả diều ở bờ đê vào một buổi chiều lộng gió .

Quê hương nào chẳng có cánh diều bay trong những ngày hè êm ả. Từ bao đời nay, thú chơi diều đã trở thành một trò chơi truyền thống của làng quê Việt Nam. Già, trẻ, lớn, bé ai mà chẳng có những kỷ niệm thiết tha. Tuổi thơ nào mà chẳng ôm ấp một cánh diều lộng gió trong cả những giấc mơ. Không hiểu sao, mỗi khi nhắc đến thời thơ ấu, người ta không thể không nhắc đến những cánh diều bay bay trong giai điệu ngân vang, réo rắt của sáo trúc. Phải chăng nó đã trở thành bóng hình dân tộc níu bước quay về những mảnh hồn đang sống xa quê.Thú chơi diều rất đa dạng về hình thức, phong vị. Diều có chiếc nhỏ bằng cái quạt nan, có chiếc to bằng cánh phản. Có chiếc diều ta đua bạn đua bè khóc ngằn ngặt để bố phải đi tìm sợi dây, mảnh giấy làm cho chơi trong chốc lát buổi chiều hè nắng vàng rộm, gió vi vu. Cũng có những chiếc diều phải kỳ công gọt rũa, nắn khung, uốn dáng để trong buổi hội làng vinh dự đón mừng giải nhất cho rượu tràn, pháo nổ suốt đêm thâu. Khó tả làm sao cái cảm giác sung sướng đến bàng hoàng khi nắm chắc trong tay sợi dây dù căng níu một cánh diều trên bầu trời lộng gió. Cánh diều nâng giấc tuổi thơ, dìu những chú bé con vào trong giấc ngủ nhẹ nhàng, êm ái. Tiếng sáo trúc vi vu như điệu nhạc bổng trầm, thổi vào lòng ta tiếng nói tuổi thơ mà ta đã đi qua dẫu biết rằng không thể nào trở lại.Những bàn tay như múa trên bàn phím vi tính đã thay thế rồi những bàn tay chẻ tre, gọt gỗ, khoét sáo, dựng khung... Xã hội đang chuyển động với nhịp độ mãnh liệt theo bước tiến của khoa học kỹ thuật, lớp trẻ cần phải học tập và rèn luyện để xứng đáng với vị trí chủ nhân đất nước tương lai. Nhưng nên chăng song song với điều đó hãy giữ lại cho trẻ một tuổi thơ ngập tràn những kỷ niệm êm đềm - một tuổi thơ bay bổng với cánh diều lồng lộng giữa trời xanh.

4 tháng 7 2019

Ai là con dân đất Việt đều sẽ cảm thấy bồi hồi nhớ quê hương khi nghe đâu đó vang vọng giai điệu:

“Quê hương là cánh diều biếc

Tuổi thơ con thả trên đồng

Quê hương là con đò nhỏ

Êm đềm khua nước ven sông.”

Tôi cũng bồi hồi nghĩ về những cánh diều bay lơ lửng giữa không trung, những cánh diều chiều hè lưu giữ bao kỉ niệm buồn vui.

Khi được bà ngoại đưa cho một chú đô-rê-mon bằng vải, tôi thích lắm. Nhưng tôi chẳng rõ mình có thể chơi thế nào với chú ta. Chú đô-rê-mon này có hình thù kì lạ. Chú chẳng làm bằng nhựa hay được nhồi bông như tôi từng thấy mà chú được dựng từ một bộ khung bằng tre. Người ta khéo léo may, dán những miếng vải sắc màu lên bộ khung đó. Chiều về, anh Bi – anh họ tôi đến và dẫn mấy anh em ra bãi cỏ ven sông. Hôm nay nắng lạ! Nắng ngớt chói chang, thay vào đó là những tia nắng dịu nhẹ. Gió thổi lớn. Đám chuồn chuồn đua nhau bay liệng giữa không trung. Anh tôi bảo đây là diều sáo. Hình đô-rê-mon đội hình tam giác là phần diều, đuôi chú đô-rê-mon là phần sáo. Chỉ cần có gió, cánh diều sẽ vi vút bay cao. Người ta thật khéo léo khi nối liền thân diều với một cuộn dây tròn. Dây được cuộn vào thanh gỗ to từng ngón tay cái. Khi một cơn gió đến, anh tôi từ từ thả chiếc diều lên cao. Anh cầm thanh gỗ nhả từng vòng dây. Chú đô-rê-mon lạ kì kia cứ thể bay lên tít trên cao, hòa vào đám chuồn chuồn. Tôi được cầm vào thanh gỗ, khẽ đưa tay thả dây. Mấy sợi vải ở các mép diều cứ phấp phới bay. Cánh diều rộng bằng cái chổi sể ban nãy bây giờ chỉ còn bằng chiếc quạt nan của bà. Chúng tôi cứ thế rong ruổi trên bãi cỏ để diều cứ chao cánh bay liệng.

Chiếc diều đô-rê-mon là món đồ chơi tôi thích nhất. Tôi chỉ mong hè mau tới để được thỏa mình vui cùng những cánh diều. Có lẽ vì diều đã gắn bó với tuổi thơ của chúng ta nên ai đó mới có câu ca “Quê hương là con diều biếc…”