Cuối cấp r nhớ những kỉ niệm hồi lớp nnăm quá
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Z mak hồi cấp một cứ nghĩ lên cấp hai hok sướng h thì rõ khổ
Tác giả nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc trong buổi tựu trường đầu tiên của bản thân mình. Sự hồi tưởng ấy gợi lên những kỉ niệm nao nức khôn nguôi về con đường tới trường, trường Mĩ Lí, lớp học, ông đốc, thầy cô, bạn mới.
Một người bạn là người mỉm cười khi bạn cười, vui khi bạn vui, nhưng không khóc khi bạn khóc, vì khi ấy họ còn phải nắm tay và ôm lấy bạn.
🙂 🙂 🙂
Tham khảo
“Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, để trở về với giấc mơ ngày xưa…”. Đó là câu hát được trích từ ca khúc Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ của ca sĩ Lynk Lee. Đó là nỗi lòng chung của rất nhiều người trên thế giới này. Nỗi lòng ấy chẳng có gì lạ khi những ngày tháng tuổi hồng mộng mơ ấy quá đẹp đẽ, quá tuyệt vời. Và nó càng lung linh hơn khi nó đã trôi qua là không trở lại. Nó chỉ có thể trở lại trong hồi tưởng của mỗi người. Cũng như em, mỗi buổi trưa hè, lại nhớ mãi về kỉ niệm năm đó.
Còn nhớ hồi đó, em là cô bé học lớp 1 nhỏ con nhưng nghịch ngợm. Bà thường ví em là một chú khỉ đáng yêu. Thuở đó, ngủ trưa là một cực hình đối với em cũng như các bạn nhỏ khác. Cứ chờ bố mẹ ngủ say, em sẽ lẻn qua bờ rào thưa phía sau nhà, chạy ra bụi tre đầu làng, tụ tập cùng các bạn. Ngồi dưới bóng mát của cây tre, tránh đi cái nắng oi ả của mùa hè, chúng em ngồi tụm lại với nhau nói đủ thứ chuyện trên đời. Rồi bắt đầu nghĩ ra đủ trò để chơi. mà em mê nhất chính là trò bện đồng hồ từ lá tre gà.
Những chiếc lá tre dài, qua bàn tay điệu nghệ của những đứa trẻ trở thành chiếc đồng hồ xinh đẹp màu xanh. Thế nhưng em lại rất vụng về, mãi chẳng làm được. Những chiếc lá cứ bị nhàu đi trong tay em mà mãi chẳng thành hình. Những đứa trẻ khác thấy vậy, lén tụ vào cười khúc khích khiến em ngượng chín cả mặt.
Chỉ riêng Cúc là không như vậy. Cậu ấy vẫn kiên trì làm cô giáo nhỏ, dạy em bện đồng hồ. Suốt bao buổi trưa hè, dưới bóng mát tre ngà, hai cô trò nhỏ cần mẫn dạy nhau đan lá. Dưới sự chỉ bảo của Cúc, cuối cùng em cũng đan thành công một chiếc đồng hồ lá tre đầu tiên. Tuy nó rất xấu nhưng vẫn là thành quả tuyệt vời mà em cố gắng bao lâu. Cuối cùng, em đã đem chiếc đồng hồ đó tặng cho Cúc, còn Cúc đan một chiếc khác tặng cho em. Còn bảo là đó là cặp đồng hồ tình bạn, chỉ cần còn giữ nó thì sẽ mãi không xa nhau.
Đến bây giờ, gốc tre vẫn còn đó, chiếc đồng hồ ngày nào tuy đã héo khô, nhưng vẫn được em cất giữ cẩn thận. Nhưng còn Cúc thì đã rất lâu rồi em chẳng được gặp. Vì cuối mùa hè năm đó, Cúc theo gia đình sang Mĩ định cư. Ngày chia tay đó, nắng hạ đỏ rực như đỏ lửa, nhưng lòng em thì nguội lạnh dần. Từ đó đến nay, bao mùa hạ đã đi qua, cảnh xưa vẫn vậy, chỉ là người đã rời đi. Nhưng em vẫn tin chắc rằng, một ngày nào đó, Cúc sẽ trở về, chúng em sẽ ôm nhau thật lâu, rồi lại ngồi xuống nơi gốc tre này, đan lại từ đầu chiếc đồng hồ tình bạn.
Kỉ niệm đó là mảnh ghép đẹp nhất, trân quý nhất của em về những ngày tháng tuổi thơ đã trôi qua. Em luôn nhớ về nó để hoài niệm, nhưng cũng để tiến tới tương lai phía trước. Một tương lai sáng rỡ với những đoàn tụ và hạnh phúc.
Tham khảo:
Có một đứa bé, một tuổi thơ ngay trong người lính. Nhà thơ Xuân Quỳnh – Thi sĩ của tình yêu lại có một tứ thơ khá xúc động khi viết về “Tiếng gà trưa” với những ký ức tuổi thơ gắn bó thân thiết với một làng quê nông thôn rơm rạ mộc mạc. Tiếng gà trưa như đánh thức tâm hồn rạo rực của người chiến sĩ khi hành quân xa dừng chân bên xóm nhỏ. Tiếng gà nhảy ổ cục tác, cục ta làm xốn xang lòng người. Ở đây nhà thơ không chỉ cảm thấy mà “nghe” được.
Đó vừa là tiếng vọng của một thời tuổi thơ lại là náo nức của hiện tại: “Nghe xao động nắng trưa – Nghe bàn chân đỡ mỏi – Nghe gọi về tuổi thơ”. Tiếng gà làm tan đi mệt nhọc ngưng đọng ở một khoảnh khắc thời gian bóng nắng tròn, của ngưng nghỉ, của yên ắng. Tiếng gà nhảy ổ đẻ trứng – Một sự sống tươi ròng tròn trĩnh và đầy đặn đã chạm vào bao kỷ niệm thức dậy. Chỉ mấy nét chấm phá sắc màu tươi tắn của “ổ rơm hồng”, của gà mái tơ “mình hoa đốm trắng” và “Này con gà mái vàng – Lông óng như màu nắng”.
Những gam màu hòa sắc với nhau: Hồng, trắng, vàng đã giao thoa dệt nên màu nắng màu của ấm áp tình người. Và dòng ký ức cứ hiện lên từ mùa hè sang đông với hình ảnh người bà tần tảo, phúc hậu cứ hiện dần lên rõ nét với bao lo toan thực tế của đời thương.
Thơ Xuân Quỳnh thường có sự nhạy cảm, trực cảm thương yêu chia sẻ như thế. Bởi trái tim chị, trái tim của một người mẹ thường hướng tới những sự thiếu hụt để khao khát mong bù đắp lại sự trọn vẹn đủ đầy: “Bà lo đàn gà toi - Mong trời đừng sương muối – Để cuối năm bán gà - Cháu được quần áo mới” đã lay thức lòng người. Tôi cứ nghĩ sương muối của trời hay sương muối trên tóc bà – Cái rụng xuống theo quy luật của thời gian để chăm lo cái mọc lên của niềm vui con trẻ.
Khổ kết bài thơ viết về những điều lớn lao trong những điều đơn sơ giản dị nhất. Tiếng gà cục tác, cuộc sống bình yên ấy là ước mơ khao khát thanh bình của người lính hành quân ra mặt trận. Bài thơ kết lại nhưng ta vẫn còn nghe âm vang, âm vọng thiết tha ân tình bởi: “Cháu chiến đấu hôm nay – Vì lòng yêu Tổ quốc – Vì xóm làng thân thuộc – Bà ơi cũng vì bà – Vì tiếng gà cục tác - Ổ trứng hồng tuổi thơ” . Với hạnh phúc thật đơn sơ như quay quần ríu rít với vẻ đẹp lý tưởng bắt đầu từ một vẻ đẹp tâm hồn trong trẻo và tinh khiết, bình dị như thế. Đó cũng chính là cội nguồn sức mạnh, ý chí chiến đấu của người chiến sĩ…
Chúc bạn học tốt!
cảm ơn bạn nhiều lắm!
Chúc bạn có kết quả học tập thật tốt nhé!!!
Mọi ng thấy đúng cho
Đúng