K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 6 2019

Trước tiên: Tận mắt chứng kiến di sản lịch sử của dân tộc, của triều Nguyễn, Kinh thành và Hoàng thành Huế, Ngọ môn, Thái lăng…

Thứ hai, chiêm ngưỡng những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể mà triều đình Nguyễn nói riêng và dân tộc nói chung đã tạo ra như Cửu vị thần công, Cửu đỉnh, nhã nhạc…

Thứ ba, biết rõ hơn về câu chuyện lịch sử của triều đại nhà Nguyễn, các vị vua, chúa, quá trình thống nhất, mở mang lãnh thổ và bảo vệ đất nước của nhà Nguyễn.

Thứ tư, biết về kiến trúc kinh thành, quy mô và sự đồ sộ cũng như hiện trạng hiện nay của kinh thành Huế.

25 tháng 6 2019
  • Mình đã biết được một số nơi như :
  • Cầu Trường Tiền

Cầu Trường Tiền (Tràng Tiền), có chiều dài hơn 402 m với 6 nhịp dầm thép hình vành ngược, là một trong những biểu tượng của xứ Huế mộng mơ.

Du ngoạn Cố đô Huế khám phá vẻ đẹp "chẳng nơi nào có được"

Đầu cầu phía Bắc thuộc phường Phú Hòa, đầu cầu phía nam thuộc phường Phú Hội, 6 nhịp cầu lặng mình soi bóng xuống dòng sông Hương tạo nên một bức tranh có cả họa và thơ. (Ảnh: Baothuathienhue)

Du ngoạn Cố đô Huế khám phá vẻ đẹp "chẳng nơi nào có được"

Khi màn đêm buông xuống, cầu Trường Tiền lung linh màu sắc, tạo nên vẻ đẹp nên thơ cho dòng sông Hương. (Ảnh: Commons)

  • Đại Nội

Nằm bên bờ sông Hương thơ mộng, Đại Nội Huế là quần thế di tích được công nhận là di tích văn hoá thế giới.

Du ngoạn Cố đô Huế khám phá vẻ đẹp "chẳng nơi nào có được"

Có tới gần 140 công trình lớn nhỏ được xây dựng trong lòng Đại Nội. (Ảnh: Zing)

Du ngoạn Cố đô Huế khám phá vẻ đẹp "chẳng nơi nào có được"

  • Lăng tẩm

Lăng tẩm của các vua triều Nguyễn là một phần không thể tách rời khỏi các giá trị, mang dấu ấn thời gian nơi kinh đô Huế.

Du ngoạn Cố đô Huế khám phá vẻ đẹp "chẳng nơi nào có được"

Huế vẫn còn bảo tồn được 7 khu lăng mộ lớn của các vị hoàng đế, hoàng hậu triều Nguyễn, các phi tần… Hầu hết chúng được phân bố ở vùng rừng núi phía tây và tây nam thành phố. (Ảnh: Dulich24)

Du ngoạn Cố đô Huế khám phá vẻ đẹp "chẳng nơi nào có được"

Các lăng tẩm của các đời vua ở Huế đều có nét riêng và những câu chuyện lịch sử thú vị. (Ảnh: Huefestival)

Tuy nhiên, các lăng tẩm thường cách xa nhau và không nằm trong trung tâm thành phố. Bạn nên dành thời gian thuê taxi hoặc thuê xe tự lái (tầm 300.000 đồng) cho 1 tour thăm quan các lăng tẩm như lăng Tự Đức, lăng Minh Mạng, lăng Khải Định…

Du ngoạn Cố đô Huế khám phá vẻ đẹp "chẳng nơi nào có được"

Lăng Minh Mạng – vị vua thứ hai của nhà Nguyễn. (Ảnh: Dacsandulichbamien)

Chùa Thiên Mụ

Chùa Thiên Mụ nằm bên dòng sông Hương thơ mộng, cách trung tâm thành phố khoảng 5 km.

Du ngoạn Cố đô Huế khám phá vẻ đẹp "chẳng nơi nào có được"

Thiên Mụ – ngôi chùa nổi tiếng đất cố đô. Đến đây bạn sẽ được chiêm ngưỡng một quần thể kiến trúc cổ kính và trữ tình, với sự hòa quyện tuyệt vời giữa đình Hương Nguyện, tháp Phước Duyên, điện Đại Hùng với vườn thông và hoa cỏ phía sau. (Ảnh: Flickr)

Du ngoạn Cố đô Huế khám phá vẻ đẹp "chẳng nơi nào có được"

Khuôn viên chùa Thiên Mụ cổ kính nghiêm trang với nhiều cây xanh rợp mát. (Ảnh: Mytour)

Du ngoạn Cố đô Huế khám phá vẻ đẹp "chẳng nơi nào có được"

(Ảnh: Mytour)

  • Đồi Vọng Cảnh

Nếu đang tìm kiếm một nơi để chiêm ngưỡng toàn cảnh Tp. Huế từ trên cao, bạn hãy đến đồi Vọng Cảnh, cách trung tâm thành phố khoảng 7 km.

Du ngoạn Cố đô Huế khám phá vẻ đẹp "chẳng nơi nào có được"

Đứng trên đồi Vọng Cảnh có thể nhìn thấy được phong cảnh xứ Huế, đặc biệt là khu lăng tẩm của các vua nhà Nguyễn. (Ảnh: Vietfuntravel)

Du ngoạn Cố đô Huế khám phá vẻ đẹp "chẳng nơi nào có được"

Từ điểm nhìn trên của lầu Vọng Cảnh, bạn sẽ được ngắm nhìn phong cảnh “sông nước hữu tình” của dòng sông Hương thơ mộng và những lăng tẩm, đền chùa cổ kính, hướng tầm mắt ra xa là trập trùng núi non hùng vĩ. (Ảnh: Youvivu)

Du ngoạn Cố đô Huế khám phá vẻ đẹp "chẳng nơi nào có được"

Nếu có dịp, hãy ghé đồi Vọng Cảnh khi bình minh lên hoặc hoàng hôn buông xuống, bạn sẽ thấy cả góc trời xứ Huế như bừng lên trong ánh nắng lung linh. (Ảnh: Youvivu)

  • Vịnh Lăng Cô

Lăng Cô nằm tại thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc cách Tp. Huế khoảng 70 km. Đây cũng là vịnh biển thứ 3 của Việt Nam nằm trong top 30 bãi biển đẹp nhất thế giới.

Du ngoạn Cố đô Huế khám phá vẻ đẹp "chẳng nơi nào có được"

Nằm dọc theo quốc lộ 1A, cạnh đèo Hải Vân và cách vườn quốc gia Bạch mã chừng 24 km, với bãi cát dài 8 km trắng mịn, lung linh, hài hòa cùng gió nước mây trời nơi xứ Huế tạo nên một bức tranh diệu kỳ. (Ảnh: Divui)

Du ngoạn Cố đô Huế khám phá vẻ đẹp "chẳng nơi nào có được"

Với vẻ đẹp thanh bình, quyến rũ, Lăng Cô đã mang đến cho du khách một sức hút vô cùng mới lạ. Nơi đây, giống như một xứ sở thần tiên, một bức tranh thiên nhiên đẹp đến mê hồn. (Ảnh: Stp)

Du ngoạn Cố đô Huế khám phá vẻ đẹp "chẳng nơi nào có được"

Đến Lăng Cô, du khách không chỉ được tham quan, tắm biển mà còn được tham gia những trò chơi giải trí hấp dẫn như chèo thuyền, lặn biển, câu mực… (Ảnh: Dailytrip)

  • Chợ Đông Ba

Chợ Đông Ba nằm tại số 2 đường Trần Hưng Đạo, Phú Hoà, Tp. Huế, là địa điểm mua sắm lớn nhất là lâu đời nhất tại đây.

Du ngoạn Cố đô Huế khám phá vẻ đẹp "chẳng nơi nào có được"

Đông Ba, ngôi chợ gắn với lịch sử hàng trăm năm của những thời vua nhà Nguyễn. (Ảnh: Zing)

Du ngoạn Cố đô Huế khám phá vẻ đẹp "chẳng nơi nào có được"

Du ngoạn Cố đô Huế khám phá vẻ đẹp "chẳng nơi nào có được"

Có rất nhiều đặc sản Huế được bày bán tại đây như vải may áo dài, nón bài thơ, dầu chàm… Đặc biệt là những món ăn vặt đặc sản như chè Huế, bánh bột lọc, mè xửng, tré, nem… (Ảnh: Vntrip)

Du ngoạn Cố đô Huế khám phá vẻ đẹp "chẳng nơi nào có được"

Ngày nay, chợ không chỉ là nơi mua sắm cho người dân nội đô mà còn là nơi được nhiều du khách ghé thăm để sắm quà lưu niệm cho người thân và bạn bè cho chuyến du lịch Huế đầy thú vị. (Ảnh: Zing)

Món ăn đặc sản xứ Huế

  • Cơm Hến

Du ngoạn Cố đô Huế khám phá vẻ đẹp "chẳng nơi nào có được"

Cơm hến là món ăn dân dã, có mặt ở khắp nơi từ những quán ăn nhỏ trong chợ, các ngõ phố tới những nhà hàng sang trọng trong Tp. Huế. (Ảnh: Khamphahue)

Du ngoạn Cố đô Huế khám phá vẻ đẹp "chẳng nơi nào có được"

Nguyên liệu chính là hến và cơm, ăn kèm tóp mỡ chiên giòn, mắm ruốc, rau sống, hoa chuối, giá đỗ, thân khoai môn trắng thái nhỏ, lạc rang… (Ảnh: Khamphahue)

  • Bún bò Huế

Du ngoạn Cố đô Huế khám phá vẻ đẹp "chẳng nơi nào có được"

Bún bò Huế là món ăn không chỉ nổi tiếng ở Việt Nam mà còn nổi tiếng toàn thế giới. Nhiều khách du lịch nước ngoài đều biết đến món ăn này qua các bài viết trên báo, tạp chí nước ngoài. (Ảnh: 24h)

Du ngoạn Cố đô Huế khám phá vẻ đẹp "chẳng nơi nào có được"

Hương vị và màu sắc rất đặc trưng mà không món ăn nào có được, bởi nó làm từ các loại gia vị như sả, ớt màu, ớt bột, tiêu, tỏi, hành, mắm ruốc…(Ảnh: 24h)

  • Chè hẻm

Du ngoạn Cố đô Huế khám phá vẻ đẹp "chẳng nơi nào có được"

Những hàng chè ở Huế thường nằm trong những con ngõ nhỏ nên bỗng nhiên “chè hẻm” trở thành thương hiệu nổi tiếng. (Ảnh: Meodulich)

Du ngoạn Cố đô Huế khám phá vẻ đẹp "chẳng nơi nào có được"

Những nồi chè thơm ngon hấp dẫn, thanh mát rất phù hợp để giải khát trong những ngày nắng nóng. (Ảnh: Meodulich)

Ngoài các món ăn kể trên, du khách có thể thưởng thức thêm các món ăn đậm đà phong vị miền Trung như bánh nậm, bánh ít, bánh khoái, bánh bèo, bún thịt nướng… với giá dao động từ 3.000-70.000 đồng.

29 tháng 5 2021

Nội dung của văn bản "Ca Huế trên sông Hương" là gì ?

A. Ca ngợi vẻ đẹp của phong cảnh cố đô Huế

B. Ca ngợi vẻ đẹp của những cô gái ở cố đô Huế

C. Ca ngợi vẻ đẹp của những ca sĩ ở cố đô Huế

D. Ca ngợi vẻ đẹp của một sinh hoạt văn hóa ở cố đô Huế

29 tháng 5 2021

Nội dung của văn bản "Ca Huế trên sông Hương" là gì ?

A. Ca ngợi vẻ đẹp của phong cảnh cố đô Huế

B. Ca ngợi vẻ đẹp của những cô gái ở cố đô Huế

C. Ca ngợi vẻ đẹp của những ca sĩ ở cố đô Huế

D. Ca ngợi vẻ đẹp của một sinh hoạt văn hóa ở cố đô Huế

Là sự kết hợp hài hòa của các di tích lịch sử nổi tiếng của Thành Phố Huế: Kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ, lăng của các vua nhà Nguyễn,... với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp như: sông Hương, núi Ngự,...

Những câu chuyện liên quan có thể kể đến như là vua Tự Đức đổi tên lăng, Thái hậu Từ Dũ dạy con

8 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Quần thể di tích Cố đô Huế là những di tích lịch sử – văn hóa do triều Nguyễn xây dựng từ đầu thế kỷ 19 – nửa đầu thế kỷ 20 trên địa bàn kinh đô Huế xưa.
- Cố đô Huế được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế quản lý và UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới vào ngày 11/12/1993.
- Cụm di sản này được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 62 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng. 
- Cố đô Huế nằm dọc 2 bên bờ sông Hương thuộc thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. 

Cố đô Huế ngày xưa là kinh đô của nhà Nguyễn được xây dựng vào năm 1687,nơi đây là nơi khẳng định chủ quyền đất nước cho thấy rằng Việt Nam đã tồn tại ở vùng đất này rất lâu rồi.Cố đô Huế được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1993

26 tháng 5 2017

- Huế từng là kinh đô nhà Nguyễn, hiện tại là cố đô đẹp và cổ kính bên bờ sông Hương

- Huế thơ mộng và trữ tình với điệu Nam ai Nam bình với di sản Nhã nhạc cung đình Huế

- Nhiều danh lam thắng cảnh đẹp lăng Tự Đức, Khải Định, Minh Mạng, chùa Thiên Mụ, biển Lăng Cô, núi Ngự Bình…

Quần thể di thích cố đô Huế

4 tháng 1 2022

Kinh Thành Huế

17 tháng 7 2019

Đáp án A

9 tháng 8 2023

- Câu chuyện tham khảo: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Huế

+ Hoà trong không khí Cách mạng tháng Tám của cả nước, tại Huế, ngày 23/8/1945, nhân dân đã giành được chính quyền.

+ Chiều 30/8/1945, trước cổng Ngọ Môn, hàng vạn người dân xứ Huế chứng kiến giây phút lịch sử: Vua Bảo Đại đọc chiếu thoái vị và trao lại ấn, kiếm cho chính quyền cách mạng. Trên kì đài, cờ đỏ sao vàng tung bay giữa những tiếng hô vang “Việt Nam Dân chủ Cộng hoà muôn năm!”. Sự kiện này đánh dấu sự thắng lợi trọn vẹn của Cách mạng tháng Tám trên đất Cố đô.