Viết đoạn văn phân tích biện pháp tu từ trong các câu thơ sau:(hoặc viết tác dụng của các BPTT cững được)
Nắng thu đang trải đầy
Đã trăng non múi bưởi
Bên cầu con nghé đợi
Cả chiểu thu sang sông.
(Chiều sông Thương - Hữu Thỉnh)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
“Nắng thu đang trải đầy
Đã trăng non múi bưởi
Bên cầu con nghé đợi
Cả chiều thu sang sông”.
Trong đoạn thơ trên nhà thơ đã dùng phép so sánh để ví vầng trăng non lấp ló như “múi bưởi”. Bên cạnh đó ta thấy được hình ảnh của chú nghé con đứng đợi mẹ bên cầu qua phép tu từ nhân hóa đặc sắc. Bằng bút pháp nghệ thuật tài hoa của mình, nhà thơ Hữu Thỉnh đã mang đến cho người đọc những cảm giác thật yên bình, nhẹ nhàng, dân dã và giàu sức gợi cảm của một làng quê thân thuộc.
Chúc bạn học tốt!
Gợi ý:
+BPTT: Nhân hóa : Nắng thu trải đầy; Chiều thu sang sông, nghé đợi
+Tác dụng: Chiều sông Thương được cảm nhận ở thời khắc chiều thu, khi đất trời đang độ giữa thu. Cảnh vật được miêu tả rất thực về dòng sông, bầu trời, con nghé bên cầu đợi… Hình ảnh thơ đẹp dịu dàng, gợi ra bức tranh thanh bình, ấm áp: nắng thu còn trải rộng khắp nhân gian mà trăng non như múi bưởi đã in trên nền trời xanh nhạt, dưới cầu nước chảy trong veo, con nghé bên cầu đợi… Cả chiều thu sang sông. Cảnh lắng đọng như chính sự tồn tại của nó. Đó chính là nét đẹp của bài thơ.
- “Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ”: Hiện tại, tác giả đang sống xa quê hương, nhưng luôn thường trực trong lòng một nỗi nhớ khắc khoải, khôn nguôi. Điệp từ "nhớ"
- Nỗi nhớ độc đáo ở chỗ:
+ Có hình hài “màu nước xanh”, “cá bạc”, “chiếc buồm vôi”.
+ Có hương vị “mùi nồng mặn”, nó đã trở thành một ám ảnh da diết.
Tham Khảo:
Biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa. Biện pháp tu từ so sánh được thể hiện ở hình ảnh "đàn lợn con". Nhờ có biện pháp này, người đọc có thể hình dung được hình ảnh của những chùm dừa một cách sinh động, chân thực. Những quả dừa sum suê như những đàn lợn con xinh xắn. Còn biện pháp tu từ nhân hóa được thể hiện ở hình ảnh "dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng". Hình ảnh nhân hóa được thể hiện ở các động từ dùng cho con người được gán cho cây dừa. Tác dụng đó là giúp người đọc có thể hình dung được cây dừa như một con người thực sự, có hoạt đông, cử chỉ vô cùng sinh động và chân thực.
"Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu": gợi sự phát triển mạnh mẽ của cây dừa đồng thời thể hiện nên sức tỏa khắp nơi của dừa bằng những tàu lá xanh, đẹp của mình.
=> Cách dùng từ nghệ thuật "tỏa" làm câu thơ thêm hay và sâu sắc, độc đáo hơn.
"Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng": nhân hóa hình ảnh những tàu dừa được gió nâng nên giống hành động dang tay của con người, nhân hóa hoạt động dừa cúi nhẹ xuống khi không còn gió cũng là lúc đêm về.
=> BPTT làm gợi sự gần gũi, gắn bó của cây dừa với sắc thái thiên nhiên và người đọc cảm nhận được đó là hình ảnh có hồn, sinh động.
+ "gió" và "trăng" như hai người bạn thân quen hàng ngày của cây dừa và họ là một nhóm bạn luôn đồng hành cùng nhau.
+ động từ "đón", "gọi" gợi giá trị nghệ thuật khi miêu tả dáng vẻ của cây dừa. Từ đó câu thơ thêm giá trị gợi hình gợi cảm, tăng sức diễn đạt hơn hấp dẫn đọc giả.
"Thân dừa bạc phếch tháng năm": gợi tả dáng vẻ thân dừa qua sự nhân hóa thân dừa bạc theo tháng năm.
+ BPTT nhân hóa giúp gợi rõ hình ảnh cây dừa đồng thời đem đến cho người đọc cảm giác gần gũi, sức sống hồ hởi của cây dừa.
=> Truyền tải ý nghĩa dừa cũng có sự già đi như con người.
"Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao": nhân hóa những trái dừa là con của cây dừa làm cho hoạt động sống của một sự vật tưởng như vô tri vô giác, lặng lẽ âm thầm trở nên sinh động, gần gũi với cuộc sống con người hơn.
+ BPTT nhân hóa giúp hình ảnh cây dừa trở nên gần gũi thân thiết, gắn bó với đọc giả qua những dáng vẻ sinh động, tính chất cuộc sống của nó. Từ đó câu thơ giàu chất trữ tình đồng thời giàu sự gợi hình gợi cảm hấp dẫn đọc giả hơn.
So sánh mồ hôi thánh thót như mưa, người nông dân đã muốn diễn tả cụ thể nỗi khó nhọc, vất vả của công việc mình làm. Bên cạnh đó từ láy thánh thót gợi lên hình ảnh từng giọt mồ hôi rơi xuống liên tục, giọt ngắn giọt dài. Tóm lại, câu một chỉ giới thiệu hoàn cảnh lao động, câu hai đã miêu tả hình ảnh một cách cụ thể sinh động, gợi hình, gợi cảm. Tuy sự so sánh này có tính cách thậm xưng nhưng vẫn gây xúc động mạnh cho chúng ta.
Biện pháp tu từ: Phóng Đại, So Sánh
Công việc đồng áng vào ngày mùa phải bận rộn lắm, thế nên mới cày giữa trưa. Và cày giữa trưa, trời nắng hẳn phải cực nhọc lắm. Vì vậy “mồ hôi thánh thót” cũng là điều hiển nhiên thôi. Nhưng mà “thánh thót như mưa ruộng cày” thì đích thị là nói phóng đại rồi. Cái tài của phép phóng đại là người nghe biết mà vẫn nghe, vẫn tin, vẫn đồng cảm vì nó có cơ sở thực tế. Bởi giữa trưa, trời nắng nóng, hẳn phải là thời gian nghỉ ngơi, nhưng đây lại phải cày cho kịp việc. Thế thì đem sự cực nhọc ấy mà nói “mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày” là điều dễ dàng đồng cảm. Chỉ nói như thế may ra mới nói hết được sự vất vả, cực nhọc, lao lực của người nông dân lúc này.
Viết đoạn văn:
- Đoạn thơ trên miêu tả vẻ đẹp của ánh trăng nơi thôn quê bình dị và sự gắn kết của bạn nhỏ với ánh trăng. (0.5đ)
- Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh: “Những hôm nào trăng khuyết/Trông giống con thuyền trôi”, ánh trăng hiện lên thật cụ thể, sinh động, giàu sức gợi hình, kích thích liên tưởng của người đọc, người nghe. (1.5đ)
- Hai câu thơ sau, Nhược Thủy sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa : “Em đi trăng theo bước/Như muốn cùng đi chơi”, ánh trăng hiện lên mang những đặc điểm tâm lý người (theo bước, muốn cùng đi chơi...). Trăng như người bạn tri kỉ cùng bạn nhỏ đi khắp mọi nẻo đường. Đó chính là sự gắn bó, hòa hợp giữa con người với thiên nhiên. (1.5đ)
- Viết theo cấu trúc đoạn văn, có mở đoạn, đầu dòng viết hoa, lùi dòng, kết thúc có dấu câu. (0.5đ)
Bài làm :
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng
(Minh Huệ)
Trong câu thơ trên, nhà thơ Minh Huệ đã sử dụng biện pháp so sánh không ngang bằng rất thành công. Bóng Bác Hồ được so sánh với “ngọn lửa hồng”. Và kết quả cùa phép so sánh thật thú vị: “Bóng Bác cao lồng lộng” - “ấm hơn” - “ngọn lửa hồng”. Nhờ phép so sánh đó, người đọc cảm nhận được tình yêu thương của Bác dành cho những người chiến sĩ, nhữngngười dân công thật ấm áp, vĩ đại biết nhường nào. Tình cảm bao la ấy như đang bao trùm lên, động viên nhân dân trong những ngày tháng chiến đấu gian nan, vất vả.
a,
Bốn câu thơ thể hiện một tình yêu thiết tha đối với quê hương, chọn một đề tài quen thuộc.
- Câu thơ mở đầu: giới thiệu, giống như lời nói thường, một lời nói tự nhiên xuất phát từ tâm hồn tác giả. Dường như cái con sông ấy đã đi vào sâu thẳm tiềm thức nhà thơ và con người nơi ấy, để mỗi khi nhắc đến, họ lại nói bằng một giọng bình thản và thân thương.
+ Tính từ "xanh biếc', "trong" gợi mở sự thanh khiết và nên thơ của dòng sông quê.
- So sánh: "nước gương", tô đậm sự thanh bình tuyệt đối của dòng sông. Ở đây, ta còn nhận thấy cái êm ả của cuộc sống thanh bình bên dòng sông đã phản chiếu cả sự thơ mộng, trong sáng trong tâm hồn tác giả.
+ Nhân hóa "soi", "tóc", biến không gian nghệ thuật hai bên bờ sông thành nhân vật của mình, nhà thơ muốn gợi lên cái "hồn", cái tình của con sông quê. Hàng tre trở thành dân quê, với những sinh hoạt giống con người, hay chính con người yêu quê hương quá, mà nhận ra cả bóng dáng của chị, của mẹ bên con sông yêu thương.
+ Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè/ Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng:
Lại thêm một phép so sánh tuyệt đẹp. Cái nắng của buổi trưa hè là nắng gắt, như tâm hồn tràn đầy nhựa sống và tình yêu thiết tha với quê hương của tác giả vậy. Nó mở ra một khung cảnh trữ tình đầy duyên dáng. Nắng không "chiếu", không "soi", mà là "tỏa", có lẽ chỉ từ tỏa mới có thể diễn tả được hết cái tấm lòng bao la muốn tỏa sáng trọn vẹn dòng sông quê. Sức nóng của mùa hè- sức sống của tác giả, điều đó đã nuôi dưỡng tâm hồn ông, vun đắp những khát vọng đẹp và biết bao nhiêu vần thơ hay về quê hương.
-> Không phải ngẫu nhiên mà khổ thơ được đặt ở vị trí đầu bài thơ. Chưa phải là nỗi nhớ day dứt, nhưng khổ thơ vừa gợi đề tài, cảm hứng của toàn bài, lại kín đáo gợi mở lòng yêu nước bền chặt, sâu nặng. Rất khéo léo, Tế Hanh đã nhắc nhở biết bao nhiêu người về những vẻ đẹp bình dị mà đáng trân trọng của quê hương đất nước mình.
b,Ký ức ùa về mãnh liệt trong một không gian lấp lánh ánh sáng và mở ra bao kỷ niệm tuổi thơ ngọt ngào thương mến. Bài thơ đánh động tâm tư của bao người con miền Nam, khi nhớ về những dòng sông miền Trung hầu như quanh năm xanh biếc. Màu xanh biếc còn là nỗi nhớ ánh xạ trong tâm hồn nhà thơ. Và cũng thật tự nhiên khi những hồi tưởng của tác giả lại có sức lay động thật mãnh liệt đến độc giả. Khi không gian kỷ niệm hiện lên trong ngần, tỏa nắng và mát rượi, đó cũng là lúc quê hương hiện hữu gần gũi, quyện hòa với hồn người.
Với cái nhìn tinh tế, với tấm lòng yêu quê đến tha thiết và băng hình ảnh nhân hóa liên tưởng, tác giả đã vẽ nên một bức tranh con sông quê thật thơ mộng găn bó gần gũi với bao lớp người đã được sinh ra và lớn lên dưới lũy tre xanh, với cây đa, bến nươc, sân đình.
Con sông quê ! Con sông quê ! người bạn thân thiết gần gũi của tôi. Khi tôi sinh ra và lớn lên sông quê tôi đã cố tự bao giờ.Có lẽ với tính tình hiền hòa và dịu dàng như một người thiếu nữ, nhịp nhàng trôi theo cùng năm tháng thời gian, cho nên nó mới có tên gọi là dòng sông Chảy.
Suốt bốn mùa xuân, hạ, thu,đoong,dòng sông quê tôi giống như một nàng tiên áo xanh hiền,chăm chỉ tưới mát cho những cánh đồng lúa ngô khoai tốt tươi màu mỡ doc hai bên bờ sông. Nhất là vào những buổi hoàng hôn, khi tưng đàn cò trắng chấp chới bay dọc bờ sông tim nơi nghỉ ngơi sau một ngày kiếm ăn mệt mỏi,dưới ánh nắng lấp lóa của buổi chiều tà, khuôn mặt dòng sông sáng lên như mỉm cười với vạn vật, rồi mới chịu để cho màn đêm từ từ buông xuống. Trong đêm khuya tĩnh mịch sông mơ màng lắng nghe những âm thanh đều đều của tiếng cuốc kêu gọi bạn, thỉnh thoảng lại rội lên tiếng hoc vang vọng của người thuyền chài khua mái chèo thả lưới trên sông. Để rồi chợt bừng tỉnh với âm thanh náo động của những người đi chợ đang chờ chuyến đò ngang sang bờ bên kia lúc bình minh.Lại một ngày mới bắt đầu với những hoạt động huyên náo của bọn trẻ chăn trâu dọc hai triền đ, tiếng gõ leng keng của người dân chài đánh cá và âm thanh ầm ì của những chiếc thuyền chở cát đang xuôi dòng .Tất cả những hình ảnh và hoạt động đó góp phần làm cho dòng sông quê tôi thật thơ mộng và thanh bình cùng với kí ức thời gian.
Bài làm
Nắng thu đang trải đầy
Đã trăng non múi bưởi
Bên cầu con nghé đợi
Cả chiều thu sang sông.
BPTT:
+ Trải đầy: Nhân hóa: Làm cho mọi vật, hiện tượng sao cho sống động và thú vị hơn.
+ Trăng non múi bưởi: So sánh: Có ý nói trăng đêm non mơn mởn như múi bưởi.
# Chúc bạn học tốt #