K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 5 2019

C có thể viết doạn văn ra được k?

12 tháng 5 2019

viết đoạn văn ra có đc ko

Phần III: Đọc – hiểu Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: ​“Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người đời đời,...
Đọc tiếp

Phần III: Đọc – hiểu Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: ​“Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp.” (Ngữ văn 6- tập 2, trang 97) Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2: Đoạn văn trên diễn tả điều gì ? Hãy tìm một câu văn nêu bật được ý đó. Câu 3: Hãy chỉ ra phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn và nêu tác dụng của chúng. Câu 4: Xác định các TP chính, phụ trong từng câu. Các câu đó có phải là câu trần thuật đơn không ? Vì sao ? Câu 5: Hãy viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về hình ảnh cây tre trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta.

1
2 tháng 8 2021

Câu 1 

đoạn văn trên trích trong văn bản : Cây tre Việt Nam của tác giả Thép Mới

Câu 2 

đoạn văn trên diễn tả sự gần gũi của cây tre đối với con người 

câu nêu bật được ý đó : '' Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn ''

Câu 3

BPTT : nhân hóa 

tác dụng : cho ta thấy được sự gần gũi của cây tre đối với con người từ thưở sơ khai

Câu 4

 

+ “Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. 

-> Bóng tre là thành phần chính : CN

-> câu này là câu trần thuật đơn vì có đầy đủ CN , VN

->  trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn.  là thành phần chính : VN

+ Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. 

-> Dưới bóng tre của ngàn xưa là thành phần phụ : TN

-> thấp thoáng là thàh phần chín h: CN

->  mái đình, mái chùa là thành phần chính CN

-> cổ kính là tính từ : thành phần phụ

-> đây là câu tragfn thuật đơn vì có đầy đủ CN , VN

+  Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời

->  Dưới bóng tre xanh là thầnh phần phụ ; TN

-> ta là thành phần chính : CN

->  gìn giữ một nền văn hoá lâu đời là thành phần chính : VN

-> câu này là câu trần thuật đơn vì có đầy đủ CN , VN

+  Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp.”

->Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, là thành phần phụ : TN

-> người dân cày Việt Nam là TP chính : CN 1

 -> dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. là TP chính : CN1

-> tre ;à TP chính : CN 2

-> e ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp.” : VN2

Câu 5 Tham khảo

Tre trong sự nghiệp dựng nước cũng bất khuất, can trường với khí tiết ngay thẳng: “ Tre xung phong vào xe tăng đại bác.Tre giữ làng giữ nước , giữ mái nhà tranh,giữ đồng lúa chín.Tre hi sinh để bảo vệ con người”. Tre lăn xả vào kẻ thù vào cái ác, dù cái ác rất mạnh , để giữ gìn non sông đất nước, con người.Trẻ là đồng chí của ta, trẻ vì ta mà đánh giặc. Kì lạ thay cái cối xay tre là biểu tượng về cuộc đời lam lũ, về sự chịu đựng bền bỉ dẽo dài, vẫn là cây tre nhũn nhặn ấy ,nó nhọn hoắt mũi tầm vông với sức mạnh của Thánh Gióng năm xưa đánh đuổi giặc Ân cứu nước.Mai này, KHKT có phát triển đến đâu, cũng không thể thay thế hình ảnh cây tre trong tâm hồn của con người Việt Nam . Nó trở thành cây tre tinh thần là bóng mát ,là khúc nhạc tâm tình, còn là biểu tượng cao quý cho phẩm chất cốt cách con người Việt Nam .

 

II/ ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN (3,0 điểm)Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi ở bên dưới               Bênh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương ngày 8/2/2021               Thiên thần của chị!               Em đang ngủ hồn hiên, đôi môi chúm lại như đang mút kẹo. Còn chị, chị ngắm nhìn em, một thiên thần được sinh ra giữa mùa Covid, với niềm hạnh phúc không gì tả nổi. Chị muốn nói với  em thật nhiều về những...
Đọc tiếp

II/ ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi ở bên dưới
               Bênh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương ngày 8/2/2021
               Thiên thần của chị!
               Em đang ngủ hồn hiên, đôi môi chúm lại như đang mút kẹo. Còn chị, chị ngắm nhìn em, một thiên thần được sinh ra giữa mùa Covid, với niềm hạnh phúc không gì tả nổi. Chị muốn nói với  em thật nhiều về những tháng ngày chị cùng em ở trong khu cách ly này nhưng em quá bé nhỏ chẳng thể ghi nhớ nổi điều gì. Thế nên chị viết những dòng này cho em của chị.
…Em à! Chị thật may mắn vì được ở đây trong những ngày qua. Thời gian gần một tháng trời đã cho chị hiểu rằng bên trong tấm biển “KHU VỰC CÁCH KY ĐẶC BIỆT” kia không phải là những điều đáng sợ như người ta vẫn tưởng mà là cả một thế giới của sự ân cần chăm sóc, của những tấm lòng ấm áp yêu thương. Thế giới có những anh hùng thầm lặng, sẵn sàng cho đi mà không đòi hỏi bất cứ thứ gì. Nơi đây đã cho chị biết hạnh phúc không phải chỉ là được ăn ngon, mặc đẹp, được thỏa sức vui chơi mà là được sống trong niềm tin về tình yêu thương giữa những con người. Bây giờ, chị thực sự hiểu rằng vì sao một đất nước nhỏ bé trên bản đồ thế giới lại khiến cho các cường quốc năm châu phải nể phục trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19. Đơn giản thôi em ơi, mỗi con người của dải đất này đều truyền đến nhau thông điệp 5K: “Khẩu trang- Khử khuẩn-Khoảng cách-Không tụ tập- Khai báo y tế”. Tất cả cùng hòa chung “Vũ điệu rửa tay-Ghen Covy”. Tất cả cùng đồng lòng “Chống dịch như chống giặc”, và anh dũng nhất là những nhân viên y tế tuyến đầu.
       (Trích “Bức thư đạt giải Nhất quốc gia cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 50 của em Đào Anh Thư, lớp 8A2 trường THCS Nguyễn Huy Tưởng, Đông Anh, Hà Nội)

Câu 1: (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản ?
Câu 1: (0,5 điểm) Theo lời nguời chị trong phần đầu bức thư, chị muốn nói với em mới sinh của mình điều gì?
Câu 3: (1,0 điểm) Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu “Tất cả cùng đồng lòng “chống dịch như chống giặc”….
Câu 4: (1,0 điểm) Bản thân em đã làm gì để phòng chống đại dịch Covid-19 ? 
III/TẬP LÀM VĂN (5,0 điểm)

0
ĐỀ LUYỆN TẬP  8I. Đọc-hiểu: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi cho bên dưới:… Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm  và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần. Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu,...
Đọc tiếp

ĐỀ LUYỆN TẬP  8
I. Đọc-hiểu: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi cho bên dưới:
… Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm  và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần. 
Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay. Lời ấy tưởng không có gì là quá đáng. 
[...] Nếu trong pho lịch sử loài người xoá các thi nhân, văn nhân và đồng thời trong tâm linh loài người xoá hết những dấu vết họ còn lưu lại thì cái cảnh tượng nghèo nàn sẽ đến bực nào!...
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên. Nêu công dụng và ý nghĩa của văn chương.
Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.
Câu 3. Phân tích thành phần cấu tạo của câu sau. Tìm cụm chủ - vị làm thành phần câu hoặc làm thành phần của cụm từ. Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.
Câu 4. Trong câu trên, ngoài cụm chủ - vị làm nòng cốt câu (chủ ngữ - vị ngữ) các cụm chủ - vị còn lại đóng vai trò gì?
Câu 5.Dấu chấm phẩy trong câu dùng để làm gì?
Câu 6. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép liệt kê có trong đoạn văn ? 

1
3 tháng 4 2022

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính:Nghị luận

Công dụng:

-Giúp gợi lòng vị tha.

-Gây cho ta những tình cảm chưa có, luyện những tình cảm sẵn có.

Ý nghĩa:

Văn chương có nguồn gốc cao đẹp, có công dụng rõ ràng, gợi tình yêu, lòng đồng cảm.

Câu 2:

Nội dung chính:Nói về công dụng và ý nghĩa của văn chương

Câu 3:

Văn chương// gây cho ta những tình cảm ta /không có, luyện những tình

                                                                  C         V                  

 _________//________________________________________________

 CN                                                     VN

cảm ta /sẵn có.

       C     V

_____________

VN

Câu 4:

Cụm C-V trong câu trên mở rộng thành phần phụ ngữ cho cụm danh từ

Câu 5:

Tác dụng:Để ngắt quãng câu và liệt kê

Câu 6:

-Biện pháp tu từ:Liệt kê ở câu "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm  và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần"

-Tác dụng:khẳng định những tác dụng của văn chương không những '' gây cho ta những tình cảm ta không có" mà "còn luyện cho ta những tình cảm ta đã có"

 

Phần I: Đọc – hiểu Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:“Sách mở mang trí tuệ, hiểu biết cho ta, dẫn dắt ta vào những chỗ sâu sắc, bí ẩn của thế giới xung quanh, từ sông ngòi, rừng núi cho tới vũ trụ bao la. Sách đưa ta vào những thế giới cực lớn, như thiên hà, hoặc cực nhỏ, như thế giới của các hạt vật chất      Sách đưa ta vượt qua thời gian, tìm về với những biến cố lịch...
Đọc tiếp

Phần I: Đọc – hiểu

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Sách mở mang trí tuệ, hiểu biết cho ta, dẫn dắt ta vào những chỗ sâu sắc, bí ẩn của thế giới xung quanh, từ sông ngòi, rừng núi cho tới vũ trụ bao la. Sách đưa ta vào những thế giới cực lớn, như thiên hà, hoặc cực nhỏ, như thế giới của các hạt vật chất

      Sách đưa ta vượt qua thời gian, tìm về với những biến cố lịch sử xa xưa hoặc chắp cánh cho ta tưởng tượng tới ngày mai, hoặc hiểu sâu hơn hiện tại.

         Sách là báu vật không thể thiếu đối với mỗi người. Phải biết chọn sách mà đọc và trân trọng, nâng niu những cuốn sách quý.                                                            

            (Ngữ văn 7- tập 2 )

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của ngữ liệu trên.

Câu 2: Hãy chỉ ra hai lợi ích của việc đọc sách được đề cập đến trong đoạn trích.

Câu 3: Tìm câu rút gọn trong đoạn văn trên và cho biết câu văn đó đã được rút gọn thành phần nào? Tác dụng của việc rút gọn thành phần đó?

Câu 4: Theo em, chúng ta cần có thái độ như thế nào đối với sách?

Phần II: Tập làm văn

Câu 1 : Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tác dụng của việc đọc sách.

Câu 2: Hãy chứng minh ý kiến: Thiên nhiên là người bạn tốt của con người.

 

 HELP MEEEEEEEEEEEEEEEEEEE!

 

0
ĐỀ LUYỆN TẬP  7I. Đọc-hiểu: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi cho bên dưới:“Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hoà một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca.Câu chuyện có lẽ chỉ là câu chuyện...
Đọc tiếp

ĐỀ LUYỆN TẬP  7
I. Đọc-hiểu: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi cho bên dưới:
“Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hoà một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca.
Câu chuyện có lẽ chỉ là câu chuyện hoang đường, song không phải không có ý nghĩa. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.”
1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Do ai sáng tác? Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn trên? 
2. Tìm cụm chủ vị mở rộng trong câu văn in đậm và cho biết cụm chủ vị đó mở rộng cho thành phần nào của câu hoặc của cụm từ ?
3. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép liệt kê có trong đoạn văn ? 
4. Theo em, tác giả kể câu chuyện về một nhà thi sĩ Ấn Độ nhằm dụng ý gì ?
5. Kể tên một tác phẩm văn học mà em được học, được đọc có đề cao, ca ngợi tình yêu thương. Phân tích một vài nét để thấy rõ điều đó.
6. Theo tác giả, văn chương có nguồn gốc từ đâu?

1
1 tháng 4 2022

1- ĐOẠN VĂN TRÍCH TỪ VĂN BẢN Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG.

-TÁC GIẢ LÀ HOÀI THANH

-PTBĐ LÀ NGHỊ LUẬN

4 Việc đưa câu chuyện về một thị sĩ ở Ấn Độ nhằm nêu lên dẫn chứng , đưa phần lí lẽ vừa có cảm xúc hình ảnh ấy để làm phần mở bài , khiến phần mở bài hay , có cảm xúc hơn cũng như từ đó để đúc rút ra nguồn gốc của thơ ca

5

-Có nhiều tác phẩm thể hiện tình yêu quê hương đất nước và tinh thần tự hào dân tộc rất cao của tác giả cũng như của chính đọc giả. Đó là tình cảm mà mỗi người khi sinh ra đều có được. D/c: Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Từ ấy (Tố Hữu), Bến quê (Nguyễn Minh Châu), Làng (Kim Lân), Quê hương (Tế Hanh)...

6-Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài. Cốt yếu là quan trọng nhất nhưng chưa phải là tất cả. Do đó, có thể có quan niệm khác về nguồn gốc văn chương, chẳng hạn "văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động của con người".

BẠN THAM KHẢO NHA.

2 tháng 4 2022

D/c: Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Từ ấy (Tố Hữu), Bến quê (Nguyễn Minh Châu), Làng (Kim Lân), Quê hương (Tế Hanh)...
D/c là gì vậy bạn

 

I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (4 điểm) Hãy đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi nêu bên dưới. […] Anh hạ giọng nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều: - Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Và, khi ta làm việc, ta với...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (4 điểm) Hãy đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi nêu bên dưới. […] Anh hạ giọng nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều: - Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Và, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác ? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc ? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy. Bác lái xe đi, về Lai Châu cứ đến đây dừng lại một lát. Không vào giờ “ốp” là cháu chạy xuống chơi, lâu thành lệ. Cháu bỗng dưng tự hỏi: Cái nhớ xe, nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô hội thì xoàng. Cháu ở liền trong trạm hằng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?” (Trích Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9 - Tập một, NXBGD) a. Xác định các phương thức biểu đạt trong đoạn trích trên. b. Tìm từ ngữ xưng hô có trong đoạn trích. c. Nhân vật anh thanh niên đang nói với ai? Hãy chuyển lời thoại sau thành lời dẫn gián tiếp: Cháu nói: “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì ?” d. Qua tâm sự,“công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”, em cảm nhận được vẻ đẹp gì ở nhân vật “cháu" ?

0
ĐỀ LUYỆN TẬP  9I. Đọc-hiểu: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi cho bên dưới:        “Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X thuộc phủ X xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất.Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào...
Đọc tiếp

ĐỀ LUYỆN TẬP  9
I. Đọc-hiểu: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi cho bên dưới:
        “Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X thuộc phủ X xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất.Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy tướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm.”
     Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.”
1. Đoạn văn trên được trich từ  vb nào? Ai là tác giả? Văn bản đó thuộc thể loại gì? Nêu xuất xứ đoạn trích. PTBĐ chính.
2. Nêu ngắn gọn nội dung đoạn văn trên. Dấu chấm phẩy dùng để làm gì?
3. Tìm câu đặc biệt và nêu tác dụng.
4. Tìm và nêu tác dụng phép liệt kê trong đoạn văn trên.

1
5 tháng 4 2022

Tham khảo:

Câu 1: Đoạn văn được trích trong văn bản"Sống chết mặc bay" . Tác giả là Phạm Duy Tốn.Văn bản đó thuộc thể loại tự sự

Câu 2:Nội dung: tình cảnh khốn đốn, vất vả của dân phu làng X đang cố gắng " giữ gìn", bảo vệ khúc đê sông Nhị Hà sắp vỡ.

Tác dụng của dấu chấm phẩy: giúp câu văn tăng tính gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt,nhấn mạnh nguy cơ vỡ đê làng X.

Câu 3:

 Câu đặc biệt là: Gần một giờ đêm

Tác dụng: Xác định thời gian, nơi chốn

Câu 4:

Câu sử dụng liệt kê:"Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột."

-Kiểu liệt kê: Liệt kê không theo từng cặp, liệt kê ko tăng tiến.

ĐỀ 6:  Đọc – hiểu Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:          “Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói ngồi chuyện gẫu với nhau. Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi nó như thế nào. Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm thầy chung nhau tiền biếu người quản voi, xin cho voi đứng lại để cùng xem. Thầy thì sờ vòi, thây thì sờ ngà, thầy thì sờ tai, thầy thì sờ chân, thầy thì sờ...
Đọc tiếp

ĐỀ 6:  Đọc – hiểu

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

          “Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói ngồi chuyện gẫu với nhau. Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi nó như thế nào. Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm thầy chung nhau tiền biếu người quản voi, xin cho voi đứng lại để cùng xem. Thầy thì sờ vòi, thây thì sờ ngà, thầy thì sờ tai, thầy thì sờ chân, thầy thì sờ đuôi.”

                                                                               (Ngữ văn 6- tập 1, trang 101, 102)

Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Văn bản ấy thuộc thể loại nào của truyện dân gian, nêu khái niệm về thể loại đó? Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản em vừa tìm được? Hãy kể tên hai tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 6 cùng thể loại với văn bản đó?

Câu 2: Nhân vật chính trong văn bản em vừa tìm được là ai? Giữa họ có những điểm chung gì?

Câu 3: Cách xem voi của họ có gì đặc biệt?

Câu 4: Tìm 2 cụm danh từ trong đoạn văn trên và sắp xếp vào mô hình cụm danh từ.

Câu 5: Văn bản em vừa tìm được đem đến bài học gì cho bản thân em?

Giúp ik vs đang cần gấp

0
Phần I: Đọc – hiểu Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:                   “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp...
Đọc tiếp

Phần I: Đọc – hiểu

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

                   “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”

                                                                                       (Ngữ văn 7- tập 2,  trang 24)

Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Văn bản ấy trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?

Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản em vừa tìm được.

Câu 3: Xác định luận điểm của đoạn văn trên.

Câu 4: Biện pháp điệp cấu trúc trong câu: “Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” có tác dụng như thế nào?

Câu 5: Với hai cụm từ «lướt qua».. «nhấn chìm», tác giả đã khẳng định điều gì về lòng yêu nước?

Phần II: Tập làm văn

Câu 1 : Hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về lòng yêu nước

Câu 2: Chứng minh: Sách là người bạn lớn của con người

1
15 tháng 3 2022

Câu 1 :

`-` Trích từ văn bản : Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

`-` Văn bản trích trong : Báo cáo Chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội lần thứ II.
`-` Tác giả : Chủ tịch Hồ Chí Minh

Câu 2 : PTBĐ chính : nghị luận

Câu 3 : Luận điểm : Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.

Câu 4 : Tác dụng : thể hiện tinh thần yêu nước mãnh liệt của nhân dân ta, nhờ tinh thần đó mà chúng ta mới giành lại được độc lập dân tộc. 

Câu 5 : Tác giả đã khẳng đinh :

`-` Lòng  yêu nước của nhân dân đủ mạnh mẽ và to lớn để lướt qua mọi sự nguy hiểm.

`-` Đủ can đảm và giàu tình yêu nước để nhấn chìm giặc ngoại xâm.

Phần II.

Câu 1 : Tham khảo:

Trên dải đất hình chữ S đã phải chịu bao nhiêu là đau thương và mất mát. Hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông ta. Nhưng dù trong hoàn cảnh nào thì chúng ta vẫn với "một lòng nồng nàn yêu nước" đứng lên chiến đấu anh dũng để dành độc lập cho Tổ Quốc, quét sách bọn giặc ngoại xâm. Và từ xưa đến giờ, tuổi trẻ, thanh niên vẫn luôn là đôi cánh to lớn nhất, mạnh mẽ nhất để bảo vệ đất nước. Thế nhưng, thực tế hiện nay thì dường như những điều ấy chỉ tồn tại trong một số ít bạn trẻ mà thôi. Đa phần số đông còn lại thì đường như trí óc của họ đã không còn đủ chỗ để chứa đựng những tình cảm về quê hương, đất nước mà thay vào đó, là những đam mê, cám dỗ. Có rất nhiều thanh niên vô trách nhiệm với dân tộc. Hệ quả đó là sự tụt lùi, suy thoái hay diệt vong chăng…. Hãy thức tỉnh đi những người trẻ tuổi, hãy để lòng tự hào dân tộc chiếm trọn lấy con tim, hãy để tình yêu quê hương, đất nước dập tắt những ngọn lửa dục vọng, đam mê. Hãy xây dựng và bảo vệ đất nước này, một đất nước đã chứa đầy xương, đầy máu của ông cha ta, đã chất đầy mồ hôi, nước mắt của dân tộc ta, một đất nước mà ta là một phần trong đó.

Câu 2 : Tham khảo:

* Tìm hiểu đề: sách là người bạn lớn của con người

- Cần tìm hiểu về sách

- Sách là gì ? Có lợi ích như nào ?

- Cần đưa ra những biểu hiện cụ thể

I> MỞ BÀI:

- Giới thiệu về sách: một người bạn thân thiết của con người, giúp ta tiếp thu tri thức của nhân loại chính là sách

- Dẫn dắt đi vào câu nói của M.Go-rơ-ki: '' sách là người bạn lớn của con người ''

II> THÂN BÀI:

1. Giải thích câu nói:

– Sách là gì ?

- Là sản phẩm của quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và là kho tàng quý báu của nhân loại.

– Sách còn là di sản văn hóa của mỗi dân tộc trên đất nước được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sách cũng là công cụ giao tiếp, trau dồi kiến thức, sự hiểu biết lên tầm cao hơn của các thế hệ sau này

- Sách tốt là gì ?

- Sách tốt là đem lại cho chúng ta những kiến thức đúng đắn, hay và bổ ích

=> Đừng nên đọc những loại sách xấu mà nên chọn lựa sách tốt mà học

2. Đưa ra các biểu hiện: 

a. Tại sao sách là con đường sống?

– Vì sách là nguồn kiến thức vô tận của loài người.

–  Thời nay, con người đã biết chế tạo ra giấy rồi ghi lại những thông tin mà người cổ xưa để lại và đúc kết thành một cuốn sách.

– Nhiều tác giả tài năng với những cuốn sách tuyệt vời phục vụ cho lợi ích của cộng đồng.

b. Vậy sách có tác dụng gì đối với chúng ta?

– Sách giống như một người bạn, người thầy, dạy chúng ta những điều hay, nuôi dưỡng tâm hồn và làm giàu trí tuệ cho mỗi người. Chính vì vậy, việc đọc sách cần được thực hiện mỗi ngày giống như ăn uống, đọc nhiều, tích lũy nhiều, làm nền tảng cho trí thức và phát triển tâm hồn.

- Sách tốt thì chính là tài sản tri thức quý báu, nguồn tri thức vô tận của những người vĩ đại để lại. Sách tốt là sách mang tính giáo dục, chứa những nội dung có ích, có tác động tích cực đến cuộc đời, cách nghĩ và hành vi của mỗi người.

- Sách tốt làm bồi dưỡng, tu dưỡng những tình cảm tư tưởng đẹp đến mỗi cá nhân. Còn bạn hiền là người bạn không chỉ giúp ích cho chúng ta mà còn luôn giúp chúng ta phát triển bản thân về mọi mặt. Một người bạn hiền sẽ là bệ đỡ giúp chúng ta thành công trong cuộc sống.

- Sách tốt giống như một người bạn hiền vì cuốn sách này sẽ truyền những thông tin có ích cho bạn đọc. Những câu chữ trong sách sẽ gây dựng những cách nghĩ và việc làm tích cực cho người đọc. 

c. Bàn bạc, mở rộng vấn đề

– Bên cạnh đó, vẫn có những loại sách hay truyện đen, sách có nội dung không hay, thô tục như văn hoá phẩm đồi trụy, gây ảnh hưởng đến nhiều người nếu như quá tò mò về những nội dung ấy gây ra các hậu qua khó lường, tệ nạn xã hội ngày một tăng.

– Không những ham mê dọc sách mà ta còn phải khôn ngoan lựa chọn cho mình những loại sách phù hợp với lứa tuổi đê tránh sa vào các tệ nạn xã hội chỉ vì tính tò mò của bản thân.

III. Kết bài

– Đọc sách vẫn là cách hiệu quả nhất để nâng cao kiến thức.

– Là món ăn tinh thần bổ dưỡng cho tâm hồn của chúng ta.

* Bài văn tham khảo:

 Câu nói của M. Go-rơ-ki: “sách là người bạn lớn của con người” gợi cho em nhiều suy nghĩ tích cực về sách.

    Sách chính là kho tàng tri thức, những cái nhìn từ tổng quát đến riêng biệt về nhiều lĩnh vực đời sống và tình cảm của con người. Sách là sản phẩm của quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và là kho tàng quý báu của nhân loại. Sách còn là di sản văn hóa của mỗi dân tộc trên đất nước được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sách cũng là công cụ giao tiếp, trau dồi kiến thức, sự hiểu biết lên tầm cao hơn của các thế hệ sau này. Vì sách là nguồn kiến thức vô tận của loài người. Thời nay, con người đã biết chế tạo ra giấy rồi ghi lại những thông tin mà người cổ xưa để lại và đúc kết thành một cuốn sách. Nhiều tác giả tài năng với những cuốn sách tuyệt vời phục vụ cho lợi ích của cộng đồng.

    Sách tốt làm bồi dưỡng, tu dưỡng những tình cảm tư tưởng đẹp đến mỗi cá nhân. Còn bạn hiền là người bạn không chỉ giúp ích cho chúng ta mà còn luôn giúp chúng ta phát triển bản thân về mọi mặt. Một người bạn hiền sẽ là bệ đỡ giúp chúng ta thành công trong cuộc sống. Sách tốt giống như một người bạn hiền vì cuốn sách này sẽ truyền những thông tin có ích cho bạn đọc. Những câu chữ trong sách sẽ gây dựng những cách nghĩ và việc làm tích cực cho người đọc. Bên cạnh đó, vẫn có những loại sách hay truyện đen, sách có nội dung không hay, thô tục như văn hoá phẩm đồi trụy, gây ảnh hưởng đến nhiều người nếu như quá tò mò về những nội dung ấy gây ra các hậu qua khó lường, tệ nạn xã hội ngày một tăng. Không những ham mê dọc sách mà ta còn phải khôn ngoan lựa chọn cho mình những loại sách phù hợp với lứa tuổi đê tránh sa vào các tệ nạn xã hội chỉ vì tính tò mò của bản thân. Nói tóm lại, đọc sách vẫn là cách hiệu quả nhất để nâng cao kiến thức. Là món ăn tinh thần bổ dưỡng cho tâm hồn của chúng ta.

     Sách luôn có vai trò lớn trong lĩnh vực đời sống lẫn tinh thần của con người. Nó tạo cho con người cuộc sống đa dạng và phong phú hơn. Làm cho con người có cái nhìn nhận thế giới đặc sắc hơn.